Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW NHẬT BẢN pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.11 KB, 35 trang )

NGHIÊN CỨU
QUẢN LÝ VỐN KHẢ DỤNG
CỦA NHTW NHẬT BẢN
BỘ MÔN: THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

Nhóm thảo luận: TRÀ ĐÁ
1
1
TÓM TẮT NỘI DUNG:
1. Vốn khả dụng và quản lý vốn khả dụng
1.1. Vốn khả dụng
1.2. Quản lý vốn khả dụng
2. Quản lý vốn khả dụng của NHTW Nhật Bản
2.1 Giới thiệu NHTW Nhật Bản
2.2 Thị trường liên ngân hàng Nhật Bản
2.3 Cơ chế điều hành lãi suất thị trường tiền tệ của BOJ
2.4 BOJ quản lý VKD bằng các công cụ chính sách tiền tệ
2.4.1 Nghiệp vụ thị trường mở
2.4.2 Dự trữ bắt buộc
2.4.3 Chính sách cho vay của BOJ
2.4.4 Tiền pháp định
2.5 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn quản lý VKD của BOJ
3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
2
2
1. Vốn khả dụng và quản lý vốn khả dụng
1.1. Vốn khả dụng:
Vốn khả dụng của TCTD là nguồn vốn sẵn sàng để đáp ứng các nghĩa vụ tài
chính của TCTD như các yêu cầu rút tiền gửi của khách hàng ,nhu cầu thanh
toán các khoản nợ của TCTD và nghĩa vụ phải trả khác.
Trên góc độ quản lý của NHTW: vốn khả dụng là số tiền gửi của các NHTM


tại NHTW gồm TGDTBB, dự trữ vượt mức, tiền gửi thanh toán, tiền gửi khác.
1.2. Quản lý vốn khả dụng
a, Khái niệm:
Quản lý vốn khả dụng là việc NHTW điều tiết mực cung vốn khả dụng sao cho
phù hợp với sự biến động thường xuyên của nhu cầu vốn khả dụng nhằm đạt
được mục tiêu hoạt động của chính sách tiền tệ về giá hoặc lượng.
NHTW có nhiệm vụ dự đoán sự biến động nhu cầu vốn khả dụng của hệ thống
ngân hàng cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn cung ứng, từ đó mà
có các quyết định chính xác để bơm hay hút bớt vốn khả dụng từ các ngân
hàng. Đây là bước đầu tiên của quá trình thực hiện chính sách tiền tệ và là cơ
sở cho các quyết định liên quan đến số lượng, thời gian và mức độ thường
xuyên của các hoạt động can thiệp trên thị trường mở. Khả năng dự đoán chính
xác sự biến động cung và cầu khả dụng có ý nghĩa quyết định đến sự thành
công của chính sách tiền tệ nói chung và nghiệp vụ thị trường mở nói riêng.
b, Vai trò của dự báo vốn khả dụng:
- Dự báo vốn khả dụng làm cơ sở để NHTW chủ động đề ra những giải pháp
điều hành chính sách tiền tệ phù hợp, góp phần điều tiết vốn khả dụng, điều tiết
lãi suất thị trường theo mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ.
- Giúp NHTW luôn sẵn sàng chuẩn bị các giải pháp để điều tiết vốn khả dụng,
đảm bảo sự cân bằng giữa cung- cầu vốn khả dụng => Tạo cơ sở NHTW thực
hiện các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ.
3
3
- Với việc chủ động dự báo xu hướng biến động vốn khả dụng trên thị trường,
NHTW có thể quyết định lượng vốn khả dụng trên thị trường và sử dụng các
công cụ chính sách tiền tệ để can thiệp; đặc biệt công cụ nghiệp vụ thị trường
mở.
c, Phương pháp quản lý vốn khả dụng
• Phương pháp 1: Dự báo trên cơ sở phương pháp tiếp cận bảng cân đối
tiền tệ của NHTW

Bước 1: Xác định các yếu tố cần dự báo.
Thứ nhất: Các yếu tố về cung vốn khả dụng
Một là: Dự báo các yếu tố tự định về cung vốn khả dụng:
- Cho vay Chính phủ ròng
- Tài sản có ngoại tệ ròng
- Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng
- Các khoản khác ròng.
Hai là: Dự báo các yếú tố cung mang tính chính sách
- Cho vay các TCTD dưới hình thức tái cấp vôn
- Thông qua nghiệp vụ thị trường
Thứ hai: Dự báo các yếu tố về cầu vốn khả dụng
Dự báo cầu DTBB,cầu về dự trữ vượt mức.
Bước 2: Lập dãy số liệu lịch sử về các yếu tố cung cầu vốn khả dụng trong một
khoảng thời gian cẩn thiết.
Bước 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các tiêu thức dự báo trong kì dự
báo.
Bước 4: Phân tích lỗi của kỳ dự báo trước.
Bước 5: Tiến hành dự báo:
4
4
Phương pháp 1: Phân tích theo số liệu lịch sử và điều chỉnh theo tính thời vụ
(các khoản phát hành - thu hồi tiền mặt, các khoản thu - chi ngân sách). Đây là
phương pháp thường được sử dụng nhất khi dự báo các chỉ tiêu kinh tế. Cơ sở
dự báo này được xác định trên giả định tốc độ tăng, giảm của các nhân tố tác
động đến vốn khả dụng năm nay bằng tốc độ tăng, giảm của các nhân tố cùng
kỳ năm trước, trong điều kiện nền kinh tế không có biến động lớn. Tuy nhiên
phương pháp này không tính toán được hết những biến động thất thường (thiên
tai, hạn hán, đến nhu cầu của tiền….) Vì vậy, các số liệu dự báo theo phương
pháp này cần được điều chỉnh lại để phù hợp với tình hình thực tế.
Phương pháp 2: Dựa trên cơ sở phân tích các số liệu theo kế hoạch hoặc các

khoản phải thu, chi đến hạn theo hợp đồng như các khoản cho vay, thu nợ của
NHTW đối với các NHTM, thời điểm đến hạn của các hợp đồng mua - bán có
kỳ hạn với NHTW. Do căn cứ dự báo là những khoản hợp đồng sẽ hoặc đã ký
nên việc áp dụng phương pháp này khá chính xác, nhất là đối với dự báo ngắn
hạn và thông tin chính xác, cập nhật thường xuyên.
Bước 6: Tổng hợp kết quả dự báo:
Nếu cầu lớn hơn cung vốn khả dụng NHTW cần bơm them tiền thong qua kênh
tái cấp vốn hoặc nghiệp vụ thị trường mở làm thay đổi khoản mục cho vay các
ngân hàng ròng. Ngược lại nếu cầu nhỏ hơn cung.một bộ phận tiền trung ương
cần được thu hút về thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
• Phương pháp 2: Dự báo theo cách tiếp cận từ các TCTD:
a. Cơ sở dự báo: Về nguyên tắc vốn khả dụng được xác định là vốn đảm bảo
khả năng thanh toán của TCTD. Vì vậy dự báo vốn khả dụng theo nguyên tắc
phân tích luồng tiền của các TCTD gồm: Phân tích theo thời hạn còn lại của
các khoản mục TS Có và TS Nợ trên bảng cân đối của TCTD trên cơ sở họp
đồng và dự báo các khoản phát sinh bên TS Có và TS Nợ.
Vị thế luồng tiền ròng = Tổng các luồng tiền vào - Tổng các luồng tiền ra
b. Phương pháp dự báo: Trường hợp NHTW thực hiện dự báo theo cách tiếp
cận từ bảng cân đối của TCTD, phương pháp hiệu quả nhất là từng TCTD có
hệ thống theo dõi và thực hiện việc phân tích luồng tiền của đơn vị mình,
5
5
NHTW tổng hợp kết quả dự báo của TCTD và xem xét điều chỉnh nếu thấy
cần.
Như vậy, phương pháp dự báo chủ yếu căn cứ vào việc quản lý và theo dõi
online tất cả các khoản mục phát sinh bên TS có, TS nợ trong toàn hệ thống của
TCTD thực hiện việc theo dõi và cập nhật thường xuyên việc điều chỉnh thời
hạn còn lại của các khoản mục TS có và TS nợ để xác định luồng tiền vào và
luồn tiền ra.
c. Tổng hợp, phân tích kết quả dự báo

Một là: Tổng hợp kết quả dự báo:
Kết quả dự báo được NHTW tổng hợp từ dự báo của từng TCTD về luồng tiền
ròng theo thời gian nhất định.
Hai là: Phân tích kết quả, sai số dự báo:
- Sai số do thời điểm thực hiện một số khoản mục khác so với dự kiến.
- Sai số dự báo do sơ suất trong khâu nhập số liệu đầu vào, vì thế cần liên hệ
với người xử lý số liệu hoặc người nhập số liệu.
- Sai số trong quá trình dự báo có thể không sự dụng tất cả các thông tin thích
hợp.
- Sai số khác không giải thích được.
2. Quản lý vốn khả dụng của NHTW Nhật Bản
2.1. Giới thiệu NHTW Nhật Bản (BOJ)
- Tên thường gọi của NHTW Nhật Bản là Nichigin. Tên tiếng anh là Bank of
Japan.
- NHTW Nhật Bản được thành lập sau khi Minh Trị Duy Tân năm 1882 dựa
theo mô hình của NHTW Bỉ. BOJ được độc quyền kiểm soát cung tiền của
Nhật Bản vào năm 1884, ban hành tiền giấy vào năm 1885. Năm 1897, Nhật
Bản tham gia các tiêu chuẩn vàng. Năm 1942, NHTW Nhật Bản được tổ chức
6
6
lại và vào năm 1949, nó đã cơ cấu lại một lần nữa. Năm 1997, nó đã trở nên
độc lập hơn so với chính phủ.
- NHTW Nhật Bản có trụ sở chính tại Nihonbashi, Tokyo, và chi nhánh của nó
tại Osaka.
2.2 Thị trường liên ngân hàng Nhật Bản
Thị trường liên ngân hàng là một bộ phận quan trọng của thị trường tiền tệ,
là thị trường giao dịch vốn (cho vay/ gửi tiền và vay/nhận tiền gửi ngắn hạn)
giữa các ngân hàng. Nói cách khác, đây là thị trường vốn ngắn hạn “bán buôn”
giữa các ngân hàng.
Thị trường liên ngân hàng (the call market) Nhật Bản bao gồm hai thị

trường: thị trường liên ngân hàng có bảo đảm (collateralized) và thị trường liên
ngân hàng không có bảo đảm (uncollateralized). Trong đó thị trường liên ngân
hàng không có bảo đảm đóng vai trò nòng cốt, vì ở thị trường này các chủ thể
tham gia có thể dễ dàng tìm được các nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho những
thiếu hụt tạm thời mà không cần phải có tài sản đảm bảo.
Biểu đồ 2.2.1. Khối lượng đi vay trên thị trường liên ngân hàng không
có bảo đảm Nhật Bản, tháng 1/2001 - tháng 1/2011.
7
7
Nguồn: Money Market Operation in fiscal 2010 by BOJ
Sau khi thực hiện chính sách nới lỏng về lượng (QEP), thị trường liên ngân
hàng Nhật Bản đã có những thay đổi về cấu trúc thành phần tham gia. Từ tháng
3/2001 trở về trước, chủ thể cho vay trên thịtrường liên ngân hàng Nhật Bản
chủ yếu là các ngân hàng địa phương (regional banks), các ngân hàng ủy thác
(trust banks), và các tơ-rớt đầu tư (investment trusts) còn chủ thể đi vay trên thị
trường lại là các ngân hàng thành phố (city banks). Trong những năm gần đây,
các ngân hàng nước ngoài và các công ty chứng khoán xuất hiện ngày càng
nhiều trên thị trường liên ngân hàng trong vai trò chủ thể đi vay và các ngân
hàng thành phố cũng dần chuyển sang vai trò của chủ thể cho vay.
Biểu đồ 2.2.2 Khối lượng cho vay trên thị trường liên ngân hàng không
có bảo đảm Nhật Bản, tháng 1/2001 - 1/2011
8
8
Nguồn: Money Market Operation in fiscal 2010 by BOJ.
Với sự mở rộng về thành viên giao dịch nhờ thực hiện QEP, tháng 1/2001
BOJ đưa hệ thống thanh toán tổng thời gian thực (RTGSs) vào giao dịch trên
thị trường liên ngân hàng khiến khối lượng và tốc độ giao dịch tăng cao, đáp
ứng kịp thời nhu cầu thiếu hụt vốn khả dụng tạm thời của các thành viên.
2.3 Cơ chế điều hành lãi suất thị trường tiền tệ của BOJ
2.3.1. Khái niệm.

Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương, chính
sách vàgiải pháp cụ thể của NHTW, nhằm kiểm soát và điều tiết lãi suất trên thị
trường tiền tệ,tín dụng trong từng thời kỳ nhất định. Cơ chế điều hành lãi suất
luôn gắn chặt không táchrời với cơ chế lãi suất từng thời kỳ.
2.3.2. Mục tiêu của cơ chế điều hành lãi suất.
Hơn các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô khác, cơ chế lãi suất mà theo đó cơ
cấu lãi suất định hình và tác động tới môi trường hoạt động và phát triển của hệ
thống tài chính mỗi quốc gia với 3 mục tiêu chính:
9
9
- Một là, khuyến khích việc tiết kiệm và sự phát triển của các trung gian
tài chính, phát triển chiều sâu thị trường tài chính.
- Hai là, hướng các nguồn lực tài chính vào các lĩnh vực hoạt động có tỷ
suất lợi tức cao nhất tức các lĩnh vực có hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Ba là, mang lại mức chênh lệch đủ để các định chế tài chính trang trải
các chi phíhoạt động, chi phí vốn, chi phí chấp nhận rủi ro và lợi nhuận
trên vốn tự có.
2.3.3. Cơ chế điều hành lãi suất của Nhật Bản.
Bắt đầu từ tháng 10/1997, các ngân hàng Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn
trong việc huy động vốn trên thị trường tiền tệ trong nước, và họ có xu hướng
mở rộng sang thị trường nước ngoài. Đối mặt với tình hình đó các ngân hàng
Nhật Bản liên tục tăng dự trữ, chủ yếu để phòng ngừa rủi ro thanh khoản. Tuy
nhiên với mức dự trữ đạt được vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu dự phòng
trong tình hình sự bất ổn của vốn khả dụng ngày càng tăng. Nhằm cứu vãn tình
hình, BOJ đã bơm một số lượng lớn dự trữ dư thừa cho các ngân hàng và hỗ trợ
vốn cho nền kinh tế. Tiếp đó, BOJ đưa ra các chính sách lãi suất nhằm hỗ trợ
nhu cầu vốn khả dụng cho các ngân hàng.
Ngày 9/9/1998, BOJ hướng lãi suất qua đêm xuống thấp ở mức 0,25% -
0,5%;
Tháng 4/1999, BOJ chính thức áp dụng chính sách lãi suất bằng không

(ZIRP). Với chính sách này, năm 1999 hệ thống ngân hàng Nhật Bản luôn luôn
trong tình trạng dư thừa vốn khả dụng so với năm 1997, 1998 vì để duy trì lãi
suất liên ngân hàng bằng không, BOJ buộc phải đáp ứng tất cả các nhu cầu tín
dụng ngắn hạn của các ngân hàng.
Sang đầu năm 2001, Nhật Bản lại đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế
được xem là tồi tệ nhất trong vòng 20 năm qua. Để đưa nền kinh tế thoát khỏi
nguy cơ suy thoái, BOJ vẫn tiếp tục duy trì lãi suất qua đêm bằng không, đồng
thời đưa ra mục tiêu số lượng (quantitative target) đối với số dư tài khoản vãng
lai là 5 nghìn tỷ Yên. Với QEP (BOJ đưa ra vào tháng 3/2001) BOJ cung cấp
vào hệ thống khối lượng lớn vốn khả dụng, khiến cho tốc độ tăng trưởng lượng
tiền cơ sở tăng lên nhanh chóng, trung bình trong giai đoạn 2001 - 2003, tốc độ
10
10
này đạt trên 17%. Trong suốt giai đoạn này, BOJ chọn số dư tài khoản vãng lai
(CABs) là mục tiêu hoạt động.
Nhưng từ tháng 3/2006 cho tới nay, BOJ quyết định chuyển mục tiêu hoạt
động từ số dư tài khoản vãng lai sang lãi suất qua đêm không có bảo đảm. Với
cơ chế điều hành lãi suất này, BOJ ấn định và hướng lãi suất qua đêm gần với
một mức lãi suất mục tiêu. Từ đó BOJ điều chỉnh dự trữ của hệ thống ngân
hàng.
Biểu đồ 2.3. Dự trữ (vốn khả dụng-CABs) của hệ thống ngân hàng và lãi
suất qua đêm ở Nhật Bản, tháng 3/2006 - tháng 3/2007.
Nguồn: Money Market Operation in fiscal 2006 by BOJ.
Cụ thể theo biểu đồ 2.3 ta thấy, từ tháng 3 - tháng 7/2006 BOJ điều hành lãi
suất qua đêm liên ngân hàng bằng 0 đã tác động tới dự trữ của hệ thống ngân
hàng luôn ở mức cao, số dư CABs thời kỳ này luôn ở mức từ 12 - 30 nghìn tỷ
Yên. Sau đó, BOJ quyết định nâng lãi suất liên ngân hàng lên mức 0,25% vào
ngày 14/7/2006 và lên mức 0,5% vào ngày 21/2/2007 thì vốn khả dụng của hệ
thống ngân hàng giảm xuống, trung bình giai đoạn này số dư CABs ở mức 7 - 8
nghìn tỷ Yên.

Hoạt động thị trường tiền tệ trong năm 2008
11
11
Năm 2008 nền kinh tế đối mặt với khủng hoảng,Thống đốc Ngân hàng Trung
ương Nhật vẫn tiếp tục duy trì chính sách lãi suất cực thấp hiện nay cũng như
tiếp tục áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế trong bối cảnh tốc độ hồi
phục kinh tế ngày càng chậm.
Theo đó Ngân hàng Trung ương Nhật đã hạ lãi suất cơ bản xuống mức giữa
0% và 0,1% từ mức 0,1% được ấn định thời kỳ đỉnh điểm của khủng hoảng tài
chính tháng 12 năm 2008. Việc hạ mức lãi suất cực thấp nhằm kích thích nền
kinh tế không lâm vào khủng hoảng kéo dài.
Việc hạ lãi suất là vô cùng cần thiết trong bối cảnh, các công ty lớn của Nhật
đang đồng loạt giảm dự báo lợi nhuận hoặc công bố thua lỗ lớn hơn dự
kiến.Đặc biệt là với nước Nhật việc giảm lãi suất tái chiết khấu sẽ làm lãi suất
thị trường giảm và làm giảm giá trị đồng nội tệ, tỷ giá tăng, giúp kích thích
xuất khẩu. Nước Nhật là 1 nước phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu. Giảm phát là
1 vấn đề lớn đã ảnh hưởng rất lớn đến trì trệ phát triển kinh tế của nhật những
thập kỉ 90,việc giảm lãi suất cũng giảm việc giảm phát kích thích thích tiêu
dùng
Hoạt động thị trường tiền tệ trong tài khóa 2009
Trong năm 2009 nền kinh tế Nhật bản chính thức thoát khỏi suy thoái và có
nhiều dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng. Nhật Bản đối mặt với vấn đề giảm
phát đã ảnh hưởng rất lớn đến nến kinh tế. Trong năm nay việc nới lỏng chính
sách tiền tệ được ưu tiên sử dụng để ngăn giảm phát diễn ra mạnh mẽ
Trong suốt năm tài chính 2009, Ngân hàng Nhật Bản đã tiến hành hoạt động
thị trường tiền tệ với lãi suất cơ bản được duy trì là 0,1%. Nguyên nhân :
− Áp lực giảm phát: Chênh lệch GDP trong ngắn hạn sẽ vào khoảng -6%, nhu
cầu giảm mạnh nghĩa là cạnh tranh giá cả có thể mở rộng và xu hướng giảm
giá tiêu dùng sẽ kéo dài, doanh số bán hàng tiếp tục giảm
_Áp lực việc tỷ giá vẩn ảnh hưởng đến xuất khẩu, khi đồng nội tệ vẫn đang

dịnh giá cao.
Trong năm Ngân hàng cung cấp vốn đa dạng và phong phú, ví dụ, tích cực
mua chứng khoán chính phủ Nhật Bản (JGSs) và CP theo thỏa thuận mua
lại. Đặc biệt, vào cuối năm và năm tài chính kết thúc khi nhu cầu về vốn tăng,
Ngân hàng tăng cung cấp làm cho các tổ chức tài chính không phải quan tâm
quá nhiều vào tính thanh khoản . Ngoài ra, Ngân hàng đã tiến hành mua hẳn
của CP và trái phiếu doanh nghiệp, các quỹ cung cấp đô la Mỹ hoạt động
12
12
chống lại tài sản thế chấp chung, và các quỹ cung cấp hoạt động đặc biệt để
tạo điều kiện tài chính cho các công ty. Các hoạt động này được thực hiện cho
đến cuối tháng 12 năm 2009, đầu tháng hai năm 2010, và cuối cùng của tháng
3 năm 2010, và trong tháng 12 năm 2009,nâng cao điều kiện tiền tệ NHTW đã
suy giảm lãi suất dài hạn.
Hoạt động thị trường tiền tệ trong năm 2010 đến nay
Trong năm tài khóa 2010, đầu tiên Ngân hàng cung cấp kinh phí dồi dào để
theo đuổi mạnh mẽ chính sách nới lỏng tiền tệ, qua đó đảm bảo ổn định thị
trường tài chính. Từ ngày 19/12/2008-4/10/2010 còn 0,1%. Ngày 5/10/2010
Ngân hàng Nhật Bản đã giảm lãi suất xuống chỉ còn 0-0,1%. Mức này hiện
nay được quyết định giữ nguyên trong suốt 2 năm tài khóa 2010 đến nay.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cho biết BOJ cam kết giữ
nguyên quỹ thu mua tài sản trị giá 5 nghìn tỷ yên (khoảng 60 tỷ USD).
Việc tung ra gói kích cầu để mua lại các tín thác đầu tư bất động sản và các
quỹ giao dịch ngoại tệ đã làm tăng giá chứng khoán, điều này cho thấy tác
dụng của gói kích cầu trong việc cải thiện niềm tin của các nhà đầu tư. Và tác
động đến tỷ giá hối đoái Đồng yên Nhật đã giảm 0,8% so với đồng đô-la kể từ
khi BOJ tung ra gói kích cầu vào ngày 5 tháng 10.Tuy nhiên giảm phát vẫn
xảy ra khi chỉ số giá tiêu dùng CPI giảm liên tục trong năm 2010.
Tuy nhiên năm 2010 là năm đáng quên với kinh tế Nhật. Trong quý II/2010,
Nhật Bản đã để cho Trung Quốc qua mặt và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai

thế giới. Cũng trong năm 2010, nhà chế tạo ô tô hàng đầu Nhật Bản đã phải
thu hồi hơn 10 triệu chiếc xe khi rơi vào một cuộc khủng hoảng về "an toàn
sản phẩm". Trong 3 năm qua, có tới 4 vị Thủ tướng Nhật Bản từ chức và chính
phủ nước này vẫn không thể nào vực dậy nền kinh tế đang trượt vào thập kỷ
đình đốn thứ ba liên tiếp.
Với dân số đang lão hóa nhanh chóng, nợ công phình lên đáng sợ, chính trị bế
tắc đang cản trở sự thay đổi, triển vọng của Nhật Bản xem ra không mấy hứa
hẹn trong năm 2011.
Sau động thái của Cục dự trữ liên bang Mỹ, NHTW châu Âu và NHTW Anh,
BOJ đã tuyên bố ý định triển khai chương trình mua lại gần như toàn bộ trái
phiếu chính phủ Nhật phát hành trong năm 2012. Chương trình này sẽ giúp
chính phủ Nhật cải thiện tình trạng nợ nần, vốn đã lên tới 200% GDP trong
năm 2010 và có thể là 227% GDP vào năm tới theo dự báo của OECD.Đồng
13
13
thời BOJ cũng tỏ rõ quyết tâm vượt qua tình trạng giảm phát hiện nay khi đặt
mục tiêu đưa lạm phát lên 1%. Một mục tiêu khác đó là tìm cách hạ giá đồng
Yên so với USD để hỗ trợ các nhà xuất khẩu. Những quyết sách trên đã được
thị trường đón nhận tích cực. Kể từ ngày 13/2, đồng Yên đã giảm giá 4,4% và
sẽ không có gì ngạc nhiên nếu cuối năm tỉ giá giữa Yên nhật và USD sẽ đạt
100 Yên đổi 1 USD.
Chú thích:
Màu xanh: The basic rate discount rates and basic loan rate.
Màu đỏ: Call rates,uncollateralized overnight/average.
Trong điều kiện thị trường tài chính phát triển, cơ chế điều hành lãi suất thả
nổi, BOJ ngày càng coi trọng việc sử dụng nghiệp vụ thị trường mở như một
công cụ chính trong việc quản lý vốn khả dụng với tần suất thực hiện ngày
càng tăng, phương thức và hàng hoá giao dịch rất đa dạng. Mặc dù trong những
năm gần đây vai trò của DTBB và nghiệp vụ tái cấp vốn trong quản lý vốn khả
dụng ở Nhật Bản trở nên khá mờ nhạt, nhưng BOJ vẫn sử dụng chúng như

những công cụ hỗ trợ, bổ sung cho OMOs. Điều này được thể hiện rõ thông
qua việc tính toán tình trạng thặng dư, thiếu hụt CABs từ đó là cơ sở để xác
định khối lượng tiền cần bơm, hút và phương thức giao dịch của OMOs. Trong
14
14
nghiệp vụ tái cấp vốn, với hình thức cho vay Lormbard và cho vay thấu chi
cũng là kênh bơm vốn khả dụng vào hệ thống với kỳ hạn qua đêm, góp phần
hướng lãi suất liên ngân hàng giao động quanh mốc 0% đúng như mục đích của
BOJ.
Bên cạnh đó các lãi suất trên thị trường tiền tệ như: TIBOR, lãi Euro-
yên, lãi suất repo, lãi suất khoản vay cơ bản (the basic loan rate) trở thành
các công cụ hỗ trợ cho BOJ nắm bắt tình trạng vốn khả dụng của toàn hệ
thống.
2.4 BOJ quản lý VKD bằng các công cụ chính sách tiền tệ
2.4.1 Nghiệp vụ thị trường mở
Trước tiên BOJ đưa ra dự báo (projection) trong trung hạn, trước đó khoảng 3
tháng. Sau đó nó sẽ được điều chỉnh lại cho phù hợp với những biến động mới
trước một tháng, một tuần và một ngày. Ngay cả trong ngày, BOJ cũng liên tục
thay đổi những dự đoán về biến động của yếu tố tự sinh cho sát với điều kiện
thị trường. Để đảm bảo tính chính xác cao cho những dự báo của mình, hằng
ngày tất cả các chi nhánh và hội sở chính của BOJ đều phải thu thập tất cả các
thông tin cần thiết từ các tổ chức tài chính và các cơ quan đại diện của Chính
phủ. Thêm nữa, tất cả những trạng thái thặng dư hay thiếu hụt CABs trong quá
khứ cũng như các phân tích về xu hướng tiền tệ và kinh tế đều được đưa vào
tính toán phân tích của BOJ trong việc đưa ra các dự báo trung hạn (medium-
term projections).
(a) Về dự báo những biến động của yếu tố tiền mặt ngoài lưu thông, các dự báo
trung hạn được đưa ra chủ yếu dựa trên sự phân tích các yếu tố có tính chất
mùa vụ trong quá khứ và xu hướng biến động gần đây. Các dự báo ngắn hạn
(short-term projections) được đưa ra dựa trên cơ sở tổng hợp tất cả các dự báo

về phát hành và rút tiền mặt ngoài lưu thông của các tổ chức tài chính. Đương
nhiên các dự báo này do các từng tổ chức tài chính đưa ra và chúng được tổng
hợp lại thông qua mạng lưới chi nhánh của BOJ.
(b) Về dự báo những biến động của NSNN, các dự báo trung hạn được đưa ra
trên cơ sở các dữ liệu BOJ thu thập được về lịch trình thu chi ngân sách của các
cơ quan đại diện của Chính phủ cũng và các phân tích xu hướng của nền kinh
tế như các báo cáo tài chính của các hãng. Các dự báo ngắn hạn dựa trên cơ sở
15
15
sự tổng hợp các dự báo về tình hình thu chi ngân sách của các cơ quan đại diện
của Chính phủ và các tổ chức tài chính.
Để hỗ trợ các nguồn thông tin về các hoạt động của thị trường, hằng ngày, hằng
tháng BOJ thường xuyên cung cấp các số liệu kế hoạch, số liệu thực tế về
những biến động của lượng tiền mặt trong lưu thông, về tình hình thu chi
NSNN, về các trạng thái thâm hụt và thặng dư của CABs và các yếu tố khác
ảnh hưởng tới CABs.
Sau khi dự báo xong nhu cầu vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng, BOJ xác
định số lượng vốn khả dụng cần bơm hay hút thông qua các phương thức giao
dịch của nghiệp vụ thị trường mở.
NHTW Nhật Bản có một quá trình lịch sử thực hiện mua bán GTCG khá lâu
năm từ thời kỳ trước chiến tranh. Tuy nhiên lúc đầu các hoạt động OMO được
thực hiện rất hạn chế trong những trường hợp ngoại lệ để hỗ trợ cho hoạt động
tái cấp vốn của BOJ.
Đến tháng 11/1962, BOJ bắt đầu thực hiện mua bán GTCG một cách linh hoạt
hơn cùng với việc áp dụng hạn mức tín dụng nhằm đa dạng hoá các công cụ
điều hành CSTT, đồng thời ổn định thị trường tiền tệ. Dần dần OMO đã trở
thành một trong các công cụ CSTT được BOJ sử dụng thường xuyên và ngày
càng quan tọng trong thực thi CSTT.
Hàng hoá được sử dụng đầu tiên trong OMO là các GTCG có tính thanh khoản
cao như trái phiếu và tín phiếu Chính phủ. Hiện nay ngoài các chứng khoán

Chính phủ, BOJ còn sử dụng các trái phiếu công ty làm hàng hoá cho các giao
dịch này. Tuy nhiên, đến nay thị trường tín phiếu, trái phiếu Chính phủ vẫn là
cơ sở quan trọng cho các hoạt động của thị trường mở của Nhật Bản. Đặc biệt
là trên thị trường đấu thầu tín phiếu, trái phiếu Chính phủ, BOJ được phép thực
hiện vai trò là người mua cuối cùng. Điều này giúp cho BOJ luôn có công cụ
chủ động điều hoà thị trường tiền tệ mà không nhất thiết phải phát hành tín
phiếu NHTW.
Ban đầu phương thức giao dịch được áp dụng trong OMO của BOJ là giao dịch
mua bán có kỳ hạn thông qua các hợp đồng mua lại theo lãi suất cố định. Sau
đó phương thức giao dịch được chuyển sang thực hiện trên cơ sở mua bán
GTCG theo giá thị trường, thông qua hình thức đấu thầu nhằm nâng cao khả
năng điều chỉnh lãi suất trên thị trường. Việc tổ chức đấu thầu không chỉ được
thực hiện theo định kỳ mà BOJ còn tổ chức đấu thầu nhanh, trong đó khối
lượng GTCG mà NHTW cần mua được xác định và thực hiện ngay trong một
ngày. Điều này góp phần nâng cao tính linh hoạt của thị trường.
16
16
Đối tác của BOJ chủ yếu là các ngân hàng. Ban đầu BOJ thực hiện mua bán
GGCG trực tiếp với các ngân hàng. Hiện nay, BOJ đã thực hiện các giao dịch
OMO chủ yếu thông qua các nhà giao dịch sơ cấp và chỉ giới hạn trong phạm
vi các ngân hàng mà không bao gồm các trung gian tài chính phi ngân hàng và
các doanh nghiệp. Vì vậy, tác động của OMO tại Nhật Bản không mạnh như tại
các NHTW của các nước phát triển khác trên thế giới.
Để tăng tính linh hoạt của OMOs trong việc điều tiết vốn khả dụng của hệ
thống ngân hàng, BOJ thực hiện OMOs với tần suất trung bình 2 lần một ngày
đối với hoạt động bơm vốn ngắn hạn và 4 lần trong tháng với hoạt động bơm
vốn dài hạn. Hoạt động mua chứng khoán Chính phủ Nhật Bản (JGBs) kỳ hạn
dài của BOJ chủ yếu nhằm đáp ứng sự tăng lên trong dài hạn của cầu tiền có
liên quan tới xu hướng tăng trưởng lâu dài của nền kinh tế.
BOJ buộc phải duy trì tình trạng dư thừa vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng

từ đó gián tiếp điều chỉnh lãi suất qua đêm giao động quanh mức 0% vì thế tần
suất thực hiện hoạt động bơm vốn ngắn hạn diễn ra thường xuyên và nhiều hơn
tần suất hoạt động hút vốn ngắn hạn. Về phương thức giao dịch, từ tháng
3/2001, BOJ chủ yếu thực hiện phương thức mua hẳn tín phiếu Kho bạc, trái
phiếu tài chính (TBs/FBs) và phương thức hoạt động cung vốn dựa trên tài sản
chế chấp kết hợp (Funds-supplying operations against pooled collateral).
Doanh số hoạt động của hai phương thức này đạt mức cao nhất trong tất cả các
phương thức giao dịch của OMOs ở Nhật Bản.
Bắt đầu từ năm 2001 BOJ áp dụng hệ thống thanh toán tổng thời gian thực
trong giao dịch OMOs, theo đó BOJ xử lý mọi giao dịch theo thời gian thực và
trên cơ sở lệnh đối lệnh (order-by-order). Cũng như ở khu vực Châu Âu và Hoa
kỳ ở Nhật Bản, yếu tố tự định ảnh hưởng chủ yếu đến cung vốn khả dụng là
tiền ngoài lưu thông và tiền gửi Chính phủ. Tuy nhiên mức độ biến động của
hai yếu tố tự định này được xem là lớn hơn so với ở khu vực Châu Âu và Hoa
kỳ. Điều này có thể giải thích như sau:
Thứ nhất về tiền ngoài lưu thông, ở Nhật Bản số lượng tiền mặt trong lưu thông
có liên quan mật thiết với quy mô của nền kinh tế (the size of the economy).
Thí dụ, quy mô nền kinh tế Nhật Bản chỉ khoảng chừng một nửa nền kinh tế
Mỹ, trong khi đó lượng tiền mặt trong lưu thông lại hầu như ngang bằng với
Mỹ. Như vào cuối năm 1998, lượng tiền mặt trong lưu thông ở Nhật Bản là
55,9 nghìn tỷ Yên và ở Mỹ là 51,8 nghìn tỷ Yên. Có sự khác nhau này chủ yếu
là do thói quen của người dân Nhật Bản ít sử dụng séc hay thẻ tín dụng trong
thanh toán, còn ở Mỹ người dân sử dụng thẻ tín dụng và séc trong thanh toán
hầu như rất phổ biến. Việc người dân Nhật Bản sử dụng nhiều tiền mặt trong
17
17
thanh toán đã khiến cho yếu tố tự sinh này thường xuyên biến động lớn theo
từng ngày và theo mùa vụ. Ở Nhật Bản, BOJ phải tăng khối lượng phát hành
tiền vào lưu thông phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của dân chúng vào những thời
điểm đặc biệt trong năm như: trước Lễ Giáng Sinh; hay là vào tháng 3 hằng

năm trước khi một năm tài khóa mới bắt đầu; và những tháng trước Tuần lễ
Vàng (the Golden Week) hay kỳ nghỉ kéo dài từ cuối tháng tư tới đầu tháng 5
hằng năm. Còn những tháng còn lại trong năm lượng tiền này lại chảy ngược
trở lại các tổ chức tín dụng. Hơn nữa thông thường ở Nhật Bản lượng tiền trong
lưu thông tăng lên vào cuối mỗi tuần và cuối mỗi tháng còn lượng tiền trong
lưu thông lại giảm ở đầu mỗi tuần và đầu mỗi tháng.
Thứ hai về NSNN, ở Nhật Bản biến động của NSNN lớn hơn biến động của
lượng tiền mặt ngoài lưu thông. Sở dĩ NSNN thường xuyên biến động đó là bởi
vì: (1) tất cả các khoản thu hay chi NSNN của Chính phủ Nhật Bản chỉ thực
hiện duy nhất thông qua một tài khoản mở tại BOJ; (2) các ngày chi ngân sách
(như chi trả lương, trợ cấp…) và các ngày thu ngân sách (như thuế) được ấn
định theo từng cơ quan đại diện của Chính phủ; (3) để đảm bảo cho mục đích
kinh doanh đạt hiệu quả, việc thu chi NSNN không diễn ra theo những lịch
trình vào những ngày nhất định nào đó trong năm, thí dụ: các khoản thuế thu
nhập doanh nghiệp thực hịên hai lần trong một năm, mỗi lần cách nhau 6 tháng,
nhưng Chính phủ lại không ấn định cụ thể vào ngày nào của tháng nào hằng
năm.
Một trong những điều kiện tiên quyết thực hiện OMOs một cách linh hoạt và
chuẩn xác ở Nhật Bản đó là công tác dự báo vốn khả dụng. BOJ đặt ra kế
hoạch dự báo vốn khả dụng của toàn hệ thống trước đó ba tháng, sau đó tiến
hành điều chỉnh số liệu liên tục theo thời gian, bám sát với thực trạng thị
trường. Để có đựơc điều này thì tất cả các Phòng ban của từng Vụ và tất cả các
chi nhánh của BOJ trên toàn quốc được tổ chức thu thập thông tin cần thiết rồi
tổng hợp lại thông qua mạng thông tin của BOJ.
2.4.2 Dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc chính thức được sử dụng ở Nhật bản vào năm 1957,
nhưng tới tận tháng 9/1959 BOJ mới thiết lập tỷ lệ dự trữ bắt buộc đầu tiên.
BOJ quản lý dự trữ bắt buộc theo phương pháp trùng nhau một phần.
18
18

Sơ đồ quản lý dự trữ bắt buộc ở nhật bản.
Trong bảng cân đối của BOJ, hạng mục CABs bên tài sản nợ chính là số
tiền của các tổ chức tài chính gửi tại NHTW nhằm đảm bảo yêu cầu dự trữ bắt
buộc và các khoản thanh toán khác.
The bank’s balance sheet (end- March 2011)
19
19
20
20
Do đó, CABs chính là vốn khả dụng của toàn hệ thống ngân hàng Nhật
Bản. Với việc duy trì CABs, các tổ chức tài chính ở Nhật Bản không được
hưởng lãi, chi phí cơ hội của việc duy trì CABs chính là lãi suất thị trường. Khi
lãi suất thị trường có xu hướng tăng, các tổ chức tài chính có xu hướng giảm
bớt số lượng dự trữ dư thừa nhằm tránh chi phí cơ hội tăng cao. Tuy nhiên, từ
tháng 4/1997 tới nay, BOJ thực hiện ZIRP và QEP thì vấn đề duy trì CABs
không ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận của các tổ chức tín dụng, do lãi suất liên
ngân hàng qua đên (chi phí cơ hội ) luôn được điều chỉnh giao động quanh mức
0%/ năm. Chính vì dđều này, trong những năm gần đây BOJ không sử dụng
công cụ DTBB trong việc quản lý vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng như
những năm 1959 – 1989 mà chỉ đóng vai trò điều chỉnh lãi suất qua đêm và hỗ
trợ OMOs thông qua CABs.
2.4.3 Chính sách cho vay của BOJ
Từ tháng 2/1973 tới giữa năm 1995, BOJ sử dụng cửa sổ chiết khấu như
một công cụ để quản lý vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. Theo đó, số
lượng và kỳ hạn tín dụng đều được quy định và thực hiện theo cửa sổ chiết
khấu, đồng thời BOJ cũng có thể thu hồi các khoản vay theo ý định của nhà
quản lý. Dưới hệ thống chiết khấu này BOJ đưa ra hai loại lãi suất chiết khấu:
(1) Lãi suất chiết khấu thương phiếu hoặc lãi suất áp dụng với các khoản vay
được đảm bảo bằng JGSs, các chứng khoán được chỉ định đặc biệt hoặc là các
hối phiếu; (2) Lãi suất áp dụng cho các khoản vay được đảm bảo bằng các tài

sản thế chấp khác.
(Percent per annum)
Effective Date
21
21
(Percent per annum)
Effective Date
22
22
(Percent per annum)
Effective Date
23
23
(Percent per annum)
Effective Date
24
24
(Percent per annum)
Effective Date
Nguồn: Bank of Japan statistics.
Cửa sổ tái chiết khấu trở lên không hiệu quả bắt đầu từ giữa năm 1995 trở
lại đây, khi BOJ quyết định thếip lập lãi suất qua đêm liên ngân hàng thấp hơn
lãi suất chiết khấu vào tháng 2/1996 BOJ thông báo họ không sử dụng tín dụng
chiết khấu trong việc điều hành quản lý vốn khả dụng.
Tháng 2/ 2001, BOJ thực hiện tái cấp vốn dưới hình thức cho vay Lobard.
Bắt đầu tháng 1/2001, khi BOJ áp dụng RTGSs trong thanh toán của các ngân
hàng thông qua tài khoản mởi tại BOJ, thì hai loại lãi suất chiết khấu trên được
thay thế bằng một loại lãi suất mới, lãi suất này áp dụng cho hình thức cho vay
Lombard và được gọi là lãi suất khoản vay cơ bản.
Bảng lãi suất khoản vay cơ bản ở Nhật Bản, 2001-2008.

Đơn vị %
Ngày có hiệu lực Lãi suất khoản vay cơ bản
01/04/2001 0,50
13/02/2001 0,35
01/03/2001 0,25
19/09/2001 0,10
25
25

×