Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phòng trị bệnh phấn trắng ở tôm sú pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.82 KB, 3 trang )

Phòng trị bệnh phấn trắng ở
tôm sú
Tôm sú nuôi, nhất là nuôi thâm canh bằng thức ăn công nghiệp
thường hay phát sinh rất nhiều loại bệnh, nhiều hộ chăn nuôi bị
thua lỗ chủ yếu do bệnh làm chết tôm. Những tác nhân gây bệnh
thường gặp ở tôm sú là do yếu tố môi trường, do chế độ dinh dưỡng,
do vi khuẩn, nguy hiểm nhất là vi rút và hiện nay là bệnh phấn
trắng. Bệnh này hay phát sinh nhỏ lẻ ở một số ao, đôi khi gây thành
dịch và đã gây chết số lượng tôm khá lớn ở một số nơi.
Bệnh phấn trắng trên tôm sú thường xuất hiện lúc 2-3 tháng sau khi
nuôi, một số ao nuôi được 50 ngày cũng vẫn xảy ra bệnh này. Nguyên
nhân gây ra bệnh phấn trắng hiện chưa được xác định rõ và có nhiều ý
kiến khác nhau về vấn đề này. Theo ý kiến của một số chuyên gia thì
bệnh phấn trắng do nhiều tác nhân gây ra. Có ý kiến cho rằng bệnh phấn
trắng là nguyên sinh động vật Gregarine (thuộc lớp trùng 2 tế bào
Eugregarinida) gây tổn thương thành ruột, dạ dày tạo điều kiện cho
nhóm vi khuẩn Vibrio gây hoại tử thành ruột tạo nên các đốm trắng hay
vàng nhạt trên thành ruột. Tuy nhiên, đối với nhóm Gregarine gây bệnh
cho giáp xác trong vòng đời chúng phải có một giai đoạn ký sinh trên ký
chủ trung gian là các nhuyễn thể 2 mảnh vỏ (hến, nghêu, sò ) hay giun
đất. Điều này cũng được ghi nhận tại một số ao nuôi tôm công nghiệp
thường được người nuôi cho ăn hến sống và đã mắc bệnh này.

Triệu chứng thành ruột tôm có màu vàng nhạt còn liên quan đến bệnh
xuất huyết ruột ở tôm (Haemocytis enteritis). Bệnh này do các chất độc
tố của tảo gây ra. Khi tôm ăn phải tảo độc, các chất này sẽ phá vỡ tế bào
ngoài của thành ruột và manh tràng của tôm gây ra các vết viêm tấy
nặng và có thể ảnh hưởng đến khối gan tụy của tôm. Nếu bội nhiễm trên
nhóm vi khuẩn Vibrio sẽ có thể gây chết tôm. Khi tôm bị bệnh phấn
trắng thường giảm ăn (đến 80%), kiểm tra đường ruột thấy thức ăn
không đầy, đứt đoạn hoặc trống rỗng, có những chấm màu trắng hoặc


vàng nhạt, khối gan tụy teo nhỏ. Tôm bị bệnh nặng sẽ teo cơ và chết rải
rác. Quan sát kỹ thấy những đoạn phấn trắng xuất hiện trên mặt nước ao,
ban đầu vài ba sợi, những ngày sau tăng dần và thường gặp phía cuối
gió.

Để phòng bệnh phấn trắng, người nuôi cần kiểm tra chất lượng con
giống trước khi thả, thả với mật độ vừa phải, quản lý tốt môi trường
nước ao đảm bảo các thông số kỹ thuật, hạn chế tảo lam phát triển, thăm
thường xuyên để phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị. Cần diệt hết
các loại giáp xác trong ao và không cho tôm ăn hến sống, sử dụng các
chế phẩm EM, Vitamin, khoáng chất định kỳ để tăng cường sức đề
kháng của tôm và cải thiện chất lượng nước nuôi.

×