Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sai lầm cần tránh khi tuyển dụng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.2 KB, 5 trang )

Sai lầm cần tránh khi
tuyển dụng
Có nhiều doanh nghiệp đưa ra quyết định sai khi tuyển dụng nhân viên, để rồi
phải gánh chịu hậu quả không hề nhỏ, có khi còn vượt khỏi tầm kiểm soát.
Tránh được những sai lầm dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn được đúng người
đúng việc, thậm chí có được người tài mà không tốn nhiều công sức và chi
phí.

Sai lầm cần tránh khi tuyển dụng
Chỉ tập trung vào kỹ năng chuyên môn

Kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp là quan trọng, nhưng chỉ là
“tài sản vô hình” nếu không được tận dụng. Nếu ai yếu về kỹ năng chuyên
môn thì qua huấn luyện, đào tạo sẽ dần trở nên thuần thục. Trong khi đó, nếu
nhân viên mới không nhiệt thành, không có thái độ hợp tác tích cực với đồng
nghiệp, không biết tôn trọng nền vă
n hóa doanh nghiệp thì nhiều khi các khóa
huấn luyện không thể mang lại kết quả gì.

Cách khắc phục: Xem xét cả kỹ năng lẫn thái độ của các ứng viên. Tùy thuộc
vào từng dạng công việc mà nêu câu hỏi phù hợp để tìm hiểu được bản chất
và cá tính của họ.

Tuyển dụng người nhà hoặc bạn bè của nhân viên đang làm việc tại
doanh nghiệp

Quan tâm giúp đỡ các nhân viên có thể bằng nhiều cách khác nhau, không
nhất thiết phải thể hiện qua việc tuyển dụng người thân của họ nếu người
được giới thiệu không hội đủ những yêu cầu cần thiết.

Cần lưu ý rằng những mối quan hệ cá nhân có ít nhiều ảnh hưởng cả tốt lẫn


xấu tới tập thể người lao động. Ảnh hưởng tốt thì có lợi chung, nhưng ảnh
hưởng xấu rất khó xử lý.

Cách khắc phục: Việc tuyển dụng phải dựa trên đánh giá năng lực của ứng
viên, theo đúng các tiêu chí đã đề ra, không “nhẹ tay” với bất cứ ai, cho dù
ứng viên là người thân của đồng nghiệp mình hay của một nhân vật đặc biệt
gửi gắm.

Không bố trí những nhân viên có mối quan hệ họ hàng làm việc trong cùng
một phòng ban hoặc phân xưởng.

“Rao bán” doanh nghiệp mình

Thông thường, các nhà quản trị doanh nghiệp thích tạo ra “khúc dạo đầu tích
cực” bằng cách mô tả tương lai tươi sáng, giới thiệu môi trường làm việc hấp
dẫn cho các ứng viên. Nhưng nhiều người phát biểu quá
đà nên cách truyền
đạt của họ giống như lời “rao bán” doanh nghiệp. Những ứng viên lanh lợi
biết rất rõ doanh nghiệp bạn đang hoạt động ra sao và phù hợp với họ như thế
nào vì đã tìm hiểu ít nhiều trước khi tham dự phỏng vấn.

Đồng thời, việc thổi phồng không cần thiết có thể tạo cho các ứng viên những
kỳ vọng để rồi sau này họ bị thất vọng vì sự thật không đúng như vậy.

Cách khắc phục: Bạn cần ứng viên làm việc cho tổ chức chứ không phải là
những người được bạn thuyết phục bằng lời giới thiệu tốt đẹp. Vì vậy, nên
giữ
thái độ chân thành và cởi mở trong lúc nói về doanh nghiệp, không nên
“vẽ” ra những điều chưa chắc chắn. Ứng viên giỏi sẽ nhìn thấy những cơ hội
dành cho họ.


Bỏ qua những dấu hiệu đặc biệt của ứng viên

Một số ứng viên có năng lực đặc biệt nhưng không dễ phát hiện được ngay.

Vì vậy, đừng bỏ qua cảm nhận trực giác củ
a bạn. Nếu phát hiện ra một dấu
hiệu nào đó có vẻ đặc biệt của ứng viên mà không quan tâm tới nó thì có thể
bạn đã để lỡ cơ hội tuyển dụng người tài.

Cách khắc phục: Hãy để kinh nghiệm và trực giác tác động đến những quyết
định tuyển dụng của bạn! Nếu cảm thấy có điều gì đó chưa rõ, hãy đặt thêm
câu hỏi để phát hi
ện ra năng lực đặc biệt của ứng viên. Sau đó, cần kiểm tra
và rà soát lại những điểm ấn tượng do ứng viên tạo ra.

Một cách làm cổ điển là “kiểm tra tại quầy tiếp tân” để thấy ứng viên phản
ứng ra sao trong lúc chờ đợi phỏng vấn lần thứ hai. Cho nhân viên phòng
nhân sự khéo léo tìm hiểu những điều xoay quanh năng lực đặc biệt của ứng
viên đó. Đôi khi, trong lúc không bị “xét nét”, ứng viên thoải mái chuyện trò
và bộc lộ nhiều điều chưa thể hiện trong lần phỏng vấn thứ nh
ất.

Nghĩ rằng ứng viên dễ dàng sửa chữa được những khuyết điểm đã phạm
phải

Một nhân viên bán hàng có thành tích xuất sắc nhưng bị ghi nhận là thường
cắt xén thời gian làm việc hoặc từng gây ra vất vả cho các nhân viên hỗ trợ
bán hàng. Một số người có năng lực thật sự nhưng lại chỉ thích làm việc và
hành xử theo cách nghĩ riêng của họ.


Nếu bạn nghĩ cứ nhận họ vào làm việc rồi dần “cải hoán” họ thì bạn đã tự đặt
cho mình một bài toán nan giải trong tương lai. Cách khắc phục: Tự hỏi ngay
rằng liệu công ty bạn có sẵn sàng chấp nhận một cá nhân như thế không. Nếu
chấp nhận nhượng bộ cách làm việc tự do của họ và biết rõ những gì sẽ xảy ra
thì hãy vững tin tuyển dụng. Ngượ
c lại, cần chọn lựa người khác.


×