Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

ĐỀ TÀI " NHẬN ĐỊNH VỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NĂM 2011 " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.22 KB, 9 trang )


1

NHẬN ðỊNH VỀ ðIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NĂM 2011

Phạm Thị Hoàng Anh
Khoa Ngân hàng - Học viện Ngân hàng

Mặc dù tỷ giá biến ñộng khá mạnh vào thời ñiểm ñầu năm, nhưng năm 2011 vẫn ñược coi là một
thành công bước ñầu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong ñiều hành chính sách tỷ giá nhằm ñạt
ñược các mục tiêu kinh tế vĩ mô cũng như trong việc ổn ñịnh thị trường ngoại tệ. Bài viết ñiểm qua
diễn biến tỷ giá USD/VND trong năm 2011, qua ñó ñưa ra một số nhận ñịnh về các biện pháp ñiều
hành chính sách tỷ giá, và một số khuyến nghị chính sách cho năm 2012.

1. Diễn biến tỷ giá USD/VND và các biện pháp ñiều hành chính sách tỷ giá trong năm 2011
Trong những năm gần ñây, tỷ giá và ñiều hành chính sách tỷ giá luôn là một vấn ñề ñược Chính phủ
cũng như NHNN ñặc biệt quan tâm do những biến ñộng lớn của nó ñã gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới
sự ổn ñịnh kinh tế vĩ mô. Thực tế những năm gần ñây cho thấy, trong khi tỷ giá thường có xu hướng
khá ổn ñịnh vào dịp ñầu năm do nguồn cung ngoại tệ dồi dào từ kiều hối, thì nó xu hướng biến ñộng
lớn bất thường bắt ñầu từ tháng 8 và ñặc biệt vào các tháng cuối năm do nhu cầu thanh toán nhập
khẩu, tất toán các khoản vay ngoại tệ ñến hạn, và sự tăng lên của giá vàng thế giới. Tuy nhiên, diễn
biến tỷ giá năm 2011 dường như không theo quy luật ñó khi tỷ giá biến ñộng khá mạnh vào dịp ñầu
năm, ñặc biệt sau khi NHNN ñiều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng vào ngày 11/2. Trong khi ñó
tỷ giá lại dường như không có dấu hiệu quá căng thẳng khi mà chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính
thức và tự do chỉ vào khoảng 300-400VND trong quý 4 năm 2010 (khá thấp so với chênh lệch khoảng
1.500-2.000VND của các năm trước) trong quý 4/2011.
Diễn biến tỷ giá VND trong năm 2011 có thể ñược chia thành 4 giai ñoạn với các sắc thái diễn biến
khác nhau của tỷ giá trên thị trường tự do (Hình 1):
- Giai ñoạn 1- Tháng 1/2011: Tỷ giá tự do ổn ñịnh quanh mốc 21.000, trong khi NHNN cố gắng kiềm
giữ tỷ giá chính thức ở mức 18.932.


- Giai ñoạn 2- Thời ñiểm sát Tết nguyên ñán ñến ñầu tháng 3/2011: Tỷ giá tự do tăng mạnh lên trên
22.300 sau khi NHNN phá giá.
- Giai ñoạn 3- Trung tuần tháng 3 ñến ñầu tháng 8/2011: Tỷ giá tự do giảm mạnh, xuống sát với tỷ giá
của NHTM sau khi NHNN thi hành nhiều biện pháp ñiều hành chính sách tỷ giá.
- Giai ñoạn 4- Tỷ giá tự do bắt ñầu tăng mạnh vượt trên giá trần quy ñịnh của NHNN và tiếp tục dao
ñộng quanh mức 21.300-21.400 cho ñến cuối năm 2011.
Hình 1. Diễn biến tỷ giá USD/VND trên các thị trường trong năm 2011

2



Nguồn: www.sbv.gov.vn, www.vietcombank.com.vn
Giai ñoạn 1- Tháng 1/2011
Trong những ngày ñầu năm 2011, do chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục tăng cao ñã
ñẩy giá USD trên thị trường tự do tăng lên trên mức 21.000. Trước sức ép liên tục về phá giá VND,
nhưng NHNN vẫn tiếp tục kiềm giữ duy trì tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại mức 18.932, trong khi
các ngân hàng thương mại (NHTM) niêm yết tỷ giá tại mức trần 19.500. Diễn biến này khiến cho
chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và tự do (paralell market premium) ñẩy lên tới 1.500-
1.600VND (tương ñương khoảng 8% so với tỷ giá chính thức). ðà tăng tỷ giá trên thị trường tự do chỉ
chững lại vào cuối tháng 1, nhưng sau ñó lại có xu hướng tăng mạnh trong các ngày sát và sau kì nghỉ
Tết nguyên ñán 2011. Diễn biến này hơi khác với các năm trước khi mà tỷ giá USD thường giảm vào
dịp Tết do lượng kiều hối ñổ về nhiều. Sự tăng mạnh của giá USD tự do tại thời ñiểm ñó có thể do
chênh lệch khá lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới (hơn 1 triệu VND/lượng). Bên cạnh ñó, sự kì
vọng của giới ñầu cơ về khả năng NHNN sẽ tiến hành phá giá VND ngay sau Tết cũng có thể ñược coi
là nguyên nhân khiến cho giá USD tự do tăng. Diễn biến tỷ giá USD/VND trong những ngày ñầu năm
mới 2011 cho thấy giới ñầu cơ ñang trông chờ nhiều vào các tín hiệu của NHNN về ñiều hành chính
sách tỷ giá.
Giai ñoạn 2- Thời ñiểm sát Tết nguyên ñán ñến ñầu tháng 3/2011
ðúng như dự ñoán và kì vọng của thị trường, ngày 11/2 NHNN ñã tiến hành ñiều chỉnh tăng tỷ giá

bình quân liên ngân hàng thêm 9,3% (tương ñương với việc VND bị phá giá 8,5%) ñồng thời thu hẹp
biên ñộ dao ñộng tỷ giá xuống ±1%. ðộng thái ñiều chỉnh tỷ giá lần này ñược kì vọng sẽ giúp cho
VND xích lại gần hơn với giá trị thực và có thể giúp loại trừ ñược phần nào tình trạng “tồn tại 2 tỷ giá
với mức chênh lệch quá lớn” trong thời gian khá dài, từ ñó giúp khơi thông nguồn cung ngoại tệ cho
các NHTM. Hành ñộng này của NHTW còn giúp làm giảm sức ép tới nguồn dự trữ ngoại hối ñang khá
mỏng trong ngắn hạn. Không những thế, sự ñiều chỉnh tỷ giá khá mạnh tay lần này của NHNN sẽ có
thể ñưa ñến những tác ñộng tích cực ñến xuất khẩu trong khi lại tác ñộng không ñáng kể tới nhập khẩu
bởi các doanh nghiệp ñã phải giao dịch với tỷ giá trong thời gian khá dài nên việc thay ñổi tỷ giá lần
này chỉ là sự “hợp thức hóa” các giao dịch. Thêm vào ñó, việc NHNN ñưa ra một thông ñiệp rõ ràng
hơn về chính sách tỷ giá sẽ khiến cho các nhà ñầu tư nước ngoài mạnh tay giải ngân vốn FDI, FII do
tâm lý trông chờ NHNN phá giá thêm ñã ñược loại trừ.
Một ñiểm thay ñổi khá quan trọng sau ngày 11/2 ñó là NHNN ñã thực hiện linh hoạt trong việc niêm
yết tỷ giá chứ không cố ñịnh tỷ giá trong thời gian dài như trước ñây thông qua việc tăng/giảm tỷ giá
này theo ngày (Hình 1). Tỷ giá niêm yết tại các NHTM cũng biến ñộng cũng chiều với tỷ giá bình

3

quân liên ngân hàng mặc dù luôn ñược niêm yết kịch trần (+1%). Tuy nhiên, ñộng thái ñiều chỉnh tỷ
giá của NHNN lại dường như không có mấy tác ñộng tích cực tới thị trường tự do khi mà giá USD liên
tục tăng kể từ ngày 11/2 cho ñến cuối tháng 2, ñặc biệt biến ñộng khá mạnh trong ngày 17/2 khi giá
bán ñược niêm yết vượt 22.000, ñạt kỉ lục 22.300 vào ngày 19/2. Sự tăng mạnh ñột biến của giá USD
có thể bắt nguồn từ chênh lệch giá vàng thế giới và trong nước vẫn ñang duy trì ở mức khá cao, cộng
thêm với tâm lý ñầu cơ của người dân cũng như sự e ngại về giá trị của VND. Không những thế, thông
tin dự trữ ngoại hối tại thời ñiểm ñó chỉ còn khoảng 10 tỷ USD và những quan ngại về tình hình lạm
phát cao có thể là những nguyên nhân góp phần khiến cho giá USD tự do liên tục tăng mạnh.
Giai ñoạn 3- Trung tuần tháng 3 ñến ñầu tháng 8/2011
Trước những bất ổn của thị trường ngoại hối tự do do tác ñộng của tâm lý và hiện tượng ñầu cơ làm
giá của các ñại lý thu ñổi ngoại tệ, NHNN cho biết sẽ kiểm soát chặt chẽ hoạt ñộng thu ñổi ngoại tệ
với sự phối hợp của công an và quản lý thị trường. ðây là biện pháp ñầu tiên nằm trong gói các biện
pháp mà NHNN ñưa ra nhằm thực hiện tốt Nghị quyết 11 của Chính phủ nhằm bình ổn thị trường

ngoại hối, tăng niềm tin vào giá trị VND và hạn chế tình trạng ñô la hóa nền kinh tế. Thông tin này ñã
khiến cho thị trường ngoại hối tự do ngừng giao dịch ngay trong ngày 7/3/2011 (phiên ñầu tuần thứ 2
của tháng 3) làm nhiều người có nhu cầu giao dịch ngoại tệ ngỡ ngàng. Mặc dù không thể phủ nhận
vai trò của các ñại lý thu ñổi ngoại tệ trong việc ñáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các cá nhân, thậm chí là
doanh nghiệp, nhưng cũng phải thừa nhận rằng ñây cũng là gây nên những bất ổn của thị trường tiền
tệ. Chính vì vậy kiểm soát hoạt ñộng của các ñại lý này là một trong những biện pháp của NHNN
nhằm ổn ñịnh hoạt ñộng của thị trường ngoại tệ tự do qua ñó bình ổn vĩ mô nền kinh tế, chống USD
hóa nền kinh tế và tăng niềm tin của người dân vào giá trị VND trong thời ñiểm hiện nay.
Cùng với việc kiểm soát chặt thị trường ngoại tệ tự do, NHNN cho biết sẽ cụ thể hóa giải pháp tiến tới
xóa bỏ hoàn toàn hoạt ñộng kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do cũng như ñưa hoạt ñộng của
thị trường vàng vào khuôn khổ như ñã ñề ra trong Nghị quyết 11 thông qua việc ban hành các quy
ñịnh về giao dịch vàng (dự kiến ñược ban hành trong Quý 3). Thông tin về các biện pháp kiểm soát
chặt thị trường vàng lần này của NHNN ñược kì vọng sẽ tránh ñược tình trạng ñầu cơ vàng, vốn ñược
coi là nguyên nhân chính gây nên những bất ổn của thị trường vàng cũng như liên thông tới thị trường
ngoại tệ tự do như trong thời gian trước ñây. Thêm vào ñó, nó có thể giúp loại bỏ tình trạng găm giữ,
tích trữ vàng trong dân, phục hồi niềm tin vào VND. Ngoài ra, nó sẽ giúp cho NHNN tránh phải ñưa ra
các quyết ñịnh nhập khẩu vàng liên tục (nhu cầu tăng ñột biến do tâm lý tích trữ, ñầu cơ trong dân mỗi
khi giá vàng thế giới tăng), giảm áp lực tới dự trữ ngoại hối quốc gia. Các biện pháp hành chính này
dường như tỏ ra khá hiệu quả khi mà tỷ giá giao dịch “ngầm” tự do liên tục giảm xuống từ trên 22.000
vào thời ñiểm ñầu tháng 3 xuống chỉ còn 21.100-21.150 tại thời ñiểm cuối tháng, ñưa chênh lệch tỷ
giá chính thức và tự do xuống còn 210 - 250 VND.
Trong Quý 2, NHNN tiếp tục ban hành các văn bản pháp lý nhằm bình ổn thị trường ngoại hối, hạn
chế tình trạng USD hóa nền kinh tế và hướng tới mục tiêu chỉ sử dụng VND trên lãnh thổ Việt Nam
khi áp trần lãi suất huy ñộng USD là 3% (Thông tư 09, ngày 9/4) và sau ñó là 2% (Thông tư 14, ngày
2/6); Quyết ñịnh 750 về tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ñối với tiền gửi ngoại tệ từ 4% lên 6% (ngày 9/4) và
sau ñó tăng lên 7% (ngày 1/6). Với các biện pháp nhằm hạn chế huy ñộng và cho vay bằng ngoại tệ
này của NHNN ñã giúp khơi thông nguồn ngoại tệ do người dân nhận thấy nắm giữ USD không có lợi
bằng VND
1
nên có xu hướng bán USD ñể gửi tiết kiệm bằng VND, giúp tăng nguồn cung ngoại tệ trên

thị trường ngoại hối. Không những thế, NHNN ñã mở rộng ñối tượng phải kết hối ngoại tệ khi ban
hành Thông tư 13 (có hiệu lực từ 1/7/2011). Chính vì vậy, không có gì là khó hiểu khi trong quý 2,
cùng với ñà giảm của tỷ giá bình quân liên ngân hàng, các NHTM liên tiếp giảm tỷ giá mua và bán
xuống dưới mốc trần tỷ giá (+1%) theo quy ñịnh của NHNN, thậm chí có thời ñiểm gần sát với giá
sàn, dao ñộng quanh 20.500-20.700 (Hình 1). ðây là lần ñầu tiên kể từ tháng 5/2010, tỷ giá của các
NHTM rơi khỏi mốc trần của NHNN. Cùng với diễn biến trên thị trường chính thức, tỷ giá trên thị
trường tự do cũng tiếp tục suy giảm, biến ñộng tương ñối cùng chiều với tỷ giá bình quân liên ngân
hàng và tỷ giá niêm yết tại các NHTM. Sự ổn ñịnh trên các thị trường ngoại tệ ñược kéo dài cho ñến

1
Chênh lệch lãi suất huy ñộng USD và VND lên tới 11-15% tùy theo kì hạn và số lượng tiền gửi trong khi tỷ giá USD
ñược dự báo chỉ tăng nhẹ, thậm chí là có thể tương ñối ổn ñịnh vào cuối năm.

4

ñầu tháng 8/2011 khi mà sự tăng giá kỉ lục của giá vàng thế giới ñẩy giá vàng trong nước tăng cao, ñã
khiến cho giá USD tại các ngân hàng cũng như trên thị trường tự do tăng lên sát trần quy ñịnh của
NHNN.
Giai ñoạn 4- từ tháng 8/2011 ñến cuối năm
Trong các năm gần ñây, tỷ giá thường có xu hướng biến ñộng rất mạnh trong quý 4 với chênh lệch
giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do thường ở mức khá cao, dao ñộng khoảng 1.000-
2.000VND. Mặc dù hiện tượng này vẫn chưa ñược loại trừ hoàn toàn trong quý 4 năm 2011 do các
nguyên nhân vốn từng gây nên những biến ñộng trên thị trường tự do vẫn tiếp tục xảy ra nhưng mức
chênh lệch chỉ còn khoảng 300-400VND có thể coi là “chấp nhận ñược”. Sự ổn ñịnh tạm thời và
những chuyển biến tích cực trên thị trường ngoại tệ tự do tại thời ñiểm cuối năm 2011 ñược cho là bắt
nguồn từ một số nguyên nhân trong ñó phải kể ñến những cam kết của NHNN nhằm bình ổn thị
trường ngoại tệ, theo ñó tỷ giá USD/VND sẽ ñược ñiều chỉnh không quá 1% kể từ ngày 7/9/2011 cho
ñến hết năm. Ngoài ra, diễn biến thuận lợi của cán cân thương mại, cán cân tổng thể trong năm 2011
2
,

ñặc biệt trong những tháng cuối năm ñã hỗ trợ khá ñắc lực cho những cam kết của NHNN. Không
những thế những quy ñịnh và biện pháp kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng ñã khiến cho biến ñộng
của thị trường này không còn gây nhiều tác ñộng tiêu cực ñến thị trường ngoại tệ tự do như trước ñây.
2. ðánh giá hoạt ñộng ñiều hành chính sách tỷ giá của NHNN năm 2011
Trong năm 2011, NHNN ñã ban hành và thực thi khá quyết liệt nhiều biện pháp ñể nhằm ổn ñịnh thị
trường ngoại tệ. Các biện pháp này ñược tổng kết trong bảng sau:
Bảng 1. Các biện pháp ñiều hành tỷ giá của NHNN trong năm 2011
Biện pháp ñiều hành Nội dung
1. ðiều chỉnh tỷ giá bình
quân liên NH
Từ 18.932 lên 20.693 (tương ñương với việc VND bị phá giá
8,5%) (11/2/2011)
2. Thay ñổi biên ñộ dao Giảm biên ñộ từ ±3% xuống ±1% (11/2/2011)

2
Số liệu XNK mới nhất cho thấy nhập siêu của Việt Nam trong năm 2011 chỉ tương ñương với khoảng 11% kim ngạch
xuất khẩu (thấp hơn nhiều so với kế hoạch là 16% ñược ñề ra trong NQ11. Kim ngạch xuất khẩu tăng tới 35% so với năm
2010. Theo ước tính cán cân tổng thể của Việt Nam năm 2011 thặng dư khoảng 3 tỷ USD.

5

ñộng tỷ giá
3. Các biện pháp tiền tệ và
hành chính khác
- Kiểm soát chặt thị trường ngoại hối tự do
- Không ñược huy ñộng và cho vay bằng vàng (1/5/2011); Tiến
tới xóa bỏ hoàn toàn hoạt ñộng kinh doanh vàng miếng trên thị
trường tự do
- Các biện pháp nhằm hạn chế huy ñộng và cho vay ngoại tệ:
+ Quy ñịnh ñối tượng ñược vay bằng ngoại tệ (Thông tư 07,

ngày 24/3/3011):
+ Áp lãi suất trần huy ñộng USD là 3% (9/4/2011), sau ñó
giảm xuống 2% (2/6/2011);
+ Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 4% lên 6% (9/4/2011); và 7%
(1/6/2011)
- Mở rộng ñối tượng phải thực hiện kết hối ngoại tệ (Thông tư
13 ban hành 1/6, có hiệu lực 1/7/2011).
- Quy ñịnh về việc mang ngoại tệ tiền mặt, ñồng VN tiền mặt
của cá nhân khi xuất nhập cảnh (5000USD và 15 triệu VND phải
khai báo với Hải quan- có hiệu lực từ 1/9/2011)
- Quy ñịnh về việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với
các TCTD ñược phép mua 100USD/ngày (Thông tư 20 ngày
29/8//2011)
- Cam kết không ñiều chỉnh tỷ giá quá 1% từ ngày 7/9 ñến cuối
năm 2011.
- Quy ñịnh mức xử phạt ñối với các giao dịch ngoại hối trái phép
(Nghị ñịnh 95/2011/ND-CP ngày 20/10/2011) theo hướng tăng
mức phạt
3

Nguồn: www.sbv.gov.vn.
Có thể nói rằng, các biện pháp ñiều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ quyết liệt của NHNN theo tinh
thần của Nghị quyết 11 ñược ñưa ra từ tháng 3 ñã ñem lại một số tác ñộng khá tích cực tới tỷ giá cũng
như thị trường ngoại tệ trong năm 2011. Cụ thể như sau:
Thứ nhất: NHNN ñã thể hiện một vai trò khá chủ ñộng và tự tin trong ñiều hành chính sách tỷ giá: (i)
ñộng thái chủ ñộng phá giá mạnh của NHNN ñể loại trừ tâm lý “chờ ñợi phá giá thêm” của giới ñầu
cơ; (ii) chủ ñộng phát tín hiệu giữ ổn ñịnh tỷ giá trong quý 4 năm 2011 (không ñiều chỉnh tỷ giá quá
1%) và thực hiện thành công.
Thứ hai: Có sự thay ñổi ñáng kể trong cách thức công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Cụ thể, nếu
trong các năm trước NHNN thường giữ cố ñịnh tỷ giá trong một thời gian dài, rồi ñột ngột ñiều chỉnh

tỷ giá, thì năm nay NHNN ñã ñiều chỉnh tỷ giá thường xuyên hơn, linh hoạt hơn (có tăng, giảm tùy
theo cung cầu trên thị trường)
4
.
Thứ ba: Cách thức ñiều hành chế ñộ tỷ giá hối ñoái của NHNN dường như ñã có sự thay ñổi từ chế ñộ
tỷ giá neo với USD trong giai ñoạn 2008-2009 (nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn


3
Ngày 20/12/2011, cơ quan chức năng ñã công bố về việc tịch thu toàn bộ 500.000USD và hơn 10 tỷ VND trong giao dịch
ngoại tệ trái phép tại TPHCM. ðộng thái này của các cơ quan chức năng ñã khiến cho tỷ giá trên thị trường tự do giảm tới
100VND so với ngày hôm trước.
4
Tuy nhiên, cũng có những thời ñiểm NHNN cố ñịnh tỷ giá trong một khoảng thời gian nhất ñịnh.

6

cầu) sang chế ñộ tỷ giá linh hoạt hơn dựa trên rổ tiền tệ
5
, ñặc biệt kể từ ngày 11/2/2011. Kết luận này
dựa vào kết quả thực nghiệm xác ñịnh sự biến ñộng của tỷ trọng USD trong rổ tiền tệ VND theo ngày
trong giai ñoạn từ 2/1/2007-29/4/2011 (Hình 2). Cụ thể bằng việc sử dụng công cụ lọc Kalman áp
dụng cho phương pháp Frankel and Wei (1994, 2008)
6
, nghiên cứu của Phạm Thị Hoàng Anh (2010);
Takagi và Phạm (2011) ñã chỉ ra rằng, tỷ trọng của USD trong rổ tiền tệ VND ñã giảm từ 90-97%
trong giai ñoạn 2007-2010 (giai ñoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu), xuống còn khoảng 77-80%
trong quý 2/2011.
Hình 2. Diễn biến tỷ trọng USD trong rổ tiền tệ xác ñịnh VND trong giai ñoạn 4/1/2007-
29/4/2011 (ñơn vị: %)

7

a/ Có CNY (Nhân dân tệ) trong rổ tiền tệ VND

b/ Không có CNY (Nhân dân tệ) trong rổ tiền tệ VND

Nguồn: Phạm Thị Hoàng Anh (2010), Takagi và Pham (2011)
Thứ tư: Chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do ñã ñược thu hẹp ñáng kể từ
mức 1.000-2.000VND xuống còn 300-400VND tại thời ñiểm cuối năm 2011, thậm chí có những lúc
chênh lệch rất thấp chỉ ở mức 10-20VND (thời ñiểm giữa năm). ðây có thể coi là thành công bước ñầu
của NHNN trong việc giữ ổn ñịnh tỷ giá, ñặc biệt trong các giai ñoạn cao ñiểm.
Thứ năm: Sau một thời gian dài liên tục giảm, dự trữ ngoại hối của Việt Nam ñã bắt ñầu tăng trở lại.
Tính ñến ngày 20/7, NHNN ñã mua vào khoảng 4,8 tỷ USD ñưa lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam


5
Rổ tiền tệ VND bao gồm tiền tệ của các nước có quan hệ thương mại, ñầu tư chính với Việt Nam, bao gồm: Mĩ (USD),
EU (EUR), Anh (GBP), Úc (AUD), Nhật (JPY), Trung quốc (CNY), Singapore (SGD), Hàn quốc (KRW), Malaysia
(MYR), Thái (THB). Tiền tệ ñịnh giá là SDR (Quyền rút vốn ñặc biệt) của IMF.
6
Xem thêm phụ lục ñể biết thêm chi tiết của phương pháp nghiên cứu này.
7
Do CNY ñược neo cố ñịnh với USD trong một thời gian khá dài từ năm 2008-19/6/2010, nên các tác giả ñã ước lượng tỷ
trọng USD trong rổ tiền tệ của VND trong 2 trường hợp: (i) có CNY; (ii) và không có CNY.

7

tính ñến tháng 7 vào khoảng 17-17,5 tỷ USD, tương ñương khoảng 8,5 -9 tuần nhập khẩu. Như vậy dự
trữ ngoại hối ñã tăng ñáng kể so với con số 10 tỷ USD hồi ñầu năm.
Thứ sáu: NHNN ñã thực hiện khá cương quyết những biện pháp kiểm soát thị trường tự do cũng như

các biện pháp hạn chế tình trạng USD hóa và vàng hóa nền kinh tế. Nhờ ñó mà hiện tượng ñầu cơ trên
thị trường tự do có xu hướng giảm; tâm lý tích trữ ñầu cơ vào vàng và ngoại tệ của người dân giảm
dần. Sự liên thông cũng như tác ñộng tiêu cực của sự biến ñộng giá vàng trong nước và thế giới tới giá
USD trên thị trường tự do ñã dần dần giảm xuống (Hình 3).
Hình 3. Diễn biến giá vàng trong nước (SJC) và tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do từ tháng
7-12/ 2011
(Trục tung bên trái: USD/VND; trục tung bên phải: giá vàng SJC - VND/chỉ)

Nguồn:
www.vangsaigon.com
Bên cạnh những ñiểm tích cực ñó, thì hoạt ñộng ñiều hành chính sách tỷ giá của NHNN năm 2011 vẫn
còn những vấn ñề chưa ñược giải quyết một cách triệt ñể. ðó là cơ chế hai tỷ giá (tỷ giá niêm yết tại
các NHTM và tỷ giá thực tế mà các NHTM giao dịch) vẫn chưa ñược loại bỏ hoàn toàn khi mà tình
trạng này vẫn còn diễn ra vào thời ñiểm cuối năm. Ngoài ra, mặc dù ñã có những biện pháp hành
chính quyết liệt nhằm ngăn chặn các giao dịch ngoại hối bất hợp pháp, nhưng thị trường tự do vẫn
công khai hoạt ñộng và nó chỉ “tạm thời rút lui” khi các cơ quan chức năng kiểm soát gắt gao.
3. Một vài khuyến nghị trong ñiều hành chính sách tỷ giá năm 2012
Năm 2011 chứng kiến sự thành công bước ñầu của NHNN trong ñiều hành chính sách tỷ giá. Tuy
nhiên, năm 2012 vẫn là một năm ñầy thách thức ñối với NHNN trong việc ổn ñịnh tỷ giá cũng như thị
trường ngoại hối khi mà các áp lực gây tới tỷ giá dường như vẫn hiện hữu bởi lẽ:
(i) Năm 2011 chứng kiến nhập siêu của Việt Nam giảm mạnh do kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ñột
biến (35%) làm cho tỷ trọng nhập siêu trên kim ngạch xuất khẩu chỉ vào khoảng 11% (rất thấp so với
con số mục tiêu là 16%). Tuy nhiên một vấn ñề ñặt ra là liệu mức tăng trưởng này có thể tiếp tục ñược
duy trì trong năm 2012 hay không khi mà kinh tế toàn cầu vẫn ñang trong giai ñoạn suy thoái. Không
những thế, kim ngạch xuất khẩu năm 2011 tăng mạnh là do các mặt hàng xuất khẩu ñược lợi về giá
chứ không phải do khối lượng xuất khẩu tăng. Chính vì vậy, vấn ñề thâm hụt thương mại, một trong
những nguyên nhân gây áp lực tới tỷ giá, vẫn sẽ khiến cho các nhà hoạch ñịnh chính sách phải quan
tâm.
(ii) Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chưa có dấu hiệu phục hồi rõ ràng thì vốn ñầu tư trực tiếp, vốn ñầu
tư gián tiếp, vốn ODA (nguồn tài trợ cho thâm hụt thương mại cũng như tạo nguồn cung USD cho thị

trường ngoại hối) sẽ có thể không dồi dào. ðiều này có thể khiến cho các áp lực tới tỷ giá khó mà
giải tỏa.

8

(iii) Trong năm 2012, mặc dù Chính phủ ñề ra mục tiêu lạm phát dưới 10% nhưng lạm phát vẫn luôn
là con ngựa bất kham ñối với các nhà hoạch ñịnh và quản lý chính sách kinh tế của Việt Nam. Nhiều
năm trước cho thấy dù chỉ tiêu lạm phát ñược ấn ñịnh khá thấp (7-8%) tại thời ñiểm ñầu năm nhưng
thực tế thì các nhà hoạch ñịnh chính sách thường xuyên phải ñiều chỉnh con số này theo hướng tăng
lên trong suốt năm tài chính.
8

(iv) Sự tăng trưởng mạnh của tín dụng ngoại tệ trong các năm trước ñây ñược chứng minh là một trong
những nguyên nhân khiến cho tỷ giá bất ổn vào dịp cuối năm. Mặc dù NHNN ñã có những biện pháp
hạn chế tăng trưởng tín dụng ngoại tệ trong năm 2011, nhưng báo cáo mới nhất của NHNN
9
cho thấy
tăng trưởng tín dụng ngoại tệ là 18,7%, cao hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng nội tệ (10,2%).
Trong bối cảnh lãi suất VND vẫn tiếp tục ở mức khá cao và tỷ giá ñược dự báo sẽ tiếp tục duy trì ổn
ñịnh trong năm 2012 thì các doanh nghiệp vẫn có thiên hướng vay bằng ngoại tệ. Chính vì vậy, vấn ñề
tăng trưởng tín dụng ngoại tệ sẽ vẫn dành ñược sự quan tâm của các nhà hoạch ñịnh chính sách.
Trước những áp lực có thể có về tỷ giá trong năm 2011, chính vì vậy tác giả ñưa ra một số giải pháp
nhằm ñiều hành chính sách tỷ giá năm 2011 ñạt hiệu quả cao hơn.
Thứ nhất, về cơ chế ñiều hành chính sách tỷ giá. NHNN cần tiếp tục ñiều hành tỷ giá theo hướng linh
hoạt, trong ñó tỷ giá VND cần ñược xác ñịnh theo một rổ tiền tệ chủ chốt, không nên chỉ neo VND
theo USD. ðồng thời, trong trường hợp cần phải phá giá thì NHNN cũng cần phải ñiều chỉnh tỷ giá ñủ
mạnh ñể tránh “tâm lý trông chờ phá giá tiếp” và “tâm lý ñầu cơ” của doanh nghiệp, của người dân
cũng như các nhà ñầu tư.
Hình 4. Diễn biến tỷ giá thực song phương (RER) và ña phương (REER)


Nguồn:
www.sbv.gov.vn, Thống kê Tài chính quốc tế của IMF, và tính toán của tác giả
Thứ hai, về vấn ñề ñịnh giá cao của VND. Theo tính toán của tác giả thì VND bị ñịnh giá thực cao so
với USD cũng như so với rổ tiền tệ (Tỷ giá thực song phương USD/VND chỉ dao ñộng quanh mức
0,7-0,8- Hình 4). Chính vì vậy, nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu cũng như giúp gia tăng sức cạnh
tranh của nền kinh tế, NHNN cần ñiều chỉnh tỷ giá danh nghĩa USD/VND sao cho ít là ñưa tỷ giá thực
song phương bằng 1, sau ñó sẽ ñiều chỉnh tiếp tục ñể ñạt ñược các mục tiêu kinh tế vĩ mô ñã ñề ra.
Thứ ba, về ñiều hành chính sách tiền tệ nhằm tạo niềm tin của người dân vào giá trị VND: Trong bối
cảnh các bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn có thể tiếp tục diễn ra trong năm 2012 thì NHNN cần tiếp tục nhất
quán mục tiêu của chính sách tiền tệ, nên thiên về ổn ñịnh vĩ mô nhằm ñạt mức lạm phát mục tiêu hơn
là mục tiêu tăng trưởng kinh tế ít nhất là trong giai ñoạn này. Theo ñó, NHNN cần ñảm bảo sự nhất


8
ðơn cử như, chỉ tiêu lạm phát ñầu năm 2011 ñược ấn ñịnh là 7%. Tuy nhiên con số này ñược ñiều chỉnh liên tục theo
hướng tăng lên, và con số lạm phát thực tế mới công bố cho năm 2011 lên tới 18,12%.
9
Thông cáo báo chí về ñiều hành chính sách tiền tệ năm 2011, ñịnh hướng và giải pháp ñiều hành năm 2012- NHNN ngày
17/12/2011.

9

quán xuyên suốt các mục tiêu của chính sách tiền tệ như lãi suất, tín dụng, tổng phương tiện thanh
toán, tỷ giá. Bởi vì chỉ có vậy mới có thể làm gia tăng niềm tin của người dân vào giá trị VND.
Thứ tư, về các biện pháp quản lý chặt chẽ thị trường ngoại tệ và vàng tự do. Mặc dù có nhiều ý kiến
về việc NHNN không nên sử dụng các biện pháp phi kinh tê (quản lý hành chính) ñối với các giao
dịch vàng và ngoại tệ tự do, nhưng tác giả cho rằng các biện pháp này vẫn rất cần thiết ñể giúp bình ổn
thị trường ngoại tệ trong lúc cao ñiểm, ít nhất trong một vài năm tới. ðồng thời, NHNN cần thực thi
một cách quyết liệt và thường xuyên, chứ không nên chỉ mạnh tay kiểm tra trong những lúc cao ñiểm
của thị trường ngoại tệ tự do.


Tài liệu tham khảo:
1. Phạm Thị Hoàng Anh (2010), Phân tích ñịnh lượng về thành phần rổ tiền tệ và mức ñộ linh hoạt
của tỷ giá VND, giai ñoạn 1999-2009, Tạp chí Khoa học và ðào tạo Ngân hàng, số tháng 1+2/2010.
2. Takagi Shinji and Pham Thi Hoang Anh (2011), Responding to the global financial crisis:
Vietnamese exchange rate policy, 2008-2009. Journal of Asian Economics, Vol. 22, No.6, 507-517,
December 2011.
2. Một số websites:
www.sbv.gov.vn; www.gso.gov.vn; www.imf.org; www.vangsaigon.com


×