HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoa Kế toán – Kiểm toán Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
==========
MỘT SỐ HƯỚNG DẪN VỀ VỊÊC VIẾT CHUYÊN ĐỀ, KHOÁ LUẬN
TỐT NGHIỆP
(Dành cho các lớp Đại học, Cao đẳng chính quy – khoa Kế toán - Kiểm toán)
Việc viết chuyên đề tốt nghiệp, khoá luận tốt nghiệp của sinh viên phải tuân theo
quy định chung của Giám đốc Học viện Ngân hàng đã ban hành trong “Quy định về viết
chuyên đề, khoá luận tốt nghiệp”. Để giúp cho sinh viên của khoa nắm rõ hơn, khoa Kế
toán- Kiểm toán có một số hướng dẫn cụ thể như sau:
1- Mục đích, yêu cầu
Chuyên đề tốt, khoá luận nghiệp là một công trình nghiên cứu khoa học cá nhân của
mỗi sinh viên, đối với chuyên đề được tính điểm như một học phần bắt buộc, đối với
khoá luận được tính điểm thay thế cho chuyên đề tốt nghiệp và hai môn thi tốt nghiệp
(môn cơ sở ngành và môn chuyên ngành) theo quy định của Bộ GD&ĐT và Giám đốc
Học viện Ngân hàng. Qua thực tập, sinh viên vận dụng những kiến thức lý luận đã được
học vào nghiên cứu thực tiễn để đóng góp cho thực tiễn và bổ sung cho kiến thức lý
luận. Đồng thời, qua đó cũng tập dượt các kỹ nng nghiên cứu cá nhân và làm việc độc
lập khi ra trường.
Yêu cầu sinh viên phải hoàn thành chuyên đề, khoá luận tốt nghiệp với chất lượng cao
và trình bày khoa học, đúng quy định, nộp đúng thời hạn.
2- Về lựa chọn đề tài cho bản chuyên đề, khoá luận
- Sinh viên căn cứ vào tình hình thực tế của nơi thực tập để lựa chọn đề tài thích hợp
(có thể là đề tài trong danh mục đề tài gợi ý của khoa hoặc không)
- Đề tài chuyên đề, khoá luận tốt nghiệp phải đúng với chuyên ngành đào tạo và nơi
thực tập tốt nghiệp của sinh viên
- Đề tài phải cụ thể, rõ ràng, có tính sáng tạo và không trùng lặp với người khác; đồng
thời sinh viên phải có khả năng nghiên cứu và giải quyết tương đối trọn vẹn các vấn đề
đặt ra. Khi lựa chọn đề tài để viết chuyên đề, khoá luận sinh viên nên tham khảo ý kiến
của giáo viên hướng dẫn.
3- Nội dung và kết cấu của chuyên đề, khoá luận tốt nghiệp
Chuyên đề, khoá luận tốt nghiệp thường được kết cấu thành 3 chương, phải giải quyết
được 3 nội dung sau:
Chương 1- Làm rõ được cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu, như: Làm rõ khái niệm,
định nghĩa, các quan điểm, trường phái, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng tới lĩnh vực
thuộc đề tài nghiên cứu, đồng thời có thể tổng hợp tình hình nghiên cứu cũng như kinh
nghiệm trong và ngoài nước về lĩnh vực mà đề tài hướng vào giải quyết. Đây là chìa
khoá để phân tích thực trạng vấn đề và đề xuất giải pháp, kiến nghị
Chương 2- Phân tích tình hình thực tiễn vấn đề nghiên cứu, chỉ ra những tồn tại, hạn
chế của thực tiễn cũng như nguyên nhân cần phải thay đổi, cải tiến. Trong đó, sinh viên
phải thu thập tình hình, số liệu từ những nguồn tin cậy để phân tích, chứng minh, luận
giải một cách thuyết phục. Số liệu trích dẫn phải ghi nguồn gốc dẫn chiếu cụ thể, chi
tiết, rõ ràng để có thể kiểm chứng được; các bảng biểu, đồ thị (nếu có) phải trình bày
khoa học, chỉ rõ nguồn gốc. Khi trích dẫn nội dung từ các nguồn tài liệu khác phải chỉ
rõ tên tài liệu, tác giả, số trang, nhà xuất bản (nếu có), năm xuất bản và ghi rõ ở phần
danh mục tài liệu tham khảo.
Chương 3- Đưa ra các giải pháp và kiến nghị (hoặc đề xuất) để khắc phục những hạn
chế, cải thiện thực tiễn mà chương 2 đã chỉ ra; hoặc bổ sung lý luận còn thiếu, các thể lệ
chế độ, chính sách còn có những bất cập.
4- Hình thức trình bày chuyên đề, khoá luận
- Hình thức trình bày phải sạch, đẹp và rõ ràng theo trình tự:
+ Bìa ngoài cùng: Bìa cứng in chữ mạ vàng (đối với khoá luận), bì cứng hoặc bìa giấy
mầu và có giấy bóng kính ở ngoài
+ Bìa phụ giấy thường (nội dung như bìa cứng).
+ Lời cam đoan.
+ Mục lục (lấy đến mục 3 chữ số) (ghi rõ số thứ tự trang)
+ Danh mục các bảng, đồ thị, sơ đồ (ghi rõ số thứ tự trang)
+ Bảng những từ viết tắt (chỉ viết tắt những cụm từ thông dụng có từ 3 từ trở lên)
+ Lời mở đầu
+ Phần nội dung (chương 1, chương 2, chương 3)
+ Kết luận.
+ Danh mục tài liệu tham khảo.
+ Phụ lục (nếu có).
- Chuyên đề, khoá luận phải được đánh máy một mặt trên khổ giấy A4 (210 x 297), với
số trang sao cho đủ để truyền tải những nội dung cả về lý luận, thực tiễn và giải pháp
của đề tài nghiên cứu. Thông thường là từ 35 đến 50 trang (đối với chuyên đề), từ 60
đến 80 trang (đối với khoá luận).
- Số thứ tự của trang ở chính giữa, phía trên và bắt đầu đánh từ phần lời nói đầu cho tới
phần kết luận.
- Dùng font chữ "Times New Roman", cỡ chữ từ 13 đến 14, cách dòng từ 1.3 đến 1.5
lines.
- Lề trên, lề dưới là 3 cm; lề trái là 3,5 cm; lề phải là 2 cm.
- Các chương, mục, tiểu mục phải ghi rõ và đánh số thứ tự theo quy tắc chung của Bộ
GD&ĐT (chương 1 bắt đầu từ 1.1, chương 2 bắt đầu tư 2.1, chương 3 bắt đầu từ 3.1 );
đánh số của mục chỉ lấy đến 4 chữ số, các mục dưới 4 chữ số thì dùng a,b,c, ; những
mục cùng cấp độ thì dùng cùng font chữ giống nhau.
- Các công thức cần viết rõ ràng, sử dụng các ký hiệu thông dụng; các hình vẽ, bảng, sơ
đồ, đồ thị…cần đánh số thứ tự và tên rõ ràng kèm theo chú thích.
5- Các quy định khác:
- Sinh viên phải lấy nhận xét của cơ sở thực tập và giáo viên hướng dẫn về tinh
thần, thái độ thực tập, nghiên cứu vào cuối chuyên đề hoặc khoá luận (có chữ ký của
người có thẩm quyền và dấu của đơn vị thực tập) để nộp cho khoa chuyên ngành 01 bản
(đối với chuyên đề), 2 bản (đối với khoá luận) khi kết thúc đợt thực tập.
- Riêng đối với sinh viên viết khoá luận, ngoài 2 bản nộp cho khoa, có thể phải nộp
một bản cho giáo viên hướng dẫn (nếu GV yêu cầu), sinh viên phải theo hướng dẫn của
GVHD để chuẩn bị 3 bản tóm tắt (để đưa cho các thành viên trong hội đồng chấm vệ)
và các slide (dùng powerpoint) để chiếu khi bảo vệ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc gì, yêu cầu phản ánh với giáo viên
hướng dẫn để chuyển về chủ nhiệm khoa quyết định.
Khoa Kế toán - Kiểm toán