Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Điện ảnh Trung Quốc - Quá trình hình thành và phát triển ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.58 KB, 11 trang )

Điện ảnh Trung Quốc
Quá trình hình thành và phát triển


Điện ảnh Trung Quốc tính cho đến trước năm 1949 là nền văn hóa và công nghiệp
điện ảnh nói tiếng Hoa của Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Đài Loan. Kể từ năm
1949, điện ảnh Trung Quốc được hiểu là nền điện ảnh của Đại lục do Đảng Cộng sản
Trung Quốc nắm quyền, nó tồn tại song song cùng hai nền điện ảnh nói tiếng Hoa
khác là điện ảnh Hồng Kông và điện ảnh Đài Loan. Sau một thời gian dài phát triển
chậm chạp vì những biến cố chính trị, hiện nay cũng giống như nền kinh tế Trung
Quốc, điện ảnh Trung Quốc cũng đang bùng nổ mạnh mẽ và trở thành một cường
quốc điện ảnh thực sự ở khu vực châu Á.

Khác với điện ảnh Hồng Kông vốn sử dụng tiếng Quảng Đông là bản ngữ chính, các
bộ phim của Trung Quốc và Đài Loan đều là những bộ phim sử dụng tiếng Quan
Thoại.


1896-1945: Giai đoạn khởi đầu


Định Quân Sơn, bộ "phim" đầu tiên của điện ảnh tiếng Hoa

Kỹ thuật điện ảnh đến với Trung Quốc khá sớm, những thước phim đầu tiên được
quay ở Trung Quốc là tại Thượng Hải ngày 11 tháng 8 năm 1896. Bộ "phim" đầu tiên,
Định Quân Sơn (定军山), một vở kinh kịch quay lại bằng kỹ thuật điện ảnh, được
thực hiện tháng 11 năm 1905. Trong giai đoạn đầu này, phần lớn các công ty làm
phim nằm trong tay những người phương Tây, mãi đến năm 1916 nền điện ảnh nội địa
của Trung Quốc mới thực sự hình thành với các hãng phim tập trung ở Thượng Hải,
trung tâm công nghiệp và là thành phố lớn nhất của vùng Viễn Đông châu Á.


Trong số các hãng phim mới ra đời này đáng chú ý có Công ty điện ảnh Minh Tinh
(明星) và Tianyi Film Company, tiền thân của hãng phim Thiệu Thị (邵氏) nổi tiếng
sau này. Minh Tinh chính là hãng phim đã sản xuất Lao công chi ái tình (劳工之爱情,
1922), bộ phim điện ảnh cổ nhất của điện ảnh tiếng Hoa còn lưu giữ đến ngày nay.

Phải chờ đến thập niên 1930 nền điện ảnh nói tiếng Hoa mới thực sự khởi sắc với trào
lưu nghệ thuật cấp tiến của những người cánh tả, tiêu biểu là các bộ phim Xuân tằm
(春蠶, 1933, dựa theo tiểu thuyết của Mao Thuẫn), Đại lộ (大路, 1935, một tác phẩm
của đạo diễn Tôn Du) hay Thần nữ (神女, 1934, do Ngô Vĩnh Cương đạo diễn). Các
bộ phim theo trào lưu cấp tiến này đã mang lại màu sắc mới cho điện ảnh Trung Quốc
khi khắc họa rõ nét sự xung đột tầng lớp trong giai đoạn chuyển đổi chính trị từ phong
kiến sang cộng hòa, đồng thời đề cập trực tiếp đến cuộc sống đời thường, như một gia
đình nuôi tằm trong Xuân tằm hay nghề mại dâm trong Thần nữ.

Với những thành công của các bộ phim mang đề tài xã hội này, thập niên 1930 có thể
coi là giai đoạn hoàng kim đầu tiên của điện ảnh tiếng Hoa. Đây cũng là giai đoạn
chứng kiến sự ra đời lớp diễn viên điện ảnh nói tiếng Hoa nổi tiếng đầu tiên với các
ngôi sao điện ảnh như Nguyễn Linh Ngọc, Chu Tuyền hay Triệu Đan.

Năm 1937, Chiến tranh Trung-Nhật bùng nổ, trung tâm điện ảnh Thượng Hải rơi vào
tay quân đội Nhật và giai đoạn hoàng kim đầu tiên của điện ảnh tiếng Hoa chấm dứt.
Hầu như tất cả các hãng phim lớn (trừ hãng Tân Hoa) đóng cửa cơ sở tại Thượng Hải
và rất nhiều nhà làm phim phải chạy khỏi thành phố này để đến lánh nạn ở Hồng
Kông hoặc Trùng Khánh.

Tuy vậy một số nhà điện ảnh vẫn ở lại các khu tô giới của người nước ngoài ở Thượng
Hải để tiếp tục thực hiện các tác phẩm mới. Đáng chú ý đạo diễn Bốc Vạn Thương đã
cho ra đời bộ phim Mộc Lan tòng quân (木兰从军, 1939) lấy từ điển tích Mộc Lan
tòng quân chống ngoại xâm để kêu gọi lòng yêu nước ngay giữa Thượng Hải bị chiếm
đóng.


Ngày 7 tháng 12 năm 1941, sau khi Thế chiến thứ hai chính thức bùng nổ giữa phe
Trục và phe Đồng minh, các khu tô giới bị quân Nhật tịch thu nốt và việc làm phim
của các nhà điện ảnh cấp tiến ở Thượng Hải phải ngừng lại. Điện ảnh ở Đại lục thời
gian này gần như chỉ có hãng Mãn Châu Quốc (株式會社滿洲映畫協會) là hoạt
động với những bộ phim gây nhiều tranh cãi vì chịu ảnh hưởng của chính quyền Nhật
hoàng.


Cuối thập niên 1940: Giai đoan hoàng kim thứ hai

Sau khi quân Nhật đầu hàng năm 1945, ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc, đặc
biệt là ở Thượng Hải nhanh chóng phục hồi. Nhiều hãng phim mới được thành lập,
còn Tân Hoa, hãng phim đã ở lại Thượng Hải trong giai đoạn chiếm đóng, trở thành
công ty có quyền lực bậc nhất của cả nền điện ảnh tiếng Hoa. Năm 1946, đạo diễn nổi
tiếng Thái Sở Sinh trở về từ Hồng Kông đã tái lập hãng phim Liên Hoa, sau đổi tên
thành Côn Luân, một trong các hãng phim quan trọng nhất của điện ảnh Trung Quốc
với nhiều bộ phim đáng nhớ như Nhất giang xuân thủy hướng đông lưu
(一江春水向東流, 1947) hay Ô nha dữ ma tước (烏鴉与麻雀, 1949).

Những bộ phim này đều tiếp tục với xu hướng thiên tả và thể hiện sự không đồng tình
với chính sách đàn áp của Quốc Dân Đảng Trung Quốc do Tưởng Giới Thạch đứng
đầu.

Cùng lúc này, một số hãng phim khác như hãng Văn Hóa lại tách khỏi trào lưu cấp
tiến để phát triển các bộ phim chính kịch riêng. Tác phẩm đáng nhớ nhất theo hướng
đi này có lẽ là Tiểu thành chi xuân (小城之春, 1948), bộ phim sau này đứng đầu trong
danh sách Phim tiếng Hoa hay nhất nhân kỉ niệm 100 năm ngày ra đời điện ảnh Trung
Quốc.



Thập niên 1950 và 1960: Sự hình thành của điện ảnh Xã hội chủ nghĩa

Sau chiến thắng của quân đội Cộng sản trước quân Quốc Dân Đảng năm 1949, điện
ảnh tiếng Hoa chứng kiến bước ngoặt quan trọng khi nó bị tách thành 3 nền điện ảnh
gần như riêng biệt, điện ảnh xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc đại lục, điện ảnh Đài
Loan và điện ảnh Hồng Kông. Từ năm 1951, toàn bộ các bộ phim sản xuất trước
1949, các phim Hồng Kông và phim Hollywood bị cấm tại đại lục, thay vào đó là các
bộ phim tuyên truyền hoặc có đề tài tập trung vào 3 giai cấp nông dân, công nhân và
quân đội. Công ty phim đầu tiên của nhà nước Trung Quốc mới, hãng Trường Xuân
(长春) được thành lập năm 1950.

Điểm đáng chú ý trong giai đoạn này là sự gia tăng đáng kể của số lượng người dân
đến với điện ảnh, lượng khán giả từ 47 triệu người năm 1949 tăng đến 415 triệu người
năm 1959. Trong vòng 17 năm kể từ ngày thành lập nhà nước mới đến khi Cách mạng
văn hóa bùng nổ, đã có tổng cộng 603 bộ phim và 8342 cuộn phim tài liệu và thời sự
được thực hiện, trong đó đa phần là các phim tuyên truyền. Nếu như trước năm 1949,
phần lớn các nhà điện ảnh Trung Quốc học hỏi kinh nghiệm và kĩ thuật từ điện ảnh
Mỹ thì sau khi thành lập nhà nước Xã hội chủ nghĩa, các nhà điện ảnh Trung Quốc
mới được gửi sang Moskva để đào tạo với sự giúp đỡ của điện ảnh Liên Xô.

Năm 1956, Học viện Điện ảnh Bắc Kinh được thành lập. Điện ảnh Trung Quốc cũng
bắt đầu tìm được bản sắc riêng với các bộ phim về đề tài lịch sử hoặc dựa theo các
tiểu thuyết, điển tích cũ, tiêu biểu là bộ phim hoạt hình nổi tiếng Đại náo thiên cung
(大鬧天宮, 1961). Bộ phim cực ăn khách này được thực hiện bởi Vạn Lại Minh, cha
đẻ của nền phim hoạt hình Trung Quốc. Một nhân vật tiêu biểu khác của điện ảnh
Trung Quốc thời gian này là Tạ Tấn, đạo diễn của bộ phim Hồng sắc nương tử quân
(红色娘子军, 1961).



Thập niên 1960 đến 1980: Cách mạng văn hóa và giai đoạn kế tiếp

Năm 1966, Cách mạng văn hóa bùng nổ đã đưa cả nền văn hóa Trung Quốc, trong đó
có điện ảnh, rơi vào chỗ khủng hoảng nặng nề. Gần như toàn bộ các tác phẩm điện
ảnh bị cấm lưu hành, chỉ có rất ít các bộ phim mới được sản xuất (trong đó có phiên
bản vũ kịch của Hồng sắc nương tử quân năm 1971). Nền điện ảnh của Trung Quốc
đại lục gần như chững lại trong giai đoạn 1967-1972, việc làm phim chỉ bắt đầu được
khởi động trở lại sau khi Bè lũ bốn tên bị xét xử và chỉ thực sự hoạt động bình thường
từ năm 1976.

Trong thập niên 1980, công nghiệp điện ảnh Trung Quốc gặp khó khăn trước sự cạnh
tranh từ các loại hình giải trí khác trong khi những bộ phim có tính giải trí cao (như
phim kinh dị hoặc phim võ thuật) lại rất khó vượt qua được sự kiểm duyệt của chính
quyền. Vì vậy để thu hút công chúng, các nhà điện ảnh Trung Quốc tập trung khai
thác đề tài xã hội mà tiêu biểu là các bi kịch trong giai đoạn Cách mạng văn hóa trước
đó cũng như di chứng của cuộc biến động này. Bộ phim đáng chú ý nhất theo thể loại
này là bộ phim của đạo diễn Tạ Tấn, Phù Dung trấn (芙蓉镇, 1986), bộ phim đã đưa
Khương Văn và Lưu Hiểu Khánh trở thành các ngôi sao điện ảnh mới của Trung
Quốc.


Thập niên 1980 và 1990: Sự nổi lên của các đạo diễn Thế hệ thứ 5

Từ nửa cuối thập niên 1980, điện ảnh Trung Quốc bắt đầu thực sự khởi sắc với các
đạo diễn Thế hệ thứ 5, những người mới tốt nghiệp Học viện Điện ảnh Bắc Kinh thời
gian trước đó (phần lớn là năm 1982). Có thể kể tới các đạo diễn Trần Khải Ca,
Trương Nghệ Mưu, Trương Quân Chiêu và Điền Tráng Tráng. Họ là thế hệ nhà làm
phim đầu tiên tốt nghiệp sau Cách mạng văn hóa và đã sớm khẳng định được mình
bằng phong cách làm phim và đề tài mang tính đột phá.


Hai bộ phim mở đầu cho thành công của thế hệ đạo diễn này là Nhất cá hòa bát cá
(一个和八个, 1983, do Trần Đạo Minh thủ vai chính) của Trương Quân Chiêu và
Hoàng thổ (黄土地, 1984, bộ phim xếp thứ 4 trong danh sác phim tiếng Hoa hay nhất
100 năm qua[7]) của Trần Khải Ca. Nhà quay phim cho cả hai bộ phim này là Trương
Nghệ Mưu, người sau đó cũng có những thành công của riêng mình với Cao lương đỏ
(红高粱, 1987), Cúc Đậu (菊豆, 1989) và Đèn lồng đỏ treo cao (大红灯笼高高挂,
1991).

Không chỉ thành công trong nước, các đạo diễn này còn giành rất nhiều giải thưởng
lớn tại các liên hoan phim uy tín, Cao lương đỏ của Trương Nghệ Mưu giành giải Gấu
bạc tại Liên hoan phim Berlin, Thu Cúc đi kiện (秋菊打官司, 1992) cũng của Trương
Nghệ Mưu giành giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venezia và đặc biệt Bá Vương
biệt cơ (霸王別姬, 1993) của Trần Khải Ca đã giành giải Cành cọ vàng tại Liên hoan
phim Cannes.

Cùng với các đạo diễn thế hệ thứ 5, một thế hệ ngôi sao điện ảnh mới của Trung Quốc
cũng thực sự khẳng định được vị trí của mình. Tiêu biểu trong số này là Củng Lợi, nữ
diễn viên đóng vai chính trong hầu hết các bộ phim của Trương Nghệ Mưu hay
Khương Văn, người sau này cũng trở thành một đạo diễn xuất sắc của điện ảnh Trung
Quốc.


Thập niên 1990 đến nay: Thế hệ thứ 6 và nền công nghiệp điện ảnh

Giữa thập niên 1990, thế hệ đạo diễn tiếp theo của Trung Quốc, Thế hệ thứ 6, bắt đầu
thể hiện khả năng với các bộ phim mang đề tài hiện thực và cách nhìn mới mẻ về một
xã hội Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng. Tác phẩm tiêu biểu của thế hệ thứ 6
có thể kể tới Xe đạp Bắc Kinh (十七岁的单车, 2001) của Vương Tiểu Suất, Đông
cung Tây cung (東宮西宮, 1996) của Trương Nguyên, Tô Châu hà (苏州河, 2000)
của Lâu Diệp.


Cùng với việc Hồng Kông trở về với Trung Quốc năm 1997 và sự phát triển kinh tế
của Trung Quốc đại lục, ba nền điện ảnh tiếng Hoa bắt đầu có những tác phẩm hợp
tác, đặc biệt là về đề tài phim lịch sử và phim kiếm hiệp vốn là sở trường của điện ảnh
Trung Quốc ngay từ thời kì đầu.

Năm 1999, tác phẩm hợp tác Ngọa hổ tàng long (臥虎藏龍) với đạo diễn Lý An
người Đài Loan, được quay ở Trung Quốc, có dàn diễn viên nổi tiếng đến từ cả ba khu
vực như Châu Nhuận Phát (Hồng Kông), Chương Tử Di (Trung Quốc) và Trương
Chấn (Đài Loan), đã thành công vang dội trên thị trường quốc tế và giúp điện ảnh ba
khu vực này tìm được hướng đi mới, đó là các bộ phim kiếm hiệp pha trộn lịch sử có
tính thương mại cao và tận dụng thế mạnh của mỗi nền điện ảnh.

Năm 2002 bộ phim Anh hùng (英雄) của Trương Nghệ Mưu theo hướng đi mới này
đã thành công và đánh dấu sự hình thành của ngành công nghiệp điện ảnh mới ở
Trung Quốc. Lấy bối cảnh lịch sử đời Tần Thủy Hoàng với rất nhiều cảnh quay đẹp ở
Trung Quốc và dàn diễn viên toàn sao như Lý Liên Kiệt, Chương Tử Di, Trương Mạn
Ngọc, Lương Triều Vỹ, Anh hùng đã phá kỉ lục doanh thu ở Trung Quốc, đồng thời
đạt được doanh thu rất cao ở châu Á và thậm chí là thị trường phim Mỹ.
Điện ảnh Đài Loan

Điện ảnh Đài Loan là nền nghệ thuật và công nghiệp điện ảnh của Đài Loan, đây
là một trong 3 nền điện ảnh nói tiếng Hoa (cùng với điện ảnh Trung Quốc và
điện ảnh Hồng Kông).

1, Giai đoạn đầu: 1901-1970


Từ năm 1901 đến năm 1937, do là thuộc địa của Nhật Bản vì vậy nền điện ảnh của
hòn đảo Đài Loan chịu ảnh hưởng lớn từ chính quốc. Một ví dụ là sự xuất hiện của

những người dẫn chuyện, hay các benzi (tiếng Nhật: 弁士 - benshi), để đọc thoại và
lời dẫn trong khi các bộ phim câm được trình chiếu. Các benzi này có ảnh hưởng lớn
tới các bộ phim vì họ có thể thêm thắt những ý không có trong kịch bản vào phim, làm
biến đổi ý tưởng cơ bản của tác phẩm. Chính vì vậy bản thân các benzi cũng có thể trở
thành những ngôi sao điện ảnh, ở Đài Loan giai đoạn phim câm có thể kể tới các benzi
nổi tiếng như Wang Yung-feng, Lu Su-Shang hay Zhan Tian-Ma.

Sau khi Chiến tranh Trung-Nhật nổ ra năm 1937, việc sản xuất phim ở Đài Loan bị
chính quyền chiếm đóng siết chặt, tiếng Quan Thoại bị cấm hoàn toàn trong điện ảnh,
chỉ có tiếng Nhật được phép sử dụng trong phim, kể cả tên địa danh, tên người hoặc
các đặc điểm văn hóa có dính tới Trung Quốc. Sau khi Thế chiến thứ hai bùng nổ thì
ngành công nghiệp điện ảnh gần như ngưng trệ vì chỉ bắt đầu được khôi phục trở lại
khi chính quyền Quốc Dân Đảng Trung Quốc tiếp quản Đài Loan từ tay quân đội Nhật
đầu hàng.

Năm 1949, điện ảnh Đài Loan mới thực sự bắt đầu phát triển sau khi quân Cách Mạng
chiến thắng tại Trung Quốc đại lục dẫn đến việc Tưởng Giới Thạch và quân đội Quốc
Dân Đảng phải chạy sang Đài Loan, kéo theo rất nhiều nhà điện ảnh ủng hộ chế độ
này. Thập niên 1960 chứng kiến sự bùng nổ của kinh tế Đài Loan, kéo theo đó là quá
trình đi lên của công nghiệp điện ảnh nước này, nhưng các bộ phim thường chỉ tập
trung vào các bộ phim kiếm hiệp hoặc phim có đề tài lãng mạn như các tác phẩm
chuyển thể từ tiểu thuyết của Quỳnh Dao, nữ văn sĩ được yêu thích ở hòn đảo này.

2, Làn sóng mới thứ nhất: 1982 đến 1990


Đạo diễn Hầu Hiếu Hiền




Vào đầu thập niên 1980, sự phổ biến của truyền hình và cạnh tranh quyết liệt của các
bộ phim Hồng Kông đã buộc điện ảnh Đài Loan phải tìm cho mình hướng đi mới.
năm 1982, bộ phim In Our Time do bốn đạo diễn Dương Đức Xương, Tao De-chen,
Ke I-jheng và Jhang Yi ra đời đã đánh dấu sự hình thành của thế hệ Làn sóng mới
trong điện ảnh nước này. Thế hệ đạo diễn mới này bắt đầu tập trung khai thác những
đề tài mang tính xã hội cao hơn chứ không chỉ còn dừng lại ở các bộ phim kiếm hiệp
hoặc tình cảm như các thế hệ đàn anh. Các bộ phim này có phong cách thường được
so sánh với các bộ phim thuộc trào lưu Tân hiện thực Ý. Tiêu biểu cho các bộ phim
thuộc thế hệ mới này là Bi tình thành thị (悲情城市, 1989) của Hầu Hiếu Hiền, bộ
phim này đã giành giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venezia, đây là bộ phim nói
tiếng Hoa đầu tiên đạt được thành tích này. Đây cũng là bộ phim Đài Loan xếp hạng
cao nhất trong danh sách 100 phim hay nhất của điện ảnh Hoa ngữ được lập ra nhân kỉ
niệm 100 năm ngày ra đời điện ảnh tiếng Hoa.

3, Làn sóng mới thứ hai: Từ 1990 đến nay


Phim "Ngọa Hổ Tàng Long"



Thành công của thế hệ đạo diễn Làn sóng mới thứ nhất đã mở đường cho các đạo diễn
thuộc thế hệ Làn sóng mới thứ hai tiếp cận những đề tài nhẹ nhàng và gần gũi hơn nữa
với khán giả nhưng vẫn thể hiện được các mặt của cuộc sống trong xã hội Đài Loan.
Bộ phim Vive L'Amour (1994) của Thái Minh Lượng đã lần thứ hai mang về cho Đài
Loan giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venezia.

Đạo diễn nổi bật nhất của thế hệ Làn sóng mới thứ hai này có lẽ là Lý An, không chỉ
dừng lại với các thành công trong nước, phim của Lý An còn được biết tới ở tầm quốc
tế, tiêu biểu là sản phẩm hợp tác Trung Quốc - Hồng Kông - Đài Loan Ngọa Hổ Tàng

Long (臥虎藏龍, 2000), bộ phim nói tiếng Hoa đầu tiên đoạtGiải Oscar cho phim
ngoại ngữ hay nhất. Lý An sau đó cũng là người Hoa đầu tiên giành giải Đạo diễn
xuất sắc nhất tại Giải Oscar với bộ phim HollywoodBrokeback Mountain. Ông cho
đến nay cũng là đạo diễn người Hoa duy nhất có 2 phim giành giải Sư tử vàng tại Liên
hoan phim Venezia, đó là các phimBrokeback Mountain (2005) và Sắc, giới (2007).
Điện ảnh Hồng Kông

Điện ảnh Hồng Kông là nền văn hóa và công nghiệp điện ảnh của Hồng Kông,
một trong 3 nền điện ảnh nói tiếng Hoa bên cạnh điện ảnh Trung Quốc và điện
ảnh Đài Loan. Là thuộc địa của Anh trong một thời gian dài, điện ảnh Hồng
Kông vừa được thừa hưởng truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc, vừa
được tiếp cận với nền điện ảnh phát triển của châu Âu. Vì lý do này, điện ảnh
Hồng Kông cũng phát triển từ khá sớm và trong vài chục năm trở lại đây đã là
một trong các nền điện ảnh lớn nhất châu Á. Có thời gian lượng phim sản xuất
mỗi năm của điện ảnh Hồng Kông chỉ thua kém điện ảnh Hollywood của Mỹ và
Bollywood của Ấn Độ. Tuy chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế giữa thập
niên 1990 và sự thay đổi thể chế chính trị khi Hồng Kông được trao trả cho
Trung Quốc năm 1997, điện ảnh Hồng Kông hiện nay vẫn có một vai trò quan
trọng trong nền điện ảnh thế giới nói chung.


Đặc điểm chính

Khác với nhiều nền điện ảnh khác, công nghiệp điện ảnh Hồng Kông không được
chính phủ hỗ trợ trực tiếp về tài chính hoặc chính sách (hạn chế phim nước ngoài). Vì
lý do này nền điện ảnh Hồng Kông mang tính thương mại hóa rất cao, các bộ phim
được làm ra thường với tiêu chí đầu tiên là phải thu hút được công chúng, việc này
giải thích cho các thể loại phim thế mạnh của điện ảnh nước này là phim võ thuật
(trong đó có phim cổ trang), phim hành động hoặc phim hài. Các bộ phim làm tiếp
(sequel), làm lại (remake) cũng thường xuất hiện khi các tác phẩm gốc ăn khách. Tuy

nhiên dòng phim nghệ thuật kén khán giả của Hồng Kông vẫn có một số đại diện xuất
sắc, tiêu biểu phải kể tới các bộ phim của đạo diễn Vương Gia Vệ, vốn rất khó thu hồi
vốn (vì không hợp gu của đại bộ phận khán giả), nhưng lại thường xuyên đoạt giải
thưởng tại các liên hoan phim.

Có sự du nhập của nhiều yếu tố văn hóa phương Tây, điện ảnh Hồng Kông có nhiều
điểm tương tự với điện ảnh Hollywoood về mặt tổ chức sản xuất và cấu tạo kịch bản,
cảnh quay. Tuy vậy các thế mạnh của văn hóa Trung Quốc cũng thường được áp dụng
vào phim ảnh như nghệ thuật Hí khúc, võ thuật hoặc các triết lý Nho giáo.


Các ngôi sao điện ảnh


Thành Long trong "Drunken Master"

Tính thương mại hóa cao của nền điện ảnh Hồng Kông được thể hiện qua việc cách
tạo dựng các ngôi sao điện ảnh là trung tâm của các bộ phim và cả nền công nghiệp
điện ảnh. Ở thời kì đầu, các bộ phim thường tìm cách thu hút khán giả bằng việc mời
các diễn viên Hí khúc (戏曲) được công chúng yêu thích tham gia diễn xuất. Sau đó,
trong khoảng 30 năm trở lại đây, các ngôi sao điện ảnh thường tạo dựng vị trí của
mình từ các bộ phim truyền hình, một lĩnh vực giải trí cũng rất phát triển ở Hồng
Kông. Phần lớn các ngôi sao điện ảnh nổi tiếng nhất của Hồng Kông hiện nay đều đã
từng là các ngôi sao truyền hình trong các bộ phim truyền hình dài tập của hai hãng
truyền hình lớn là TVB và ATV. Một điểm khác biệt của ngành giải trí Hồng Kông
nói chung là rất nhiều ngôi sao điện ảnh lại cũng là những ngôi sao ca nhạc Cantopop,
điển hình là 4 nam diễn viên nổi tiếng Lưu Đức Hoa, Lê Minh, Trương Học Hữu và
Quách Phú Thành cũng là "Tứ đại thiên vương" của Cantopop. Các ngôi sao điện ảnh
này là thành tố quan trọng nhất tạo nên thành công của một bộ phim, hầu như các tác
phẩm ăn khách và nổi tiếng của Hồng Kông đều phải có cặp nam nữ diễn viên chính

là các ngôi sao điện ảnh nổi tiếng, có nhiều cặp diễn viên thường được "đóng đinh"
diễn cặp với nhau như Lưu Đức Hoa-Trịnh Tú Văn, Lương Triều Vỹ-Trương Mạn
Ngọc, các cặp diễn viên này thường đảm bảo doanh thu cho các bộ phim và giúp các
diễn viên mới có cơ hội để trở thành các ngôi sao mới.

Trong thời gian bùng nổ của điện ảnh Hồng Kông những năm 1980, chỉ trong một
năm số phim các diễn viên nổi tiếng và các đạo diễn tên tuổi tham gia thực hiện có thể
lên tới hai con số.


Ngân sách làm phim


Nếu so với các bộ phim của Hollywood thì ngân sách làm phim của điện ảnh Hồng
Kông nhỏ hơn rất nhiều, trong đó phần lớn số tiền được dùng để trả cho các ngôi sao,
những người quyết định sự thành bại của bộ phim, các ngôi sao lớn có thể được trả tới
khoảng 5 triệu USD cho một phim họ tham gia. Đôi khi Hồng Kông cũng có những bộ
phim bom tấn, nhưng có rất ít tác phẩm được đầu tư lớn như vậy trừ khi nó có sự tham
gia của các ngôi sao nổi tiếng ở tầm quốc tế như Thành Long hoặc Châu Tinh Trì. Tuy
ngân sách thường không lớn nhưng do chi phí sản xuất thấp, các bộ phim Hồng Kông
vẫn thường có những đại cảnh đặc sắc, đặc biệt là trong các bộ phim hành động hoặc
phim lịch sử vốn là sở trường của nền điện ảnh này.

Ngôn ngữ và âm thanh

Cho đến thập niên 1980, phần lớn các bộ phim Hồng Kông sử dụng tiếng Quảng
Đông, ngôn ngữ chính ở hòn đảo này.

Trong nhiều thập niên, các bộ phim thường được quay mà không thu tiếng động trực
tiếp (quay "câm" - shot silent), phần thoại và tiếng động sẽ được thêm vào ở phần hậu

kỳ. Thậm chí khi các ngôi sao chính của phim vì quá bận bịu mà không thể tự lồng
tiếng cho mình được, phần thoại của họ sẽ được các diễn viên ít tên tuổi hơn đảm
nhiệm. Từ cuối thập niên 1990, việc thu âm đồng bộ đã được chú trọng hơn, một phần
vì số lượng phim thực hiện mỗi năm đã giảm đi nhiều và phần khác là vì thị hiếu của
khán giả đã nâng cao, họ đòi hỏi những bộ phim có chất lượng tốt hơn và nếu không
làm được điều này, các bộ phim Hồng Kông sẽ gặp phải đối thủ cạnh tranh rất mạnh
đến từ Đại lục vốn hầu hết được thu âm trực tiếp.

×