Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Làm phim bằng máy ảnh ở Việt Nam: Trào lưu chưa có hồi kết doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.95 KB, 4 trang )

Làm phim bằng máy ảnh ở Việt Nam: Trào lưu
chưa có hồi kết
Sôi động làm phim bằng máy ảnh
Trước khi những chiếc máy ảnh có chức năng quay phim ra đời, điện ảnh ở
Việt Nam là một thứ gì đó ngoài tầm với. Rào cản thiết bị đã ngăn cản
những người yêu điện ảnh thể hiện ý tưởng của mình. Phim ảnh dường như
chỉ dành cho những hãng phim nhà nước, các nhà sản xuất tư nhân và những
nhà làm phim độc lập phải tìm kiếm hỗ trợ từ các dự án, các nhà đầu tư.
Ngay cả truyền hình, những clip ca nhạc, TVC quảng cáo với những chiếc
máy quay KTS chất lượng vừa phải cũng không phải ai cũng có thể sở hữu.
Đầu năm 2008, chiếc máy ảnh DSLR Nikon D90 ra đời với chức năng quay
phim với độ nét cao 1280 x 720 pixel. Tuy khả năng ghi hình còn nhiều hạn
chế như thiếu âm thanh stereo, không có khe cắm micro, không được trang
bị zoom điện - khả năng mà máy quay nào cũng có (mặc dù tốc độ khác
nhau). D90 cũng chẳng mang màn hình xoay đa hướng, hay cả những tính
năng, thiết lập cần thiết khác cho việc quay phim. Ưu điểm lớn nhất của
chiếc máy quay DSLR này so với digicam là sử dụng được vô khối ống
kính, kể cả những cái mà không mấy ai biết tới trong công nghệ phim nhựa
và phim truyền hình. Chỉ có vậy nhưng việc quay phim bằng Nikon D90 đã
được bàn tán nhiều trên các diễn đàn yêu điện ảnh.
Nắm bắt được thị hiếu, cuối năm 2008, hãng Canon tung ra mẫu máy ảnh
mang tên EOS 5D Mark II. Đây được coi là mẫu máy ảnh đầu tiên có khả
năng quay video Full HD 1080p (1.920 x 1080 pixel). Chính sự xuất hiện
của 5D Mark II đã làm lu mờ hoàn toàn Nikon D90 với chuẩn phân giải
720p (1.280 x 720 pixel). Bên cạnh đó, EOS 5D Mark II vừa khít với một
microphone có sẵn để thu âm đơn, có cả một hốc cắm để kết nối các
microphone âm thanh nổi mở rộng. Video được quay ở định dạng Quicktime
MOV sử dụng dạng nén MPEG-4 còn âm thanh thì được thu trên dòng PCM
không nén. Phim được quay cho đến khi dung lượng file đạt tới 4GB, có thể
tính bằng 12 phút quay ở Full HD, tốc độ 30fps.
Gần như sau đó, máy ảnh Canon EOS 5D Mark II và tiếp theo là EOS 7D


thống trị phim ngắn ở Việt Nam. Trong tất cả các cuộc thi phim ngắn như
Làm phim 48h, Chúng ta làm phim, các dự án phim Hà Nội, Anh yêu em,
Sài Gòn, em yêu anh, 89,600km+… ,Chuyện đời qua phim, Hiểu về trái tim,
dự án Doclab, Tiệc phim Yxineff, phim tham dự phim ngắn Cánh diều của
Hội điện ảnh… đa số đều dùng hai mẫu máy này để làm phim. Trong số đó,
rất nhiều phim đã đoạt giải thưởng cao, đạt yêu cầu về chất lượng để tham
dự các LHP ngắn trên thế giới cũng như trình chiếu trên hệ thống rạp
MegaStar.
Không chỉ phim ngắn, rất nhiều TVC quảng cáo, các chương trình truyền
hình, Clip ca nhạc đều sử dụng hai mẫu máy này để quay do hình ảnh đạt
chuẩn, xúc cảm (do độ nét mỏng), màu sắc hơn và mượt mà hơn (35 hình/1
giây) máy quay KTS bình thường. Ngoài hai máy trên, hiện các máy Full
Frame HD có thể kể đến trên thị trường hiện nay là Canon 1Ds, canon 60D,
Nikon D3x, Nikon D700, Sony Alpha A900, Sony Alpha A850, Kodak DSC
Pro SLR/c…
Quay phim bằng máy ảnh: Ưu và nhược
Yếu tố đầu tiên để người làm phim nhắm đến chiếc máy ảnh full frame HD
để thay thế cho chiếc máy quay chính là chi phí thấp mà vẫn đạt chuẩn về
hình ảnh. Với cảm biến lớn bằng cảm biến phim nhựa 35mm, chiếc máy ảnh
còn cho ra hình ảnh màu sắc chân thực đầy cảm xúc.
Nếu mua một chiếc máy quay Canon EOS 5D Mark II với đầy đủ ống kính
phục vụ việc quay phim giá thành rơi vào khoảng 200 triệu, tương đương
10.000USD trong khi đó số tiền này chỉ đủ để thuê máy quay phim chuyên
nghiệp Red One trong vòng chưa đầy một tháng. Một chiếc máy ảnh nhỏ
gọn cũng mang lại tính cơ động cao, linh hoạt với những không gian hẹp,
thời gian setup máy nhanh hơn máy quay, không cần quá nhiều nhân lực và
có thể xem ngay kết quả trên thẻ nhớ. Việc thay đổi được nhiều ống kính
phù hợp cho từng cảnh quay cũng là một ưu điểm của việc quay phim bằng
máy ảnh. Ngoài ra, điều này còn giúp chiếc máy ảnh quy được những thước
phim có độ nét cao trong điều kiện ánh sáng yếu. Độ nét mỏng, tốc độ

hình/1sec vừa là ưu điểm cho những hình ảnh mượt mà, mơ mộng nhưng
cũng là yếu điểm của chiếc máy ảnh quay phim bởi rất khó bắt nét, thiếu độ
sâu trường trong một số cảnh có ý đồ trong phim truyện.
Nhược điểm của việc quay phim bằng máy ảnh ngoài không có độ chi tiết tố
như các dòng máy RED hoặc phim 35mm, bắt nét kém khi quay vật thể
chuyển động thì nó còn có nhiều hạn chế về frame rate (ví dụ Canon EOS
5D mark II chỉ tối đa 30 frame/sec, Canon 60D và 7D tối đa 60 frame/sec,
trong khi máy quay có thể lên đến 150 frame/sec). Hình bị răng cưa (khi test
thử với áo kẻ caro, kẻ nhỏ là lộ), tiếng thu kém, đôi khi vỡ. Ngoài ra, các
phụ trợ cho việc quay phim bằng máy ảnh cũng không chuyên nghiệp. Máy
không có room tự động như máy quay mà phải lấy nét bằng tay nên không
được êm ái. Máy ảnh cũng chỉ cho quay phim tối đa là 5-12 phút (5D là 40-
45 phút) thì tự tắt. Vì chất lượng hình ảnh nén quá lớn nên tốn kém, vất vả
trong việc xử lý hậu kỳ nếu muốn đạt chất lượng chiếu rạp (Ví dụ như cùng
một thẻ 4GB quay bằng máy quay Red chỉ được gần 1 phút hình với chuẩn
24h/sec, đạt độ phân giải 4K. Nhưng cùng mọi yếu tố đó, máy ảnh Canon
quay được 12 phút hình thì đương nhiên chất lượng hình ảnh sẽ bị giảm).
Tuy nhiên những nhược điểm trên hầu hết đều có thể khắc phục được. Ngoài
ra, với yêu cầu chất lượng hình ảnh và hậu kỳ không quá cao, chi phí giảm
rất nhiều cộng với những hiệu quả màu sắc mang lại (So sánh 5D mark II
với Panasonic P2 thì thấy chất lượng 5D hơn hẳn, màu sắc đậm hơn, xúc
cảm hơn) thì việc quay phim bằng máy ảnh không còn quá xa lạ với công
nghệ làm clip quảng cáo, ca nhạc, các chương trình truyền hình.
Có thể nói, ở phân khúc này, việc quay phim bằng máy ảnh là sự lựa chọn
khá hoàn hảo, đáp ứng được nhu cầu, sự sáng tạo cũng như chi phí sản xuất
được giảm thiểu rất nhiều

×