MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................... 1
Mở đầu....................................................................................................1
Chương 1. Giới thiệu chung về Uỷ ban nhân dân Quận Tây Hồ.........2
I.Giới thiệu chung về Quận Tây Hồ ..........................................................2
1. Qu á trình thành lập và phát triển..........................................................2
2. Thành tựu về mặt kinh tế, xã hội và mục tiêu phát triển .....................4
II.Giới thiệu về Uỷ ban nhân dân quận Tây Hồ.......................................7
1. Chức năng và nhiệm vụ ........................................................................7
2. Sơ đồ tổ chức hành chính quận Tây Hồ . ...........................................10
3.Các phòng ban chuyên môn.................................................................10
3.1 Văn phòng HĐND và UBND Quận:............................................10
3.2 Phòng tư pháp..............................................................................11
3.3 Phòng Nội vụ...............................................................................13
3.4. Thanh tra nhà nước quận............................................................14
3.5. Phòng Giáo dục và Đào tạo........................................................15
3.6. Phòng Văn hoá thông tin.............................................................16
3.7 Phòng Kinh tế Quận.....................................................................17
3.8. Phòng Tài chính - Kế hoạch........................................................18
3.9 Phòng Tài nguyên và Môi trường................................................19
3.10. Phòng Quản lý đô thị................................................................20
3.11 Phòng Lao động và Thương binh xã hội (LĐ&TBXH)...............22
Chương 2. Giới thiệu hoạt động nghiệp vụ
trong quá trình thực tập.......................................................................28
I.Giới thiệu về hoạt độngnghiệp vụ được thực tập ................................28
1. Mô tả về vị trí thực tập .......................................................................28
2. Công việc được làm và tham gia ........................................................28
II.Phân tích đánh giá hoạt động nghiệp vụ được thực tập của cơ sở
thực tập ......................................................................................................28
1. Điểm mạnh..........................................................................................28
2. Điểm yếu,khó khăn ............................................................................28
Chương 3. Vấn đề nghiên cứu và đề xuất hướng đề tài thực tập
chuyên ngành........................................................................................29
I.Vấn đề tồn tại..........................................................................................29
II. Đề xuất hướng đề tài thực tập chuyên ngành....................................29
Kết luận và kiến nghị ...........................................................................30
Tài liệu tham khảo................................................................................32
Mở đầu
Thực tập là một quá trình giúp cho sinh viên làm quen với các công việc thực tế
,giúp sinh viên có khả năng áp dụng những gì mình đã học hỏi được ở trường vào các
công việc thực tế ,tạo cho sinh viên có thể làm quen với môi trường thực tế làm việc
trước khi ra trường… Là một sinh viên năm thứ 4 của trường đại học Kinh tế quốc
dân Hà nội ,cũng như bao bạn sinh viên khác trước khi ra trường em có cơ hội đi thực
tập . Địa điểm em xin thực tập là Uỷ ban nhân dân quận Tây hồ , một quận của nội
thành Hà Nội .Trong quá trình thực tập em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô
giáo , đặc biệt là cô giáo hướng dẫn trực tiếp và các cô, bác ,anh chị ở Uỷ ban nhân
dân quận Tây hồ . Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế và kinh nghiệm chưa có nhiều
nên bài viết của em vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình
thức trình bày . Vì vậy em mong thày cô giúp đỡ chỉ bảo để những bài viết của em
sau này được tốt hơn .
Em xin trân thành cảm ơn !
1
Chương 1. Giới thiệu chung về Uỷ ban nhân dân Quận Tây Hồ
I.Giới thiệu chung về Quận Tây Hồ
1. Qu á trình thành lập và phát triển.
a.Quá trình thành lập.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ những năm 1990 của thế kỷ XX,
cùng với nhịp độ phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn Hà Nội diễn ra
ngày càng nhanh. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển thủ đô trong thời kỳ công
nghiệp hóa – hiện đại hóa, Đảng và Nhà nước đã chủ động mở rộng nội thành –
Thành phố Hà Nội, ngày 28/10/1995, Chính Phủ ra Nghị định số 69/CP về việc thành
lập Quận Tây Hồ. Tổ chức bộ máy của Quận chính thức đi vào hoạt động từ tháng
1/1996.
CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số 69/CP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội ngày 28 tháng 10 năm 1995
(Trích)
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
VỀ VIỆC THÀNH LẬP QUẬN TÂY HỒ THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 09 năm 1992
Xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và Bộ trưởng,
Trưởng Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ.
NGHỊ ĐỊNH
Điều 1: Nay thành lập quận Tây Hồ và các phường thuộc quận Tây Hồ thuộc
thành phố Hà Nội như sau:
2
1. Thành lập quận Tây Hồ trên cơ sở các phường: Bưởi, Thuỵ Khuê, Yên Phụ
của quận Ba Đình và các xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú
Thượng của huyện Từ Liêm.
2. Thành lập các phường: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng
thuộc quận Tây Hồ trên cơ sở các xã Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La,
Phú Thượng cũ.
Điều 2: Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với
Nghị định này đều bị bãi bỏ.
Điều 3: Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Bộ trưởng, Trưởng ban
Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
TM. CHÍNH PHỦ
Thủ tướng
Võ Văn Kiệt
(Đã ký)
b.Vị trí địa lí , dân số, diện tích…
Quận Tây Hồ được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch, trung tâm văn hoá,
là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội. Quận nằm ở phía Tây Bắc
của Hà Nội. Diện tích 24,0km
2
, gồm 8 phường: Bưởi, Yên Phụ, Thuỵ Khuê, Tứ Liên,
Quảng An, Nhật Tân, Xuân La, Phú Thương. Phía đông giáp quận Long Biên; Phía
tây giáp huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy; Phía nam giáp quận Ba Đình; Phía bắc
giáp huyện Đông Anh. Quận Tây Hồ có địa hình tương đối bằng phẳng, có chiều
hướng thấp dần từ bắc xuống nam. Dân số của quận (đến năm 2005) là 109.163
người, mật độ dân số là 4.547 người/km
2
, quận Tây Hồ có mật độ dân số thấp nhất
trong các quận nội thành.
Quận Tây Hồ có Hồ Tây với diện tích khoảng 526 ha, nằm trọn trong địa giới
Quận, là một cảnh quan thiên nhiên đẹp của Hà Nội và cả nước, phía bắc và phía
đông là sông Hồng chảy từ phía bắc xuống phía nam. Khu vực xung quanh Hồ Tây
có nhiều làng xóm tồn tại từ lâu đời với nhiều nghề thủ công truyền thống. Với các
3
công trình di tích lịch sử có giá trị, tập trung xung quanh Hồ Tây, tạo cho Tây Hồ trở
thành một danh thắng nổi bật nhất của Thủ đô.
2. Thành tựu về mặt kinh tế, xã hội và mục tiêu phát triển
a.Thành tựu đạt được.
Sau 10 năm xây dựng và trưởng thành, Quận Tây Hồ đã ngày một lớn mạnh.
Trong 5 năm 2001-2005 kinh tế trên địa bàn quận đạt tốc độ phát triển khá cao, giá trị
sản xuất tăng bình quân 14,8%, trong đó: Kinh tế Nhà nước tăng 13,4%/năm; kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,7%/năm; kinh tế ngoài quốc doanh tăng
16,9%/năm vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội II đề ra.
Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế phát triển theo đúng định hướng: Dịch
vụ - du lịch - công nghiệp - nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành:
Dịch vụ 51,8%, công nghiệp 43,2%, nông nghiệp 5%.
Công tác quy hoạch được triển khai tích cực, 5 năm qua quận đã được Thành
phố phê duyệt: Quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ tỷ lệ 1/2000; quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010; quy hoạch mạng lưới trường học và mạng
lưới điện,quy hoạch cấp nước, quy hoạch mạng lưới chợ đến năm 2010. Đặc biệt là
thực hiện quy hoạch khu đô thị mới Nam Thăng Long (CIPỦTRA) và chuẩn bị đầu
tư khu đô thị Tây Hồ Tây. Phối hợp với các Sở, Ngành của Thành phố nghiên cứu lập
quy hoạch chi tiết phường phú Thượng, quy hoạch vùng trồng hoa đạo truyền thống
và hệ thống hạ tầng kỹ thuật trình Thành phố phê duyệt. Các quy hoạch được duỵet
đã tạo cơ sơt pháp lý cho việc đầu tư xây dựng, quản lý đô thị và thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của Quận.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VII) về "Xây dựng nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc", Quận uỷ tập trung lãnh đạo các cấp uỷ Đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân phối hợp chặt chẽ tổ chức
nhiều hoạt động phong phú, có hiệu qủ trong việc thực hiện Nghị quyết. Cuộc vận
động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" được nhân dân hưởng ứng tích
cực. Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn "Gia đình văn hoá", "Tổ dân phố văn hoá",
"Khu dân cư tiên tiến xuất sắc" tăng cả về số và chất lượng góp phần xây dựng nếp
4
sống văn hoá người Hà Nội. Tỷ lệ các cập học đều đạt và vượt chỉ tiêu hàng năm. Cơ
sở vật chất được quan tâm đầu tư đáp ứng yêu cầu dạy và học. Đã có 7 trường đạt
chuẩn quốc gia. Sự nghiệp y tế được quan tâm chỉ đạo, mạng lướic y tế cơ sở từng
bước được củng cố và kiện toàn, có 5/8 phường được công nhận đạt chuẩn quốc gia
về y tế. Hoàn thành xây dựng mới và đưa vào sử dụng Trung tâm y tế quận có phòng
khám đa khoa. Trang thiết bị được đầu tư mới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh. Trong 5 năm qua không có dịch bệnh lớn sảy ra trên địa bàn quận.
Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng - công tác quân sự địa phương, công tác
tuyển chọn và gọi thanh niên nhập ngũ hàng năm được thực hiện đúng luật, công
khai, công bằng, dân chủ (đảm bảo 100% chỉ tiêu giao quận).
Theo định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, quận Tây Hồ
thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm. Như vậy, trong tương lai, Tây Hồ
sẽ là khu vực trung tâm của Thủ đô Hà Nội. Với vị trí đó, Tây Hồ có điều kiện đặc
biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực (bao gồm cả nguồn vốn tài chính, nguồn nhân lực
và khoa học - công nghệ) để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của Quận
nói riêng và của Thủ đô Hà Nội nói chung.
b.Mục tiêu phát triển giai đoạn 2006_2010
I. Mục tiêu
“Vượt lên khó khăn thách thức, hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà
Nội; đến năm 2010, phấn đấu xây dựng quận Tây Hồ phát triển toàn diện về kinh tế,
văn hóa – xã hội; từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đô thị, bảo vệ môi trường;
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; giữ vững an ninh chính trị,
đảm bảo trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị
vững mạnh sớm đưa quận trở thành trung tâm dịch vụ - du lịch văn hóa của thủ đô”
II. Chỉ tiêu phấn đấu
1. Về kinh tế:
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế do quận quản lý bình quân hàng
năm: 16 – 17%
5
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ bình quân hàng năm là: 18 –
20%.
- Giá trị sản phẩm trồng trọt trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp thoe giá thực tế
bình quân hàng năm đạt trên 85 triệu đồng
2. Về văn hóa – xã hội:
- Giải quyết và tham gia giải quyết việc làm hàng năm: trên 3800 lao động.
- Giảm số hộ nghèo (theo tiêu chuẩn mới năm 2005): từ 80% trở lên.
- Tỷ lệ sinh đến năm 2010: 15‰
- Tỷ lệ phổ cập bậc trung học năm 2010: đạt chuẩn phổ cập.
- Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa trên tổng số hộ: 85%
3. Về an ninh, quốc phòng:
- Tỷ lệ điều tra khám phá án ( trọng án đạt trên 80%, thường án đạt trên 70%).
- Đảm bảo giao quân hàng năm đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch.
4. Về xây dựng Đảng
- Tỷ lệ tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh đạt trên 65%.
- Hàng năm phát triển từ 90 đảng viên trở lên.
III. Nhiệm vụ trọng tâm
- Duy trì và đẩy mạnh phát triển kinh tế theo cơ cấu: dịch vụ - công nghiệp
nông nghiệp. Tập trung phát triển ngành kinh tế dịch vụ theo hướng đa dạng, chất
lượng.
- Tăng cường công tác quản lý đô thị, đẩy nhanh tốc độ xây dựng theo hướng
văn minh hiện đại, phát triển đô thị ổn định bền vững.
- Phát triển toàn diện sự nghiệp văn hóa – xã hội, nâng cao chất lượng cuộc vận
động “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng người Hà
Nội văn minh – thanh lịch – hiện đại.
- Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tăng cường an ninh
– quốc phòng và công tác quân sự địa phương, thực hiện tốt công tác cải cách tư
pháp.
6
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền, phát huy vai trò của mặt
trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
- Đổi mới và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng bộ.
IV. Xác định những lĩnh vực, nhiệm vụ cần tập trung có các giải pháp mang
tính đột phá
1. Về kinh tế:
Tập trung mọi biện pháp để phát triển ngành kinh tế dịch vụ, trong đó chú ý
việc lập quy hoạch phát triển dịch vụ phục vụ du lịch. Lấy khu vực Tây Hồ làm trọng
điểm của sự phát triển để từ đó xây dựng đề án triển khai thực hiện cho cả nhiệm kỳ,
chú trọng đến tính thống nhất trong quản lý, đầu tư và khai thác cảnh quan Hồ Tây.
2. Về xây dựng Đảng
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả đề asb 16-ĐA/TU của thành ủy về
nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở với biện pháp khả thi. Trong đó chú
trọng các biện pháp về công tác cán bộ để đến năm 2010 đội ngũ cán bộ chủ chốt của
quận phường có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng với yêu cầu của chương trình cải
cách hành chính.
II.Giới thiệu về Uỷ ban nhân dân quận Tây Hồ
1. Chức năng và nhiệm vụ .
Là một đơn vị hành chính cấp quận (huyện ) nên chức năng và nhiêm vụ của Uỷ
ban nhân dân được quy định tại Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân
dân .(n ăm 2003)
Ủy ban nhân dân quận do Hội đồng nhân dân quận bầu ra, là cơ quan thường
trực thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân đề ra, cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương. Ủy ban nhân dân quận làm việc theo nguyên tắc tập trung dân
chủ, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề được quy định trong Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Ngoài ra, những vấn đề khác xét
7
thấy cần thiết sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quyết định trong phạm vi trách
nhiệm, quyền hạn của mình.
Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, Luật
và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu,
hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm và các biểu hiện tiêu cực
khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận là người đứng đầu cơ quan hành chính cấp
Quận và cũng tại Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (n ă m
2003)quy đ ịnh v ề tr ách nhi ệm, quy ền h ạn c ủa ch ủ t ịch U ỷ ban nh ân d ân t ại đi
ều 126 v à 127 .C ụ th ể :
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là người lãnh đạo và điều hành công việc của Uỷ ban
nhân dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình
quy định tại Điều 127 của Luật này, cùng với tập thể Uỷ ban nhân dân chịu trách
nhiệm về hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước
cơ quan nhà nước cấp trên.
Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công và phải chịu trách nhiệm trước
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao.
Mỗi thành viên của Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác
của mình trước Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cùng với các thành
viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng
nhân dân cấp mình và trước cơ quan nhà nước cấp trên
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của Uỷ ban nhân dân, các thành viên của Uỷ ban nhân
dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân:
a) Đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân
dân cấp mình và Uỷ ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện Hiến pháp, luật, các
8
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết
định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cùng cấp;
b) Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp
mình, trừ các vấn đề quy định tại Điều 124 của Luật này;
c) Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; quản lý và điều hành bộ
máy hành chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa và đấu tranh chống các biểu hiện
quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu
hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương;
d) Tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân
dân theo quy định của pháp luật.
2. Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Uỷ ban nhân dân;
3. Phê chuẩn kết quả bầu các thành viên của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực
tiếp; điều động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành
viên của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách
chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức nhà nước theo sự phân cấp quản lý;
4. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình và văn bản trái pháp luật của Uỷ ban
nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp;
5. Đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp
dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ;
6. Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn
cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự và báo cáo Uỷ
ban nhân dân trong phiên họp gần nhất;
7. Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình
9
2. Sơ đồ tổ chức hành chính quận Tây Hồ .
Sơ đồ Tổ chức hành chính
3.Các phòng ban chuyên môn
3.1 Văn phòng HĐND và UBND Quận:
a) Công tác Văn phòng:
- Tổng hợp tình hình hoạt động của các ngành, các đơn vị, xã, phường, thị trấn
làm báo cáo của HĐND và UBND Quận, Huyện.
- Xây dựng lịch công tác và chương trình các kỳ họp của HĐND và UBND.
Phối hợp với các đơn vị chuẩn bị nội dung các kỳ họp của HĐND và UBND Quận,
Huyện.
- Giúp HĐND, UBND Quận, Huyện đảm bảo quan hệ công tác giữa UBND với
HĐND với Quận, Huyện uỷ và các đoàn thể quần chúng; tổ chức phục vụ các hoạt
động của đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND Thành phố, HĐND Quận, Huyện.
- Theo dõi công tác tuyển quân, thực hiện luật nghĩa vụ quân sự.
10
Hội đồng nhân dân
Uỷ ban nhân dân
Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân
Văn
phòng
HĐND
và
UBND
Quận
Phòng
tư
pháp
Phòng
Nội vụ
Thanh
tra nhà
nước
quận
Phòng
Giáo
dục và
Đào
tạo
Phòng
Văn
hoá
thông
tin
Phòng
Kinh tế
Quận
Phòng
Tài
chính -
Kế
hoạch
Phòng
Tài
nguyên
và Môi
trường
Văn
Phòng
Quản
lý đô
thị
Phòng
Lao
động và
Thương
binh xã
hội
- Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, công tác hành chính quản trị của
cơ quan HĐND và UBND. Hướng dẫn các phường, các đơn vị trực thuộc Quận,
Huyện thực hiện công tác văn thư lưu trữ.
- Tiếp dân và giải quyết những yêu cầu của tổ chức, công dân theo nhiệm vụ,
quyền hạn được giao.
- Quản lý các cơ sở vật chất của Văn phòng HĐND và UBND Quận, Huyện
đảm bảo các điều kiện vật chất cho bộ máy của HĐND, UBND Quận, Huyện hoạt
động.
- Ký các văn bản theo sự uỷ nhiệm của HĐND, UBND Quận, Huyện.
b) Công tác thi đua khen thưởng:
Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng tổ chức, theo dõi phong trào thi đua,
làm báo cáo sơ kết, tổng kế đề nghị khen thưởng các danh hiệu thi đua và những điển
hình tiên tiến.
c). Công tác tôn giáo:
Thường trực, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra hoạt động tôn giáo theo đúng chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
3.2 Phòng tư pháp
Chức năng: Tham mưu, giúp UBND quận, huyện thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra văn bản quy
phạm pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, chứng thực, hộ tịch,
trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở và các công tác tư pháp khác;
Nhiệm vụ cụ thể:
a) Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
- Trình UBND quận, huyện các văn bản để tổ chức thực hiện các chính sách,
chế độ và pháp luật về quản lý công tác tư pháp trên địa bàn quận, huyện;
- Thẩm định và chịu trách nhiệm trước UBND quận, huyện về nội dung thẩm
định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do UBND quận, huyện ban hành kèm
theo quy định của pháp luật; thẩm định dự thảo hương ước, quy ước thôn, làng trước
khi trình Chủ tịch UBND quận, huyện phê duyệt;
11