Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

“Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.36 KB, 108 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội
dung nghiên cứu và kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được
công bố cho việc bảo vệ một luận văn nào. Tôi xin cam đoan những mục trích
dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Bùi Quang Lâm
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại
học, ngoài sự cố gắng bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình
của các cá nhân và tập thể trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại Học
Nông nghiệp Hà Nội, các thầy cô giáo trong khoa KT&PTNT đã trang bị cho tôi
những kiến thức cơ bản và có định hướng đúng đắn trong học tập cũng như tu
dưỡng đạo đức.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS. TS Mai Thanh
Cúc – người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
đề tài và hoàn thành khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể cán bộ trong Văn
phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thanh Hóa, UBND
huyện Quảng Xương, UBND xã Quảng Tân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp
đỡ tôi trong quá trình thực tập tại địa phương.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong thời gian
học tập và thực tập tốt nghiệp vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Bùi Quang Lâm
ii


TÓM TẮT BÁO CÁO
Hiện nay, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang là một vấn đề quan trọng trong
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục đích của chuyển dịch là
tạo ra sự cân đối giữa các ngành, thành phần và các vùng kinh tế trong nền kinh
tế quốc dân. Đồng thời tạo dựng một nền kinh tế có cơ cấu hợp lý, qua đó phát
huy mọi tiềm năng sản xuất, lợi thế so sánh của từng vùng, từng miền và trên cả
nước nhằm phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, giải quyết công ăn
việc làm, nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân. Từ đó, thúc đẩy quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên phạm vị cả nước cũng như từng địa
phương là điều cần thiết. Trước yêu cầu thực tiễn đó, tôi đã lực chọn đề tài:
“Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã Quảng Tân, huyện
Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa”.
Để làm rõ hơn vấn đề cần nghiên cứu, trong bài tôi đã đưa ra các khái
niệm cơ bản: cơ cấu, cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ vai trò và
các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch có thể thấy được tầm quan trọng
của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với từng địa phương, qua đó đưa ra các
giải pháp hợp lý để thúc đẩy quá trình chuyển dịch.
Đề tài chọn đại bàn nghiên cứu là xã Quảng Tân, là một xã nằm ở phía
Bắc trung tâm huyện Quảng Xương, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 7km về
phía nam. Xã có nhiều tiềm năng và lợi thể trong phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và phát triển các ngành kinh tế nói chung. Hiện nay, trong tiến trình CNH
– HĐH của cả nước, việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn một
cách hợp lý là điều cấp bách và cần thiết. Trong bài tôi đã sử dụng phương pháp
thống kê mô tả và phương pháp thống kê so sánh để phân tích tình hình phát
triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã trong 3 năm 2011 – 2013.
Trong những năm vừa qua, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã
Quảng Tân nhìn chung đã theo hướng tập trung khai thác tiềm năng của xã. Cơ
iii
cấu kinh tế của xã đã dần được chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hoá, hiệu
quả ngày càng được nâng cao, đời sống người dân nông thôn trên địa bàn được

cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Về giá trị sản xuất nông nghiệp trong thời
gian qua có sự chuyển dịch nhẹ, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm đa số. Trong
cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, trên địa bàn xã có xu hướng tăng tỷ trọng
ngành chăn nuôi, ngành trồng trọt có xu hướng giảm. Trong ngành chăn nuôi, xã
đã tiến hành đưa các giống kinh tế cao vào sản xuất; trong trồng trọt thì chuyển
đổi cơ cấu lại cây trồng cho hiệu quả, giảm tỷ lệ cây lương thực có hạt, tăng tỷ lệ
cây rau, màu, đưa các giống có năng suất cao, thời vụ ngắn vào gieo trồng. Về
giá trị ngành tiểu thủ công nghiệp – xây dựng tăng trưởng đều qua các năm, các
ngành nghề truyền thống được phát huy và ngày càng mở rộng về quy mô, nâng
cao về chất lượng như nghề mộc dân dụng, nghề cơ khí gia công – sửa chữa,…
Về ngành thương mại – dịch vụ trong 3 năm qua có những chuyển biến đáng kể,
tốc độ tăng trưởng khá cao từ đó giúp tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn
xã.
Nhìn chung, giá trị sản xuất của xã Quảng Tân qua 3 năm đều tăng. Bên
cạnh những thay đổi tích cực trên thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn vẫn
còn một số tồn tại cần được khắc phục. Thứ nhất: tốc độ chuyển dịch vẫn còn
chậm. Hai là: Trong cơ cấu nông nghiệp trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ cao, hiện nay
do quá trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, do vậy cần
giảm tỷ lệ trồng trọt, tăng tỷ lệ ngành chăn nuôi. Ba là: sản xuất nông nghiệp với
quy mô vẫn còn nhỏ lẻ, các mô hình trang trại còn ít. Bốn là: ngành TTCN –
XD, TMDV chiếm tỷ trọng trong nền kinh tế còn chưa cao, sản xuất vẫn còn
trong tình trạng quy mô nhỏ lẻ và trình độ thấp. Tại các điểm nghiên cứu, thông
qua điều tra, phỏng vấn đã cho thấy bước đầu hiệu quả chuyển dịch, và xu
hướng của việc chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị
trường, chuyển dịch theo hướng quy hoạch thành vùng sản xuất riêng biệt. Do
vậy, để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã Quảng Tân,
iv
các giải pháp được đưa ra là: giải pháp quy hoạch phát triển và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả
năng cạnh tranh; đẩy mạnh chuyển giao ứng dựng tiến bộ kỹ thuật, các thành

tựu khoa học công nghệ và công tác khuyến nông; đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng, phát triển các ngành nghề lợi thế, tăng cường huy động vốn và đào tạo phát
triển nguồn nhân lực.
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đảm bảo phát triển kinh tế một cách
bền vững ở xã Quảng Tân là quá trình phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển.
Do đó thực trạng và những giải pháp thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế
giữa các ngành, thành phần và vùng kinh tế đang được hết sức quan tâm, chú
trọng. Để có thể tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển dịch trong thời gian tới, xã
Quảng Tân cần áp dụng một cách đồng bộ các giải pháp kinh tế - kỹ thuật để có
thể khai thác được tốt nhất hiệu quả tiềm năng của xã.
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CCKT
CCKTV
GTSLHH
CNH – HĐH
NN
CN – XD
TM – DV
GTSX

CC
TBKT
KHCN
DT
NS
SL
Tr.đ
ĐVT
: cơ cấu kinh tế

: cơ cấu kinh tế vùng
: giá trị sản lượng hàng hóa
: công nghiệp hóa – hiện đại hóa
: nông nghiệp
: công nghiệp – xây dựng
: thương mại – dịch vụ
: giá trị sản xuất
: lao động
: cơ cấu
: tiến bộ kỹ thuật
: khoa học công nghệ
: diện tích
: năng suất
: sản lượng
: triệu đồng
: đơn vị tính
vi
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần ba
mươinămđổimới,nềnkinhtếnướctađãthoátkhỏisựtrìtrệ,cóbướcpháttriển vượt
bậc, thu hút và sử dụng có hiệu quảcácnguồnlực từ bênngoài, từng
bướcnângcaosứccạnhtranhcủanềnkinhtế.Cơcấukinhtế
đãchuyểndịchtheohướngtíchcựctrongtoàn
bộnềnkinhtếcũngnhưtrongcácngành,cáclĩnh vực,cácđịaphương.Chúng
tađãđánh giácaokếtquảcủaquátrình chuyển dịchcơcấukinhtế trongnhữngnăm
qua.Tuy nhiên,sovớiyêucầupháttriển, quátrìnhchuyển dịch cơcấu trong
từngngành,từngđịaphươngcũngcònnhữnghạnchế,bấtcập.Vìvậy,việcnghiêncứu
sự chuyển dịch cơcấungành kinhtếcóý nghĩatolớncảvềlíluậnvàthựctiễn.Xây
dựngcơcấu kinhtếhợplýlàmộttrongnhữngnộidungcơ bảncủaquátrình

côngnghiệphóa,hiệnđại hóanướcta.Đảngtaxácđịnhnội
dung“cốtlõi”củacôngnghiệphóa,hiệnđạihóalàsựphát
triểncủalựclượngsảnxuất,hìnhthànhvàchuyểndịchcơcấukinhtếgắnvớiđổimớică
nbản
kỹthuậtvàcôngnghệ,phâncônglaođộngxãhội,pháttriểnmạnhmẽcácngànhcóhàm
lượng khoahọc,côngnghệhiệnđạinhằmmục tiêutăngtrưởngkinhtế
cao,bềnvữngcủa toànbộnền kinhtếquốcdân.
Quảng Tân là một xã đồng bằng thuộc huyện Quảng Xương nằm giáp
trung tâm huyện. Xã có lợi thế phát triển kinh tế - xã hội, như: phát triển các
ngành nghề nông nghiệp, trong đó có nghề nuôi cá giống nước ngọt là thế
mạnh, không chỉ cung cấp con giống cho các xã trong huyện, trong tỉnh mà
còn tiêu thụ ở các tỉnh, thành phố như: Quảng Ninh, TP Hải Phòng, thậm chí
sang cả Lào. Ngoài ra, xã Quảng Tân có Quốc lộ 1A chạy qua nên thuận lợi
1
cho phát triển kinh tế đa ngành nghề. Do đó tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nhanh, tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ
tăng, tỷ trọng trong nông nghiệp giảm. Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện
nhất quán đường lối phát triển chung của cả tỉnh nói riêng và cả nước nói
chung, kinh tế xã Quảng Tân đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực góp
phần thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH tại địa phương nói riêng và cả
nước nói chung.
Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã Quảng Tân
những năm vừa qua còn chậm, chưa đạt được hiệu quả so với tiềm năng sẵn
có cũng như xu thế phát triển trong thời gian tới. Do vậy, để phát triển bền
vững cần phải tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế một các phù hợp. Muốn
vậy, phải xác định đúng bước đi, cách làm và phải có những cơ chế, chính
sách hợp lý, hiệu quả.
Việc nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã Quảng Tân
để có những giải pháp phù hợp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tích cực góp phần CNH, HĐH và phát triển bền vững là

hết sức cần thiết trong những năm tới. Chính vì thế, tôi đi đến chọn đề tài:
“Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã Quảng Tân, huyện
Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã Quảng
Tân, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, từ đó đề xuất một số giải pháp
chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
2
- Đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của xã Quảng Tân những năm qua.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế hợp lý trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của khóa luận là vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã
Quảng Tân, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những nội dung cơ bản của
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở xã Quảng Tân
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 23 tháng 01 năm 2014 đến ngày 24
tháng 05 năm 2014. Số liệu được sử dụng trong thời gian từ năm 2011 đến
năm 2013.
3
PHẦN II. PHẦN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.1.1 Một số khái niệm về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế


Sự phát triển của sản xuất dẫn đến quá trình phân công lao động xã hội.
Tuỳ thuộc vào tính chất sản phẩm, chuyên môn kỹ thuật mà chia thành từng
ngành, lĩnh vực khác nhau. Nhưng trong nền sản xuất, các ngành, lĩnh vực
này không thể hoạt động một cách độc lập mà phải có sự tương tác qua lại lẫn
nhau, hỗ trợ và thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Từ đó đòi hỏi nhận thức đầy đủ về mối quan hệ giữa các bộ phận. Sự
phân công và mối quan hệ hợp tác trong hệ thống thống nhất là tiền đề cho
quá trình hình thành cơ cấu kinh tế.
Theo Các Mác: “Cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản
xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật
chất”.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Cơ cấu kinh tế là tổng thể các
ngành, các lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng
và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn đinh giữa chúng hợp thành trong một
khoảng thời gian nhất định”.
Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống, có thể
hiểu cơ cấu kinh tế có thể hiểu như một tổng thểhợp thành bởi nhiều yếu tố
kinh tế của nền kinh tế quốc dân, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ, những
tương tác qua lại cả về số lượng và chất lượng, trong những không gian và
điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, chúng vận động hướng vào những mục tiêu
nhất định. Từ quan điểm này ta thấy cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế, là
nền tảng của cơ cấu xã hội và chế độ xã hội.
4
Tiếp cận cơ cấu kinh tế theo hướng khác cho rằng: Cơ cấu kinh tế hiểu
một cách đầy đủ là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có
quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong những không gian
và thời gian nhất định, trong những điều kiện kinh tế - xã hội xác định, được
thể hiện trên nhiều phương diện phù hợp với mục tiêu hướng tới của nền kinh
tế.

Từ các cách tiếp cận trên đã phản ánh được bản chất chủ yếu của cơ
cấu kinh tế đó là các vấn đề như:
- Tổng thể các các nhóm ngành, các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế
của một quốc gia.
- Số lượng, tỷ trọng của các nhóm ngành và các yếu tố cấu thành hệ
thống kinh tế trong tổng thể nền kinh tế đất nước.
- Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các nhóm ngành, các yếu tố
hướng vào mục tiêu đã xác định.
Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan phản ánh trình độ phát triển của
xã hội và các điều kiện phát triển của một quốc gia. Sự tác động từ chiến lược
phát triển kinh tế, hay sự quản lý của Nhà nước có tác dụng thúc đẩy hoặc
kìm hãm sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong một thời gian nhất định chứ
không thể thay đổi hoàn toàn nó.
Mặt khác, cơ cấu kinh tế lại mang tính lịch sử xã hội nhất định. Cơ cấu kinh
tế được hình thành khi quan hệ giữa các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế được
thiết lập một cách cân đối và sự phân công lao động diễn ra một cách hợp lý.
Sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất là xu hướng phổ biến
ở mọi quốc gia. Song mối quan hệ giữa con người với con người, con người
với tự nhiên trong quá trình tái sản xuất mở rộng ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi
quốc gia lại có sự khác nhau. Sự khác nhau đó bị chi phối bởi quan hệ sản
xuất, đặc trưng văn hoá - xã hội và các yếu tố lịch sử của mỗi dân tộc. Các
5
nước có hình thái kinh tế - xã hội giống nhau nhưng vẫn có sự khác nhau
trong việc hình thành cơ cấu kinh tế, bởi vì điều kiện kinh tế - xã hội, chiến
lược phát triển của mỗi nước có sự khác nhau.
Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách hợp lý khi chủ thể quản lý
Nhà nước có khả năng nắm bắt các quy luật khách quan, đánh giá đúng nguồn
lực trong nước và nước ngoài để tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá
trình hình thành cơ cấu kinh tế. Nhưng sự tác động này không mang tính áp
đặt ý chí mà là sự tác động mang tính định hướng.


Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (2005):“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
làquá trình cải biến kinh tế xã hội từ tình trạng lạc hậu, mang nặng tính chất tự cấp
tự túc từng bước vào chuyên môn hoá hợp lí, trang bị kĩ thuật, công nghệ hiện đại,
trên cơ sở đó, tạo ra năng suất lao động cao, hiệu quả kinh tế cao và nhịp độ tăng
trưởng mạnh cho nền kinh tế nói chung. CDCCKT bao gồm việc cải biến cơ cấu
kinh tế theo ngành, theo vùng lãnh thổ và cơ cấu các thành phần kinh tế”.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra khi: Thứ nhất, có những thay đổi
lớn về điều kiện phát triển. Tiếp theo là có những khả năng và giải pháp mới
làm thay đổi phương thức khai thác các điều kiện hiện tại. Điều kiện cuối
cùng là trong quan hệ phát triển giữa các bộ phận của cơ cấu kinh tế có những
trở ngại dẫn đến việc hạn chế lẫn nhau làm ảnh hưởng đến sự phát triển
chung. (Võ Tấn Danh, 2011)
2.1.2 Nội dung, phân loại và vai trò của cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế

* Những tiêu chí để đánh giá một cơ cấu kinh tế hợp lý
Để đánh giá mức độ, kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
người ta thường căn cứ vào các tiêu chí:
6
- Tỷ trọng và vị trí, tác động của các ngành phi nông nghiệp (công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ) trong nền kinh tế:
Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp càng cao thì cơ cấu kinh tế có trình
độ càng cao. Hiện nay, người ta thường cho rằng một nền kinh tế đang phát
triển muốn trở thành một nền kinh tế công nghiệp hoá thì phải giảm được tỷ
trọng nông nghiệp xuống dưới 20% GDP, nâng tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ mỗi ngành lên mức trên dưới 40% GDP. Đối với các nền kinh tế công
nghiệp hoá cao thì tỷ trọng nông nghiệp phải giảm dưới 10%, thậm chí dưới
5%.(VOER, 2014)
- Sự liên kết giữa các ngành, giữa các lãnh thổ: Sự liên kết được thể

hiện qua mối quan hệ phối hợp hoặc cung cấp thiết bị, công nghệ, nguyên vật
liệu, dịch vụ, cũng như kết hợp tạo ra sản phẩm cuối cùng một cách có hiệu
quả. Sự thay đổi cơ cấu vùng theo hướng công nghiệp hoá có thể được đo
bằng các tiêu chí như: Mức độ đô thị hoá, sự tăng trưởng thực tế của các khu
vực công nghiệp, sự chuyển dịch cơ cấu lao động và dân cư.
- Trình độ công nghệ và sức cạnh tranh giữa các ngành:
Trong nội bộ ngành nông nghiệp, tính chất công nghiệp hóa nông
nghiệp thể hiện ở mức độ chuyển hướng các phương pháp canh tác thủ công
cổ truyền, giảm các phương pháp canh tác thô sơ, tăng các hoạt động canh tác
bằng phương pháp công nghiệp, áp dụng cách mạng xanh, cách mạng trắng,
cơ khí hoá, điện khí hoá, tự động hoá, vi sinh hoá…
Trong công nghiệp, đó là mức độ ứng dụng khoa học – kỹ thuật, công
nghệ hiện đại vào sản xuất.
* Xu hướng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Một cơ cấu kinh tế dù hoàn chỉnh đến đâu cũng không thể ổn định lâu
dài mà trái lại luôn vận động và biến đổi phù hợp với sự phát triển của lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Việc xác định xu hướng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế là hết sức cần thiết, trong đó nhân tố con người giữ vai trò quan
7
trọng. Sự nhận thức và hành động đúng của con người tạo ra khả năng và điều
kiện thúc đẩy quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế tốt nhất cần quan tâm một số mặt sau:
- Thứ nhất: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo nền kinh tế tăng
trưởng nhanh, bền vững với hiệu quả cao nhất để tích lũy ngày càng lớn trong
toàn bộ nền kinh tế.
- Thứ hai: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng lựa chọn và phát
triển quy mô sản xuất hợp lý trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa công nghệ, kỹ
thuật truyền thống sẵn có với kỹ thuật công nghệ tiên tiến của thế giới.
- Thứ ba: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đi liền với việc khai thác và
phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế.

- Thứ tư: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác tốt nhất khả
năng và lợi thế so sánh giữa các vùng kinh tế trong nước.
- Thứ năm: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải phù hợp với sự phát triển
của các khả năng cung ứng của nền kinh tế trong nước và xu hướng hội nhập
quốc tế.
- Thứ sáu: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo ổn định chính trị
xã hội và môi trường sinh thái.

Cơ cấu kinh tế thông thường được phân ra làm 3 loại:
- Cơ cấu kinh tế theo vùng – lãnh thổ: Là chỉnh thể liên kết các
ngành kinh tế và các ngành sản xuất trong một vùng theo một kiểu cấu trúc
nhất định mà cơ chế vận động nào đó có thể tạo ra khả năng tăng trưởng kinh
tế. Trong CCKTV có các ngành chuyên môn hoá, các ngành bổ trợ cho các
ngành chuyên môn hoá và các ngành phục vụ. Cũng có thể phân loại theo so
sánh các ngành; ngành năng động, ngành mới, ngành chủ đạo, ngành định
hình và ngành tổ hợp. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hình thành
CCKTV: quy mô lãnh thổ và dân số, các nguồn tư liệu tự nhiên, lao động,
8
mức sống, phân công lao động và hợp tác quốc tế, cấu trúc hạ tầng, tiến bộ
khoa học kĩ thuật. Thường sau một thời gian phát triển, CCKTV biến đổi lớn,
phải có những điều chỉnh vĩ mô về cơ cấu kinh tế và hướng ưu tiên hay hạn
chế sự phát triển của một số ngành. (Từ điển Bách Khoa Việt Nam, 2005)
Nước ta, tính đến thời điểm hiện nay cơ cấu kinh tế theo vùng – lãnh
thổ được chia thành bảy vùng kinh tế chính: Đồng bằng sông Hồng, Vùng
trung du miền núi phía Bắc, Bắc trung bộ, Duyên hải nam trung bộ, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó có bốn vùng
kinh tế trọng điểm là: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ (Hà Nội, Hưng Yên,
Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc), Vùng kinh tế trọng
điểm Trung bộ (Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), Vùng kinh
tế trọng điểm Nam bộ (TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình

Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang), Vùng kinh tế trọng điểm
vùng đồng bằng sông Cửu Long (TP. Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau).
(Chinhphu.vn, 2014)
Trong quá trình hình thành và phát triển, các vùng kinh tế trọng điểm
đang phát huy lợi thế, tạo nên thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, gắn
với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, và không chỉ tạo ra động lực thúc
đẩy sự chuyển dịch nhanh cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo chiều hướng tích
cực mà còn góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là hỗ trợ và thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh lân cận trong vùng. Nhà nước tiếp
tục thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm phát huy vai trò đầu tàu tăng trưởng
nhanh, đồng thời tạo điều kiện và đầu tư thích đáng hơn cho vùng nhiều khó
khăn. Thống nhất quy hoạch phát triển trong cả nước, giữa các vùng, tỉnh,
thành phố, tạo sự liên kết trực tiếp về sản xuất, thương mại, đầu tư, giúp đỡ kỹ
thuật về nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nguồn nhân lực
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng và khu vực, gắn chặt phát
9
triển kinh tế - xã hội với bảo vệ, cải thiện môi trường và quốc phòng an ninh.
(Chinhphu.vn, 2014)
- Cơ cấu kinh tế theo ngành: là sự phân chia nền kinh tế theo những
ngành sản xuất quan trọng. Những ngành sản xuất này tương đối độc lập với
nhau, dựa trên những đối tượng và sản phẩm sản xuất khác nhau. Cho tới nay,
những ngành sản xuất quan trọng và lớn trong nền kinh tế bao gồm: Nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Việc nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế nhằm
tìm ra những cách thức duy trì tỷ lệ hợp lý của chúng và những lĩnh vực cần
ưu tiên tập trung các nguồn lực có hạn của quốc gia trong mỗi thời kỳ nhằm
thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế một cách nhanh chóng và có
hiệu quả. (Dương Ngọc Quang, 2013)
Tuy nhiên, xu thế phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới hiện nay theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều đó có nghĩa là đang có sự chuyển
dịch cơ cấu nền kinh tế với tỷ trọng nghiêng về phát triển ngành công nghiệp

và dịch vụ, trong khi đó ngành sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp quy
mô và tỷ trọng trong nền kinh tế.
Cơ cấu ngành là bộ phận cơ bản và quan trọng cấu thành nên nền kinh
tế, nó là nòng cốt của chiến lược phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và từng bước chuyển sang nền kinh tế trí thức. Cơ cấu
ngành thường chia nền kinh tế ra làm 3 khu vực: Khu vực I (nông – lâm – ngư
nghiệp), Khu vực II (công nghiệp, xây dựng cơ bản), khu vực III (thương mại,
dịch vụ).
Với nền kinh tế nước ta, khu vực I là khu vực có lợi thế rất lớn nhưng
khu vực II mới chính là khu vực tiềm năng mang tính quyết định, còn khu vực
III là khu vực mang tính cầu nối.
Cơ cấu ngành phản ánh trình độ phân công lao động lao xã hội chung
của nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Khi phân tích cơ
cấu ngành của một quốc gia người ta thường phân tích theo 3 nhóm ngành
chính:
10
Nhóm ngành nông nghiệp: Gồm các ngành nông, lâm, ngư nghiệp.
Nhóm ngành công nghiệp: Gồm các ngành công nghiệp và xây dựng.
Nhóm ngành dịch vụ: Gồm thương mại, dịch vụ và du lịch,…
Để nền kinh tế được tăng trưởngvà phát triển hợp lý cần phải nghiên
cứu cơ cấu này nhằm tìm ra cách thức duy trì tính tỷ lệ hợp lý của chúng và
những lĩnh vực cần ưu tiên tập trung cao nguồn lực có hạn của mỗi quốc gia
trong thời kỳ nhằm thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân
một cách nhanh nhất, có hiệu quả nhất.
- Cơ cấu kinh tế theo thành phần
Theo Dương Ngọc Quang, 2013:
Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế là cơ cấu kinh tế theo khu vực
sở hữu. Trong thời kỳ đầu của cải cách kinh tế (những năm 1986 - 1990),
Chính phủ đã có những chính sách khuyến khích để mỗi thành phần kinh tế
có thể phát triển ở mức cao nhất, có đóng góp lớn nhất vào sự phát triển của

nền kinh tế. Từ chính sách này, cơ cấu của nền kinh tế đã hình thành nên ba
khu vực sở hữu chính: kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước (kinh tế tư
nhân, kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đình) và khu vực kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài (FDI).
Trong đó, mỗi một khu vực đều có những thế mạnh riêng cũng như
những hạn chế nhất định. Khu vực kinh tế nhà nước bao gồm hệ thống các
doanh nghiệp nhà nước được hình thành trong suốt mấy chục năm phát triển
là trụ cột của nền kinh tế với nhiều ngành sản xuất kinh doanh quan trọng
trong các lĩnh vực hạ tầng cơ sở, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội, các
ngành công nghiệp mũi nhọn… và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ có ý
nghĩa quyết định lớn tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế trong suốt thời
kỳ chuyển đổi và phát triển kinh tế từ. Tuy nhiên, khu vực sở hữu kinh tế nhà
nước, trong quá trình phát triển cũng đã bộc lộ những điểm hạn chế như hiệu
quả đầu tư thấp, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh yếu… khó có thể tiếp
tục phát triển mạnh khi quá trình hội nhập kinh tế.
11
Khu vực kinh tế ngoài nhà nước với đặc thù là có quy mô nhỏ, năng
động và ít bị tổn thương khi những biến động về chính trị, kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, khu vực kinh tế ngoài nhà nước lại có những hạn chế như quy mô
nhỏ, công nghệ thô sơ, cạnh tranh yếu và ít có cơ hội để thực hiện quá trình
hợp tác phát triển với các nước cũng như các quốc gia khác. Khu vực kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài có thế mạnh là khả năng cạnh tranh lớn, tiếp cận thị
trường tốt, tiềm năng về huy động vốn lớn, khả năng hợp tác phát triển và hội
nhập kinh tế quốc tế cao, song khu vực kinh tế này đòi hỏi chi phí đầu tư
thường lớn, ít hiểu biết về thị trường cũng như những thế mạnh về tài nguyên,
lao động của Việt Nam.
Do vậy, việc nghiên cứu cơ cấu kinh tế theo khu vực sở hữu có ý nghĩa
quan trọng trong hoạch định các chính sách phát triển chung của nền kinh tế
cũng như chính sách phát triển của mỗi khu vực kinh tế, nhằm phát huy thế
mạnh của mỗi khu vực sở hữu và tạo ra những đóng góp cao nhất của mỗi

khu vực trong những giai đoạn phát triển nhất định, phù hợp với yêu cầu của
hội nhập kinh tế quốc tế và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
 !"#$%"&'#(
#)*#
* Vai trò của cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại, phát triển kinh tế
của một quốc gia. Một nền kinh tế muốn tăng trưởng phát triển thì phải có
một cơ cấu hợp lý, tiên tiến. Sự hợp lý, tiên tiến thể hiện ở chỗ không phải
giữa tất cả các ngành kinh tế, thành phần kinh tế được đồng đều với nhau về
mặt lượng mà trong nền kinh tế phải có những ưu tiên nhất định đối với
những ngành kinh tế có tiềm năng phát triển, thì phải đảm bảo cho những
ngành đó đi trước tạo đà cho các ngành khác phát triển theo.
Trong quá trình phát triển, bất cứ quốc gia nào dù là nước phát triển
hay đang phát triển tại từng giai đoạn cụ thể nào cũng đều phải xây dựng một
nền kinh tế có cơ cấu hợp lý. Tính hợp lý trong cơ cấu kinh tế là biểu hiện sự
12
hiệu quả của nền kinh tế. Nó cho phép khai thác tối đa các nguồn lực về tài
nguyên, vốn, con người và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực đó.
Trong bối cảnh hiện nay, để thực hiện được mục tiêu tổng quát trong
phát triển kinh tế, chính phủ các nước chủ động xác định cơ cấu kinh tế trong
chiến lược phát triển của mình. Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi
mạnh mẽ, dưới tác động của kinh tế thị trường có thể làm cho mục tiêu phát
triển của đất nước trong thời kì trở nên khó đạt được hơn. Giải quyết vấn đề
cơ cấu kinh tế luôn là trọng tâm của việc hoạch định kế hoạch phát triển kinh
tế của Việt Nam và các nước trên thế giới.
* Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các
yếu tố lợi thế của nền kinh tế nói chung, các địa phương nói riêng theo từng
thời kì phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế không cố định. Bởi
đó là sự thay đổi về số lượng các ngành hoặc sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa

các ngành, vùng, thành phần do sự xuất hiện hoặc biến mất của một số ngành
và tốc độ tăng trưởng giữa các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế không đồng
đều.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phát triển nền kinh tế toàn diện, đáp
ứng nhu cầu của toàn xã hội. Ngày nay xã hội không ngừng phát triển, nhu cầu
của con người không ngừng tăng lên cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Do
vậy để đáp ứng được nhu cầu của toàn xã hội cần phải đa dạng hóa sản phẩm và
dịch vụ. Muốn vậy thì cơ cấu kinh tế luôn phải được chuyển dịch một cách hợp lý
nhằm phù hợp với điều kiện xã hội và phải thực hiện đa dạng hóa sản phẩm.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm chuyển dịch cơ cấu lao động, góp phần
to lớn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội đặc biệt là vấn đề việc làm, tạo
thu nhập và cải thiện đời sống dân sinh.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ
trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển.
13
Đây không phải đơn thuần là sự thay đổi vị trí, mà là sự biến đổi cả về chất và
lượng trong nội bộ cơ cấu. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế là cải tạo cơ cấu
cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp.
Chuyển dịch cơ cấu thực chất là sự điều chỉnh cơ cấu trên ba mặt biểu
hiện của cơ cấu kinh tế, đó là cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu
vùng – lãnh thổ kinh tế. Hướng sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế tháo các
mục tiêu kinh tế - xã hội đã xác định cho từng thời kì phát triển.
2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế luôn luôn biến đổi, chuyển dịch dưới tác động của nhiều
nhân tố: nhân tố bên trong – bên ngoài, nhân tố khách quan – chủ quan. Trong
những nhân tố tác động, có những nhân tố tích cực thúc đẩy phát triển, song
cũng có những nhân tố hạn chế, kìm hãm sự chuyển dịch và phát triển. Các
nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn có thể chia
thành các nhóm sau:
 +,%("

* Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên
Vị trí địa lý của một vùng lãnh thổ góp phần tạo ra sự hình thành và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng đó. Nếu ở vị trí thuận lợi, một nước hay
một vùng có khả năng rất tốt để mở rộng thị trường, tiếp nhận các nguồn lực
từ bên ngoài thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngược lại,
nếu vị trí địa lý bất lợi thì việc thu hút đầu tư, các nguồn lực bên ngoài, phát
huy các nguồn lực bên trong gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, địa hình là yếu tố
có ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế. Căn cứ vào
vị trí và địa hình để bố trí ngành sản xuất trọng điểm có tác dụng lớn đến quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tài nguyên thiên nhiên: gồm khoáng sản, đất đai, khí hậu, lâm sản, hải
sản…là một trong những nguồn lực cơ bản của quá trình sản xuất, là điều
kiện cần thiết để phát triển các ngành kinh tế. Có thể thấy rằng tài nguyên
14
thiên nhiên là cơ sở xuất phát tự nhiên quan trọng để hình thành cơ cấu kinh
tế của các nền kinh tế trên thế giới. Ở nước ta, nông nghiệp lúa nước, mỏ
than, mỏ dầu…là những cơ sở tự nhiên để phát triển một nền kinh tế mà cơ
cấu bao gồm trong đó các ngành sản xuất lúa gạo, than và dầu mỏ,… Tuy
nhiên tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, do đó cần tính toán chuyển dịch cơ
cấu các ngành kinh tế để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đó,
đồng thời bảo vệ môi trường sống bền vững cho thế hệ mai sau.
Khí hậu thuỷ văn là nguồn tài nguyên liên quan và tác nhân ảnh hưởng
đến các ngành kinh tế quốc dân. Đăc biệt là sản xuất nông nghiệp, yếu tố thuỷ
văn có ảnh hưởng tới mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, năng suất, chất
lượng sản phẩm vì hiệu quả sản xuất.
* Lao động và chất lượng nguồn nhân lực
Dân số, sức lao động: được xem là nguồn lực quan trọng cho phát triển
kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng. Dân số và tốc độ tăng
dân số của một quốc gia hay vùng lãnh thổ có ảnh hưởng đến quá trình tăng
trưởng kinh tế cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Có một nguồn lao động dồi dào thì sẽ có nguồn nhân lực phục vụ cho
sản xuất nhiều hơn, nhưng nếu tốc độ tăng dân số quá cao gây dư thừa và làm
giảm chất lượng lao động. Do đó có thể sẽ làm tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Việc cải thiện chất lượng lao động hay nguồn nhân lực là cơ sở quan
trọng để phát triển các ngành kinh tế kỹ thuật cao, có tác dụng kích thích tăng
trưởng kinh tế. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa việc nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện tất yếu để hướng tới một nền kinh tế
sản xuất công nghệ cao, nền kinh tế tri thức thay thế lao động thủ công, lạc
hậu nhằm tăng trưởng và phát triển.
* Vốn đầu tư
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất, quyết định
sự tăng trưởng kinh tế. Nhà nước sử dụng ngân sách để đầu tư phát triển sản
15
xuất sẽ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu ngành công nghiệp
một cách nhanh chóng.
Vốn đầu tư là chìa khoá cho mọi sự phát triển của quốc gia nói chung
và địa phương nói riêng. Không có vốn đầu tư để hiện đại hoá trang thiết bị,
đổi mới công nghệ thì không có tăng trưởng kinh tế cũng như chuyển dịch cơ
cấu kinh tế. Chính vì thế, việc huy động vốn đầu tư để chuyển dịch cơ cấu
kinh tế là việc làm hết sức cần thiết.
Ngoài nguồn vốn từ ngân sách của nhà nước trực tiếp đầu tư vào một
số lĩnh vực, các chính sách khuyến khích hoặc không khuyến khích đầu tư
vào một số lĩnh vực cũng góp phần đáng kể vào việc hướng dòng chảy của
vốn vào những lĩnh vực, những ngành sản phẩm khác nhau. Dòng vốn đầu tư
nước ngoài có thể trở thành một trong những động lực mạnh, tạo ra “cú
huých” lớn, thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các
dòng vốn nước ngoài có thể chảy theo các kênh đầu tư trực tiếp (FDI), hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) cho vay thương mại, kiều hối hoặc đầu tư gián
tiếp trên thị trường chứng khoán.
* Thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội

Thị trường là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến sự
hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhân tố thị trường tác động đến sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện như sau:
- Tạo ra quá trình mở rộng và khai thác tiềm năng cho sự phát triển của
các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
- Thúc đẩy sự phân công lao động xã hội, đa dạng hoá ngành nghề,
khuyến khích mở rộng đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra sự tăng trưởng
nhanh cho các ngành kinh tế ở địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
- Tác động của sự cạnh tranh và nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao trên thị
trường tạo động lực thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đổi mới
công nghệ ở trong nội bộ từng ngành trở nên bức thiết.
16
- Thông qua lợi ích kinh tế thu được sẽ tạo ra động lực chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nhằm đạt hiệu quả ở mức cao hơn.
Như vậy, thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội là yếu tố tác động
rất lớn tới quá trình chuyển dịch kinh tế. Nó không chỉ qui định số lượng mà
cả chất lượng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nên nó có tác động trực tiếp
đến quy mô, trình độ phát triển của các ngành, lĩnh vực ở địa phương…
* Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất tại khu vực
Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu lao động và con người có khả năng
sử dụng tư liệu lao động để tác động vào các đối tượng lao động, tạo ra sản
phẩm hàng hoá, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Lực lượng sản xuất phát triển sẽ làm thay đổi quy mô sản xuất, công
nghệ, trang thiết bị…từ đó hình thành và phát triển các ngành nghề mới,
chuyển lao động từ đơn giản thành phức tạp, từ ngành nghề này sang ngành
nghề khác làm phá vỡ những cơ cấu cũ, thiết lập một cơ cấu kinh tế mới phù
hợp hơn.
* Khả năng và cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước
Cơ chế quản lý của Nhà nước có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng.

Cơ chế quản lý khoa học, phù hợp với quy luật khách quan và tình hình thực
tiễn thì nó sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển tạo điều kiện cho quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh và hiệu quả.
Ngược lại nếu không có sự quản lý đúng đắn, phương hướng không
phù hợp, khách quan thì nó sẽ kìm hãm, làm chậm lại quá trình phát triển và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
 +,("
* Xu thế toàn cầu hoá kinh tế và quốc tế hoá lực lượng sản xuất
Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã hình thành mạng lưới sản xuất quốc
tế, cùng với việc ứng dụng các công nghệ mới và sự phát triển mạnh mẽ của
17
các công ty đa quốc gia đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch sản xuất kinh
doanh vượt xa hơn biên giới của một vùng lãnh thổ.
Xu thế này tạo ra sự đan xen vào nhau, khai thác thế mạnh của nhau,
thúc đẩy hợp tác với nhau một cách toàn diện cả trong sản xuất, trao đổi hàng
hoá, dịch vụ và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ. Tính phụ thuộc lẫn
nhau giữa các nền kinh tế tăng lên, các mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa các
nước và các khu vực ngày càng trở lên sâu rộng và mật thiết. Quá trình phân
công lao động trở lên sâu sắc và chuyên môn hoá hơn, làm cơ sở cho quá
trình quốc tế hoá lực lượng sản xuất.
* Xu hướng chính trị xã hội của khu vực và thế giới
Xét đến cùng, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế. Sự biến động
về chính trị – xã hội của một nước, một khu vực hoặc thế giới sẽ tác động
mạnh mẽ đến hoạt động ngoại thương, đầu tư, chuyển giao công nghệ…buộc
các nước phải điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp, đảm bảo cho nền kinh tế ổn định và phát
triển.
* Sự phát triển của khoa học công nghệ
Khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ tiên tiến được coi là nhân tố
quyết định đối với quá trình sản xuất. Khoa học công nghệ phát triển bước

đầu làm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng hàng hóa từ đó khiến cho giá
thành giảm khiến hàng hóa dễ cạnh tranh hơn trên thị trường; thứ hai ứng
dụng khoa học công nghệ còn làm tăng chất lượng sản phẩm do đó làm tăng
giá trị kinh tế của hàng hóa trong các ngành, lĩnh vực, tạo ra những bước đột
phá lớn thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Như vậy, các nhân tố khách quan có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội, là nhân tố tác động đến việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, chính các nhân tố chủ quan mới giữ
vai trò then chốt và quyết định đối với quá trình chuyển dịch trên.
18
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số nước trên thế
giới
%"-'.,
Theo Đỗ Hoài Nam, 1996: Từ sau khi cuộc chiến tranh Triều Tiên kết
thúc (1953) đến nay, sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hàn
Quốc có thể chia làm 3 giai đoạn lớn:
- Giai đoạn 1: từ 1954 – 1961
- Giai đoạn 2: từ 1962 đến hết thập kỉ 1970
- Giai đoạn 3: Từ đầu thập kỉ 1980 đến nay
Cần chú ý nhiều hơn đến bước chuyển từ giai đoạn I sang giai đoạn 2 –
là bước chuyển quyết định của quá trình công nghiệp hóa.
+ Giai đoạn 1 (1954 – 1961): Được đặc trưng bằng quá trình phục hồi
sau chiến tranh (1954 – 1957) và ổn định kinh tế (1958 – 1961). Nhìn chung,
diễn biến kinh tế trong thời kì này được đặc trưng bởi tốc độ phát triển kinh tế
chậm chạp, bình quân chừng 4%/năm. Nhóm ngành thứ nhất chiếm tỷ trọng
lớn trong ngành kinh tế:65% lao động, 40% tổng sản phẩm xã hội.Trong khi
đó, vai trò của nhóm ngành thứ 2 và thứ 3 rất mờ nhạt. Lạm phát ở mức cao.
Tình trạng thất nghiệp chưa được giải quyết. GNP bình quân đầu người dưới
100 đô la. Trong giai đoạn 1958 – 1961, chính phủ tăng cường chống lạm

phát bằng chính sách tăng thuế, giảm đầu tư, thắt chặt tiền tệ và giữ ngân sách
cân đối. Tuy nền kinh tế đỡ rồi loạn, mức tăng giá bán buôn hạ xuống, song
mức tăng trưởng kinh tế bị giảm đáng kể.
+ Giai đoạn 2 (từ 1962 đến hết thập kỷ 70):
Khác giai đoạn I, giai đoạn này đặc trưng bằng tốc độ tăng trưởng đáng
khâm phục. Sự “cất cánh” đột ngột đó thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế sau:
Tổng sản phẩm xã hội trong những năm 1962 – 1978 bình quân tăng gần
10%/năm.
19

×