Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trợ thủ cũng có vai trò quan trọng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.81 KB, 5 trang )



Trợ thủ cũng có vai trò
quan trọng

Phía sau những nhà kinh doanh tài giỏi luôn có những người trọ thủ xuất sắc.

Thận trọng tìm trợ thủ đắc lực
Ngay từ những ngày đầu thành lập, các công ty Toyota, Mitshimi, Nippon …
đều có những trợ thủ đắc lực. Carlos Ghosn, trợ thủ đắc lực của công ty
Nissan, năm nay mới ngoài 40 tuổi; Patnek Pelata, phó tổng giám đốc công ty
thu mua sản phẩm của Nhật; Steve Palmer, trợ thủ đứac lực của công ty
Microsoft … Những doanh nghiệp thành công đều có những trợ thủ tài giỏi,
làm được việc, họ đã trở thành động lực thúc đẩy công ty phát triển.

Đương nhiên không phải chỉ có những người có chức vụ mới có thể trở thành
trợ thủ đắc lực. Trợ thủ đắc lực phải là người có vai trò như là cái mắt, cái tai,
cái miệng khác của nhà kinh doanh. Nói cụ thể là cần phải phù hợp với 3 điều
kiện sau đây:

1. Nhắc nhở nhà kinh doanh chú ý tới những quan điểm và góc độ mà
nhà kinh doanh không để ý đến.

2. Truyền đạt những tin tức không tốt đẹp.

3. Thay mặt nhà kinh doanh phố biến những việc mà với cương vị là nhà
kinh doanh không tiện nói ra miệng.

Do cương vị của nhà kinh doanh thường dễ trở thành “Những vị vua khoác
tấm áo mới”. Nếu xung quanh đều là những người phục vụ xu nịnh, thì nhà
kinh doanh đó chỉ càng ngày càng lún sâu vào tình thế cô lập. Để tránh tình


trạng này công ty rất cần một người có thể gạt bỏ tâm tư riêng của mình, đứng
vào lập trường của nhà kinh doanh để giúp đỡ nhà kinh doanh.

Vậy, người như thế nào có thể làm trợ thủ cho nhà kinh doanh?

Muốn có một trợ thủ thích hợp, cần phải tìm một người có tài năng khác với
mình. Ví dụ: Sở trường của mình là quy hoạch chiến lược, thì trợ thủ đắc lực
phải là người có năng lực chấp hành.

Nếu mình là người khá vững mạnh về chấp hành thì cần phải chọn một người
có năng lực về quy hoạch chiến lược. Ý nghĩa lớn nhất trong sự cần thiết của
trợ thủ là để bù đắp vào khoảng trống của nhà kinh doanh.

Công ty Microsoft phải trả lương cao để tuyển dụng Steva Palmer là vì Steva
Palmer có sở trường về năng lực chấp hành mà bản thân nhà kinh doanh
(giám đốc công ty Microsoft) còn thiếu.

Năm 1980, dù đã thành lặpđợc 5 năm mà Microsoft vẫn chỉ là một công ty
thiết kế lập trình loại nhỏ với 30 nhân viên. Lúc đó, giám đốc công ty tin rằng
nếu có một kỹ sư thiết kế lập trình ưu tú thì nhất định sẽ mở được một thời đại
mới. Vì thế ông đã không tiếc tiền trả lương cao và thầu khoán nhiều dự án.
Nhưng do thiếu kinh nghiệm thực tế, người ít mà lại bao thầu nhiều dự án,
nên công ty đang đứng trước nguy cơ khó có thể hoàn thành công việc đúng
thời hạn.

Lúc đó Steva Palmer dứt khoát dùng số chi phí làm thêm giờ của các kỹ sư
thiết kế lập trình để thuê thêm người mới, giúp công ty giải quyết được vấn đề
thiếu nhân lực.

Nhận chức phó giám đốc của công ty Microsoft được hơn 1 tháng, Steva

Palmer đã tiếp nhận dự án sản xuất OS mới của công ty IBM, OS là bộ phận
cơ bản MS – DOS chuyên dùng của máy tính và nó cũng là tiền thân của
Windows, một sản phẩm, phần mềm chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường
thế giới.

Nếu thời kỳ đó Steva Palmer không phát huy được sở trường năng lực chấp
hành của mình để tăng nhân lực (kỹ sư thiết kế phần mềm) thì công ty
Microsoft không thể vươn lên chiếm lĩnh vị trí hàng đầu thế giới như hịên nay
mà rất có thể đã phải đóng cửa từ lâu rồi.

Tương tự, công ty Toyota cũng nhờ có sự hợp tác kiểu này giũa Tổng giám
đốc (nhà kinh doanh, ông chủ) với những trợ thủ đắc lực, còn những người
trợ thủ (chức phó) mà biến được những ý tưởng quy hoạch tốt đẹp thành hiện
thực. Nhờ có những trợ thủ đắc lực phát huy, bổ sung tài năng lẫn nhau mà
Toyota và nhiều công ty khác của Nhật đã trở thành những công ty hàng đầu
thế giới.

×