Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Tiểu luận: Thực trạng lạm phát và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam năm 1986 - 2010 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.85 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
KHOA TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC

BÀI TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG CỦA LẠM PHÁT VÀ HIỆU QUẢ
CHÍNH SÁCH KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 1986 - 2010
Thành viên nghiên cứu
1. Phan Dương Hùng Vĩ TM04
2. Hà Sỹ Nghị TM04
3. Nguyễn Thị Thanh An TM03
4. Nguyễn Thị Linh Nga TM03
5. Hứa Thị Mi TM03
1
Mục lục
Trang
Chương 1: MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài: 4
2. Mục tiêu nghiên cứu 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 5
4.1. Thu thập số liệu 5
4.2. Phân tích số liệu 5
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT 6
1. Khái niệm 6
1.1. Một số vấn đề về lạm phát: 6
1.2. Thế nào là giảm phát ? 7


1.3. Thế nào là giảm lạm phát? 7
2. Phân loại lạm phát 7
3. Nguyên nhân của lạm phát 8
4. Tác động của lạm phát 11
4.1. Tác động tiêu cực 11
4.2. Tác động tích cực 13
5. Ai là nạn nhân của lạm phát ? 14
6. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 14
7. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế 15
8. Một số chính sách tổng quát để kiềm chế lạm phát 15
8.1. Những biện pháp cơ bản chiến lược 16
8.2. Những biện pháp cấp bách trước mắt 16
8.3. Những phương thức chống lạm phát ở các nước phát triển 17
Chương 3: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH
KIỀM CHẾ LẠM PHÁT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 - 2010 17
1. Giai đoạn đầu (1986 – 2006): Chúng ta có thể chia thành bốn giai đoạn nhỏ sau:.17
1.1. Giai đoạn 1986- 1993: 17
1.2. Giai đoạn 1994-1998: 24
1.3. Giai đoạn 1999-2001: 26
1.4. Giai đoạn 2002 đến 2006: 29
1.5. Hiệu quả của chính sách kiềm chế lạm phát giai đoạn 1986-2006: 32
2. Giai đoạn 2 (2007 – 2008): 33
2.1. Nguyên nhân gây ra lạm phát trong giai đoạn này: 33
2.2. Thực trạng của lạm phát trong giai đoạn này như sau: 33
2.3. Hậu quả của lạm phát giai đoạn này: 36
2.4. Chính sách kiềm chế lạm phát giai đoạn này: 36
2.5. Hiệu quả của chính sách kiềm chế lạm phát trong giai đoạn này: 37
3. Giai đoạn 3 (2009 – nay): 38
3.1. Tổng quan về tình hình lạm phát năm 2009: 38
3.2. Tổng quan về lạm phát năm 2010: 41

3.3. Một số điều đáng chú ý trong năm 2011: 44
2
4. Một số biện pháp góp phần kiềm chế và kiểm soát lạm phát đối với nền kinh tế
Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới: 45
Chương 4: NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ – KẾT LUẬN 47
1. Nhận xét tổng quan về tình hình lạm phát trong giai đoạn vừa qua 1986 – 2010 47
1.1. Tóm tắt về thực trạng lạm phát ở Việt Nam thời gian qua 47
Năm 2011, dự đoán CPI cuối kỳ khoảng 9%. Mục tiêu này có thể không được
hoàn thành khi 2 tháng đầu năm CPI đã tăng 3.15%. Ngoài ra, nền kinh tế hiện nay
vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể dẫn đến lạm phát cao trong những tháng sắp
tới 48
1.2. Nguyên nhân thực sự gây ra lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn này: 48
Cuối năm 2008, với sự lao dốc của hầu hết các hàng hóa trên thế giới, lạm phát
trong nước cũng được chặn đứng. Lạm phát giảm xuống mức thấp nhất chỉ còn
1.97% vào tháng 8/2009 48
1.3. Hậu quả của lạm phát trong giai đoạn 1986 – 2010: 48
1.4. Hiệu quả của chính sách kiềm chế lạm phát lạm phát 49
2. Một số kiến nghị của Nhóm nhằm góp phần kiềm chế và kiểm soát lạm phát đối
với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới: 50
3. Kết luận: 52
3
Chương 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Có thể nói lạm phát luôn là một vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính
sách kinh tế. Nói đến lạm phát là một vấn đề cũ thì không có gì sai cả,bởi vì từ xưa đến
nay, có rất nhiều nhà kinh tế đã gián tiếp hay trực tiếp đề cập đến nó, trong đó có những
nhà trí tuệ vĩ đại như Các Mác. Fisher, Friedman Song lạm phát lúc nào cũng là vấn
đề mới cả, nó nóng bỏng đến từng ngày, từng giờ,nó thay đổi liên tục, có khi tạm ổn
định, có khi giảm xuống, lại có khi lên cơn sốt một cách đột ngột. Cho nên bàn về lạm
phát trong giai đoạn hiện nay tưởng chừng như quá muộn nhưng lại chưa trễ tí nào bởi

vì trong mọi thời kì, mỗi giai đoạn phát triển kinh tế thì lạm phát lại có những sắc thái
riêng, những biến động mang hương vị đặc trưng của mình và rồi để lại những âm
hưởng khá lâu dài trong nền kinh tế.
Một vấn đề mà chúng ta ai cũng nhận ra rằng, chẳng riêng gì các siêu cường
kinh tế như Mỹ, Nhật, mà với mọi quốc gia trên thế giới, lạm phát như là bóng ma cứ
luôn ám ảnh làm chao đảo cho nền kinh tế và nỗi kinh hoàng cho mọi người. Ở Việt
Nam cũng vậy, người dân vừa hứng chịu những hậu quả nặng nề của các đợt lạm phát
vừa qua, tuy đã dịu đi một chút, nhưng vẫn để lại những dấu ấn trong lòng mỗi người
một nỗi lo sợ rằng lạm phát sẽ bùng lên giống như những vết thương vừa khép miệng
trong khi vẫn còn đang nhức nhối. Song vấn đề đặt ra là nếu lạm phát thấp thì tăng
trưởng chậm, còn lạm phát cao thì chứa đựng các mầm mống có khả năng đe dọa đến
tiến trình phát triển bền vững của nền kinh tế, chính vì vậy, cái khó mà mọi quốc gia
hiện nay đang phải đối mặt là duy trì mức lạm phát như thế nào là hợp lý nhất ? Trong
khi đó, để tránh khỏi tình trạng tụt hậu, Việt Nam phải duy trì tỷ lệ tăng trưởng xấp xỉ
10% trong vòng 20 năm tới. Mục tiêu tăng trưởng và vấn đề kiềm chế lạm phát luôn là
một bài toán khó mà các cấp lãnh đạo và toàn thể nhân dân Việt Nam đang phải thật cố
gắng để tìm lời giải cho nó?
Trong nền kinh tế thị trường hoạt động đầy sôi nổi và cạnh tranh gay gắt thì để
thu được lợi nhuận cao và đứng vững trên “thương trường”, các nhà kinh tế cũng như
các doanh nghiệp phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt những vấn đề kinh tế mới. Và một
trong những vấn đề nổi cộm ấy là lạm phát. Lạm phát là một phạm trù kinh tế khách
quan, là vấn đề của mọi thời đại, mọi nền kinh tế thị trường.Chừng nào còn tồn tại nền
kinh tế thị trường thì còn lạm phát. Người ta chỉ có thể kiềm chế lạm phát ở một mức độ
sao cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế mà ít gây ảnh hưởng, tác hại. Một khi
lạm phát cao xuất hiện thì tổn thất về kinh tế cũng như xã hội là rất lớn. Mỗi giai đoạn
khi lạm phát xuất hiện với hình thức và dáng vẻ khác nhau thì lại có nhiều câu hỏi tranh
luận đặt ra: bản chất của lạm phát là gì? Các hình thức biểu hiện của nó ra sao? Nó có
tác động nghiêm trọng như thế nào đối với nền kinh tế? Thực trạng của vấn đề lạm phát
ở Việt Nam hiện nay đang diễn biến như thế nào? Chúng ta phải làm gì để điều tiết nền
kinh tế và kiềm chế lạm phát? Hiệu quả của chính sách kiềm chế lạm phát ra sao?

Xuất phát từ yêu cầu thực tế cần thiết và cấp bách đó, cho thấy đề tài “Thực
trạng của lạm phát và hiệu quả của chính sách kiềm chế lạm phát tại Việt Nam
giai đoạn 1986 – 2010” là cần thiết. Với tầm quan trọng và mang tính thời sự nóng
bỏng của vấn đề, chúng em tin rằng đề tài sẽ có giá trị thực tiễn rất cao.
4
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng lạm phát của Việt Nam trong các giai đoạn vừa qua, trên cơ
sở đó đánh giá các biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ, cuối cùng là nhận định
và đưa ra ý kiến của nhóm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Xuất phát từ lý do trên, đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu về các vấn đề sau:
 Thứ nhất, tìm hiểu một số lý luận chung về lạm phát như khái niệm,
nguyên nhân, phân loại, các tác động và các mối quan hệ của lạm phát
 Thứ hai, khái quát lại thực trạng của lạm phát của Việt Nam từ năm
1986 – 2010.
 Thứ ba, trên cơ sở diễn biến tình hình lạm phát đưa ra nguyên nhân ở
từng giai đoạn, các giải pháp kiềm chế, đồng thời, xem xét hiệu quả của
chính sách kiềm chế tác động đến nền kinh tế như thế nào.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng lạm phát và hiệu quả của chính sách
kiềm chế lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1986-2010.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Thu thập số liệu
Tham khảo các tài liệu, đề tài nghiên cứu trước đó,các luận văn của các Thạc sỹ
kinh tế, từ sách báo, đặc biệt là từ Internet… về cơ sở lý luận của lạm phát và thực trạng
lạm phát và hiệu quả của chính sách kiểm soát lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1986 –
2010
4.2. Phân tích số liệu
Đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh và đánh giá về những

vấn đề chung của lạm phát:
 Phương pháp tổng hợp: sau khi thu thập những thông tin có liên quan
đến lạm phát là giai đoạn tổng hợp lại những thông tin cần thiết để tiến
hành phân tích.
 Phương pháp phân tích: từ những số liệu đã tổng hợp được bắt đầu phân
tích những số liệu đó xem ý nghĩa của những số liệu đó như thế nào.
 Phương pháp so sánh: sử dụng biểu đồ để so sánh các số liệu thu thập
được
5
 Phương pháp đánh giá: sau khi phân tích và so sánh, tiến hành đánh giá
xem mức độ lạm phát ở mỗi giai đoạn có tác động như thế nào đến nền
kinh tế
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Từ việc nghiên cứu các giai đoạn lạm phát trong lịch sử đến hiện nay để có cái
nhìn tổng quát hơn về lạm phát ở Việt Nam và qua đó đánh giá hiệu quả của các chính
sách mà chính phủ đã đưa ra để từ đó đưa ra những đề xuất để có thể đối phó với tình
hình phức tạp mà hiện nay lạm phát gây ra.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT
1. Khái niệm.
1.1. Một số vấn đề về lạm phát:
1.1.1. Thế nào là lạm phát?
 Lạm phát dùng để chỉ sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung hầu hết các
hàng hóa, dịch vụ so với thời điểm một năm trước đó trong một thời gian nhất
định. Tức là khi giá trị của hàng hóa dịch vụ tăng lên đồng nghĩa với sức mua
của đồng tiền giảm đi cùng với một số tiền nhất định. Có thể nói lạm phát là sự
tăng lên liên tục của mức giá.
 Nói một cách cụ thể hơn , lạm phát là hiện tượng giảm mãi lực của đồng tiền.
Điều này cũng đồng nghĩa với “vật giá leo thang”, giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng
cao khiến với cùng một số lượng tiền, người tiêu thụ mua được ít hàng hóa hơn
hoặc phải trả một giá cao hơn để hưởng cùng một dịch vụ.

 Một khái niệm khác về lạm phát là khối lượng tiền được lưu hành trong dân
chúng tăng lên do nhà nước in và phát hành thêm tiền vì những nhu cầu cấp thiết
(chiến tranh, nội chiến, thâm thủng ngân sách ). Trong khi đó, số lượng hàng
hoá không tăng khiến dân chúng cầm trong tay nhiều tiền quá sẽ tranh mua
khiến giá cả tăng vọt có khi đưa đến siêu lạm phát.
Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ thay đổi mức giá chung và được tính theo công thức:

1.1.2. Đo lường lạm phát bằng cách nào ?
Mức giá chung của nền kinh tế được nhìn nhận theo 2 cách. Chúng ta coi mức
giá là giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ. Khi mức giá tăng mọi người phải trả nhiều
tiền hơn cho những hàng hóa dịch vụ mà họ mua. Chúng ta có thể coi mức giá cũng như
là giá trị của tiền. Sự gia tăng mức giá có nghĩa là giá trị của tiền giảm bởi vì mỗi đồng
tiền bỏ ra lúc này mua được ít hàng hóa hơn trước.
6
Mức giá t - 1
Mức giá t – Mức giá t-1
x 100
Tỷ lệ lạm phát (năm t) =
Mức giá chung được tính bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ số điều chỉnh
(GDP). Chỉ số giá bao gồm một số loại như sau:
• Chỉ số giá bán lẻ - CPI – Consumer Price Index
• Chỉ số giá bán buôn – WPI - Wholesale Price Index
• Chỉ số giá sản xuất – PPI – Producer Price Index,
Nhưng thông thường thì người ta dùng chỉ số giá bán lẻ (CPI) để đo lường mức
độ lạm phát. CPI đựơc tính theo công thức:
CPI =
Nếu nền kinh tế năm nay có lạm phát 10%/năm tức là mức giá cả chung trong
nền kinh tế tăng lên 10% so với năm trước đó. Điều đó không có nghĩa là giá cả của tất
cả các hàng hóa đều tăng lên cùng một tỷ lệ là 10%, mà những hàng hóa khác nhau sẽ
có những tỷ lệ tăng khác nhau và thậm chí có mặt hàng giá giảm hoặc giá không đổi.

1.2. Thế nào là giảm phát ?
Khái niệm giảm phát được hiểu ngược với khái niệm lạm phát, tức là hiện tượng
mức giá cả chung trong nền kinh tế giảm xuống. Cũng tương tự như lạm phát, giảm
phát nhưng cũng không có nghĩa là tất cả các mặt hàng đều giảm theo cùng một tỷ lệ,
mà những mặt hàng khác nhau sẽ có những tỷ lệ thay đổi khác nhau.
1.3. Thế nào là giảm lạm phát?
Giảm lạm phát, mô tả hay nói lên tình hình lạm phát được thay đổi theo chiều
hướng giảm xuống. Giảm lạm phát chẳng phải là một thuật ngữ hay một khái niệm gì
cả, mà từ “giảm” ở đây chỉ hiểu đơn giản là sự thay đổi về mặt số lượng theo chiều
hướng nhỏ hơn do đó nó tương tự như mọi cái giảm khác, như giảm chơi bời, giảm
nhậu, giảm vào Net chẳng hạn.
 Để phân biệt chúng, chúng em lấy ví dụ như thế này cho nó dễ hiểu. Nếu coi
chỉ số giá là vận tốc của chiếc xe thì khi xe chạy - tức là vận tốc dương - lạm phát; khi
xe chạy lùi - vận tốc âm - giảm phát; còn khi xe đang chạy mà rà thắng để giảm vận tốc
từ từ là giảm lạm phát.
2. Phân loại lạm phát.
Thông thường người ta phân loại lạm phát trên cơ sở định lượng và định tính.
Về mặt định lượng: lạm phát thể hiện những mức đô nghiêm trong khác nhau
và dựa trên tỷ lệ phần trăm lạm phát được tính trong năm, phân theo cách này thì lạm
phát có các loại sau:
 Lạm phát vừa phải – Mild inflation : được đặc trưng bằng giá cả tăng chậm
và có thể dự đoán được. Là loại lạm phát ở mức một con số - dưới 10%/năm.
7

QoPo.
x 100

QoPt.
Khi giá tương đói ổn định, mọi người tin tưởng vào đồng tiền, họ sẵn sàng
giữ tiền vì nó hầu như giữ nguyên giá trị trong vòng một tháng hay một năm.

Mọi người sẵn sàng làm những hợp đồng dài hạn theo giá trị tính bằng tiền
vì họ tin rằng giá trị và chi phí của họ mua và bán sẽ không chênh lệch quá
xa.Loại lạm phát này được xem là là tích cực và cần thiết vì nó có khả năng
tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế.
 Lạm phát phi mã – Galloping inflation :Là loại lạm phát ở mức hai đến ba
con số ( tỷ lệ tăng giá trên 10% đến <100%), từ 10% 100% 900% một
năm. Đồng tiền mất giá nhiều, lãi suất thực tế thường âm, không ai muốn giữ
tiền mặt, mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu cần thiết cho việc thanh toán
hằng ngày. Mọi người thích giữ hàng hóa, vàng hay ngoại tệ. Thị trường tài
chính không ổn định ( do vốn chạy ra nước ngoài). Loại lạm phát này tác
động tiêu cực đến nền kinh tế, với những hậu quả cực kỳ khó khăn cho đời
sống kinh tế, xã hội, chính trị trong nước.
 Siêu lạm phát – Hyper inflation : Là loại lạm phát 4 con số, tỳ lệ tăng giá
từ 1000 %/năm trở lên. Đồng tiền gần như mất giá hoàn toàn. Các giao dịch
diễn ra trên cơ sở hàng đổi hàng tiền không còn làm được chức năng trao
đổi. Đây thực sự là một giai đoạn cực kỳ hỗn loạn, bất ổn định kinh tế xã hội
và đời sống nhân dân. Những ví dụ cùng cực nhất của siêu lạm phát đã xảy
ra tại Đức những năm đầu thập niên 1920 khi tỉ lệ lạm phát lên tới 3.25 x
106 mỗi tháng, có nghĩa là giá cả tăng gấp đôi mỗi 49 tiếng đồng hồ, đạt
cực điểm lên đến 10.000.000.000%, Hungary sau Thế chiến II với tỉ lệ lạm
phát 4.19 x 1016 (giá cả tăng gấp đôi mỗi 15 giờ đồng hồ), Zimbabue,
Colombia….
Về mặt định tính: Lạm phát được chia làm thành nhiều loại khác nhau, tùy theo
tính chất của lạm phát mà người ta chia ra các loại cơ bản sau:
 Lạm phát thuần túy – Pure Inflation : Đây là trường hợp đặc biệt của lạm
phát, hầu như giá cả của mọi loại hàng hóa đều tăng lên cùng một tỷ lệ trong
cùng một đơn vị thời gian.
 Lạm phát cân bằng – Balanced inflation: Là loại lạm phát có mức giá chung
tăng tương ứng với mức tăng thu nhập.
 Lạm phát được dự đoán trước – Predicted inflation: Là lạm phát mà mọi

người có thể dự đoán trước nhờ vào sự diễn tiến liên tục theo chuỗi thời gian
trong nhiều năm.
 Lạm phát không được dự đoán trước – Non Predicted inflation: Là lạm phát
xảy ra bất ngờ, ngoài sự tiên liệu của mọi người về quy mô, cường độ cũng như
mức độ tác động.
 Lạm phát cao và lạm phát thấp – High inflation and Low inflation: Theo quan
điểm của Gary Smith thì lạm phát cao là mức lạm phát mà tỷ lệ tăng thu nhập
tăng thấp hơn tỷ lệ lạm phát. Ngược lại lạm phát thấp là mức tăng thu nhập
tăng tăng cao hơn mức độ tăng của tỷ lệ lạm phát.
3. Nguyên nhân của lạm phát.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, Phân loại theo nguyên
nhân của lạm phát chúng ta có các loại lạm phát sau:
8
SAS
AD
1
AD
0
P
P
P
0
Y
p
Y
1
Y
LAS
• Lạm phát do cầu kéo – Demand pull inflation : Nguyên nhân này xảy ra
khi tổng cầu trong nền kinh tế cao hơn tổng cung trong cùng thời điểm

đó. Trường hợp này xuất hiện có thể là do tổng cầu tăng nhưng tổng
cung không đổi, hoặc tổng cung cũng tăng nhưng tăng không bằng tổng
cầu. Để khắc phục, chính phủ phải thực hiện các biện pháp thắt chặt chi
tiêu, tăng thuế hoặc giảm cung tiền.
Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát do cầu kéo được giải thích bằng mô hình sau:
Hình 1: Lạm phát do cầu kéo
Chúng ta bắt đầu với trạng thái cân bằng ban đầu trong dài hạn, tại đó đường
LAS cắt đường SAS và AD
0
ở mức giá P
0
. Sự gia tăng tổng cầu từ AD
0 đến
AD
1
làm mức
giá tăng từ P
0
lên P
1
và GDP thực tăng từ Y
p
đến Y
1
• Lạm phát do chi phí đẩy – Cost push inflation: Lạm phát loại này xuất hiện
khi chi phí đầu vào cho sản xuất tăng hoặc năng lực sản xuất của nền kinh tế
giảm sút.
Chi phí đầu vào tăng có thể do giá các nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất
tăng giá. Điều kiện khai thác khó khăn hơn đòi hỏi nhiều chi phí hơn; thiên tai,
mất mùa, lụt bão, động đất… làm giảm năng lực sản xuất; khủng hoảng ngành

dầu mỏ do các liên minh dầu mỏ tăng giá hoặc chiến tranh vùng vịnh làm tăng
giá, giá dầu tăng làm tăng chi phí trong ngành năng lượng, từ đó làm tăng chi
phí đầu vào trong các ngành khác. Các chi phí sản xuất tăng làm tăng giá thành
sản phẩm và buộc doanh nghiệp tăng giá bán để bù đắp chi phí. Giá bán tăng -
tạo lạm phát. Nhưng mặt khác giá bán tăng, theo quy luật cung cầu sẽ làm tổng
cầu giảm xuống, các doanh nghiệp sẽ cắt giảm sản xuất hoặc sa thải nhân công.
Hậu quả dẫn đến cho nền kinh tế lúc này là vừa có lạm phát lại vừa bị suy thoái,
tỉ lệ thất nghiệp tăng cao. Nếu lạm phát do cầu kéo ở mức vừa phải là một điều
kiện rất tốt cho nền kinh tế, nó sẽ kích thích đầu tư mở rộng sản xuất, người ta
còn ví nó như một chất dầu mở dùng để bôi trơn cho bộ máy kinh tế. Nhưng lạm
phát do chi phí đẩy thì dù bất kỳ mức độ nào cũng đều không tốt, vì bản thân nó
đã mang trong mình sự suy thoái kinh tế. Do vậy nó còn được gọi là lạm phát
đình truệ.
→ Về việc khi nền Kinh tế xảy ra cùng lúc 2 nguyên nhân gây ra lạm phát,
lạm phát cầu kéo & lạm phát chi phí đẩy:
9
Trong thực tế 2 loại lạm phát có thể xảy ra cùng 1 lúc. Nếu đường cầu dịch
chuyển sang phải kết hợp đường cung dịch sang trái hay lên trên thì giá tăng, sản lượng
có thể, giảm hoặc không đổi tùy theo mức độ dịch chuyển của 2 đường. Đối với lạm
phát do cầu kéo, ta kiềm chế lại bằng cách CP rút tiền bớt ra khỏi nên Kinh tế, NHTƯ
giảm lượng cung tiền (MS), CP giảm chi tiêu (giảm G). Còn loại lạm phát do chi phí
đẩy, CP kiềm chế bằng cách áp dụng CS tài khóa và tiền tệ mở rộng nhằm đưa sản
lượng nên Kinh tế về mức sản lượng tiềm năng (YP). Còn tùy trường hợp cụ thể, bằng
cách xem xét tổng thể nền Kinh tế bị loại lạm phát nào nặng hơn để đưa ra CS kiềm chế
lạm phát thích hợp nhất.
Hình 2: Lạm phát do chi phí đẩy
• Lạm phát do cơ cấu: Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa
cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không
tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức
lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm

phát này nảy sinh từ đó.
• Lạm phát do cầu thay đổi: Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi
lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp
độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không
thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó
mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên,
dẫn đến lạm phát.
• Lạm phát do xuất khẩu: Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng
cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm
cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát
nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng.
• Lạm phát do nhập khẩu: Khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm
đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập
khẩu đội lên.
• Lạm phát tiền tệ: Cung tiền tăng do:
 NHTƯ mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so
với ngoại tệ.
 NHTƯ mua công trái theo yêu cầu của nhà nước
10
Y
*
P
P
P
0
Y
LAS
SAS
1
SAS

0
 Quản lý tiền mặt kém hiệu quả
 Chi tiêu ngân sách ngày càng lớn
 Sức hút của thị trường chứng khoán
 Tâm lý hoang mang của người dân trước giá cả của thị trường tăng cao
( mua vàng hay ngoại tệ dự trữ….)
Tất cả nguyên nhân trên làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên gây ra lạm
phát.
• Lạm phát đẻ ra lạm phát: khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý
sẽ cho rằng tới đây giá cả hàng hóa sẽ còn tăng, nên đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại.
tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung gây ra lạm phát.
4. Tác động của lạm phát.
4.1. Tác động tiêu cực.
4.1.1. Lạm phát dự kiến được
 Chi phí mòn giày: vì lạm phát làm xói mòn giá trị thực tế mà chúng ta nắm giữ
nên để tránh sự mất giá của đồng tiền mọi người sẽ giữ ít tiền trong ví của mình
hơn và một trong những cách để thực hiện điều đó là đến ngân hàng thường
xuyên hơn, tức là gửi tài sản dưới dạng tiền gởi ngân hàng. Chi phí bỏ ra để
giảm lượng tiền nắm giữ được gọi là chi phí mòn giày của lạm phát. Vì chúng ta
có thể đến ngân hàng thường xuyên hơn, nên giày chúng ta mòn nhanh hơn, bên
cạnh đó chúng ta phải mất đi thời gian và sự tiện lợi để ít giữ tiền hơn , cái mà
chúng ta không phải trả khi lạm phát.Chi phí mòn giày tương đối nhỏ so với
quốc gia có lạm phát vừa phải. Chi phí mòn giày rât lớn đối với quốc gia siêu
lạm phát.
 Chi phí thực đơn: hầu hết các doanh nghiệp không thay đổi giá hàng ngày, mà
thường thông báo giá và giữ ổn định trong khoảng thời gian vài tuần, vài tháng,
năm. Các doanh nghiệp không thường xuyên thay đổi giá vì họ phải chịu chi phí
khi đổi giá. Chi phí cho việc đổi giá gọi là chi phí thực đơn, một thuật ngữ rút ra
từ chi phí in thực đơn mới của các nhà hàng. Chi phí thực đơn bao gồm các chi
phí quyết định giá mới, chi phí gởi bản giá và catalo mới cho đối tác và khách

hàng, chi phí quảng cáo giá mới và thậm chí cả chi phí giải thích cho khách hàng
tại sao có sự thay đổi giá.Lạm phát làm tăng chi phí thực đơn mà doanh nghiệp
phải chịu. Khi lạm phát cao, chi phí doanh nghiệp tăng rất nhanh do sự thay đổi
giá nhiều lần trong kỳ.
 Sự biến động của giá tương đối và phân bổ sai nguồn lực, các nền kinh tế thị
trường thường dựa vào giá tương đối để phân bổ nguồn lực. Người tiêu dùng
quyết định mua hàng hóa bằng cách so sánh chất lượng và giá cả của hàng hóa
đó và dịch vụ khác nhau. Thông qua những quyết định này, họ quyết định phân
bổ các nhân tố sản xuất khan hiếm cho các nghành và doanh nghiệp. Khi lạm
phát cao thì sự thay đổi tự động trong giá tương đối càng lớn, các quyết định của
khách hàng bị biến dạng và thị trường mất khả năng phân bổ nguồn lực một
cách hiệu quả.
 Những biến dạng của thuế do lạm phát gây ra: các nhà lập pháp thường không
11
tính đến lạm phát khi soạn thảo các luật thuế. Các nhà kinh tế đã nghiên cứu các
luật thuế và kết luận rằng lạm phát có xu hướng làm tăng gánh nặng thuế đánh
vào các khoản thu nhập thu được từ tiết kiệm.
Thuế thu nhập đánh vào lãi suất danh nghĩa thu được từ những khoản tiết kiệm,
mặc dù một phần lãi suất danh nghĩa chỉ đơn thuần là bù lạm phát. Để xem xét lạm
phát, chúng ta chú ý đến ví dụ bằng số sau:
Nền kinh tế 1
(giá ổn định)
Nền kinh tế 2
(lạm phát)
1. Lãi suất thực tế
2. Tỷ lệ lạm phát
3. Lãi suất danh nghĩa (Lãi suất
thực tế + Tỷ lệ lạm phát)
4. Lãi suất giảm do thuế suất
25% (0.25 x Lãi suất danh

nghĩa)
5. Lãi suất danh nghĩa sau thuế
(0.75 x Lãi suất danh nghĩa)
6. Lãi suất thực tế sau thuế (Lãi
suất danh nghĩa sau thuế x Tỷ
lệ lạm phát)
4%
0
4
1
3
3
4%
8
12
3
9
1
Khi lạm phát bằng 0, mức thuế suất 25% đánh vào thu nhập từ lãi suất làm giảm
lãi suất thực tế từ 4 xuống 3%. Khi lạm phát bằng 8, mức thuế như vậy làm giảm lãi
suất thực tế từ 4 xuống 1%.
Những tác động của lạm phát làm thay đổi thuế, nên lạm phát càng cao thì càng
có xu hướng làm giảm động cơ tiết kiệm của mọi người. Mà tiết kiệm trong nền kinh tế
chính là nguồn của đầu tư và đầu tư chính là bộ phận tăng trưởng của nền kinh tế trong
dài hạn . Vì vậy, khi lạm phát làm tăng gánh nặng thuế đánh vào các khoản tiết kiệm, nó
có xu hướng làm giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
• Lạm phát làm tăng sự nhầm lẫn và bất tiện: các nhà kế toán phản ánh sai các
khoản thu nhập của doanh nghiệp khi giá cả tăng thường xuyên. Vì lạm phát làm
cho đồng tiền có giá trị thực tế không giống nhau vào các thời điểm khác nhau,
nên việc tính toán lợi nhuận của công ty - phần chên lệch giữa các khoản thu và

chi phí sẽ phức tạp hơn khi nền kinh tế có lạm phát. Do vậy, trong chừng mực
nào đó, lạm phát làm cho các nhà đầu tư khó phân biệt giữa các doanh nghiệp
làm ăn kém hiệu quả và do vậy làm cản trở thị trường tài chính trong việc phân
bổ các khoản tiết kiệm của nền kinh tế cho các loại đầu tư khác nhau.
4.1.2. Lạm phát không dự kiến được.
 Thứ nhất, là lạm phát làm thu nhập thực tế của một bộ phận dân cư giảm xuống,
đời sống khó khăn hơn.Như khái niệm thì lạm phát là một thuật ngữ mô tả hiện
tượng mức giá cả chung trong nền kinh tế tăng lên. Ai cũng hiểu khi giá cả trong
12
nền kinh tế tăng lên điều đó có nghĩa là thu nhập thực tế của những người có thu
nhập cố định hay ít thay đổi như quân nhân, cán bộ hưu trí, lương của cán bộ
công nhân viên trong cơ quan hành chính nhà nước giảm xuống. Xét về mặt số
lượng thì hàng tháng họ vẫ nhận được 500 đó thôi, nhưng 500 tháng trước họ
mua được ít hàng hơn tháng này do giá cả của tháng này tăng cao hơn tháng
trước, như vậy là thu nhập thực tế của họ đã giảm xuống.
 Thứ hai, là làm môi trường kinh tế rối ren. Lạm phát quá cao tức là ở mức trên
20%/năm, là nơi tiềm ẩn và chứa đựng các mầm mống có khả năng đe dọa đến
tiến trình phát triển bền vững của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế mà giá cả
tăng lên liên tục và tăng ở mức cao thì thật là một môi trường kinh tế đầy bát
nháo.
 Thứ ba, là các chính sách về kinh tế xã hội tài chính tiền tệ tín dụng rất khó định
hướng thực hiện, và cũng có thể dẫn đến sự khủng hoảng trong lĩnh vực tài
chính tiền tệ tín dụng thông qua các vấn đề lãi suất thực, lãi suất danh nghĩa,
cung tiền, vay nợ Ngoài ra,lạm phát xảy ra còn là môi trường tốt để những
hiện tượng tiêu cực trong đời sống phát sinh như đầu cơ, tích trữ gây cung hàng
hóa giả tạo.
 Thứ tư, tác hại đặc biệt của lạm phát không dự kiến là tái phân phối của cải một
cách tùy tiện, lạm phát bất ngờ phân phối lại của cải giữa các thành viên trong
xã hội không theo công lao và nhu cầu của họ. Sự phân phối này xảy ra vì trong
nền kinh tế có rất nhiều khoản vay được tính toán bằng đơn vị tính là tiền. Khi

giá cả thay đổi không đoán trước được nó sẽ phân phối lại của cải giữa người đi
vay và người cho vay. Nếu lạm phát có thể dự đoán trước được thì người đi vay
và người cho vay đã tính đến lạm phát khi đưa ra lãi suât danh nghĩa.
Trong trường hợp cầu hàng hóa giảm thì tất yếu nền kinh tế rơi vào trạng thái
suy thoái kinh tế. Tại sao giá không tăng hoặc giảm, là vì tổng cung của nền kinh tế lớn
hơn tổng cầu. Cung lớn hơn nên chắc chắn các doanh nghiệp sẽ có một lượng hàng hóa
tồn kho không bán được, phản ứng của doanh nghiệp trong lúc này là cắt giảm thu hẹp
sản xuất, sa thải bớt nhân công. Như vậy khái quát hóa lên thì trong toàn nền kinh tế lúc
này sẽ bị tác động theo dây chuyền lang từ ngành này sang ngành khác và dẫn đến việc
khủng hoảng thừa trầm trọng hơn và suy thoái toàn nền kinh tế.
4.2. Tác động tích cực.
Bên cạnh những mặc tiêu cực, lạm phát cũng có một số mặc tích cực như sau:
 Thứ nhất, nếu lạm phát ở mức độ nhẹ và trong tầm kiểm soát của chính phủ. Ví
dụ, hàng năm chính phủ có thể phát hành thêm một lượng tiền mới để tiêu xài
cho những chương trình công cộng hoặc giải quyết thiếu hụt ngân sách khiến
đồng tiền xoay vòng tạo ra thêm của cải, trực tiếp đẩy cao tổng sản lượng quốc
dân GDP lên thêm một mức. Dĩ nhiên nếu quá đà sẽ có nguy cơ gây ra lạm phát
nặng hoặc siêu lạm phát và làm cho các hoạt động kinh tế sẽ bị tê liệt.
 Thứ hai, lạm phát mà tỷ lệ tăng giá dương vừa phải sẽ có lợi cho nền kinh tế
(theo nhà kinh tế đoạt giải Nobel James Tobin). Ông dùng từ "dầu bôi trơn" để
miêu tả tác động tích cực của lạm phát. Mức lạm phát vừa phải làm cho chi phí
thực tế mà nhà sản xuất phải chịu để mua đầu vào lao động giảm đi. Điều này
khuyến khích nhà sản xuất đầu tư mở rộng sản xuất. Việc làm được tạo them và
13
tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm.
Vì vậy, nền kinh tế lạm phát hay không lạm phát thì cũng đều không tốt. Vấn đề
là chúng ta xác định mức độ lạm phát trong nền kinh tế bao nhiêu là tốt nhất, và với
mức độ đó thì nền kinh tế không bị rối ren lộn xộn bất ổn mà cũng không bị suy thoái.
Với các đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam thì nên giữ mức lạm phát khoảng 8 đến
12%/năm là tốt nhất.

5. Ai là nạn nhân của lạm phát ?
Khi lạm phát xảy ra thì hầu hết mọi thành phần
của nền kinh tế đều bị ảnh hưởng, đều trở thành nạn
nhân của lạm phát, bởi nhìn một cách tổng thể thì mỗi
người đều là người tiêu dùng. Tuy nhiên, 3 thành phần
chịu nhiều thiệt thòi nhất là:
- Người về hưu: Lương hưu là một trong
những “hàng hoá” ổn định nhất về giá cả, thường chỉ
được điều chỉnh tăng lên đôi chút sau khi giá cả hàng hoá
đã tăng lên gấp nhiều lần.
- Những người gửi tiền tiết kiệm: Hẳn nhiên
sự mất giá của đồng tiền khiến cho những người tích trữ
tiền mặt nói chung và những người gửi tiền tiết kiệm đánh mất của cải nhanh nhất.
- Những người cho vay nợ: Khoản nợ trước đây có thể mua được một món
hàng nhất định thì nay chỉ có thể mua được những món hàng có giá trị thấp hơn. Vậy ai
là người được hưởng lợi? Có lẽ khi đồng tiền mất giá dần thì người sung sướng nhất
chính là những con nợ vì nay khoản nợ họ phải trả có vẻ nhẹ gánh hơn.
6. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp.
Hai chỉ báo về tình hình kinh tế được theo dõi chặt chẽ là lạm phát và thất
nghiệp. Hai đại lượng phản ánh tình hình kinh tế này gắn bó vói nhau như thế nào? Bởi
lẽ, như chúng ta đã thấy tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phụ thuộc vào thuộc tính của thị
trường lao động chẳng hạn như luật tiền lương tối thiểu, sức mạnh thị trường của công
đoàn, vai trò cuả tiền lương và hiệu quả của việc tìm việc làm. Ngược lại,tỷ lệ lạm phát
phụ thuôc trước hết vào sự gia tăng cung tiền,do NHTW kiểm soát. Do đó, trong dài
hạn, lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ nhiều với nhau. Nhưng trong ngắn
hạn thì ngược lại,các nhà kinh tế học vĩ mô thường cho rằng một trong mười nguyên lý
của nền kinh tế học là: xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất
nghiệp. Nếu các nhà hoạch định chính sách tiền tệ mở rộng tổng cầu và chuyển nền kinh
tế lên phía trên đường tổng cung ngắn hạn, họ có thể tạm thời cắt giảm thất nghiệp,
nhưng cái giá phải trả là lạm phát cao hơn. Nếu các nhà hoạch định chính sách hạn chế

tổng cầu và chuyển nền kinh tế xuống phía dưới đường tổng cung ngắn hạn, họ có thể
cắt giảm lạm phát, nhưng phải trả giá là thất nghiệp cao hơn.
Mặc dù sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp đã tạo nhiều đảo lộn về tri thức
của các nhà kinh tế học, nhưng một số nguyên tắc đã hình thành mà ngày nay chúng ta
đều nhất trí.
Ví dụ về sự giải thích của Milton Friedman vào năm 1958 về mối quan hệ giữa
lạm phát và thất nghiệp : « Luôn luôn có sự đánh đổi tạm thời giữa lạm phát và thất
nghiệp, nhưng không có sự đánh đổi lâu dài. Sự đánh đổi tạm thời này không phát sinh
14
từ lạm phát nói chung, mà từ lạm phát không dự kiến, tức tỷ lệ lạm phát ngày một gia
tăng. Niềm tin phổ biến rằng có sự đánh đổi lâu dài chỉ là sự lẫn lộn giữa cái cao và cái
đang tăng, điều mà chúng ta ai cũng biết dưới dạng đơn giản hơn. Tỷ lệ lạm phát ngày
càng tăng có thể làm giảm thất nghiệp, song tỷ lệ lạm phát cao thì không ».
Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp được các nhà kinh tế vĩ mô trình bày
một cách ngắn gọn dựa vào đường Phillips như sau:
 Đường Phillips mô tả mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp . Bằng
cách mở rộng tổng cầu, các nhà hoạch định chính sách có thể chọn một địa
điểm trên đường Phiilips có lạm phát cao hơn và thất nghiệp thấp hơn.Bằng
cách thu hẹp tổng cầu,các nhà hoạch định chính sách có thể chọn một địa điểm
trên đường Phiilips có lạm phát thấp và thất nghiệp cao hơn.
 Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp mô tả bằng đường Phillips chỉ đúng
trong ngắn hạn. Trong dài hạn, đường Phillips thẳng đứng tại tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên
 Đường Phillips ngắn hạn còn dịch chuyển khi có cú sốc tác động tới tổng
cung.các cú sốc cung bất lợi, chẳng hạn giá dẩu thế giới tăng vọt năm 1970
đem lại cho các nhà hoạch định chính sách sự đánh đổi kém mong muốn hơn
giữa lạm phát và thất nghiệp. Nghĩa là sau một cú sốc cung bất lợi, họ chấp
nhận tỷ lệ thất nghiệp cao hơn tại mọi tỷ lệ thất nghiệp cho trước hoặc tỷ lệ thất
nghiệp cao hơn tại mọi tỷ lệ lạm phát ỳ cho trước.
 Khi hạn chế mức cung tiền để cắt giảm lạm phát,nó di chuyển nền kinh tế dọc

đường Phillips ngắn hạn, dẫn đến thất nghiệp tạm thời cao. Cái giá của việc cắt
giảm lạm phát phụ thuộc vào chổ kỳ vọng về lạm phát giảm xuống nhanh
chóng đến mức nào. Một số nhà kinh tế lập luận rằng cam kết giảm lạmphat1
được mọi người tin tưởng có thể làm giảm tổn thất do chính sách cắt giảm lạm
phát gây ra, bởi vì quá trình điều chỉnh kỳ vọng diễn rnhanh chóng hơn.
7. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ phi tuyến tính,
ở mức lạm phát thấp (thường là 1 con số) thì lạm phát không tác động tiêu cực lên tăng
trưởng, thậm chí ở mức lạm phát thấp gia tăng lạm phát thường gắn gắn liền với tăng
trưởng cao hơn; khi lạm phát đến một ngưỡng cao nhất định thì lạm phát bắt đầu tác
động tiêu cực lên tăng trưởng, ngưỡng này đối với các nước đang phát triển và các nền
kinh tế chuyển đổi là dao động từ 11% - 14%/năm.
8. Một số chính sách tổng quát để kiềm chế lạm phát.
Khi lạm phát đã xãy ra nặng nề và nghiêm trọng thì chính phủ phải tìm mọi cách
để chống lại lạm phát nhằm khôi phục lại sức mua của đồng tiền. Nói như vậy có nghĩa
là việc thực hiện các biện pháp ổn định tiền tệ và kiềm chế lạm phát sẽ trở thành một
trong những chính sách lớn trong phát triển kinh tế của các nước.
Ổn định tiền tệ nói chung và kiềm chế lạm phát nói riêng là việc Nhà nước áp
dụng các biện pháp về kinh tế là tổ chức và kỹ thuật để ổn định sức mua của đồng tiền
tạo điều kiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Như vậy việc áp dụng các biện pháp các biện pháp đó có tính chất chiến lược
cùng các biện pháp cấp bách trước mắt như sau:
15
8.1. Những biện pháp cơ bản chiến lược
Đây là biện pháp nhằm tác động toàn bộ lên mọi mặt hoạt động của nềnkinh
tế,với ý tưởng tạo ra sức mạnh về tiềm lực kinh tế của đất nước , một quốc gia có nền
kinh tế phát triển tốt và ổn định thì ở đó đồng tiền ổn định khá vững chắc.Lạm phát ít có
cơ hội để phát triển bộc phát.Những biện pháp cơ bản chiến lược chưa thể phát huy tác
dụng ngay , nhưng nếu không áp dụng những biện pháp đó thì tình trạng lạm phát, tình
trạng rối loạn của lưu thông tiền tệ sẽ xảy ra triền mien không lối thoát. Những biện

pháp cơ bản chiến lược có thể gồm những biện pháp lớn như sau:
 Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội đúng đắn.
 Điều chỉnh cơ cấu kinh tế,phát triển nghành mũi nhọn xuất khẩu.
 Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước.
8.2. Những biện pháp cấp bách trước mắt.
Biện pháp này nhằm ổn định tiền tệ và chống đỡ lạm phát được thực hiện trong
hoàn cảnh lạm phát xảy ra nghiêm trọng, cơn sốt lạm phát cao thì sẽ có tác dụng nhanh
chóng hơn.Những biện pháp như vậy được gọi là những biện pháp tình thế để đói phó
với thực trạng báo động của tình hình tiền tệ giá cả.
 Biện pháp tiền tệ – tín dụng:
• Quản lý chặt chẽ việc cung ứng tiền,thực hiện chính sách đóng băng tiền
tệ
• Quản lý và hạn chế thật mạnh khả năng tạo tiền của ngân hang thương
mại bằng cách tăng dự trữ bắt buộc, xiết chặt tín dụng,…
• Nâng cao lãi suất tín dụng để thu hút tiền mặt trong nền kinh tế xã hội,
nhờ đó làm lượng tiềncung ứng,mặt khác nâng cao lãi suất tín dụng
cũng làm giảm khả năng mở rộng tín dụng của các ngân hang thương
mại.
• Trường hợp cần thiết có thể áp dụng các biện pháp cải cách tiền tệ, phát
hành tiền mới thu đổi tiền cũ để lập lại trật tự trong lưu thông tiền tệ.
 Biện pháp về tài chính ngân sách:
• Trước hết phải tìm cách giảm dần bội chi tiến tới thăng bằng thu chi
ngân sách bằng tiết kiệm chi phí nhất là những khoản chi cho bộ máy
quản lý hành chính, những khoản chi chưa thật cấp thiết cũng cần phải
cắt bỏ hoặc giảm thiểu để làm giảm sự căn thẳng của ngân sách.
• Tăng cường bồi dưỡng và mở rộng các khoản thu từ nền kinh tế,
chống thất thu thuế, đồng thời phải thực hiện thu đúng thu đủ công
bằng để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống.
• Sử dụng tín dụng nhà nước bằng cách vay nợ trong nước và nước
ngoài.

 Ngăn chặn sự leo thang của giá cả như thực hiện mậu dịch tự do, nới lỏng
hang rào thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu hang hóa.
16
8.3. Những phương thức chống lạm phát ở các nước phát triển
Việc lựa chọn phương thức chống lạm phát ở các nước khác nhau không hoàn
toàn giống nhau, ngay cả ở cùng một nước, trong những thời kỳ khác nhau người ta
cũng áp dụng những phương thức khác nhau, nhưng nhìn chung,có 2 phương thức cơ
bản sau:
 Thứ nhất ,“Hạn chế tiền tệ” hay kiểm soát chặt chẽ lượng tiền cung ứng.
 Thứ hai, “Nới lỏng tiền tệ” hay lấy lạm phát trị lạm phát.
Chương 3: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ
HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH KIỀM CHẾ
LẠM PHÁT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 -
2010
Có thể nói rằng lạm phát vừa là một phạm trù kinh tế khách quan, vừa là một
công cụ kinh tế được Nhà nước sử dụng để phát triển kinh tế, vì việc phân phối sản
phẩm và thu nhập nói chung đều được thực hiện thông qua tiền tệ nên lạm phát là biện
pháp để phân phối lại sản phẩm và thu nhập trong nền kinh tế. Nói cách khác, lạm phát
sẽ khiến cho diễn biến và quá trình phân phối lại thu nhập sẽ có lợi cho đối tuợng này
và gây thiệt hại cho đối tượng khác trong xã hội. Như vậy, lạm phát mang bản chất kinh
tế xã hội sâu sắc chứ không phải là một hiện tư tự nhiên của nền kinh tế thị trường. Vì
vậy, trong mỗi giai đoạn khác nhau, cách biểu hiện của lạm phát cũng không thật sự
hoàn toàn giống nhau và nguyên nhân và giải pháp mà chính phủ sử dụng để kiềm chế
lạm phát cũng khác nhau.
Thật vậy, câu chuyện lạm phát ở Việt Nam không phải là mới. Đã từng có thời
kỳ tỉ lệ lạm phát lên đến 3 chữ số, sau đó lại giảm đến một con số, rồi tăng trở lại. Dễ
dàng để chúng ta nhận ra rằng trong giai đoạn từ 1986- 2010, đất nước có nhiều bước
chuyển mình vươn lên phát triển, lạm phát cũng theo đó mà diễn biến phức tạp, khó có
thể dự đoán một cách chính xác được, nhưng nhìn lại một cách tổng thể, chúng ta có thể
chia thành ba giai đoạn chính sau:

• Giai đoạn đầu: Khi nền kinh tế bắt đầu đổi mới, đi vào ổn định và bắt đầu có
dấu hiệu trì trệ: 1986 – 2006.
• Giai đoạn thứ hai: Nền kinh tế bắt đầu khủng hoảng : 2007 – 2008.
• Giai đoạn ba: Nền kinh tế bắt đầu giai đoạn phục hồi: 2009 – 2010 .
1. Giai đoạn đầu (1986 – 2006): Chúng ta có thể chia thành bốn giai đoạn
nhỏ sau:
1.1. Giai đoạn 1986- 1993:
17
1.1.1. Nguyên nhân lạm phát cao năm 1986:
• Nguyên nhân bên trong:
Ở Việt Nam, ngay sau khi kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm đã làm
cho nền kinh tế Việt Nam vốn đã nghèo nàn lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề
đã khiến cho tình hình tài chính tiền tệ giá cả diễn biến ngày càng bất lợi cho sự phát
triển đất nuớc.
Kinh tế Việt Nam từ những năm 1986 đến nay đã trải qua sự biến đổi sâu sắc :
từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN;
từ tăng trưởng thấp những năm 80 sang tăng trưởng cao những năm 90; khủng hoảng rối
loạn rồi chuyển sang ổn định và phát triển. Những biến đổi thăng trầm của nền kinh tế
thị trường là nguyên nhân của tình trạng lạm phát Việt Nam.
Nguyên nhân đầu tiên phải nói đến đó là sự tăng giá hàng hóa của các nước trên
thế giới, càng đẩy các doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn và để hỗ trợ nền sản xuất
trong nước, đặc biệt là các xí nghiệp quốc doanh, Chính phủ Việt Nam lại in thêm tiền
làm tăng mức cung ứng tiền trong nền kinh tế lại dẫn đến lạm phát tiền tệ , điều đó càng
đẩy tỉ lệ lạm phát lên cao.
Đồng thời năm 1985, Việt Nam thực hiện cuộc cải cách giá, tiền lương, tiền mà
đỉnh cao là sự kiện đổi tiền vào ngày 14 tháng 9 và lạm phát cũng bùng nổ ngay sau đó.
Đó là năm 1986 chúng ta đã rơi vào tình trạng siêu lạm phát với ba chữ số 775% trong
khi đó tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 2,33%.
Gọi là lạm phát năm 1986 vì đó là năm có tỉ lệ tăng cao nhất, nhưng lạm phát
thực sự đã xuất hiện từ nhiều năm trước đó. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ 1981-1985 lần

lượt tăng là: 70%, 95%, 50%, 65% và 92%. Chỉ có điều lúc đó không ai thừa nhận có
lạm phát trong nền kinh tế XHCN, không ai dám đưa vấn đề ra để phân tích, bàn luận
công khai. Không có giải pháp tổng thể nào được đưa ra trong một thời gian dài cho đến
khi xảy ra cuộc đôi tiền vào năm 1985.
Có lẽ có quan niệm cho rằng đổi tiền sẽ khôi phục lại giá trị đồng bạc Việt Nam
và lạm phát sẽ chấm dứt nên mới có qui định “Sức mua của đồng tiền mới bằng 10 lần
sức mua của đồng tiền cũ” (Quyết định 01/HĐBT-TĐ ngày 13/9/1985). Nhưng sau đổi
tiền kết quả hầu như không ai mong muốn, tỷ lệ lạm phát năm 1985 tăng đến 92%, năm
1986 lên tới 775%, nền kinh tế bước vào thời kỳ lạm phát dữ dội với tỉ lệ tăng 3 chữ số
kéo dài trong 2 năm tiếp theo.
Đến năm 1987 do thiên tai, sản lượng lương thực cuối năm giảm 3,5% và đầu
năm 1988 một số địa phương miền Bắc bị đói, giá cả lên cao, lạm phát chi phí đẩy lại
tiếp diễn. .Đứng trước tình hình đó, dân chúng tích trữ hàng hóa, lương thực, vàng và đô
la càng nhièu vì lo sợ rằng đồng Việt Nam sẽ còn mất giá tạo nên cầu giả tạo, giá cả
tăng cao dẫn đến lạm phát cầu kéo, với tỉ lệ lạm phát là 223,1%, mức tăng trưởng GDP
chỉ là 3,78%.
Như vậy, trong giai đoạn này lạm phát xảy ra ban đầu là do chi phí đẩy, sau đó
là do tăng mức cung ứng tiền , năm 1987 lại là lạm phát chi phí đẩy, tiếp tục sau đó
lạm phát cầu kéo xảy ra.
• Nguyên nhân bên ngoài:
Lạm phát tăng cao đột biến do chi phí đẩy của việc tăng giá từ bên ngoài:
18
Năm 1985, Gorbacher đã nên nắm chính quyền tại Liên xô, cùng với sự sụp đổ
của các nước Đông Âu cũ, Việt Nam bị cắt giảm nguồn viện trợ từ nước ngoài và đến
năm 1991 thì bị cắt hẳn. Do đó, nguyên vật liệu đầu vào như sắt thép, dầu hỏa, máy móc
thiết bị Việt Nam hoàn toàn phải mua với giá cao làm cho chi phí sản xuất tăng nhanh.
Lạm phát chi phí đẩy xảy ra.
1.1.2. Diễn biến và thực trạng của lạm phát giai đoạn 1986 – 1993:
Biểu hiện đầu tiên của lạm phát là đồng tiền mất giá, sau đó là giá cả một số
hàng hóa tăng một cách đột ngột

Lúc đầu giá vàng tăng, sau đó lan rộng đối với giá cả các loại mặt hàng khác,
nhưng tăng không đều nhau. Đối với hàng tư liệu tiêu dùng, tăng nhanh nhất là giá cả
các hàng hóa thiết yếu như lưong thực, hàng may mặc, kế đó là các hàng tiêu dùng
khác. Đối với tư liệu sản xuất thì tăng nhanh nhất là những vật liệu quan trọng như sắt,
thép, kim loại màu…
Giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng lên làm cho đời sống người lao động vốn đã khó
khăn nay còn vất vả hơn, vì vậy cơ cấu tiêu dùng của người lao động sẽ bị thay đổi theo
chiều hướng giảm tiêu dùng xa xỉ, lâu dài để tăng mức tiêu dùng trước mắt cho cuộc
sống, điều đó khiến cho chỉ số lạm phát của từng nhóm mặt hàng không đều nhau thậm
chí có những mặt hàng giảm giá vì không tiêu thụ đựơc.
Ngoài ra, lạm phát còn biểu hiện ở tỷ giá ngoại tệ tăng liên tục tức là tiền trong
nước giảm giá còn ngoại tệ thì tăng giá.
Từ sau năm 1986, khi Chính sách đổi mới được thực hiện, tỉ lệ lạm phát ở Việt
Nam đã dần giảm xuống từ mức 3 con số ( 775% năm 1986) xuống 2 con số (95.8%
năm 1989), nền Kinh tế vừa có sự tăng trưởng GDP vừa giảm được mức lạm phát rất
đáng kể, đến năm 1993 đạt được kết quả mỹ mãn khi lạm phát xuống đến mức 1 con số
(8.4%).
Phải đến cuối năm 1988 và qua năm 1989, nhiều biện pháp về tiền tệ nhằm kiểm
soát lạm phát mới được đưa ra. Một trong những quyết định quan trọng ghi nhận được
lúc đó là việc lần đầu tiên mạnh tay nới lỏng tỷ giá USD/VND vào cuối năm 1988 và
tiếp tục cơ chế linh hoạt đến năm 1991, trước khi bước vào giai đoạn đóng băng tỷ giá
từ năm 1992.
Trước tháng 12/1988, tỷ giá do ngân hàng VIETCOMBANK công bố thường
thấp hơn thị trường tự do hàng chục lần.
Vào tháng 12/1987, Vietcombank công bố tỷ giá ngoại tệ là 3.000 đồng/USD.
Đây là bước tăng vọt so với tỷ giá 368,2 đồng công bố từ đầu năm, tuy vẫn còn thấp
hơn mức giá 4.300 đồng ở thị trường tự do.
Trong các tháng tiếp theo, tỷ giá được điều chỉnh với biên độ chênh lệch khoảng
10% so với giá thị trường. Sự thay đổi tỉ giá đã có tác động rất mạnh đến cán cân
thương mại. Nếu chỉ xét trong khu vực giao dịch bằng USD, xuất khẩu trong giai đoạn

từ 1989 đến 1992 bình quân tăng 50% mỗi năm. Tỉ lệ nhập siêu so với xuất khẩu đã lập
tức giảm mạnh từ 47,6% trong năm 1986 xuống gần như cân bằng vào năm 1989 và
thậm chí đã có xuất siêu vào năm 1990.
Các công ty xuất khẩu lẩn tránh việc đưa ngoại tệ vào ngân hàng bằng cách nhập
khẩu hàng hóa quay vòng.
19
Bảng 1: Bảng thể hiện tình trạng nhập siêu của nước ta từ 1986 – 2010
NĂM NHẬP SIÊU
1986 -47,6%
1988 -30%
1989 -0.8%
1990 2.5%
1991 -3.2%
Nguồn: Tổng cục thống kê
Từ năm 1989 đến năm 1991, lạm phát tuy có giảm nhưng vẫn còn khá cao với
mức tăng 67% liên tiếp trong hai năm 1990 và 1991, phải từ năm 1992 trở đi tình hình
mới lắng dịu và tạm ổn định cho đến năm 1995. Cụ thể như sau:
Năm 1989-1990, tín dụng bỗng lên cơn sốt một cách đột ngột, nguyên nhân là
do cơ chế rất thoáng trong việc thành lập quỹ tín dụng, hàng loạt quỹ tín dụng ra đời để
huy động vốn, cho vay lòng vòng, sau một thời gian thì đổ bể. Lãi suất tiết kiệm năm
1989 cực kỳ cao, có lúc lên đến hơn 12%/tháng cùng với cơ chế rất thoáng. Lãi suất cho
vay đầu năm 1989 là 10,5%/tháng, cuối năm giảm xuống còn xấp xỉ 4%/tháng và duy
trì ở mức trên dưới 3%/tháng trong các năm từ 1990 đến 1992.
- Tình hình kinh tế xã hội vào lúc đó cũng còn hết sức gay gắt, mặc dù lạm phát
đã giảm mạnh so các năm 1986- 1988. Tỷ giá VND/USD tăng vọt lên trên 13.000
VND/USD trong tháng cuối năm 1991, giảm đột ngột còn 11.000 VND/USD đến năm
1992, sau đó và được neo giữ ở mức thấp trong suốt nhiều năm từ 1992 đến 1996 trong
khoảng từ 10.500 đến 11.000 VND/USD.
- Từ 1993 lạm phát ổn định ở mức 1 con số đều qua các năm, mặc dù lạm phát
đã giảm xuống một chữ số nhưng những tiến bộ vượt bậc đó đã không thể duy trì được

và củng cố bằng những chính sách tài chính và chính sách tiền tệ thận trọng nên đến
năm 1994 tỉ lệ lạm phát lại tăng lên mức 14,4%.
Bảng 2: Bảng cho thấy lượng tiền trong lưu thông và tình hình bội chi tiền
mặt từ năm 1985 – 1989
1985 1986 1987 1988 1989
Khối lượng tiền trong
lưu thông (tỷ đồng)
12,5 15,5 215,5 1004,5 1795,5
Tình hình bội chi tiền
mặt (tỷ đồng)
76 45 160 789 790
Nguồn: “chương trình chống lạm phát Việt Nam”, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế
trung ương và báo cáo hàng năm của NHTW
Nguyên nhân của việc bội chi ngân sách trên là do những yếu tố sau:
20
 Nhóm nguyên nhân thứ nhất: là tác động của chu kỳ kinh doanh. Khủng
hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng
lên, để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm
cho mức bội chi NSNN tăng lên.
 Nhóm nguyên nhân thứ hai: là tác động của chính sách cơ cấu thu chi
của Nhà nước. Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích
thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN.
Sau đây là bảng số liệu tổng quan về xu hướng tăng tổng sản phẩm quốc nội
của Việt Nam theo giá cả trên thị trường được ước tính bởi Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF). Một vài cột đã được được điều chỉnh để tính toán cho sự lạm phát. Thống
kê của Quỹ tiền tệ quốc tế:
Bảng 3 : bảng số liệu tổng quan về xu hướng tăng tổng sản phẩm quốc nội
của Việt Nam theo giá cả trên thị trường được ước tính bởi Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF)
21

22
1.1.3. Chính sách kiềm chế lạm phát trong giai đoạn này của Chính phủ:
23
Năm
GDP đầu người
theo sức mua
tương đương
(USD)
GDP, tỉ
đồng VN (danh
nghĩa)
GDP, tỉ
đồng VN (đã điều
chỉnh)
Tăng trưởng
GDP
(đã điều chỉnh)
Lạm
phát
1986 731 609.708 108,126.000 3.4% 774,5%
1987 753 2,605.109 110,882.000 2.5% 360.4%
1988 803 11,152.383 116,537.000 5.1% 374.4%
1989 880 28,093.000 125,627.000 7.8% 95.8%
1990 942 41,955.000 131,968.000 5.0% 36.0%
1991 1,013 76,707.000 139,634.000 5.8% 81.8%
1992 1,107 110,532.000 151,782.000 8.7% 37.7%
1993 1,203 140,258.000 164,043.000 8.1% 8.4%
1994 1,315 178,534.000 178,534.000 8.8% 9.5%
1995 1,446 228,892.000 195,567.000 9.5% 16.9%
1996 1,585 272,036.000 213,833.000 9.3% 5.7%

1997 1,716 313,623.000 231,264.000 8.2% 3.2%
1998 1,807 361,016.000 244,596.000 5.8% 7.7%
1999 1,892 399,942.000 256,272.000 4.8% 4.2%
2000 2,037 441,646.000 273,666.000 6.8% - 1.7%
2001 2,200 481,295.000 292,535.000 6.9% - 4%
2002 2,365 535,762.000 313,247.000 7.1% 4.0%
2003 2,553 613,442.488 336,242.808 7.3% 3.2%
2004 2,784 713,071.948 362,092.796 7.7% 7.7%
2005 3,025 806,854.877 389,243.583 7.5% 8.0%
2006 3,255 889,461.775 417,905.534 7.4% 7.0%
2007 3,503 982,013.527 448,646.166 7.4% 12.6%
( Nguồn: Khuynh hướng Kinh tế Vĩ mô Việt Nam, wikipedia.org )
Theo bảng trên chúng ta thấy tình hình kinh tế của nước ta từ năm 1988 đã có
những bước khả quan hơn, lạm phát đã giảm từ mức siêu lạm phát xuống còn hai chữ
số, đặc biệt từ năm 1992 giảm xuống 17,6% và đến năm 1993 tỉ lệ lạm phát giảm xuống
một chữ số là 5,2%. Điều này cho thấy nước ta đã có những biện pháp tương đối có hiệu
quả để kiềm chế và kiểm soát lạm phát cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
a. Chính sách tiền tệ:
Chính sách về lãi suất :
Thực hiện chính sách lãi suất thực dương (Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa
– tỉ lệ lạm phát ), tức là nâng lãi suất tiết kiệm lớn hơn tỉ lệ lạm phát nhằm thu hồi lượng
tiền trong lưu thông về.
Lúc này cách giải quyết thất nghiệp ở nước ta là NHNN từng bước giảm dần
là cho vay thông qua việc giảm dần huy động từ 12% xuống 9% rồi 6%/năm; 1,4%
xuống 0,9% rồi 0,85%/ tháng.
Chính sách về tỉ giá hối đoái:
NHNN có bước tiến quan trọng trong điều chỉnh tỉ giá hối đoái cho phù hợp
với nhu cầu của thị trường. Tỉ giá hối đoái trước đây chỉ sử dụng cho mực đích kế toán
chứ không phản ánh đúng các khoản chi phí thực tế. Việc áp dụng tỉ giá hối đoái thực tế
đã làm cho người dân không còn tích trữ hàng hóa, vàng, đô la mà bắt đầu tích lũy bằng

đồng nội tệ.
Từ năm 1990, NHNN đã cải cách mạnh mẽ việc xây dựng và điều hành
chính sách tiền tệ . Đã xác định được khối lượng tiền cung ứng hàng năm phù hợp với
mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát.
b. Chính sách tài chính:
Giảm chi tiêu của Chính phủ:
Các đơn vị kinh tế quốc doanh làm ăn không hiệu quả bị giải thể. Kết quả là
chi tiêu của Chính phủ đã giảm nhiều, tổng cầu giảm, giá cả giảm, lạm phát giảm
xuống.
Giảm lượng tiền cung ứng cho thâm hụt ngân sách:
Bắt đầu từ năm 1991, thâm hụt ngân sách được trang trải bằng cách phát
hành trái phiếu thay vì in thêm tiền như trước đây. Vì thế, mức cung ứng tiền giảm
xuống, lạm phát cũng giảm đi. Năm 1992 tỉ lệ lạm phát chỉ là 17,6% so với năm 1991,
đặc biệt là năm 1993 chỉ còn lại là 5,2%.
1.2. Giai đoạn 1994-1998:
1.2.1. Nguyên nhân:
Lạm phát chủ yếu trong giai đoạn này là nguyên nhân bên trong:
Vào năm 1993 , mặc dù lạm phát đã giảm xuống một chữ số nhưng những tiến
bộ vượt bậc đó đã không thể duy trì được và củng cố bằng những chính sách tài chính
và chính sách tiền tệ thận trọng nên đến năm 1994 tỉ lệ lạm phát lại tăng lên mức 14,4%.
Tình hình kinh tế trong giai đoạn này đã có những thay đổi đáng kể , vì vậy lạm
phát xảy ra đã phản ánh được hậu quả tất yếu của tình hình lúc bấy giờ.
24
Trước hết, lạm phát xảy ra là do hiện tượng cầu kéo Đồng thời năm 1998 Luật
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được thông qua tương đối thông thoáng khiến cho đầu
nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh .
Chi tiêu của Chính phủ trong thời gian này cũng tăng mạnh, trong đó có chi
thường xuyên và chi cơ bản. Cụ thể là:
 Cải cách chế độ tiền lương, trợ cấp đối với các đối tượng chính sách xã
hội. Đồng thời trợ cấp cho các đối tượng bộ đội chuyển ngành và nghỉ,

trợ cấp thôi việc cho một số cán bộ công nhân viên chức do một số cơ
quan nhà nước đóng cửa vì không thể thích ứng được với cơ chế thị
trưòng.đòng thời chi thường xuyên của ngân sách tăng nhanh.
 Cũng từ năm 1992-1994, ngân sách nhà nước chi cho đường dây cao áp
500KV chiếm phần lớn chi tăng thêm cho xây dựng cơ bản.
 Từ năm 1993-1995 đầu tư xã hội tăng mạnh, trong đó có đầu tư vào xây
dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho nền kinh tế mới phát triển. Tất cả
những điều này đẩy đường tổng cầu lên cao, làm giá cả tăng cao. Lạm
phát thời kỳ này xảy ra còn do chi phí đẩy: Vào thời kỳ này, giá cả một
số mặt hàng được điều chỉnh như giá xi măng, giá điện, giá xăng, làm
cho chi phí đầu vào tăng mạnh, cung giảm, đẩy giá cả lên cao, gây lên
lạm phát chi phí đẩy.
1.2.2. Diễn biến và thực trạng của tình hình lạm phát:
Đến năm 1993, cùng với việc đầu tư nước ngoài tăng cao (tăng 85,6% so với
năm 1992) là việc các hãng nước ngoài chuyển lợi nhuận về nước , do đó cầu ngoại tệ
tăng cao làm cho giá USD tăng, đồng tiền Việt Nam bị giảm giá từ 10.600 đồng/1USD
vào năm 1993 đến 11.050đồng/1USD năm 1995. Điều này tác động làm cán cân thương
mại được cải thiện, do đó, tổng cầu trong nền kinh tế tăng.
Đó chính là kết quả kì diệu của cơ chế tỉ giá năm 1997: đồng nội tệ đã bị
đánh giá cao cùng với tỷ giá bị cố định cứng trong khoảng thời gian dài từ 1992 đến
1996 đã thúc đẩy nhập khẩu ồ ạt. Do vậy, thâm hụt thương mại liên tục tăng để lên đến
đỉnh cao hơn 45% vào năm 1995.
Năm 1997, lần đầu tiên cơ chế xơ cứng của tỷ giá được điều chỉnh để chống lạm
phát và kết quả thật kỳ diệu. Liên tục trong 4 năm thâm hụt thương mại giảm mạnh để
chỉ còn -1% vào năm 2000.
Tình trạng ứ đọng sản phẩm, sản xuất cầm chừng xảy ra ở một số sản phẩm và
một số khu vực, đặc biệt là khu vực nhà nước:
+ Số hàng tồn kho của Tổng công ty 90-91 trong 6 tháng đầu năm 1999 đã lên
tới 60.000 tỷ đồng.
+ Theo báo cáo của IMF có đến 60% doanh nghiệp nhà nước bị thua lỗ, trong

đó 16% là thua lỗ triền miên. Tình trạng các công ty tư nhân cũng không có gì khá hơn.
+ Trong năm 1998 và 6 tháng đầu năm 1999 có hàng ngàn xí nghiệp thua lỗ
phải đóng cửa, các xí nghiệp lớn thì hoạt động cầm chừng.
+ Tỉ lệ thất nghiệp năm 1999 ở Hà Nội là 10,3% và ở thành phố Hồ Chí Minh
là 7,04%
25

×