LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP
Tiểu luận:
Vai trò của giống cây trồng
trong trồng trọt
1
MỤC LỤC
LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP 1
Tiểu luận: 1
Vai trò của giống cây trồng trong trồng trọt 1
MỤC LỤC 2
Phần Mở Đầu
Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam có nhiều thuận lợi, cũng có nhiều thử
thách, sau khi tham gia và thực thi chính sách khu vực mậu dịch tự do ASIAN
(AFTA), và thực hiện nghĩa vụ cam kết trong các chương trình ưu đãi thuế quan có
2
hiệu lực chung (CEPT) của AFTA, nhất là từ khi nước ta hội nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO). Bối cảnh trên ảnh hưởng ngày một mạnh tới nông
nghiệp, cũng như tới công nghiệp và dịch vụ. Những ảnh hưởng này vừa tích cực
do tiến bộ của khoa học và công nghệ, vừa có thể tiêu cực nếu nước ta không vượt
được hàng rào kỹ thuật. Bằng chứng là trái cây nhập khẩu lấn sân thị trường trong
nước do chất lượng và giá bán thấp hơn; hàng tôm cá xuất khẩu bị trả về do vấn đề
an toàn thực phẩm.
Việt Nam đang gắng vượt qua những thử thách để có lợi thế trong cạnh
tranh ở thị trường quốc tế cũng như trong nước, làm cho sự cạnh tranh này thật sự
là động lực phát triển kinh tế nông nghiệp có định hướng XHCN. Nông nghiệp
cạnh tranh thể hiện ngày một rõ nét trong nền kinh tế thị trường hội nhập WTO,
chủ yếu trên cơ sở phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp
đô thị, nông nghiệp công nghệ cao
Trong nước, giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cũng có sự cạnh
tranh về diện tích đất, mặt nước và nhất là nhân lực, khi quá trình công nghiệp hóa
và đô thị hóa diễn ra ngày một nhanh. Trong nông nghiệp, sự cạnh tranh này cũng
xảy ra ở nhiều mặt: như giữa trồng trọt và chăn nuôi/thả tôm cá. Người nông dân
luôn chọn giải pháp công nghệ hợp lý trong điều kiện của mình, nhất là những cây
trồng, vật nuôi với những giống phù hợp nhất để sản xuất cho lợi nhuận cao nhất.
Sự cạnh tranh trên được coi như "quan tòa" xử thắng cho người sản xuất nào
có sản phẩm chất lượng cao nhất và giá thành hạ nhất. Bàn tay vô hình của kinh tế
thị trường và hữu hình của Nhà nước XHCN làm cho kinh tế hội nhập phát triển
không ngừng do tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm, hiện nước ta mới đạt có
17%, trong khi Trung Quốc đạt 48%, Mỹ đạt 82%. Giống tốt được coi như một
trong những trợ thủ đắc lực nhất giúp nông dân tăng nhanh hơn hàm lượng chất
xám trong nông sản.
Trong hai thập kỷ vừa qua, ngành nông nghiệp việt nam đã đạt được nhiều
tành tựu đáng khích lệ. Trong khi đó đảm bảo được an ninh lương thực trong nước.
Việt nam đã trở thành một trong quốc gia lớn nhất thế giới trong lĩnh vực sản xuất
và sản xuất nông sản của một số loại cây trồng như: lúa, cà phê, cao su, điều, chè,
hồ tiêu Cùng với việc cải thiện hệ thống thuỷ lợi, ứng dụng phân bón hoá học và
thuốc bảo vệ thực vật thì các giống cây trồng nước ta đã đóng vai trò rất quan trọng
để đạt được những thành tựu nói trên.
Ngành giống cây trồng đã cung cấp một bộ giống phong phú, bao gồm
những giống thuần, giống ưu thế lai ngăn ngày, có năng suất cao, chất lượng tốt,
chống chịu sâu bệnh, có khả năng thích ứng rộng, và nhiều loại giống cây trồng lâu
năm được cải tiến , chọn lọc, đưa vào sản xuất. Những kết quả này đã tạo điều kiện
rất cơ bản để nước ta thực hiện thành công " Cuộc Cách Mạng mùa vụ" cải thiện
chất lượng và nâng cao sản lượng.
3
1.Khái niệm và phân loại giống cây trồng
1.1. Khái niệm về giống
Thuật ngữ giống (tiếng Latin: varietas; tiếng Anh: variety) dùng để chỉ một
quần thể các sinh vật cùng loài do con người chọn tạo ra và có các đặc điểm di
truyền xác định. Tất cả các cá thể của cùng một giống đều có các tính trạng hay
thường được gọi là các đặc tính về hình thái-giải phẫu, sinh lý-sinh hoá, năng suất
v.v. hầu như giống nhau và ổn định trong những điều kiện sinh thái và kỹ
thuật sản xuất phù hợp.
Từ khái niệm về giống như vậy, ta có thể hình dung giống cây trồng (crop
variety; cultivar) là một nhóm các thực vật có các đặc trưng sau:
- Có nguồn gốc chung với các tính trạng hay đặc điểm giống nhau.
- Mang tính di truyền đồng nhất (nghĩa là có sự ổn định, ít phân ly) về các
tính trạng hình thái và một số đặc tính nông sinh học khác như: chiều cao cây, thời
gian sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh v.v.
- Mang tính khu vực hoá, nghĩa là tất cả các đặc điểm hay tính trạng của
giống được biểu hiện trong những điều kiện ngoại cảnh (như đất đai, khí hậu, các
biện pháp kỹ thuật sản xuất) nhất định. Từ đây xuất hiện các khái niệm về giống
chịu hạn, chịu mặn, chịu úng v.v.
- Do con người tạo ra nhằm thoả mãn một hoặc một vài nhu cầu và thị hiếu
nhất định, như: năng suất cao, chất lượng tốt, giá trị thương phẩm cao
Các giống vật nuôi và cây trồng vì vậy được xem là những phương tiện sống của
một nền sản xuất nông nghiệp cụ thể
Khi đề cập đến khái niệm "giống", thông thường người ta muốn đề cập tới
các tính trạng và đặc tính của giống .
- Tính trạng (characters): Đó là những đặc điểm về hình thái và cấu tạo quan
sát được của các cây trong cùng một giống giúp ta phân biệt với các giống khác
trong cùng một loài. Để nhận biết các tính trạng như vậy, thường người ta
chia ra các nhóm sau đây:
+ Các đặc điểm về hình thái, như: chiều cao cây, chiều dài bông, số hạt trên
bông, số bông trên khóm, kích thước lá v.v. Nói chung đây là những tính trạng số
lượng (quantitative characters), nghĩa là có thể "cân-đong-đo-đếm" được;
chúng thường do nhiều gene kiểm soát và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện môi
trường.
+ Các đặc điểm về cấu tạo, như: độ dày của bông, màu sắc và hình dạng
của thân, lá, hoa và quả Đây là những tính trạng chất lượng (qualitative
characters), thường do một gene kiểm soát, ít chịu tác động của điều kiện
ngoại cảnh và có thể quan sát được bằng mắt thường.
+ Diễn biến của một quá trình sinh học, như: hô hấp, quang hợp, hoặc phản
ứng quang chu kỳ v.v. thường tỏ ra rất mẫn cảm với các điều kiện sinh thái của
môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, độ dài ngày. Tất cả các yếu tố này có thể tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự hoạt động của các enzyme kiểm soát một quá
trình sinh học cụ thể, và qua đó có thể ảnh hưởng đến các tính trạng chất lượng.
- Đặc tính (characteristics): Đó là những tính chất hay đặc điểm sinh lý, sinh
hoá đặc trưng có liên quan đến các đặc tính chống chịu của thực vật (như chịu
mặn, hạn, rét, úng v.v.) và đặc điểm kỹ thuật canh tác.
4
1.2. Vấn đề phân loại giống
Theo Dennis (1982), sự tiến hoá của giống phải đặt trong bối cảnh
quan hệ giữa sinh vật, môi trường và con người, và chia thành ba thời kỳ:
Giống ban đầu được hình thành nối tiếp từ sự chọn lọc tự nhiên, được hoàn
thiện dần dưới sự tác động của môi trường sinh thái, của lao động con người,
nhưng còn mang đậm dấu ấn các đặc tính của quần thể hoang dại. Một số giống địa
phương vẫn còn trong tình trạng của giống ban đầu.
Giống cải tiến có tiêu chuẩn (về ngoại hình, năng suất ) do con người đặt ra
theo nhu cầu để chọn lọc và cải tiến khả năng của sinh vật.
Giống cao sản là những giống có năng suất cao hơn hẳn giống cải tiến, và
khá phổ biến trên thế giới.
Từ sự kết hợp các đặc điểm địa lý và năng suất của sinh vật với nhu cầu của
con người, người ta chia thành:
- Giống địa phương là giống tồn tại phổ biến ở một vùng địa lý nhất định
của một quốc gia hay một khu vực rộng lớn của thế giới, có năng suất kém hơn so
với trung bình các giống cao sản của thế giới.
- Giống cao sản là giống phổ biến khắp thế giới, có thể phát triển ở
nhiều vĩ tuyến khác nhau, với năng suất cao hơn các giống địa phương.
- Giống chuyên dụng là giống được tạo ra nhằm thu nhận một loại sản phẩm
xác định nhưng được phổ biến trên thế giới do giao lưu thương mại.
Về mặt phân loại học, "giống" là đơn vị phân loại dưới loài, có tính chất quy
ước dùng để chỉ các quần thể khác nhau trong cùng một loài do con người chọn tạo
ra. Về mặt sinh học, các cá thể trong cùng một giống có kiểu gene và kiểu hình nói
chung là giống nhau; còn về mặt thực tiễn, điều quan tâm là dạng hình và tính năng
sản xuất của giống có đáp ứng được nhu cầu định hướng của việc sử dụng hay
không .
Đối với việc phân loại lúa trồng chẳng hạn, nhiều lỗ lực đã được tiến hành
tập trung chủ yếu vào loài lúa trồng châu Á (Oryza sativa), bởi nó là nguồn lương
thực chính của hơn một nửa dân số thế giới. Đây là loại cây lương thực chính có
lịch sử trồng trọt lâu đời tại châu Á. Ngày nay loài cây này đã được trồng rộng rãi
ở nhiều vùng trên trái đất; kể cả Bắc và Nam Mỹ, châu Âu và châu Phi, trải rộng từ
vùng xích đạo cho đến các vùng thuộc vĩ tuyến 500 Bắc và xa hơn nữa. Nó có thể
trồng thậm chí tại những vùng có độ cao tới 2.600m. Chính những điều kiện môi
trường tự nhiên khác biệt này cùng với các phương thức trồng trọt khác nhau đã
góp phần tạo ra các kiểu sinh thái mới và các giống lúa mới có khả năng thích nghi
khác nhau.
Dựa trên đặc điểm bất thụ của con lai F1 và các đặc điểm hình thái, sinh
thái và sinh lý, loài lúa trồng châu Á (O. sativa) được chia thành ba loài phụ:
Indica, Japonica và Javanica đặc trưng cho ba vùng địa lý tương ứng là Ấn Độ,
Trung Quốc-Nhật Bản và Indonesia. Trong quá trình chọn giống lúa, nhiều giống
đặc sản nổi tiếng ra đời gắn liền với các địa danh như: Tám xoan Hải Dương,
Tám thơm Hải Hậu, v.v. Các giống lúa do Viện nghiên cứu lúa quốc tế
(IRRI, đặt tại Manila - Philippines) lai tạo ra với ký hiệu IR- từng góp
phần tạo ra cuộc cách mạng xanh nổi tiếng như: IR-8, IR-36, IR-64, ; hoặc từ
Viện di truyền nông nghiệp nước ta như: DT-11, DT-14, DT-17,
5
2.Vai trò của giống cây trồng
Giống là sản phẩm của sức lao động sáng tạo của con ngừơi và là một loại tư
liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp sản sinh ra mọi thứ nông phẩm. Vì lý do
đó giống giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Việc chọn đúng các
giống tốt, thích hợp với điều kiện tự nhiên và canh tác giúp cho người sản xuất thu
được năng suất cao và ổn định với phẩm chất tốt và mức chi phí sản xuất trên đơn
vị sản phẩm thấp.
Từ ngàn xưa người nông dân Việt Nam đã đánh giá cao vai trò của giống.
Điều đó được đúc kết lại trong câu : “Cố công không bằng tốt giống”. Thật vậy các
biện pháp kỷ thuật canh tác và công sức bỏ ra trên đồng ruộng chỉ có thể đạt được
hiệu quả cao trên cơ sở các giống tốt.
Ngày nay giống vẫn được xem là một trong những yếu tố hàng đầu
trong việc không ngừng nâng cao năng suất cây trồng. Các nhà khoa học ứơc tính
khỏang 30 đến 50% mức tăng năng suất hạt của các cây lượng thực trên thế giới là
nhờ việc đưa vào sản xuất những giống tốt mới.
Dân số nước ta cũng như trên thế giới không ngừng giá tăng trong khi diện
tích đất sản xuất nông nghiệp đang bị thu hẹp lại do sự phát triển nhanh chóng của
các cơ sở công nghiệp, các đường giáo thong và các thành phố. Điều này đặt ra cho
nền nông nghiệp hiện đại một nhiệm vụ lớn làm thế nào để có thể giá tăng gấp bội
năng suất cây trồng, hay nói một cách hình tượng là làm thế nào để có thể thu được
hai, ba bông lúa từ những nơi mà cho đến nay con người chỉ thu được một bông
lúa, và giống giữ vai trò hàng đầu trong việc giải quyết khó khăn này.
2.1. Giống tốt có tác dụng tăng năng suất, phẩm chất cây trồng.
Mỗi giống cây trồng đều có tiềm năng năng suất nhất định, khi các yếu tố
đầu vào sản xuất khác: nước, phân bón, chăm sóc, …được đáp ứng đầy đủ thì
giống cũng không thể vượt qua ngưỡng tiềm năng năng suất của nó. Chỉ có sự đột
phá về giống mới có thể mang lại năng suất cao hơn.
Trong thực tiễn sản xuất đã cho thấy nhờ ứng dụng giống mới, năng suất đã
từng bước được nâng cao. Những thành tựu về ứng dụng giống cây trồng trong
cuộc cách mạng xanh trên thế giới, và ở Việt nam trong những năm 90 của thế kỹ
20 đã cho thấy vai trò củ giống trong việc nâng cao năng suất cây trồng (truớc năm
1986 Việt Nam là nước thiếu lương thực, nông nghiệp chủ yếu là sản xuất lúa
nước: năng suất lúa trung bình khoảng 2-3 tấn/ha, nhưng cho đến nay cùng với
nhiều tiến bộ khác trong lĩnh vực thuỷ lợi và khoa học về canh tác, các giống lúa
mới đã có nhiều đóng góp cho sự tăng năng suất (hiện nay năng suất lúa bình quân
trên cả nước đã trên 5,5 tấn/ha, nhiều nơi năng suất lúa đạt đến trên 6,4tấn/ha)
Trong quá trình phát triển, những áp lực từ quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và sự cạnh tranh về diện tích đất giữa các ngành: nông nghiệp - công
nghiệp - dịch vụ, kéo theo là sự thu hẹp diện tích canh tác do quá trình đô thị hoá ;
bên cạnh đó là sự gia tăng về dân số khiến nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày
càng nâng cao trong khi các yếu tố đầu vào khác: nước, kỹ thuật canh tác đang
phát triển chậm thì những đột phá về giống nhằm nâng cao năng suất cây trồng có
ý nghĩa rất quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của xã hội.
Tù đó góp phần ổn định kinh tế, chính trị và xã hội.
6
Các nhà khoa học đã xác định là ngày cả ở ruộng cao sản, cây trồng cũng chỉ
mới sử dụng khỏang trên dứơi 1% năng lượng ánh sáng mặt trời, trong khi về mặt
lý thuyết cây xanh có thể xây dựng đến 5% năng lượng nói trên. Để giải quyết vấn
đề này, chắc rằng không có con đường nào khác hơn là tạo ra những giống cây
trồng mới có khả năng quang hợp cao và có dạng hình thích hợp cho phép tận dụng
tốt nhất năng lượng ánh sảng mặt trời.
Việc đưa vào sản xuất những giống cây trồng mới có khả năng cho năng
suất cao đã mang lại hiệu qủa kinh tế lớn, vì đó là biện pháp dể dàng và rẻ tiền nhất
để giá tăng sản lượng lượng thực. Chỉ thay các giống cây trồng hiện nay bằng các
giống có năng suất cao hơn khoảng 10% thôi, thì trên phạm vi tòan quốc, Dee-geo-
Woo-gen với giống cao cây kháng bệnh Tsai-Yuan-Chung. Từ tổ hợp lai này
ngừơi ta chọn ra giống Taichung Native 1 (TN1) và đưa vào sản xuất năm
1956. T1N phản ứng tốt với mức phân đạm cao, đạt năng suất kỷ lục 8,1 tân/ha,
đươc coi là giống lúa Indica cao sản đầu tiên. Thành công này đã chứng minh khả
năng cao tiềm năng, năng suất các giống lúa Indica.
Năm 1962 các nhà chọn giống ở IRRI đã lai giống Dee-geo-Woo-gen với
giống Peta cao cây, đẻ nhanh nhiều, có nguồn gốc Indonesia. Đến năm 1966 giống
IR.8 đươc chọn từ cặp lai trên đã được phổ biến ra sản xuất. IR.8 cứng cây, thân
cao khỏang 100cm, co lá thẳng, đẻ nhánh khỏe, không nhạy cảm với quang chu kỳ
và có khả năng cho năng suất trên 10tấn/ha. IR.8 được xem là giống lúa Indica cao
sản đầu tiên thích nghi với khí hậu nhiệt đới.
Giống là yếu tố nội tại quyết định đến phẩm chất của sản phẩm. Chất lượng
cuộc sống ngày càng nâng cao con người ngày càng có nhu cầu sử dụng những sản
phẩm ngon, sạch. Trong xu thế phát triển nông nghiệp như hiện nay, sản phẩm
không đơn thuần là tự cung, tự cấp hay cung cấp ra thị trường nhỏ mà đó là nông
nghiệp gắn với hàng hoá do đó sự cạnh tranh sẽ rất mạnh mẽ, nếu sản phẩm không
đáp ứng được nhu cầu của xã hội thì ngành nông nghiệp sẽ bị thiệt hại rất lớn, đời
sống người dân gắn liền với sản xuất nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ
đó sẽ gây ra các ảnh hưởng tiêu cực khác đến xã hội.
Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam có nhiều thuận lợi, cũng có nhiều thử
thách, sau khi tham gia và thực thi chính sách khu vực mậu dịch tự do ASIAN
(AFTA), và thực hiện nghĩa vụ cam kết trong các chương trình ưu đãI thuế quan có
hiệu lực chung (CEPT) của AFTA, nhát là khi nước ta hội nhập Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO). Bối cảnh trên ảnh hưởng ngày một mạnh đến nông nghiệp.
Những ảnh hưởng này vừa tích cực do tiến bộ khoa học và công nghệ, vừa có tiêu
cực nếu nước ta không vượt đuợc hàng rào kỹ thuật. Bằng chứng là tráI cây nhập
khẩu lán sân thị trường trong nước do chất lượng và giá bán thấp hơn.
Thực tiễn hiện nay ở Việt nam đã cho thấy việc áp dụng các giống mới có
phẩm chất tốt: Gạo Nàng Thơm, Lúa HT1, Lúa HT9, Dưa hấu Hắc mĩ nhân … đã
mang lại nhiều thành quả: sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường, giá bán cao, nhờ
đó người dân càng được lợi và họ càng chú trọng hơn đến trồng trọt những giống
cây trồng chất lượng.
Tiếp theo các thành tựu có tính chất lịch sử trong ngành trồng lúa kể trên là
hàng loạt các giống lúa cao sản mới, ngăn ngày, kháng đươc môt số sâu bệnh quan
trọng ra đời. Nhiều giống lúa mới ngòai khả năng cho năng suất cao, con có phẩm
7
chất gạo tốt, hạt dai trong, không bac bung. Các cánh đồng lúa 5 tấn rồi 10 tấn ở
nứơc ta đã được hình thành bằng việc đưa vào sản xuất các thành tụu về giống kể
trên.
Nhiều giống cây ăn trái, cây lượng thưc, cây công nghiêp, cây dưọc liệu có
năng suất cao liên tiếp được tạo ra và đưa vào sản xuất với mức độ ngày càng
nhiều đã góp phần tạo ra những đỉnh cao mới về năng suất trong nông nghiêp.
Thay các giống bắp địa phương trong sản xuât băng các giống lai giưa các
dòng thuần, các nhà chọn giống đã góp phần nâng cao năng suất bắp lên gấp hai ,
ba lần. Nếu đến năm 1938 việc trồng các giống bắp địa phương ở Mỹ chỉ
đạt đươc năng suất bình quân 1,25 tấn/ha, thì việc chuyển mạnh sang trồng các
giống bắp lai đã đưa năng suất bắp tăng rõ rêt, 1952 bình quân cả nứơc đạt
2,54tấn/ha, năm 1962 đạt 4,02 tấn/ha và năm 1976 là 5,189 tấn/ha, trong đó
nhiều trang trại trồng bắp đã đạt được năng suất 8 - 10 tấn/ha. Các nhà chọn
giống không dừng lại ở những thành qủa đó, cùng với năng suất, phải nâng
cao đồng thời giá trị dinh dữơng của bắp.
Măc dù có hàm lượng prtein tổng số cao hơn gạo, nhưng giá trị dinh dữơng
của bắp không đươc cao, vì ham lượng một số axit amin thiết yếu như lysine,
trypthophan, methionine kha thấp. Khỏang môt nửa lượng protein của bắp thuộc
nhóm Zêin hầu như không chứa các loại acid amin kể trên, nên có hệ số tiêu hóa
đối với con ngừơi va động vật không nhai lại tương đối thấp. Nhược điểm trên của
bắp đã được phat hiện từ lâu và không ít nhà khoa hoc thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau đa đổ nhiều công sức để tìm cách khắc phục. Tuy nhiên trong môt thời gian
dài đã nổ lực kể trên không thu được kết qủa mong muốn.
Băng các biện pháp kỹ thụât canh tác, nhất là phân bón các nhà trồng trọt có
thể gia tăng được đáng kể hàm lượng protein trong hạt bắp, song đáng tiếc là lượng
gia tăng đó chủ yếu thuộc về Zêin, nhóm protein có giá trị dinh dữơng thấp. Vấn
để tửơng chừng như bế tắc cho đển năm 1964 khi những phát hiện về các đột biến
opaque-2 (2O) và floury - 2 (fl.2), co tác dụng giá tăng hàm lượng các acid a min
không thay đối trong hạt bắp, được công bố. Các nhà chọn giống đã thành công
trong việc truyền các gen nói trên vào các giống bắp thừơng để tạo ra các giống
bắp có giá trị dinh dữơng cao, giàu lisine, trypthophan và methionine. Các nhà
khoa học hy vong trong tương lai các giống bắp giàu lysine này sẽ góp phần quan
trọng vào việc giải quyết nạn thiếu protein của nhân loại.
Những giống đậu nành mới được phổ biến ra sản xuất ở nướcc ta trong
nhưng năm gần đây đã góp phần đưa năng suất và sản lượng đậu nành tăng nhanh,
tạo nên một bước chuyển mới trong sản xuất nông nghiệp của nước ta.
Những thành tựu nói trên cùng biết bao giống cây trồng khác có năng suất
cao và phẩm chất tốt đã và đang được đưa vào sản xuất ở khắp nơi trên thế giới đã
mang lại cho khoa học chọn giống một niềm tự hào chính đáng.
2.2. Giống tốt tạo điều kiện phòng chống thiên tai, sâu bệnh có hiệu quả ít
tốn kém
Mỗi giống cây trồng có tính thích nghi nhất định với từng điều kiện vùng
sinh thái. Do đó việc lựa chọn giống cây trồng thích hợp với từng vùng sản xuất:
điều kiện sinh thái, điều kiện canh tác vừa có ý nghĩa trong việc đảm bảo tốt nhất
8
cho việc tạo năng suất và đảm bảo chất lượng thì nó còn có có một vai trò khác vô
cùng quan trọng đó là mở rộng diện tích đất canh tác.
Trong thực tiễn sản xuất đã ghi nhận nhờ có nhiều giống cây trồng mới:
giống lúa cao cây, giống lúa chịu mặn, ngô chống đỗ ngã…nhờ đó ta đã mở rộng
được diện tích canh tác. Những giống cây trồng chống chịu sâu bệnh ra đời đã góp
phần ổn định sản xuất, giảm thiểu chi phí phòng trừ sâu bệnh cho người dân, bảo
vệ môi trường.
Với tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra phức tạp: nhiệt độ trái đất gi
tăng, nước biển dâng cao, tình trạng thiên tai, dịch bệnh đang xảy ra ngày càng
nhiều sản xuất nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thử thách lớn đó
tình trạng nhiễm mặn, nhiễm phèn đất sản xuất lúa ngày càng gia tăng; sự hoang
hoá do nhiệt độ toàn cầu gia tăng và ảnh hưởng của quá trình xói mòn, các dịch
bệnh đang xảy ra với mức độ và tần suất xảy ra ngày càng cao trong khi nông
nghiệp đang hướng đến nền nông nghiệp sạch và bền vững thì vai trò của giống
cây trồng then chốt giúp tạo sự ổn định sản xuất, giảm thiểu chi phí cho người dân,
hướng đến mục tiêu của nền nông nghiệp hiện đại.
2.3.Giống tốt có khả năng thích hợp với cơ giới hoá, giảm bớt nặng nhọc
cho người lao động, tăng năng suất lao động.
Cùng với sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật, sự ứng dụng cơ giới hoá trong
nông nghiệp ngày càng tăng nhằm mục đích giảm sức lao động của con người và
nâng cao hiệu quả lao động và hiệu quả sản xuất. Đồng thời trong xu hướng phát
triển chung, khi kinh tế càng phát triển thì sự đa dạng ngành nghề ngày một tăng,
lực lượng lao động rút ra khỏi nông nghiệp ngày càng nhiều. Để vẫn đảm bảo duy
trì sản xuất thì việc cơ giới hoá trong nông nghiệp càng được áp dụng nhiều hơn.
Tuy nhiên mức độ cơ giới hoá bị ràng buộc rất lớn về tiêu chuẩn đồng đều của
giống: về thời gian thu hoạch, đồng đều về đặc điểm hình thái của cây trrồng và
sản phẩm, …; do việc có thể nói rằng thúc đẩy cơ giới hoá trong nông nghiệp bị
ràng buộc rất lớn bởi yếu tố giống.
Trong thực tiễn sản xuất ở nhiều nước đã cho thấy vai trò của giống trên
khía cạnh này, nhiều nước: Mỹ, Pháp, Newziland…1 nông dân có thể thực hiện
sản xuất trên quy mô hàng chục hecta; mặc dù lực lượng lao động trực tiếp tham
gia sản xuất chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với dân số nhưng họ vẫn thực hiện sản xuất
ổn định, không những cung cấp nhiều sản phẩm vừa dáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong nước mà còn xuất khẩu.
Ở Việt Nam trong những năm cuối của thế kỷ 20, mặc dù đã có nhiều chủ trương
nhằm thúc dẩy cơ giới hoá trong nông nghiệp, nhưng thực tế mức cơ giới hoá trong
nông nghiệp của chúng ta vẫn còn rất thấp: ngoài ảnh hưởng của các yếu tố khác
như quy mô còn nhỏ lẻ, điều kiện kinh tế hộ còn thấp thì còn ràng buộc khác rất
lớn đó là các giống có thể đáp ứng các tiêu chuẩn để cơ giới hoá còn hạn chế.
Trong xu hướng phát triển chung: sự gảm dần của lực lượng lao động trực tiếp
trong nông nghiệp, chủ trương hướng đến một nền nông nghiệp hàng hoá, nâng
cao hiệu quả lao động thì vai trò của giống mới là rất quan trọng.
So về mức độ cơ giới hoá trên thế giới thì nước ta còn nhiều hạn chế, tuy
nhiên những thành tựu bước đầu trên một số loại cây trồng: gặt lúa bằng máy, thu
9
hoạch bằng máy, lúa gieo sạ theo hàng… đã cho thấy giống vai trò quan trọng của
giống.
2.4. Giống tốt có khả năng tăng vụ, luân canh, bố trí cây trồng hợp lý
nhằm sử dụng đất có hiệu quả nhất
Mỗi giống có yêu cầu điều kiện sinh thái nhất định, và đặc điểm hình thái và
có thời gian sinh trưởng khác nhau. Sự đa dạng về giống cho phép ta xây dựng
nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả hơn nhằm khai thác tối đa hiệu quả các nguồn
tài nguyên: đất đai, nguồn nước, khí hậu, nhân lực….
Nhìn lại nông hiệp Việt Nam trong thập kỷ qua có thể thấy rằng nhờ những
tiến bộ về giống mà chúng ta có sự đa dạng hơn trong nông nghiệp:
Tăng vụ: giống mới có thể rút ngắn được thời gian sinh trưởng phát triển,
nhờ đó mà ta có thể tăng vụ sản xuất trong năm: ví dụ như trước đây chúng ta
thường trồng lúa 1-2 vụ, thì hiện nay đa số nhiều nơi đã trông lúa trong 2 vụ, ở
những nơI có điều kiện thuận lợi ở đồng bằng sông Cửu long người ta đã trồng trọt
liên tục trong 3 vụ.
Luân canh cây trồng: Thời gian sinh trưởng, những yêu cầu về điều kiện
canh tác của các giống phép ta có nhiều lựa chọn trong xây dựng các mô hình luân
canh cây trồng thích hợp: trước đây trên đất màu chúng ta thường trồng một vụ rrồi
để hoang đất, nhưng hiện nay chúng ta đã có nhiều mô hình luân canh có hiệu quả:
lúa - màu - lúa, lúa - cây vụ đông - lúa, lạc - ngô- mè….
Xen canh cây trồng, gia tăng mật độ: nhờ tạo ra nhiều giống mới có những
đặc điểm thuận lợi: hình thái gọn, thấp cây…. mà chúng ta đã gia tăng được mật độ
cây trồng, thực hiện xen canh nhờ đó nâng cao được hiệu quả sử dụng đất, dinh
dưỡng, nước, lao động … qua đó nâng cao hiệu quả lao động và hiệu quả sản xuất.
Trong một số trường hợp giống giữ vai trò quyết định. Cho đến đâu nhưng
năm 60 ở đồng bằng sông Cửu Long hầu như chỉ có những cánh đồng lúa một vụ
với những giống lúa địa phương cao cây dài ngày. Sự ra đời của những giống lúa
cao sản, ngắn ngày không quang cảm đã góp phần tạo nên những cánh đồng lúa 2
vụ rôi 3 vụ với năng suất cao. Ngày cả ở Minh Hải, Kiên giang, vùng đất bị nhiễm
mặn, phèn hay vùng lúa nổi Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên mà cho đến
những năm gần đây ngừơi nông dân chỉ trồng được môt vụ lúa, thì ngày nay chúng
ta đang chứng kiến sự xuất hiện nhanh chóng những cánh đồng lúa hai vụ cao sản.
Cũng tương tư như vây, giống giữ vai trò khá quyết định trong việc áp dùng
cơ giới hóa vào những khâu chăm sóc và thu hoạch các loại cây trồng, vì muốn
làm được điều đó, cần phải có giống cứng cây, không đổ ngã và có độ đồng đều
cao về các mặt.
Mỗi giống cây trồng thường có những nhược điểm nào đó hạn chế khả năng
gieo trồng của chúng trong các vùng sinh thái nhất định. Việc chọn giống theo
những hướng đặc biệt tạo ra khả năng mở rộng phạm vi gieo trồng của loài ra
những vùng sinh thái mới. Những giống cao lượng ngăn ngày có khả năng chịu
phèn, chịu mặn, chịu hạn, chúng đã mở ra triên vọng to lớn tăng thêm môt vụ cao
lượng ở những vùng lúa nổi và môt số vùng phèn mặn thừơng bị bỏ hóa trong mùa
khô. Nho, bắp cải, cà chua, cải hoa, hành tây . . là những cây ôn đới nhưng qua sự
chọn lọc của con người, ngày nay các cây đó đã trồng được tốt ở vùng đồng
bằng sông Cửu Long, và không phải chỉ trong vụ Đông xuân và một số có thể
10
trồng được ngay cả mùa hè nóng bức của khí hậu nhiệt đới. Ngược lại nhiều giống
cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới cũng đã được chọn lọc để phát triển rộng rải ở
vùng ôn đới như bắp, cao lương, thầu dầu . . . .
2.5. Đa dạng giống mới tạo điều kiện thuận lợi cho đa dạng hoá trong
nông nghiệp
Nông nghiệp nước ta có đặc điểm là qui mô sản xuất nhỏ, do diện tích đất
nông nghiệp hạn chế, lực lượng lao động trong nông nghiệp cao do vậy việc sản
xuất mang tính hàng hoá ở các khu vực này là rất hạn chế, điều này thể hiện rất rõ
ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Duyên hải miền trung; hơn nữa sự phân
hoá về điều kiện sinh thái giữa các vùng miền đã ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu cây
trồng, mùa vụ. Vì vậy sự đa dạng về giống giúp cho người sản xuất lựa chọn giống
cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái, đặc điểm sản xuất, mục đích sản xuất
của họ: tự cung tự cấp, vừa tự cung tự cấp vừa bán ra thị trường…; điều này vừa
có ý nghĩa thiết thực đối với người sản xuất, vừa có ý nghĩa đối với người tiêu
dùng.
Kết Luận
Giống cây trồng có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nhất là
những nước công nghiệp hóa nông nghiệp. Trên thế giới, người ta đã đặt trọng tâm
vào phát triển nông nghiệp trên quy mô công nghiệp hiện đại, bằng các phương
phát sinh học tối tân, họ đã sản xuất hàng loạt giống cây trồng mới, được chọn lọc
và cho nhân giống, lai tạo ra những thế hệ cây trồng nhiều ưu điểm, cải tạo gen
thành những giống cây kháng bệnh, kháng sâu rầy, giảm bớt chi phí sản xuất, rút
ngắn thời gian chăm sóc, tạo nên ưu thế vững chắc trong sản xuất nông nghiệp.
Việt Nam chúng ta đã có nhiều thành tựu quan trọng trong công tác chọn và
lai tạo giống, cũng như có những chương trình chuyển giao công nghệ sản xuất
mới, tuyển lựa giống cây trồng, thúc đẩy tăng sản lượng và làm đỗi thay bộ mặt
nông nghiệp, nông thôn. Vấn đề quan trọng và trọng tâm là chọn giống, lai tạo,
chọn đất trồng phù hợp trên quy mô công nghiệp hiện đại, chuyên nghiệp, bền
vững. Đồng thời cũng phải có cơ quan nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công
nghệ sản xuất nông nghiệp cách chuyên môn, hiện đại, từ đó đổi thay bộ mặt nông
nghiệp Việt nam, hầu đuổi kịp và vượt xa các nước đang có nền nông nghiệp hiện
đại, đa dạng trên thế giới.
11
Tài liệu tham khảo
1. Trn Thng Tun, Giỏo trỡnh Chn ging v Cụng tỏc ging cõy trng.
2. Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Vân Anh, chuyên đề sản xuất nông nghiệp
trong kinh tế thị trờng và hội nhập vì sự phát triển, Trung tâm học liệu cộng đồng.
3. Hong Trng Phỏn, Trng Th Bớch Phng, C s di truyn chn ging
thc vt.
4. Michael Dower, Phát triển nông nghiệp toàn diện, Nhà xuất bản nông
nghiệp, năm 2001.
5. Vũ Đình Hoà, Giáo trình chọn giống cây trồng
6. Nguyễn Thị Xuân, Chuyên đề: Những rào cản cơ giới hoá đối với nông
nghiệp Việt Nam.
7. Một số thành tựu trong công tác giống nông nghiệp giai đoạn 2001 - 2005
và định hớng sắp tới .
12