Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giải World Press 2011: Đa số là các nước nghèo doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.97 KB, 10 trang )

Giải World Press 2011: Đa số là các
nước nghèo

.
Vào năm 1955, giải nhiếp ảnh báo chí World Press Photo ra đời tại
thành phố Amsterdam. Đến nay thì giải World Press đã được ví như
giải Oscar của nhiếp ảnh. Những người thắng cuộc không chỉ được
danh hiệu và chút tiền, mà tác phẩm của họ cũng sẽ được World Press
đem đi triển lãm tại 45 quốc gia khác nhau trên thế giới.
Ngoài giải chính “Bức ảnh của năm”, World Press còn trao giải cho các
hạng mục như: Đời thường, chân dung, thiên nhiên, tin thể thao, v.v…
Hội đồng giám khảo gồm những nhiếp ảnh gia báo chí hàng đầu, và
mỗi năm hội đồng sẽ thay người một lần (để đảm bảo công bằng; và vì
những ai chấm thi sẽ không được tham dự, nên World Press chỉ dám
bắt cóc những nhiếp ảnh gia này mỗi năm một lần, bởi sau đó chính
họ cũng muốn được dự thi với tư cách thí sinh).
Giải được trao tại Amsterdam, Hà Lan. Tháng 5. 2011, World Press
công bố tác phẩm chân dung của Bibi Aisha do Jodi Beiber chụp đã
thắng giải “Ảnh của năm”, và cùng lúc đó nêu tên những tác phẩm đoạt
giải trong các hạng mục khác. Những tác phẩm này đã được giới thiệu
trên các báo nước ta rải rác từ hồi tháng 5 đến giờ. Hôm nay SOI xin
tập hợp lại để giới thiệu với các bạn những tác phẩm đỉnh nhất tại
World Press năm nay.

"Không đề". Ảnh chân dung của Bibi Aisha. Lúc 12 tuổi, bé Aisha và
em gái bị hứa gả cho một gia đình theo quân Taliban, đây là một tập tục
mà bộ lạc Pashtun (thuộc Afghanistan) dùng để giải quyết tranh chấp.
Nhà chồng "đợi" cho bé Aisha chạm ngõ dậy thì (tức đợt kinh nguyệt
đầu tiên) rồi rước em về làm dâu. Nhưng sau đó Aisha bỏ trốn về nhà
vì bị chồng ngược đãi. Gia đình chồng không chịu thua; vào một buổi
tối, họ đến nhà Aisha, đòi em phải chịu phạt vì làm mất mặt chồng. Họ


đưa em lên núi, và dưới lệnh của một thủ lĩnh Taliban, em bị cắt mất lỗ
tai và mũi. Ảnh do Jodi Bieber chụp. Tác phẩm này đoạt giải nhất, hạng
mục "Chân dung" và giải "Bức ảnh của năm"

"Khủng hoảng lương thực". Ruột và xương của gia súc nằm lăn lóc ở
khu bảo tồn thiên nhiên Gadabedji thuộc vùng Maradi, Niger, Châu
Phi. Các nhà buôn thực phẩm tại đây thường mua lại những gia súc đã
chết để xả thịt và bán cho nước láng giềng Nigeria. Đợt hạn hán kỷ lục
năm nay ở Niger khiến gia súc chết đói, và Gadabedji là nơi cuối cùng
còn sót lại một ít cỏ. Cộng với mùa màng thất bát năm 2009, đợt hạn
hán này dẫn đến việc khủng hoảng lương thực tại Niger. Không có tủ
lạnh để trữ thịt, nông dân chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc sử
dụng thịt của gia súc đã chết, đem bán chúng cho nước hàng xóm, và
dùng tiền để mua các thực phẩm an toàn hơn cho mình. Ảnh: Marco Di
Lauro. Đoạt giải nhất, hạng mục: Vấn đề đương thời

"Chất độc màu da cam". Bé Nguyễn Thị Lý, 9 tuổi, sống tại quận Ngũ
Hành Sơn, Đà Nẵng, bị tật do nhiễm chất độc màu da cam mà quân Mỹ
đã rải xuống đất Việt. Ảnh do Ed Kashi chụp. Ông phát biểu, "Trong
lúc đang quay một phim tài liệu ngắn về các em nhỏ bị dị tật vì chất
độc da cam tại Đà Nẵng, bỗng tôi thấy một khoảnh khắc tuyệt vời
thường chỉ có được khi ánh sáng, góc độ, nhân vật, và tâm trạng hòa
quyện lại để tạo nên một hình ảnh đầy phép màu, vượt xa sức tưởng
tượng, và đẹp một cách tự nhiên. (Dù đẹp) nhưng nó vẫn cho thấy hậu
quả của chiến tranh, tuy rằng cuộc chiến này đã kết thúc hơn 35 năm".
Tác phẩm đoạt giải nhì, hạng mục: Vấn đề đương thời

"Không đề". Một người đàn ông vác con cá mập đem đi bán trên một
con đường thuộc thành phố Mogadishu, Somalia. Nơi đây nạn buôn
bán thịt cá mập khá rầm rộ, và cá mập (tuy bị cấm) cũng nằm trong

danh sách những thủy sản được đánh bắt nhiều nhất Somalia. Ẩm thực
của dân địa phương vốn không có loại cá này, đa phần cá mập đánh bắt
là dành để xuất khẩu sau khi đã ướp muối và phơi khô. Ảnh: Feisai
Omar, đoạt giải nhất, hạng mục: Đời thường

"Tây xa-lông". Tây ba-lô đã hết mốt, nhường chỗ cho Tây xa-lông. Dân
du lịch ngày nay có thể lên mạng tìm một chủ nhà rộng lượng cho mình
ngủ nhờ (thường thì trên xa-lông hoặc nằm la liệt trong cùng một
phòng như hình chụp) mà không phải trả tiền. Nghĩa cử mến khách này
nhằm để quảng bá văn hóa, và giúp khách du lịch có một trải nghiệm
khác so với trải nghiệm họ vẫn thường có khi mướn khách sạn. Ảnh:
Malte Jager, đoạt giải nhì, hạng mục: Đời thường

"Dầu và nước". Hàng tấn dầu nổi lềnh bềnh trên mặt biển của Vịnh
Mexico, ngay vùng mà dàn khoan dầu Deepwater Horizon bị nổ vào
tháng 4. 2010. Bốn tháng tiếp theo, 4.9 triệu thùng dầu thô (tương
đương 780 triệu tấn) thi nhau tràn ra biển. Đây là vụ tràn dầu lớn nhất
thế giới, gây thiệt hại nghiêm trọng đến môi trường, hàng hải, ngành
đánh bắt thủy sàn, và thậm chí cả du lịch. Ảnh: Benjamin Lowy, đoạt
giải nhất, hạng mục: Thiên nhiên

"Dạo khúc thiên nga". Các chú thiên nga Whooper rúc mình để tránh
gió. Trong cuộc hành trình di trú vượt biển dài 1280 km (dài nhất so
với các cuộc vượt biển của các giống thiên nga khác), đôi lúc chúng
phải dừng chân nghỉ nguyên một ngày trên băng, nếu vẫn cố bay thì gió
sẽ làm đôi cánh của chúng bị tổn thương. Ảnh: Stefano Unterthiner,
đoạt giải nhì, hạng mục: Thiên nhiên

"Xem phim tại lều". Khách quen của một rạp phim di động thưởng thức
một bộ phim vào buổi tối. Các rạp du cư kiểu này thường đi đến những

ngôi làng hẻo lánh ở Ấn Độ, nơi không có rạp chiếu, ghế ngồi, và máy
lạnh. Họ dựng một chiếc lều lớn, sử dụng máy móc cũ kĩ, còn khán giả
thì ngồi dưới đất (nhưng trông vẫn vui vẻ đấy chứ). Mặc dù Ấn Độ sản
xuất nhiều phim nhất thế giới - với hơn 800 phim một năm - đất nước
này lại có số lượng rạp chiếu so với dân số là cực thấp - 13 rạp/1 triệu
người. Thế nên các rạp lều là nguồn giải trí cho những ai sống ở vùng
sâu vùng xa - tại đây người dân có thể thưởng thức những bộ phim Ấn
Độ và cả phim Hollywood. Ảnh: Amit Madheshiya, đoạt giải nhất,
hạng mục: Nghệ thuật và giải trí

"Nữ hoàng đấu võ". Hai võ sĩ nữ Carmen Rosa và Julia la Pacena thi
đấu tại một buổi biểu diễn từ thiện. Đấu vật tự do (Freestyle wrestling)
là môn thể thao được ưa chuộng nhất Bolivia, trước đây nó chỉ dành
cho đàn ông, nhưng bây giờ nữ giới cũng có phần. Những cuộc đấu nửa
thể thao, nửa trình diễn này thu hút rất nhiều người xem, một số võ sĩ
nữ còn đấu với võ sĩ nam. Ảnh: Daniele Tamagni, đoạt hạng nhì, hạng
mục: Nghệ thuật và giải trí


×