Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ghen ghét - "Con quỷ" nơi công sở pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.57 KB, 4 trang )

Ghen ghét - "Con quỷ" nơi công sở
Ngấm ngầm nhưng đầy ma lực, "con quỷ mắt xanh" của lòng ghen
ghét và đố kỵ từ từ len lỏi và xâm chiếm tâm hồn, khiến những
người bị "quỷ ám" luôn nhìn thành công của người khác với ánh
mắt hằn học. Họ không biết tự vươn lên bằng chính bản thân và nỗ
lực của mình mà lại tìm cách kéo người khác xuống cho "đỡ tức".
Tính ghen tỵ và lòng đố kỵ luôn tồn tại, nhất là trong xã hội hiện
đại, khi cạnh tranh giữa các cá nhân ngày càng gay gắt, đặc biệt là
tại công sở, nơi lòng đố kỵ thể hiện rõ nét nhất. Có thể do ảnh
hưởng của lối sống văn hóa xã hội và giáo dục, khi tại các nước
phương Tây con người luôn ý thức đấu tranh với thiên nhiên, khi
cạnh tranh ở công sở luôn cố gắng làm tốt công việc của mình,
chính vì vậy sự đố kỵ ở đây không quá rõ nét. Còn tại các quốc gia
châu Á, khi tư tưởng văn hóa mang đậm sự đấu tranh giữa con
người và con người, cộng với phong cách làm việc lạc hậu và một
môi trường lý tưởng để "quỷ mắt xanh" tồn tại và phát triển.
Một việc xảy ra gần như thông thường tại các cơ quan, đó chính là
một khi sếp mới lên, sẽ là một sự thay mới hàng loạt các vị trí chủ
chốt và các phòng ban quan trọng. Mọi người đều cho rằng lý do
đơn giản là sếp mới muốn có một êkíp mới riêng của mình, để làm
việc tốt hơn. Nhưng cũng có trường hợp sếp mới lên đập tan bộ
máy cũ, tạo dựng bộ máy mới cho dù bộ máy cũ làm việc hiệu quả,
chỉ để chứng tỏ rằng mình hơn hẳn sếp cũ và thành công của mình
không hề dựa vào những gì sếp cũ đã vạch ra, hay chỉ là tư tưởng
muốn có cái gì đó cao xa hơn vị giám đốc cũ. Nhưng để có được
thành công của ngày hôm trước thì những người mới lại cần có
một thời gian dài để thích nghi.
Ông Thanh được bổ nhiệm làm giám đốc một công ty kinh doanh
lớn Hà Nội. Phòng marketing của công ty làm việc rất hiệu quả
nhưng ông luôn cảm thấy khó chịu bởi đó là công sức và thành
công của vị giám đốc cũ. Vị giám đốc mới có một quyết định mang


lại nhiều bất ngờ cho toàn thể nhân viên, đó là di chuyển dần nhân
sự của phòng marketing và thay vào đó là những gương mặt mới.
Và chỉ sau một thời gian ngắn, phòng marketing của công ty gần
như "chết" hoàn toàn.
Sự ghen tỵ tại các công sở thể hiện rõ nét nhất có lẽ phải ở những
nhân viên, khi mà có nhiều người không chịu nhìn nhận thành
công của người khác.
Kỳ Anh là nhân viên phát triển dự án cũng bị rơi vào tình trạng
khủng hoảng khi cô là "nạn nhân" của sự ghen tỵ. Vốn là cô gái
dịu dàng, thông minh, đầy năng lực, công việc của cô khá thuận
lợi. Tuy nhiên "tội" của cô to nhất có lẽ là bạn gái của chàng sếp
trẻ, cô luôn là tâm điểm chú ý của toàn công ty, với những lời xì
xào bàn tán sau lưng, hay ánh mắt dè bỉu cho rằng cô yêu quyền và
tiền chứ làm gì có tình, nào là những thành công của cô đạt được
toàn là "dựa bóng sếp" mà có. Luôn ở trong tâm trạng mệt mỏi và
để cứu vãn mối tình của mình, Kỳ Anh quyết định xin nghỉ và
chuyển công tác.
Còn Minh là một trưởng phòng kinh doanh đầy năng lực, dưới sự
dẫn dắt của anh, công ty thu được nhiều hợp đồng với nhiều khoản
lợi lớn. Tuy vậy sau khi Hồng vào công ty, cô có nhiều mối quan
hệ, nhiều ý tưởng kinh doanh táo bạo được sếp đánh giá cao, Minh
cảm thấy vô cùng bực bội. Coi Hồng như gai trong mắt, Minh tìm
cách hạ thấp uy tín của Hồng xuống mọi ý tưởng của cô đều bị anh
phản bác, Minh còn tạo ra nhiều lời đàm tiếu xì xào về Hồng, nào
là cô có "chân trong" với sếp, nào là các mối quan hệ của cô đều có
do cô "lẳng lơ" mà ra. Vì mất nhiều thời gian "đối phó" với thành
công của Hồng nên Minh ngày càng lơ là việc kinh doanh và
những dự định kinh doanh mới, doanh thu phòng kinh doanh tụt
thê thảm và kết quả chàng trưởng phòng này bị khiển trách nặng nề
có nguy cơ bị giáng chức.

Có một chút ganh tỵ trong công việc để cùng tạo cạnh tranh, cùng
cố gắng là một điều rất tốt. Tuy nhiên nhiều người đã bị chính sự
ghanh tỵ và lòng đố kỵ che mờ mắt của mình, họ không quá chú
tâm vào công việc của mình nữa mà chỉ mong muốn tìm mọi cách
"đánh đổ" được "cái gai" trước mắt, không cần biết hậu quả sẽ ra
sao
Yêu cầu không phải là cắt theo lời thoại, mà theo phản ứng.Khi
nhân vật đang nói và không thể hiện thông tin gì qua hình ảnh thì
không cần phải chiếu anh ta lên màn ảnh.
Cũng đừng nên quá tham vì cùng một lúc người xem chỉ có thể
theo được một chi tiết mà thôi, không có chỗ đâu mà nghĩ xem
những thứ khác đang ở đâu.
Chuyện cảnh này với cảnh kia có khớp nhau hay không thường chỉ
là để cho giới đạo diễn hay biên tập xoi mói nhau thôi.
Tuy nhiên lược bỏ nhiều quá cũng là lỗi trong khâu dàn dựng.

×