Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Lý thuyết hành động xã hội của Mark Weber

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.61 KB, 2 trang )

Đề Tài: Phân tích lý thuyết hành động xã hội của Mark Weber??
Mỗi con người trong chúng ta đều có những hành động khác nhau để thực hiện động cơ mục đích
của mình. Vậy hành động là của con người tạo ra, do cá nhân hay nhóm thực hiện, nhưng hành động
chịu sự chi phối của bối cảnh xã hội. Tùy vào mục đích, và động cơ mà có nhiều loại hành động khác
nhau: hành động xã hội, hành động cá nhân, hành động tập thể. Và hành động xã hội được xem là cách
thức tốt nhất đẻ xác định lát cắt tiếp cận xã hội học. Vậy xã hội học xã hội là gì?
Theo xã hội học, hành động xã hội là sự trao đổi trực tiếp giữa các cá nhân với nhau, cũng như các
khuôn mẫu quan hệ đã được cấu trúc hóa bên trên các nhóm, tổ chức, thiết chế xã hội. Thực chất hành
động xã hội là 1 hình thức hoặc cách thức giải quyết mâu thuẫn các vấn đề xã hội, nó được tạo ra bởi các
phong trào các tổ chức, các Đảng phái
Đối với quan điểm của Mark Weber, hành động xã hội là hành động được chủ thể gắn cho nó một ý
nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác, và vì vậy được định hướng tới
người khác, trong đường lối, quá trình của nó. Một hành động mà cá nhân không nghĩ về nó thì không
thể là một hành động xã hội. Mọi hành động không tính đến sự tồn tại và những phảnn ứng có thể có từ
những người khác thì không phải là hành động xã hội. Hành động không phải là kết quả của quá trình
suy nghĩ có ý thức thì không phải là hành động xã hội.
MarWeber phân biệt 4 loại hành động xã hội, bởi ông nghĩ phân loại hành động của con người có ý
nghĩa rất quan trọng đối với xã hội học.
Thứ nhất, hành động duy lý - công cụ: Là hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa
chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả cao nhất.
Ví dụ: Một người muốn mở một cửa hàng kinh doanh, họ phải cân nhắc kỹ lưỡng về viêc mặt bằng ở
đâu cho tiện người qua lại; họ phải tính toán tiền vốn đầu tiên là bao nhiêu?; mở cửa hàng kinh doanh
thì buôn bán những thứ gì, về lĩnh vực gì?; thuê người làm việc hay không?; lựa chọn những sản phẩm
sinh hoạt thiết yếu với người dân như đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng cá nhân, đồ dùng học sinh ; sự dụng
những phương tiện báo mạng, để quảng cáo về cơ sở kinh doanh mới mở, để mọi người biết rộng rãi.
Ban đầu sẽ sử dụng nhưng chương trình khuyễn mãi thu hút khách hàng uy tín đặt lên hàng đầu Về
lâu dài sẽ có lợi nhuận cao. Người kinh doanh dựa vào cơ sở thực tiễn xã hội để lập một cửa hàng kinh
doanh, chứ không phải theo cảm giác, giác quan của mình, như vậy sẽ không chính xác mà có thể còn
thua lỗ.
Thứ 2, hành động duy lý giá trị: Là hành động được thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự
thân) Thực chất loại hành động này có thể nhắm vào những mục đích phi lý nhưng lại được thực hiện


bằng những công cụ, phương tiện duy lý.
Ví dụ: Sự giàu có không phải ai cho ai được, mà phải tự mình cố gắng, tự lực làm việc tích lũy và
thành công, trở lên giàu có cuộc sống sẽ sung túc, đầm ấm, có sức khỏe thành đạt trong cuốc sống.
Thứ 3, hành động duy lý - truyền thống: Là loại hành động tuân thủ những thói quen, nghi lễ, phong
tục tập quán, truyền thống đã được truyền lại từ đời này qua đời khác.
Ví dụ: Từ thời xưa ông cha ta đã dạy: Chuồn chuồn bay thấp thì mư, bay cao thì nắng, bay vừa thì
râm”. Đây là câu thành ngữ được đúc rút từ những kinh nghiệm về tự nhiên. Như vậy vào thời hiện đại
đã có những đài thiên văn để dự báo thời tiết, nhưng bên cạnh đó, chúng ta vẫn có thể dựa vào tự nhiên
để đoán được thời tiết hôm nay như thế nào. Nếu chuồn chuồn bay cao thì nắng rất to, bay vừa thì trời
râm mát, bay thấp là là mắt đất thì trời sẽ mưa
Thứ 4, hành động duy cảm: Là hành động do các trạng thái xúc cảm hoặc tình cảm của con người
bộc phát ra, mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và
mục đích hành động. Nhưng không phải tất cả mọi hành động của con người theo cảm xúc đều là hàn
động duy cảm mà chỉ có những hành động mà cảm xúc đó có liên quan đến người khác, ảnh hưởng đến
người khác.
Ví dụ: Sự tức giận, buồn vui, yêu ghét là hành động duy cảm. Do quá yêu anh, không chịu được sự
phản bội của anh; khi có người thứ 3 xem vào cuộc tình của 2 người. Vì quá yêu anh, và ghen với người
thứ 3, do tức giận nên M đã tạt axit vào người thứ 3, làm cô bị bỏng nặng Do mất lý trí nên M có
những hành động như vậy
Như vậy, hành động xã hội được weber luận rằng là đặc trưng quan trọng nhất của xã hội hiện đại
của con người ngày càng trở nên duy lý, hợp lý với tính toán chi li, tỉ mỉ, chính xác về mối quan hệ giữa
công cụ, phương tiện, và mục đích, kết quả.

×