Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Các lý thuyết về hành động xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.58 KB, 14 trang )

Các lý thuyết về hành động xã hội
Bùi Thế Cường
Tạp chí Khoa học xã hội


09:06' PM -
Thứ năm,
24/05/2007
Song đề xã hội học
Có một thực tế trong lịch sử xã hội học là các nhà nghiên cứu của bộ môn này bị mắc vào
một số song đề (dilemma), những song đề đôi khi trùng lặp nhau đôi khi tách rời nhau,
chúng tạo cảm hứng cho những khổ công tìm tòi và cũng gây nên những tranh luận lớn.
Một trong những song đề ấy là sự đối lập giữa việc nhấn mạnh vào cấu trúc xã hội hay
nhấn mạnh vào hành động xã hội. Thậm chí người ta còn nói rằng có hai xã hội học: một
ưu tiên đặt cấu trúc xã hội lên trên (cấu trúc luận), một xem các hệ thống xã hội là sự sáng
tạo của con người (các lý thuyết hành động hoặc tương tác).
Những quan điểm như thế quyết định đến việc hiểu đối tượng của bộ môn. Theo Marshall
(1998), có ba quan niệm về đối tượng của xã hội học. Quan niệm thứ nhất, đối tượng của
Thông tin liên quan:
 Nguyên tắc kế toán và
chính sách xã hội
[29/07/2007]
 Xã hội học Tham
nhũng [29/12/2006]
 Hiện trạng khoa học
xã hội và nhân văn ở
nước ta [31/08/2006]
 Thử bàn về đối tượng
nghiên cứu của xã hội học
[21/03/2006]
 Chung quanh vấn đề


xã hội học văn hóa
[11/03/2006]
 Xã hội học: Vấn đề
nâng cấp và nguyên lý
phát triển tri thức
[16/12/2005]
 Đặc điểm của tiếp cận
hệ thống trong xã hội học
[27/10/2005]
 Tổng - tích hợp lý
thuyết, một trào lưu mới
của tiến trình phát triển
xã hội học [20/10/2005]
 Khoa học cứng và
khoa học mềm
[30/09/2005]
xã hội học là cấu trúc xã hội, tức là những khuôn mẫu của quan hệ xã hội tồn tại độc lập,
trong đó các cá nhân và nhóm chiếm giữ những vị trí trong những cấu trúc ấy. Quan niệm
thứ hai, đối tượng của xã hội học là những ý niệm tập thể (từ dùng của Emile Durkheim),
đó là những ý nghĩa và cách thức của việc tổ chức thế giới, thế giới ấy tồn tại bên ngoài và
bên trên cá nhân, cá nhân được xã hội hóa vào trong thế giới đó. Quan điểm thứ ba, đối
tượng của xã hội học là hành động xã hội có ý nghĩa (theo nghĩa Max Weber sử dụng).
Trong hình thái cực đoan của quan niệm thứ ba thì không có gì gọi là xã hội cả: chỉ có
những cá nhân và các nhóm tham gia vào các mối quan hệ với nhau. Quan điểm thứ ba có
vẻ rất phù hợp với kinh nghiệm và tri thức đời thường. Cái đập vào mắt quan sát là "hoạt
động của con người". Người ta không "nhìn thấy" cái "xã hội" đâu cả, chỉ thấy những con
người đang hành động. Nhưng "đó" chính là xã hội. Vì vậy, ngay từ đầu xã hội học mắc
vào một cặp bài trùng, một thế lưỡng nan: nó luôn thấy xã hội khác con người, đồng thời
nó luôn không thể tách rời xã hội và con người.
Định nghĩa và khái niệm

Đối tượng của xã hội học là hành động xã hội
Hiện thực xã hội là khách thể chung của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn. Để tự
xác định bản sắc của mình, mỗi ngành phải tìm thấy lát cắt đối tượng nghiên cứu của bản
thân từ cái khách thể chung đó. Một trong những cách thức xác định lát cắt tiếp cận xã hội
học là xem đối tượng nghiên cứu cơ bản của nó là hành động xã hội.
Hành động xã hội là sự trao đổi trực tiếp giữa các cá nhân cũng như các khuôn mẫu quan
hệ được cấu trúc hóa bên trên các nhóm, tổ chức, thiết chế và xã hội. Một thực tế có thể
quan sát được trong mọi tình huống cá nhân và công cộng hàng ngày là hành động xã hội
của con người diễn ra theo những quy tắc nhất định và trong những hình thái nhất định,
những quy tắc và hình thái này có một sứ bất biến tương đối. Đối với các cá nhân, những
điều trên là rõ ràng và hiển nhiên, dựa trên nhận thức và kinh nghiệm thực tiễn. Nhưng xã
hội học vượt qua nhận thức hàng ngày đó, đặt ra câu hỏi về cơ sở và điều kiện của những
hành động như vậy.
Cơ sở triết học và nhân học của hành động xã hội
Thời cổ đại đã phát triển những suy nghĩ triết học và nhân học về "bản chất xã hội" của
con người như là cái bản chất thứ hai, nhưng mang tính quyết định. Như vậy, cơ sở triết
học để xã hội học xem hành động của con người là hành động xã hội chính là dựa trên
quan điểm triết học về bản chất xã hội của con người. Trong luận đề 6 về Feuerbach, Mác
viết: "Bản chất con người không phải là một trừu tượng bên trong mỗi cá nhân. Trong tính
hiện thực của nó, con người là tổng hoà các quan hệ xã hội". Người ta thường nói: "Mỗi
người là một xã hội nhỏ, mỗi xã hội là một người tổng quát" (trích theo H. Korte, 1995, tr.
21).
Triết học nhân học xem con người không phải sản phẩm của bản năng mà là sản phẩm của
thiết chế, "cái được xem là bản năng ở động vật, là cái được xem là thiết chế ở con người".
Con người có một động lực cao trong việc sáng tạo ra văn hóa, nó không hành động theo
sơ đồ đơn giản, kích thích - phản ứng” như động vật, mà bao giờ cũng hành động xuất phát
từ một khoảng cách với thế giới. Hành động bao giờ cũng là sự tác động qua lại của cái
bên trong và cái bên ngoài, của việc cảm nhận tình huống và cái bên trong của cá nhân:
Khác với hành vi, hành động con người mang tính xã hội khi nó diễn ra trên cơ sở theo
đuổi các động cơ và mục đích: hành động xã hội là có ý thức, có căn cứ, mang tính phản

tỉnh và định hướng mục tiêu.
Ba khái niệm nền tảng của hành động xã hội
Để hiểu được nền tảng của hành động con người, xã hội học đề xuất ba khái niệm cơ bản:
"ý nghĩa”, “chuẩn mực” và "giá trị”. Cùng với khái niệm hành động xã hội, ba khái niệm
trên đồng thời là những thành phần tiên nghiệm của xã hội học, tức là đằng sau nó không
còn gì để hỏi nữa.
Ý nghĩa
Weber là người đã đưa "ý nghĩa" trở thành một khái niệm cơ bản trong "xã hội học thấu
hiểu của mình. Ông sử dụng khái niệm ý nghĩa để làm rõ tính đặc thù của hành động con
người. Theo ông, để hiểu một hành động nào đó với tính cách là hành động xã hội, thì nhà
xã hội học cần phân tích cái ý nghĩa chủ quan trong đó mà các chủ thể hành động đã chia
sẻ với nhau.
George Herbert Mead là người đã nêu lên câu hỏi nghiên cứu: làm thế nào mà có được sự
thích ứng lẫn nhau giữa hành động của các cá nhân khác nhau? ông cho rằng ý nghĩa chính
là yếu tố trung tâm cho sự thích ứng lẫn nhau này. Trong tình huống tương tác, một chủ thể
lựa chọn từ nhiều khả năng hiểu khác nhau, tìm ra một cái xác định, ý nghĩa cho phép
người tiếp nhận hành động tiến hành một sự giải mã hành động (ý nghĩa của các biểu
tượng thể hiện trong hành động).
Khái niệm "ý nghĩa” bao hàm những cơ sở sau. Thứ nhất, ý nghĩa giúp tạo ra một hình thái
đặc thù cho sự cảm nhận, sự cảm nhận này làm cho hành vi của người khác trở nên có ý
nghĩa và có thể hiểu được. Thứ hai, thông qua và vượt quá một tình huống hành động cụ
thể, nó cho phép nhìn vào nền văn hóa mà nó thể hiện (văn hóa: mối quan hệ giữa các
chuẩn mực và giá trị của một hệ thống xã hội).
Chuẩn mực
Khái niệm chuẩn mực có nguồn gốc từ tiếng lating, có nghĩa là quy tắc, sợi chỉ xuyên suốt.
Người ta thấy chuẩn mực có trong đạo đức theo nghĩa các tiêu chuẩn hành vi, trong mỹ
học và logic, trong kỹ thuật và ngôn ngữ hàng ngày. Nói đến chuẩn mực là nói đến một sự
đánh giá, phán xử: cái gì phù hợp chuẩn mực tức là bình thường, cái gì ngược với chuẩn
mực là lệch chuẩn, bất hình thường.
Trong lĩnh vực hành động xã hội, chuẩn mực là những quy tắc ứng xử được quy định rõ

ràng, chúng tạo ra sự tiêu chuẩn hóa, điều khiến cho việc lặp lại các hành động và do đó
các kỳ vọng hành động trở nên có thể tồn tại được. Giống như hành động xã hội, đối với
xã hội học, chuẩn mực xã hội là một thành phần khái niệm tiên nghiệm của xã hội học. Nói
cách khác, khái niệm chuẩn mực xã hội không thể được rút ra từ bất kỳ một khái niệm nào
khác, nó thể hiện một hiện tượng tối nguyên thuỷ của cái xã hội.
Durkheim được xem là nhà xã hội học đầu tiên đề xuất vấn đề "tính chuẩn mực của cái xã
hội". Đối với cách hiểu của Durkheim, cái xã hội tồn tại là một hiện thực có thể xác định
mang tính sự vật, mà cơ sở của nó nằm trong tính chuẩn mực của các ứng xử xã hội. ông
xem hiện thực này là thế giới của các sự kiện xã hội. Các chuẩn mực xã hội trở thành cái
bên ngoài, nó giới hạn ý chí của con người trong quan hệ của họ với nhau. Chuẩn mực hóa
có nghĩa là sự thiết chế hóa các quy tắc và tiêu chuẩn liên quan với nhau, loại trừ các khả
năng khác. Mỗi sự chuẩn mực hóa gắn với một sự lựa chọn, điều này là một nguyên tắc cơ
bản của sự hình thành cấu trúc xã hội. Các chuẩn mực tạo ra một khuôn khổ cho hành
động, như vậy chúng phải có tính trừu tượng, khác với mọi kiểu hành động cụ thể. Chuẩn
mực thể hiện cái chung, "kiểu điển hình" cửa hành động. Định hướng qua lại của hành
động của nhiều cá nhân và việc xây dựng nên các quan hệ xã hội chỉ có thể có được khi
các cá nhân hành động trên cơ sở những tiêu chuẩn và quy tắc được biết và được chấp
nhận chung. Các tiêu chuẩn và quy tắc này được gọi là các chuẩn mực xã hội. Chuẩn mực
xã hội được tiếp nhận trong quá trình xã hội hóa, được nội tâm hóa và được kết nối trong
các quá trình thiết chế hóa.
Các chuẩn mực thể hiện rất đa dạng, có thể hệ thống hóa chúng theo nhiều cách khác nhau.
Chẳng hạn, theo mức độ chặt chẽ và gắn với nó là mức thưởng phạt: các chuẩn mực buộc
phải, cần phải, nên làm. Gắn liền với chuẩn mực là sự phán xử (thưởng phạt). Sự phán xử
luôn gắn với tương tác hành động, bởi nếu không thì hành động không thể tiếp tục diễn ra
và chuẩn mực không có cơ sở tồn tại. Sự củng cố các chuẩn mực dẫn đến việc hình thành
những vai trò xã hội và kiểu hành động.
Giá trị
Giá trị là các nguyên tắc cơ bản định hướng hành động. chúng là những quan điểm. thái độ
về những điều được mong muốn, về những quan niệm dẫn dắt trong văn hóa, tôn giáo, đạo
lý và xã hội. Những định hướng giá trị thống trị trong một xã hội là khung cơ bản của văn

hóa. Với tính cách là những nguyên tử của đời sống xã hội, các chuẩn mực chỉ có thể vận
hành khi các chuẩn mực quan trọng nhất đối với hành động xã hội được kết nối với nhau,
khi chúng được theo đuổi như là "đầy giá trị" (quan trọng, đúng đắn, chân lý) theo một ý
nghĩa có tính đạo lý. Giá trị là những "chỉ dẫn đạo lý" dẫn dắt hành động con người. Chúng
biểu hiện các ý nghĩa và mục tiêu mà các cá nhân và nhóm gắn với hành động của họ.
Những tiên đề của xã hội học hành động xã hội
Dựa trên những khái niệm có tính tiên nghiệm trình bày ở trên, xã hội học hành động xã
hội đưa ra một số tiên đề nghiên cứu có thể tóm tắt dưới đây. - Con người hành động trong
các tình huống nhất định trên cơ sở của các ý nghĩa mà tự họ gắn vào các hành động của
bản thân và của đối tác.
Khi đi vào các tình huống hành động cụ thể mỗi người đều đã có một tri thức hàng ngày
được cấu trúc hóa trước đó. Thế giới trong đó chúng ta hành động đã là một thế giới văn
hóa, được lý giải. Đối với chúng ta là một thế giới có một ý nghĩa cụ thể.
Hành động là một quá trình có tính lý giải, diễn ra một cách mới, khác đi với các đối tác
hành động. Trong quá trình đó, các ý nghĩa cấu trúc hóa nên những kỳ vọng.
Mỗi cá nhân đều ở trong tình trạng "hiểu ý nghĩa".
Các cá nhân hình thành từ xã hội hóa, tức là từ việc được trang bị các chuẩn mực và giá trị.
Văn hóa là một hệ thống các chuẩn mực và giá trị mà con người có thể hiểu được nó và
chịu sự dẫn đắt của nó.
Con người đi tìm kiếm ý nghĩa và các giá trị văn hóa dẫn dắt nó.
Các quan điểm và lý thuyết về hành động xã hội
Những đặc trưng của thuyết hành động phân biệt với thuyết cấu trúc
Trong một cách nhìn đơn giản hóa, các lý thuyết xã hội học phân thành hai hướng chính:
quan điểm cấu trúc và quan điểm hành động xã hội. Một số lý thuyết theo quan điểm sau,
thay vì xem hành vi con người chủ yếu bị quyết định bởi xã hội, thì lại xem xã hội là sản
phẩm của hoạt động con người. Chúng nhấn mạnh vào tính có ý nghĩa của hành vi con
người, không cho rằng điều này trước hết bị chi phối bởi cấu trúc xã hội. Tiếp cận này
thường gọi bằng nhiều tên: tiếp cận hành động xã hội, xã hội học diễn giải, xã hội học vi
mô, tương tác luận.
Xã hội học hiện đại có hai biến thể chính của kiểu xã hội học này: đó là tương tác luận

biểu trưng và phương pháp luận thực hành. Tương tác luận biểu trưng giải thích hành vi
con người và xã hội thông qua việc xem xét cách thức mà con người lý giải hành động của
người khác, phát triển một tự quan niệm hay là tự hình ảnh về bản thân và hành động theo
cách có ý nghĩa. Một số nhà tương tác luận biểu trưng thừa nhận sự tồn tại của cấu trúc xã
hội nhưng cho rằng các cấu trúc này là có tính lỏng, thường xuyên biến đổi thích ứng với
tương tác. Phương pháp luận thực hành không thừa nhận sự tồn tại của cấu trúc xã hội. Đối
với nhà phương pháp luận thực hành, thế giới xã hội bao gồm những xác định và những sự
phạm trù hóa các thành viên xã hội. Các ý nghĩa chủ quan chính là hiện thực xã hội. Công
việc của nhà xã hội học là lý giải, mô tả, và trên hết là thấu hiểu cái hiện thực chủ quan ấy.
Nhà lý thuyết hành động khác với nhà xã hội học cấu trúc ở ba điểm: thứ nhất, họ chú ý
đến tương tác vi mô hơn là toàn bộ xã hội. Thứ hai, họ không tán thành ý tưởng về một hệ
thống xã hội có tính cố kết. Thứ ba, họ không cho rằng hành động con người chỉ đơn giản

×