Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Những nhiếp ảnh gia chỉ đứng đó mà không giúp gì – phần 1 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.82 KB, 7 trang )

Những nhiếp ảnh gia chỉ đứng đó mà
không giúp gì – phần 1
Mọi người thấy nhan nhản những bức hình chụp nạn nhân của chiến
tranh, của nghèo đói, của hủ tục; nhưng liệu có ai từng tự hỏi: những
nhiếp ảnh gia ghi lại các mảnh đời này có giúp gì được cho các nạn
nhân không, hay chỉ làm mỗi chuyện chụp hình? Sau đây là tâm sự của
một số người:
Đánh hội đồng, Greg Marinovich chụp

Tôi đang ở trong một nhà trọ của dân nhập cư tại Nam Phi, thì bỗng
dưng thấy cánh đàn ông cầm lao, gậy, và dùi rồi cùng nhau chạy đi đâu
đó. Thế là tôi đuổi theo. Họ đang cố xông vào một trong những căn
phòng trọ. Cuối cùng thì cánh cửa căn phòng này bật mở, và một người
đàn ông chạy như bay ra ngoài.
Đám đàn ông (cầm vũ khí) rượt theo anh chàng, anh ấy không trốn
được xa, đám đông túm lấy anh, vật anh xuống đường. Khoảng 15 tới
20 người vây quanh anh ấy, đánh, đâm, đập anh bằng vũ khí. Và tôi
đứng ngay đó, chụp lại mọi chuyện.
Họ giết anh. Sau đó một người quay sang và nói “Thằng da trắng đang
chụp hình kìa.” Mọi người đứng dạt ra, và tôi nói “Không, không sao
cả. Tại sao mọi người lại giết tên đó? Hắn là ai?“.
Họ lấy thẻ ID (chứng minh thư) từ túi quần của nạn nhân và chìa cho
tôi xem: anh ấy (bị giết) vì anh thuộc một bộ lạc khác. Sau đó hai trong
số các gã giết người đứng tạo dáng và nói, “Chụp hình tụi tui nha.” Thế
là tôi chụp một tấm hình rồi bỏ đi.
Với cương vị của một nhiếp ảnh gia, phản ứng của tôi là tốt, nhưng với
cương vị một con người, tôi cảm thấy đáng thất vọng. Tôi không nghĩ
rằng mình sẽ phản ứng như thế – ít ra mình phải cố can thiệp, hoặc làm
cái gì đó cao thượng hơn, nhưng tôi đã không làm vậy. Tôi thực sự cảm
thấy giằng xé và đau khổ vì mình thật giống một tên hèn. Từ lúc ấy trở
đi, tôi quyết tâm rằng mình sẽ cố can thiệp để cứu người bằng mọi giá.



Bạo lực gia đình, Donna Ferrato chụp

Tôi chụp hình cặp vợ chồng này cũng khá lâu. Tôi sống tại nhà của họ,
ngủ ngoài hành lang cùng con gái; khi tôi nghe tiếng bà vợ la hét, tôi
đặt đứa con gái nhỏ vào nôi rồi để bé ở trong tủ đồ kín, vì tôi biết ông
chồng có một khẩu súng.
Tôi cầm lấy khẩu súng của chính mình – một khẩu Leica M4 nhỏ – và
chạy về phía tiếng thét. Ngay khi chạy đến phòng tắm, tôi thấy rằng
ông chồng đang chuẩn bị đánh vợ, thế là tôi chụp hình. Tôi nghĩ, nếu
mình không chụp bức ảnh này, chẳng ai sẽ tin là nó đã diễn ra (việc
chồng đánh vợ). Đây là lần đầu tiên tôi thấy ông chồng có hành động
bạo lực, và bản năng của tôi là chụp hình trước đã.
Đúng là tôi sẽ luôn bị giằng xé giữa việc “chụp hình hay giúp nạn
nhân”, nhưng nếu tôi chọn việc đặt máy ảnh xuống và ngăn một gã đàn
ông đánh một người phụ nữ, tôi chỉ giúp một người phụ nữ. Nhưng nếu
tôi chụp hình, tôi sẽ giúp được nhiều phụ nữ khác.

Diễu hành phản đối luật cấm săn bắn, Graeme Robertson chụp

Tôi chụp bức hình này vào một ngày khá bạo lực. Một cảnh sát vật tôi
xuống đường. Đang nằm đó, tôi thấy một người đàn ông khác cũng bị
đè xuống đất. Anh ta không làm gì sai, nhưng khi anh nằm đó, cảnh sát
tiếp tục lăng mạ và hành hung anh ấy. Tôi cầm máy ảnh lên và anh ta
nói “Giúp tôi, làm ơn giúp tôi.” Và tôi chẳng giúp gì cả. Tôi chụp hình
– và anh ta bị (cảnh sát) kéo lê đi chỗ khác.
Khi về nhà vào tối hôm đó, tôi cảm thấy hơi khó ở. Tôi nghĩ “Mình
thực sự chẳng làm gì cả. Mình không giúp.” Nhưng liệu một nhiếp ảnh
gia có nên dính vào những chuyện này?
Nếu bạn chụp được hình để chỉ cho mọi người thấy hoàn cảnh (của

những nạn nhân kể trên), bạn đã giúp họ rồi. Về sức vóc thì tôi không
giúp gì được cho họ cả, nhưng giúp bằng cách chụp ảnh là việc tôi sẽ
làm.
Tôi biết vài nhiếp ảnh gia nghĩ “Mình không thể không giúp đứa bé
này” và đem đứa bé đi cùng. Sau đó họ dính vào vô số rắc rối, vì họ
không hiểu được hoàn cảnh và cách thức mọi thứ hoạt động. Họ sống
tại một nền văn hóa khác, có cách nhìn khác, và thường thì trong những
hoàn cảnh như trên, họ cản trở nhiều hơn là giúp.

Ném đá, Ian Berry chụp

Tôi đến Congo với Tom Hopkinson – biên tập của tờ Picture Post – và
một vài nhiếp ảnh gia khác. Đang ở trong xe thì tôi phát hiện ra một
đám đông đang chạy xuống cuối đường, họ rượt theo người đàn ông
nào đó.
Sau này chúng tôi phát hiện ra rằng “tội” duy nhất của người đàn ông
trên là anh ta ấy thuộc một bộ lạc khác, và anh ấy vô tình đến nhầm
lãnh thổ. Đám đông rượt theo và ném đá lên người anh, trẻ em và người
lớn dùng gậy đánh anh ấy. Và tôi cứ thế chụp ảnh.
Đúng là xấu hổ, chưa bao giờ cái ý nghĩ “hãy làm gì đó” chạy qua đầu
tôi. Bỗng nhiên, tôi thấy Tom đi tới chỗ đám đông và đứng chắn cho
nạn nhân. Ai nấy đều kinh ngạc, nên đám đông dần lui ra. Nạn nhân có
đủ thời gian để cố đứng lên, lê bước tới góc đường và trốn thoát. Thật
là một hành động đáng khâm phục. Tom chắc chắn là đã cứu sống
chàng trai đó. Và quả thực là tôi không hề nghĩ tới việc ra tay ngăn cản
để giúp anh ta.
Khi làm việc với máy ảnh, bạn chỉ là một người quan sát. Chúng ta đến
những nơi như vậy (Congo) là để ghi lại sự thật. Nhưng có những lúc,
sự thật không quan trọng bằng mạng sống của một ai đó.
(Còn tiếp)


×