Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

ĐỀ TÀI: " Phân tích hiện trạng và đánh giá hệ thống thông tin hành khách trên tuyến buýt 34( BX Mỹ Đình- BX Gia Lâm)" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 75 trang )

Đồ án tốt nghiệp Mục Lục



Bùi Thị Sinh- K46
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO







ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP




ĐỀ TÀI: Phân tích hiện trạng và đánh
giá hệ thống thông tin hành khách
trên tuyến buýt 34( BX Mỹ Đình- BX
Gia Lâm)









Đồ án tốt nghiệp Mục Lục



Bùi Thị Sinh- K46
ii
MỤC LỤC

Trang
Mục lục i
Danh mục các từ viết tắt ii
Danh mục các hình vẽ iii
Danh mục các bảng biểu iv
Lời mở đầu 1

Chương 1: Tổng quan về VTHKCC bằng xe buýt và hệ thống thông tin hành khách
trong VTHKCC bằng xe buýt 4
1.1 Tổng quan về VTHKCC bằng xe buýt 4
1.1.1 Khái niệm về VTHKCC 4
1.1.2 Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt 9
1.1.3 Đặc điểm, vai trò của VTHKCC bằng xe buýt 10
1.2 Tổng quan về hệ thống thông tin hành khách trong VTHKCC bằng xe buýt 13
1.2.1 Khái niệm về thông tin phục vụ hành khách 13
1.2.2 Khái niệm hệ thống thông tin phục vụ hành khách 15
1.2.3 Phân loại nhóm khách hàng 15
1.2.4 Nội dung và phương thức cung cấp thông tin 16
1.2.5 Chức năng của hệ thống thông tin phục vụ hành khách 20
1.2.6 Cấu trúc của hệ thống thông tin phục vụ hành khách 21
1.2.7 Các khái niệm về áp dụng công nghệ thông tin vào kiểm tra, kiểm soát hành khách 24


Chương 2 :Phân tích hiện trạng và đánh giá hệ thống thông tin hành khách trên tuyến
buýt 34 ( BX Mỹ Đình- BX Gia Lâm)
2.1 Hiện trạng VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội 27
2.1.1 Hiện trạng mạng lưới tuyến, cơ sở hạ tầng trên tuyến 27
2.1.2 Hiện trạng hệ thống thông tin hành khách trong VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội 34
2.1.3 Phân tích, đánh giá hiện trạng hệ thống thông tin phục vụ hành khách trong VTHKCC
bằng xe buýt ở Hà Nội 35
2.2 Phân tích, đánh giá hệ thống thông tin hành khách VTHKCC trên tuyến buýt số 34(
BX Mỹ Đình- BX Gia Lâm) 42
2.2.1 Sơ lược về tuyến buýt số 34 42
2.2.2 Phân tích, đánh giá hệ thống thông tin phục vụ hành khách trên tuyến 46

Chương 3: Đề xuất giải pháp cải thiện thông tin hành khách trên tuyến buýt số 34( BX
Mỹ Đình- BX Gia Lâm)
3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp cải thiện thông tin hành khách trên tuyến buýt 34 53
3.1.1 Định hướng phát triển vận tải hành khách công cộng của Hà Nội đến năm 2010 và năm
2020 53
3.1.2 Kết quả điều tra quan điểm thông tin hành khách trên tuyến 56
3.2 Các giải pháp cải thiện thông tin hành khách VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội 57
3.3 Các giải pháp cải thiện thông tin hành khách trên tuyến buýt số 34 58
3.3.1 Nội dung thông tin 58
3.3.2 Phương thức truyền tin 61
3.3.3 Đánh giá hiệu quả các giải pháp 66
Kết luận và kiến nghị 68
Tài liệu tham khảo 69

Đồ án tốt nghiệp Mục Lục




Bùi Thị Sinh- K46
iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


VTHKCC :Vận tải hành khách công cộng
PTVT : Phưong tiện vận tải
VTHKTP : Vận tải hành khách thành phố
GTĐT : Giao thông đô thị
TNGT : Tai nạn giao thông
UBND : Uỷ ban nhân dân
XHH : Xã hội hoá
BX : Bến xe
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
BQ : Bình quân
HK : Hành khách
TP : Thành phố
TT : Trung tâm
GTVT : Giao thông vận tải
KH : Kế hoạch
TH : Thực hiện































Đồ án tốt nghiệp Mục Lục



Bùi Thị Sinh- K46
iv
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ phân loại VTHKCC

Hình 1.2: Ví dụ về bảng thông tin thời gian thực
Hình 1.3: Nội dung thông tin phục vụ hành khách
Hình 1.4: Ví dụ về thông tin thời gian đến của phương tiện tiếp theo
Hình 2.1: Bản đồ mạng lưới tuyến buýt Hà Nội
Hình 2.2: Sản lượng phương tiện VTHKCC bằng xe buýt
Hình 2.3: Biểu đồ sản lượng hành khách qua các năm
Hình 2.4: Hình ảnh hành khách phải chờ đợi vì thiếu thông tin
Hình 2.5: Mạng lưới đường trên phần mềm BUS INFORMATION SYSTEM
Hình 2.6: Nội dung trang Web đầu tiên của trang Web Hanoi Transerco
Hình 2.7: Thông tin về lộ trình các tuyến buýt Hà Nội
Hình 2.8: Thông tin điều chỉnh lộ trình tuyến buýt
Hình 2.9: Thông tin về các thay đổi trong dịch vụ buýt trên báo Thanh Niên
Hình 2.10: Nhà chờ với các thông tin về dịch vụ quảng cáo
Hình 2.11: Lộ trình tuyến buýt 34 đi qua một số tuyến phố chính
Hình 2.12: Biểu đồ so sánh thực hiện sản lượng so với kế hoạch
Hình 2.13: Ví dụ thông tin hiển thị lặp đi lặp lại
Hình 2.14: Bản đồ VTHKCC chỉ cung cấp về tuyến vận tải, không hiển thị thông tin cơ bản
khác
Hình 2.15: Thông tin lộ trình tuyến buýt 34 trên Trang Web Hanoi Transerco
Hình 3.1 : Biểu đồ đánh giá quan điểm hành khách trên tuyến.
Hình 3.2 : Ví dụ tham khảo về nội dung thông tin trên phương tiện
Hình 3.3: Tham khảo biển báo điểm dừng xe buýt cung cấp đầy đủ thông tin cho hành khách(
Tại điểm trung chuyển Cầu Giấy)
Hình 3.4 : Bản đồ mạng lưới tuyến cung cấp tại nhà chờ
Hình 3.5 : Ví dụ về biển báo màu với đầy đủ thông tin
Hình 3.6: Ví dụ về bảng điện tử màu tại điểm dừng đỗ thay thế biển báo truyền thống
Hình 3.7: Ví dụ thông tin về thời gian biểu của các xe
Hình 3.8: Ví dụ về trạm thông tin của hành khách
Hình 3.9: Sơ đồ báo hiệu màu đỏ trên bảng điện tử khi xe đi qua điểm dừng số 3 trên chiều đi












Đồ án tốt nghiệp Mục Lục



Bùi Thị Sinh- K46
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Hệ thống điểm đầu cuối VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội
Bảng 2.2: Số lượng xe và sức chứa
Bảng 2.3 Chủng loại phương tiện xe buýt đang hoạt động
Bảng 2.4: Sản lượng VTHKCC bằng xe buýt TP Hà Nội từ năm 2000-2006
Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả toàn mạng năm 2008
Bảng 2.6: Bảng các chỉ tiêu khai kỹ thuật trên tuyến 34
Bảng 2.7: Báo cáo chuyến lượt, sản lượng của tuyến 34
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát sơ bộ về hệ thống thông tin hành khách trên tuyến 34
Bảng 3.1: Kế hoạch vận chuyển hành khách bằng xe buýt đến năm 2010
Bảng 3.2: Kế hoạch vận chuyển hành khách bằng xe buýt đến năm 2020















Đồ án tốt nghiệp Mục Lục



Bùi Thị Sinh- K46
vi
LỜI MỞ ĐẦU
I.Sự cần thiết của đề tài
Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước, với quá trình đô thị hóa diễn ra
mạnh mẽ. Dân cư tập chung về các thành phố lớn sinh sống làm cho mật độ dân số khu vực
này tăng cao. Hơn nữa hệ thống giao thống giao thông của chúng ta còn yếu kém chưa thể đáp
ứng nhu cầu đi lại dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, nhất là vào các giờ cao điểm.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông ở trung tâm thành phố là do
số lượng phương tiện vận tải cá nhân tăng nhanh những năm gần đây, đặc biệt là xe máy Vì
vậy Hà Nội và các thành phồ lớn cần có các biện pháp về giao thông đô thị ngay từ bây giờ.
Trong bối cảnh đó, VTHKCC bằng xe buýt được coi là một giải pháp tối ưu trong việc giải
quyết vấn đề ùn tắc giao thông. Chính vì vậy, trong những năm gần đây đầu tư cho VTHKCC
bằng xe buýt được nhà nước hết sức khuyến khích và ưu tiên. Với sự quan tâm đó, xe buýt đã
có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt năm 2002 được

đánh dấu như một mốc hồi sinh của xe buýt với sản lượng hành khách đã tăng trở lại ngang
bằng với con số giữa những năm 80 và một năm sau đó đã tăng gấp 3 lần so với năm cao nhất
của thập kỷ 80.Do vậy sản lượng Hk năm 2002 đã lên tới 46 690 000 HK
Tuy nhiên, nếu xét về mức độ đáp ứng nhu cầu thì hiện tại VTHKCC bằng xe buýt mới chỉ
đáp ứng khoảng trên 10 % trong khi mục tiêu của nhà nước là đến năm 2010 VT buýt phải
đáp ứng được 25- 30% và tới năm 2020 là 50-60%. Ngoài ra, hành khách của buýt chủ yếu là
học sinh, sinh viên-những đối tượng hầu như không có hoặc rất ít thu nhập.
Theo kết quả điều tra quan điểm HK do HAIDEP (2005) thực hiện cho thấy một trong số
những nguyên nhân khiến cho HK ít tiếp cận với buýt là do hệ thống thông tin vận tải hành
khách công cộng còn nhiều hạn chế. 57% HK đánh giá rằng hệ thống thông tin vận tải hành
khách công cộng chưa đầy đủ và chưa cung cấp tối đa nhu cầu của hành khách.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu cải thiện hệ thống thông tin hành khách VTHKCC nhằm thu
hút lượng HK một cách tối đa, giúp cho hành khách tiếp cận với buýt một cách nhanh nhất,
thuận tiện nhất,ở bất cứ đâu và bằng bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào.Vì vậy việc
nghiên cứu các giải pháp cải thiện thông tin hành khách VTHKCC bằng xe buýt là rất cần
thiết.
II . Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng : Hệ thống thông tin hành khách VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các giải pháp cải thiện thông tin hành khách VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội.
Nghiên cứu các giải pháp cải thiện thông tin hành khách trên tuyến buýt số 34 BX Gia
Lâm-BX Mỹ Đình
Đồ án tốt nghiệp Mục Lục



Bùi Thị Sinh- K46
vii
III. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu

- Cải thiện hệ thống thông tin hành khách
 Thông tin gián tiếp
 Thông tin trực tiếp
- Đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến
- Phát triển mạng lưới VTHKCC nói chung
 Mục tiêu nghiên cứu
- Hiện trạng VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội.
- Hiện trạng hệ thống thông tin hành khách bằng xe buýt.
- Các giải pháp cải thiện thông tin hành khách VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội.
+ Xây dựng các trang Web với các thông tin về các tuyến buýt, các điểm dừng và thời gian
biểu hoạt động của từng tuyến.
+ Cải thiện thông tin tại nhà chờ : Bản đồ,bảng chỉ dẫn.
+ Cải thiện thông tin hành khách trên phương tiện :có radio, sơ đồ lộ trình tuyến đầy đủ,
xây dựng
IV. Phương pháp nghiên cứu
IV.1 Các chỉ tiêu nghiên cứu cơ bản
o Về tuyến và cơ sở hạ tầng trên tuyến: hướng tuyến, số điểm dừng đỗ trên tuyến
o Các chỉ tiêu khai thác vận hành: giờ đóng mở bến, giãn cách chạy xe, vận tốc, thời gian
một vòng xe.
o Các chỉ tiêu về phương tiện: Số xe vận doanh, số xe kế hoạch, loại xe
o Hệ thống thông tin trên tuyến: Bản đồ, bảng chỉ dẫn, Biểu đồ chạy xe
IV.2 Phương pháp và quy trình thu thập số liệu
- Số liệu săn có: Gồm các giáo trình, sách của các nhà xuất bản. Các thông tư, quyết định
của các Sở, Ban, Ngành. Các tạp chí, báo, báo điện tử. Các điều tra có sẵn.
- Số liệu thu thập lần đầu: Tự điều tra bằng phương pháp quan sát, bảng ghi và phỏng vấn
hành khách, Bằng phương pháp quan trắc
IV.3 Xử lý và phân tích số liệu
- Mã hóa và nhập số liệu (Tổng hợp số liệu điều tra dưới dạng bảng)
Đồ án tốt nghiệp Mục Lục




Bùi Thị Sinh- K46
viii
- Biên tập và sửa lỗi dữ liệu
V. Kết cấu của đồ án
Với mục tiêu của đề tài đã đặt ra thì kết cấu của đồ án bao gồm: 3 chương
Chương 1:Tổng quan về VTHKCC bằng xe buýt và hệ thống thông tin phục vụ hành
khách trong VTHKCC bằng xe buýt.
Chương 2 : Phân tích hiện trạng và đánh giá hệ thống thông tin hành khách trên tuyến
buýt 34( BX Mỹ Đình- BX Gia Lâm).
Chương 3: Đề xuất giải pháp cải thiện thông tin hành khách VTHKCC trên tuyến buýt
số 34( BX Mỹ Đình- BX Gia Lâm)
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo An Minh Ngọc đã chỉ bảo tận tình giúp em
hoàn thành báo cáo này.Do kiến thức có hạn và việc khó khăn cho việc thu thập tài liệu về đề
tài nên còn rất nhiều thiếu xót. Mong các thầy cô chỉ bảo giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện
hơn nữa.
Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Sinh


Đồ án tốt nghiệp Mục Lục



Bùi Thị Sinh- K46
ix
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VTHKCC BẰNG XE BUÝT VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
HÀNH KHÁCH TRONG VTHKCC BẰNG XE BUÝT

1.1 Tổng quan về VTHKCC bằng xe buýt
1.1.1. Khái niệm về VTHKCC
 Khái niệm
Có nhiều cách để định nghĩa về VTHKCC:
+ VTHKCC là hệ thống vận tải với các tuyến đường và lịch trình cố định, có sẵn, phục vụ
nhu cầu của mọi đối tượng chịu chi trả với mức giá quy định.
+ VTHKCC được hiểu theo một cách khác là hoạt động trong đó sự vận chuyển được cung
cấp cho hành khách để thu tiền cước bằng những phương tiện vận tải không phải của họ.
+ VTHKCC là loại dịch vụ vận tải mà chủ thể mục đích tham gia giao thông không phải là
người cung ứng dịch vụ vận tải
+ VTHKCC là loại hình vận tải trong đô thị có thể đáp ứng khối lượng lớn nhu cầu đi lại
của mọi tầng lớp dân cư một cách thường xuyên, liên tục theo thời gian xác định theo những
hướng và tuyến ổn định trong những thời kỳ xác định.
+ Ở Việt Nam theo quy định của Cục đường bộ thì VTHKCC là tập hợp các phương thức
vận tải hành khách đi lại trong thành phố ở cự ly dưới 50 Km và có sức chứa từ 8 hành khách
trở lên (không kể người lái ).
+ Theo bài giảng Quy hoạch GTVTĐT của Tiến sĩ Khuất Việt Hùng: “ VTHKCC đô thị
được hiểu là các phương thức phục vụ nhu cầu vận động của hành khách trong không gian đô
thị và vùng ngoại ô liền kề.”
Tóm lại: VTHKCC là tập hợp các phương thức vận tải cung cấp cho hành khách để thu
tiền cước và chủ thể mục đích tham gia giao thông không phải là người cung ứng dịch vụ
vận tải.
 Phân loại VTHKCC
Phương tiện vận tải hành khách công cộng có đặc điểm là sức chứa lớn, chuyên chở được
nhiều hành khách, phục vụ đông đảo nhân dân thành phố, diện tích chiếm dụng đường rất nhỏ
so với các loại phương tiện khác (tính cho một hành khách). Vì vậy, các phương tiện vận tải
hành khách công cộng luôn giữ vững vai trò chủ yếu trong việc phục vụ hành khách của thành
phố.
Đồ án tốt nghiệp Mục Lục




Bùi Thị Sinh- K46
x
Phương tiện vận tải hành khách công cộng có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:
Chức năng sử dụng, vị trí xe chạy đối với đường phố, đặc điểm xây dựng đường xe chạy,
động cơ sử dụng, sức chứa của phương tiện














Hình 1.1 Sơ đồ phân loại VTHKCC
Đối với nước ta hiện nay, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu, không đồng bộ và chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển nhanh chóng nên phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt được xem là phương tiện hiệu quả và phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay của nước ta
 Vai trò của VTHKCC đối với đô thị
Cùng với đô thị hoá, vai trò của hệ thống VTHKCC ngày càng trở nên quan trọng. Một hệ
thống VTHKCC hoạt động có hiệu quả là động lực thúc đẩy quá trình đô thị hoá. Ngựơc lại
với một hệ thống VTHKCC yếu kém sẽ là lực cản đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở các đô
thị. Vai trò của VTHKCC được thể hiện trên các phương diện chủ yếu sau:

+ VTHKCC tạo thuận lợi cho việc phát triển chung của đô thị.
- Đô thị hoá luôn gắn liền với việc phát triển các khu dân cư, khu công nghiệp thương mại,
văn hoá, kèm theo sự gia tăng cả về phạm vi lãnh thổ và dân số đô thị. Từ đó dẫn đến xuất
hiện các quan hệ vận tải với công suất lớn và khoảng cách xa. Khi đó chỉ có hệ thống
VTHKCC nhanh, sức chứa lớn mới có thể đáp ứng được nhu cầu đó.
PH
ƯƠ
NG TI
ỆN

VẬN TẢI HKCC

Sức chứa lớn

Sức chứa nhỏ
Xe
điện
bánh
sắt
T
àu

khách
chạy
điện
T
àu

điện
ngầm

T
àu

điện
trên
cao
Ô
t
ô

buýt
Xe
đ
i
ện

bánh
hơi
Taxi
Xe
lam
Xích lô

Xe th
ô



Vận tải đường ray


Vận tải không ray
Đồ án tốt nghiệp Mục Lục



Bùi Thị Sinh- K46
xi
- Ngược lại, nếu không thiết lập được một mạng lưới VTHKCC hợp lý tương ứng với nhu
cầu thì sức ép về giải quyết mối giao lưu giữa các khu chức năng đô thị phân bố cách xa trung
tâm với công suất luồng hành khách lớn sẽ là lực cản đối với quá trình đô thị hoá. Giới hạn
không gian đô thị càng mở rộng thì vai trò của VTHKCC càng thể hiện rõ qua việc rút ngắn
thời gian đi lại và đáp ứng nhu cầu của dòng hành khách công suất lớn.
+ VTHKCC là nhân tố chủ yếu để tiết kiệm thời gian đi lại của người dân đô thị, góp phần
tăng năng suất lao động xã hội.
- Trong đô thị tần suất đi lại cao và cự ly đi lại bình quân lớn nên tổng hao phí thời gian đi
lại của một người dân là đáng kể. Nếu lấy mức đi lại bình quân của một người trong thành
phần đi lại tích cực của Hà Nội là 2,2 - 2,5 chuyến/người/ngày và thời gian một chuyến đi là
50 phút thì hao phí thời gian đi lại chiếm 15 - 20 % tổng quỹ thời gian lao động tích cực.
- Ảnh hưởng rõ rệt và trực tiếp của VTHKCC là tác động đến việc tăng năng suất lao động
xã hội. Theo tính toán của các chuyên gia GTĐT: Nếu mỗi chuyến xe chậm đi 10 phút thì dẫn
đến tổng năng suất lao động xã hội giảm đi từ 2,5 - 4%. Năng suất lao động của công nhân có
cự ly đi làm 5km giảm 12% và trên 5km giảm từ 10 - 25% so với những công nhân sống gần
nơi làm việc (chỉ cần đi bộ ).
+ VTHKCC đảm bảo an toàn và giữ gìn sức khoẻ cho người đi lại.
- An toàn giao thông gắn liền với hệ thống PTVT và cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông.
Hàng năm trên thế giới có chừng 800.000 người thiệt mạng do TNGT. Riêng Việt Nam, mỗi
năm xảy ra 8.000 - 12.000 vụ tai nạn giao thông làm thiệt mạng từ 3.000 - 8.000 người, trong
đó tỷ lệ đáng kể thuộc hệ thống giao thông đô thị. Ở các thành phố nước ta do số lượng xe
đạp, xe máy tăng quá nhanh, mật độ đi lại dày đặc là nguyên nhân chính gây ra hàng nghìn vụ
TNGT mỗi năm. Ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày có rất nhiều vụ TNGT trong

đó 50 - 60% do xe đạp và xe máy gây ra.
+ VTHKCC góp phần bảo vệ môi trường đô thị
- Không gian đô thị thường chật hẹp, mật độ dân cư cao, trong khi mật độ xe có động cơ lại
dày đặc. Bởi vậy VTHKCC phải gắn liền với các giải pháp bảo vệ môi trường. Công cộng hoá
phương tiện đi lại là một trong những giải pháp hữu hiệu mang tính khả thi nhằm thiểu hoá
tác động tiêu cực của GTĐT đến môi trường. Trước hết việc thay thế PTVT cá nhân bằng
phương tiện VTHKCC sẽ góp phần hạn chế mật độ ô tô, xe máy - những phương tiện thường
xuyên thải ra một lượng lớn khí xả chứa nhiều thành phần độc hại như: Cacbuahiđrô, ôxitnitơ,
chì,
- Trong những năm 90, Uỷ ban môi trường thế giới đã khẳng định tác động đáng kể
(Gần 50%) trong việc huỷ hoại môi trường là do khí xả các PTVT gây ra. Như vậy hiệu quả
sâu sắc của VTHKCC phải kể đến cả khả năng giữ gìn bầu không khí trong sạch cho các đô
thị, hạn chế khí thải, giảm mật độ bụi và chống ùn tắc giao thông,
Đồ án tốt nghiệp Mục Lục



Bùi Thị Sinh- K46
xii
+ VTHKCC là nhân tố đảm bảo trật tự an toàn và ổn định
Một người dân thành phố bình quân đi lại 2 - 3lượt/ngày, thậm chí cao hơn (Cự ly từ 1,5 -
2km trở lên). Vì vậy nếu xảy ra ách tắc thì ngoài tác hại về kinh tế, còn ảnh hưởng tiêu cực
đến tâm lý chính trị, trật tự an toàn xã hội và ổn định xã hội. Hiệu quả của hệ thống VTHKCC
trong lĩnh vực xã hội cũng rất quan trọng và nhiều khi không thể tính hết được.
+ VTHKCC góp phần tiết kiệm quỹ đất đô thị.
Diện tích chiếm dụng đường tính trung bình cho một chuyến đi bằng ôtô buýt là 1,5m
2

trong khi đó với xe máy là 10-12m
2

và xe con là 18-20m
2
. Nếu như tất cả mọi người chuyển
từ phương tiện cá nhân sang sử dụng dịch vụ VTHKCC thì sẽ tiết kiệm được 20-25% diện
tích đường dành cho giao thông.
 Sự cần thiết phải phát triển hệ thống VTHKCC
Như ta đã phân tích ở trên về hiệu quả của VTHKCC từ đó thấy rằng VTHKCC có một vai
trò rất quan trọng với thành phố Hà Nội nói riêng và nước ta nói chung.
- Ngày nay xã hội ngày càng phát triển văn minh hiện đại thì nhu cầu của con người ngày
càng cao, gắn liền với nó là nhu cầu đi lại với nhiều mục đích khác nhau ngày một tăng. Hơn
thế nữa quá trình đô thị hoá kèm theo sự gia tăng về quy mô lãnh thổ, dân cư đô thị và gắn
liền với quá trình phát triển các khu chức năng khu công nghiệp thương mại, khu dân cư văn
hoá,…xuất hiện các quan hệ vận tải với công suất luồng hành khách lớn. Khi đó chỉ có hệ
thống VTHKCC mới đáp ứng được những nhu cầu đó.
- Đi kèm với sự phát triển đó là những hậu quả để lại như: ách tắc giao thông, ô nhiễm môi
trường, tai nạn giao thông ngày một gia tăng. Hầu hết các vụ tai nạn đều xảy ra ở các đô thị
đặc biệt là những đô thị lớn và chủ yếu do phương tiện cá nhân gây ra. Do đó việc tăng cường
hơn nữa hoạt động xe buýt về: Thời gian phục vụ, chất lượng phục vụ, mạng lưới tuyến,…
- Từ những phân tích trên nhận thấy không còn cách nào khác để giải quyết vấn đề bức xúc
của xã hội là hệ thống VTHKCC. Việc phát triển VTHKCC là rất cần thiết và cấp bách.
- VTHKCC không chỉ khắc phục những hậu quả do quá trình đô thị hoá mang lại mà nó
còn có nhiều tác động đến lĩnh vực đời sống của một đô thị:
+ Tác động tới nền kinh tế đô thị: Ngành công nghiệp xây dựng, ngành dịch vụ,
+ Tiết kiệm chi phí: Chi phí đi lại, chi phí do sử dụng phương tiện cá nhân, chi phí sử dụng
đất,…
+ Tác động về mặt xã hội: Tạo nhiều việc làm giải quyết lao động dư thừa cho xã hội,
giảm thiểu tai nạn tạo niềm tin vững chắc cho người lao động, tạo thói quen sử dụng phương
tiện giao thông công cộng cho người dân,…giảm ùn tắc hạn chế ô nhiễm không khí, ô nhiễm
tiếng ồn góp phần bảo vệ đô thị trong sạch văn minh.
Đồ án tốt nghiệp Mục Lục




Bùi Thị Sinh- K46
xiii
- Ngược lại, nếu ta không thiết lập được mạng lưới VTHKCC hợp lý giải quyết nhu cầu đi
lại và những hậu quả để lại thì sức ép về việc giải quyết mối giao lưu giữa các khu chức năng
đô thị với công suất luồng hành khách lớn sẽ là lực cản đối với quá trình đô thị hoá.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của phương tiện VTHKCC:
+ Điều kiện luồng tuyến:
- Khác với các ngành khác, môi trường hoạt động của ngành vận tải là trên các con đường,
với không gian hoạt động rộng. Do đó mà hoạt động của phương tiện phụ thuộc rất nhiều vào
điều kiện của luồng tuyến: loại đường, số làn đường, mật độ phương tiện trên tuyến, lưu
lượng hành khách trên tuyến, số lượng điểm giao cắt,…ảnh hưởng đến thời gian một chuyến,
tốc độ khai thác, hệ số sử dụng quãng đường,…
- Mỗi một tuyến đều có những đặc điểm riêng, do đó cần phải chọn phương tiện sao cho
phù hợp để nâng cao hiệu suất sử dụng phương tiện.
+ Điều kiện về phương tiện:
- Phương tiện vận tải là công cụ lao động chính trong ngành vận tải, vì vậy mà số lượng
phương tiện và chất lượng của phương tiện ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh
nghiệp. Yếu tố này liên quan đến các chỉ tiêu số lượng và chất lượng khai thác kỹ thuật như:
số xe kế hoạch, số xe vận doanh, tốc độ kỹ thuật, sản lượng, hệ số sử dụng sức chứa,…
- Qua điều tra và đánh giá của hành khách đi xe cho thấy. Trước đây, xe xấu bẩn và chất
lượng kém là nguyên nhân chính dẫn đến người dân không đi xe buýt. Cho tới hiện nay ngày
càng có nhiều người đi xe buýt không phải do giá vé rẻ mà chủ yếu là do chất lượng dịch vụ
được nâng cao, đặc biệt là do đầu tư xe mới chất lượng cao (và đây cũng là nguyên nhân
chính dẫn đến thu hút được hành khách ngày càng sử dụng phương tiện công cộng). Hàng
năm số lượng hành khách tăng lên không ngừng trong khi đó số xe đầu tư mới lại ít như vậy
xảy ra tình trạng năng lực đáp ứng chưa đáp ứng kịp so với nhu cầu đi lại thực tế.
+ Tổ chức điều hành:

- Đây là một khâu quan trọng của hoạt động xe buýt hiện nay nó thể hiện hiệu quả hoạt
động của xe buýt thông qua độ chính xác của biểu đồ vận hành, sự thuận tiện của hành khách
khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ, sự tiện nghi và chất lượng phục vụ của dịch vụ xe buýt công
cộng.
- Trước năm 2001 công tác điều hành và quản lý hoạt động của xe trên tuyến được thực
hiện là hình thức điều độ phân tán theo kiểu “khoán” hay “định mức” doanh thu cho lái xe
từng chuyến trên từng tuyến. Kết quả là toàn bộ mạng lưới xe buýt hoạt động không hiệu quả,
thiếu sự liên thông nên không thu hút được hành khách. Từ năm 2001 hoạt động xe buýt ở
Hà Nội đã có sự thay đổi về chất và đem lại hiệu quả cao. “phương thức điều độ tập trung” là
việc lập kế hoạch vận doanh, biểu đồ vận hành và điều độ tập trung.
Đồ án tốt nghiệp Mục Lục



Bùi Thị Sinh- K46
xiv
- Về hệ thống hành trình chạy xe thì hiện nay Tổng công ty đang áp dụng loại hình hành
trình chạy suốt (Từ bến đầu đến bến cuối) chưa có xe buýt nhanh hoặc hành trình rút ngắn.
Việc áp dụng hình thức chạy xe như vậy có thuận lợi với công tác tổ chức và điều độ xe hoạt
động trên tuyến nhưng với đặc điểm luồng hành khách đi lại ở Hà Nội có sự biến động lớn
theo giờ trong ngày và theo chặng trên tuyến nên cần phải kết hợp với các loại hành trình
chạy nhanh và rút ngắn, nâng cao được hiệu quả sử dụng phương tiện cũng như chất lượng
phục vụ hành khách, giảm chi phí khai thác.
1.1.2. Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
a. Khái niệm
- Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt: là loại hình VTHKCC sử dụng xe ôtô có sức
chứa lớn làm phương tiện vận chuyển, hoạt động theo biểu đồ và hành trình đã được quy định
sẵn để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong thành phố, thu tiền cước theo giá quy định.
- Thời gian biểu và biểu đồ chạy xe: là một công cụ quản lý thường được sử dụng trong
Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, được xây dựng dựa trên các thông số hoạt động

của tuyến, như là: thời gian, cự ly hoạt động, giãn cách chạy xe, cự ly của các điểm dừng đỗ
trên tuyến. Giúp cho công tác quản lý lái, phụ xe, và quản lý phương tiện khi hoạt động trên
hành trình của tuyến.
b. Các hình thức chạy xe trong thành phố
- Xe buýt thông thường: xe buýt sẽ lần lượt dừng lại ở tất cả các điểm dừng trên hành trình,
giúp cho hành khách có thể lên xuống tại bất cứ điểm nào đó trên tuyến.
- Xe buýt nhanh: xe chỉ dừng lại ở một số điểm dừng chủ yếu trên tuyến, bỏ qua một số
điểm dừng.
- Xe buýt tốc hành: Số điểm dừng trên tuyến ít, chỉ dừng lại ở một số điểm dừng chính, chủ
yếu là những điểm trung chuyển.
Xe buýt hoạt đông theo hành trình rút ngắn: theo không gian, theo thời gian, xe buýt không
chạy hết hành trình quy định, mà chỉ hoạt động trên một đoạn của hành trình.
c. Mạng lưới hành trình của vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
- Hành trình: là đường đi của phương tiện từ điểm đầu đến điểm cuối để hoàn thành nhiệm
vụ vận tải theo biểu đồ đã quy định, hành trình phải mang tính ổn định lâu dài, để thuận tiện
cho quá trình sử dụng của người dân.
- Mạng lưới hành trình: là tập hợp của nhiều hành trình, đảm bảo tính liên thông.
+ Những yêu cầu cơ bản của một tuyến xe buýt trong thành phố
- Chiều dài của tuyến phải nằm trong giới hạn hợp lý, thường gấp 2 - 3 lần chiều dài trung
bình một chuyến đi của hành khách.
Đồ án tốt nghiệp Mục Lục



Bùi Thị Sinh- K46
xv
- Lộ trình của tuyến thì phải được thiết kế đi qua nhiều điểm thu hút hành khách trong
thành phố, để phục vụ, được nhiều hành khách hơn.
- Các tuyến xe buýt phải được thiết kế có khả năng nối dài trong tương lai.
- Cơ sở vật chất trên tuyến phải mang tính đồng bộ, sử dụng trong thời gian dài.

+ Điểm dừng trên tuyến
Là những điểm dừng của xe buýt để hành khách lên xuống trên tuyến. Tại điểm dừng phải
có nhà chờ, biển báo, những thông tin đầy đủ và cần thiết cho hành khách, giúp cho hành
khách thuận tiện trong việc sử dụng xe buýt trong các chuyến đi của thành phố.
d. Những ưu, nhược điểm của VTHKCC bằng xe buýt
- Ưu điểm
+ Tính cơ động cao, không phụ thuộc vào mạng dây dẫn hoặc đường ray, không cản trở và
dễ nhập vào hệ thống giao thông đường bộ trong thành phố.
+ Khai thác, điều hành đơn giản, có thể nhanh chóng điều chỉnh chuyến lượt trong thời
gian ngắn mà không ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến.
+ Hoạt động có hiệu quả với dòng hành khách có công suất nhỏ và trung bình. Đối với các
luồng hành khách có hệ số biến động cao về thời gian và không gian vận tải có thể giải quyết
thông qua việc lựa chọn xe thích hợp và một biểu đồ vận hành hợp lý.
+ Vận tải xe buýt cho phép phân chia nhu cầu đi lại ra các tuyến khác nhau trên cơ sở
mạng lưới đường thực tế để điều tiết mật độ đi lại chung.
+ Chi phí đầu tư tương đối thấp so với các phương tiện VTHKCC hiện đại. Cho phép tận
dụng mạng lưới đường hiện tại của thành phố. Chi phí vận hành thấp nhanh chóng đem lại
hiệu quả.
- Nhược điểm:
+ Năng lực vận chuyển không cao, năng suất vận chuyển thấp, tốc độ khai thác còn thấp
(15-16km/h) so với xe điện bánh sắt, xe điện ngầm, Khả năng vận tải thấp trong giờ cao
điểm vì dùng bánh hơi.
+ Trong khai thác đôi khi không thuận lợi do thiếu thiết bị, do dừng ở bến, thiếu hệ thống
thông tin, nên không đáp ứng được nhu cầu của hành khách về tiện nghi, độ tin cậy,
+ Động cơ đốt trong có cường độ gây ô nhiễm cao do: Khí xả, bụi, hoặc nhiên liệu và dầu
nhờn chảy ra, ngoài ra còn gây tiếng ồn và chấn động.
1.1.3. Đặc điểm, vai trò của VTHKCC bằng xe buýt
a. Vai trò của VTHKCC bằng xe buýt
Đồ án tốt nghiệp Mục Lục




Bùi Thị Sinh- K46
xvi
- Vận tải xe buýt là loại hình thông dụng nhất trong hệ thống VTHKCC. Nó đóng vai trò
chủ yếu trong vận chuyển hành khách ở những vùng đang phát triển của thành phố, những
khu vực trung tâm và đặc biệt là ở những thành phố cổ.
- Ngoài chức năng vận chuyển độc lập, nhờ tính năng cơ động, xe buýt còn được sử dụng
như một phương tiện chuyển tiếp và vận chuyển kết hợp với các phương thức vận tải khác
trong hệ thống VTHKCC cũng như trong hệ thống vận tải đối ngoại của đô thị.
- Trong các thành phố quy mô vừa và nhỏ, xe buýt góp phần tạo dựng thói quen đi lại bằng
phương tiện VTHKCC cho người dân thành phố và tạo tiền đề để phát triển các phương thức
VTHKCC hiện đại, nhanh, sức chúa lớn trong tương lai.
- Sử dụng xe buýt góp phần tiết kiệm chi phí chung cho toàn xã hội (chi phí đầu tư phương
tiện, chi phí điều hành quản lý giao thông, chi phí do lãng phí thời gian do tắc đường, ).
Ngoài ra còn nhiều tác động tích cực khách quan đến mọi mặt của đời sống xã hội như: giảm
tắc nghẽn giao thông, giảm chi phí đi lại, giảm ô nhiễm môi trường,
- Kinh nghiệm phát triển giao thông của các đô thị trên thế giới ở thành phố có quy mô dân
số nhỏ và trung bình (dưới 1 triệu dân) thì xe buýt là phương tiện VTHKCC chủ yếu. Sở dĩ
như vậy là do tính ưu việt hơn hẳn của xe buýt so với phương tiện vận tải cơ giới cá nhân
đứng trên quan điểm lợi ích cộng đồng như: Mức độ chiếm dụng đường, vốn đầu tư, chi phí
xã hội cho 1 chuyến đi,
- Do tính hiệu quả cao như vậy, mà chính phủ các nước coi VTHKCC là một hoạt động
phúc lợi chung cho toàn xã hội, để đảm bảo môi trường và ưu tiên đầu tư phát triển.
- Theo định hướng phát triển giao thông của thành phố Hà Nội coi việc phát triển hệ thống
VTHKCC là biện pháp cơ bản nhất trong việc đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân. Việc
chính phủ và UBND thành phố Hà Nội phát triển hình thức vận tải công cộng bằng xe buýt
vào hoạt động trong tổ chức VTHKCC là một quyết định đúng đắn. Nó đã đáp ứng được một
phần nhu cầu đi lại của người dân, tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Đây được coi là giai đoạn đầu thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải nói chung và

giao thông đô thị nói riêng ở Hà Nội đến năm 2020, tiến tới xây dựng một mạng lưới giao
thông đô thị thuận tiện, an toàn và văn minh.
b. Đặc điểm của VTHKCC bằng xe buýt
- Về phạm vi hoạt động (theo không gian và thời gian).
+ Không gian hoạt động: Các tuyến VTHKCC thường có cự ly trung bình và ngắn trong
phạm vi thành phố, phương tiện phải thường xuyên dừng đỗ dọc tuyến để phù hợp với nhu
cầu của hành khách.
+ Thời gian hoạt động: Giới hạn thời gian hoạt động của VTHKCC chủ yếu vào ban ngày
do phục vụ nhu cầu đi lại thường xuyên như: đi học, đi làm,
Đồ án tốt nghiệp Mục Lục



Bùi Thị Sinh- K46
xvii
- Về phương tiện VTHKCC
+ Phương tiện có kích thước nhỏ hơn so với cùng loại dùng trong vận tải đường dài nhưng
không đòi hỏi tính việt dã cao như phương tiện vận chuyển hành khách liên tỉnh.
+ Do phương tiện chạy trên tuyến đường ngắn, qua nhiều điểm giao cắt, dọc tuyến có mật
độ phương tiện cao, phương tiện phải tăng giảm tốc độ, dừng đỗ nhiều lần nên đòi hỏi phải có
tính năng động lực và gia tốc cao.
+ Do lưu lượng hành khách lên xuống nhiều, đi trên khoảng cách ngắn cho nên phương
tiện thường bố trí cả chỗ ngồi và chỗ đứng. Thông thường chỗ ngồi không quá 40% sức chứa
phương tiện, chỗ ngồi phải thuận tiện cho việc đi lại trên phương tiện. Cấu tạo cửa và số cửa,
bậc lên xuống và số bậc lên xuống cùng các thiết bị phụ trợ khác đảm bảo cho hành khách lên
xuống thường xuyên, nhanh chóng, an toàn và giảm thời gian phương tiện dừng tại mỗi trạm
đỗ .
+ Để đảm bảo an toàn và phục vụ hành khách tốt nhất, trong phương tiện thường bố trí các
thiết bị kiểm tra vé tự động, bán tự động hoặc cơ giới, có hệ thống thông tin hai chiều (người
lái - hành khách) đầy đủ.

+ Do hoạt động trong đô thị, thường xuyên phục vụ một khối lượng lớn hành khách cho
nên phương tiện thường đòi hỏi cao về việc đảm bảo vệ sinh môi trường (Thông gió, tiếng ồn,
độ ô nhiễm của khí xả, ).
+ Các phương tiện VTHKCC trong đô thị thường phải đảm bảo những yêu cầu thẩm mỹ.
Hình thức bên ngoài, màu sắc, cách bố trí các thiết bị trong xe giúp hành khách dễ nhận biết
và gây tâm lý thiện cảm về tính hiện đại, chuyên nghiệp của phương tiện.
- Về tổ chức vận hành.
Yêu cầu hoạt động rất cao, phương tiện phải chạy với tần suất lớn, một mặt đảm bảo độ
chính xác về thời gian và không gian, mặt khác phải đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách,
giữ gìn trật tự an toàn GTĐT. Bởi vậy để quản lý và điều hành hệ thống VTHKCC đòi hỏi
phải có hệ thống trang thiết bị đồng bộ và hiện đại.
- Về vốn đầu tư ban đầu và chi phí vận hành
+ Vốn đầu tư ban đầu lớn bởi vì ngoài tiền mua sắm phương tiện đòi hỏi phải có chi phí
đầu tư trang thiết bị phục vụ VTHKCC khá lớn (Nhà chờ, điểm đỗ, bến bãi, )
+ Chi phí vận hành lớn, đặc biệt là chi phí nhiên liệu và các chi phí cố định khác.
- Về hiệu quả tài chính
Năng suất vận tải thấp, do cự ly ngắn, phương tiện dừng tại nhiều điểm, tốc độ thấp, nên
giá thành vận chuyển cao. Giá vé do nhà nước quy định và giá vé này thường thấp hơn giá
thành để có thể cạnh tranh với các loại phương tiện cơ giới cá nhân đồng thời phù hợp với thu
Đồ án tốt nghiệp Mục Lục



Bùi Thị Sinh- K46
xviii
nhập bình quân của người dân. Điều này dẫn đến hiệu quả tài chính trực tiếp của các nhà đầu
tư vào VTHKCC thấp, vì vậy không hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân. Bởi vậy Nhà nước
thường có chính sách trợ giá cho VTHKCC ở các thành phố lớn.
1.2 Tổng quan về hệ thống thông tin hành khách trong VTHKCC bằng xe buýt
Để thu hút khách hàng hiện tại và tiềm năng cũng như thực hiện vài trò quan trọng của

mình trong GTVT đô thị, hệ thống VTHKCC phải cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và dễ
tiếp cận về cơ sở hạ tầng và dịch vụ của mình. Trong những năm gần đây, vai trò của
VTHKCC trong GTVT đô thị gia tăng dẫn tới những yêu cầu về mức độ phức tạp cũng như
phạm vi thông tin cũng cần phải được mở rộng. Chức năng của hệ thống thông tin được mở
rộng từ những thông tin đặc biệt về dịch vụ cá nhân tới toàn hệ thống liên quan tới vấn đề
marketing về dịch vụ khách hàng.
Có hai mục tiêu chủ yếu khi xây dựng hệ thống thông tin VTHKCC, thứ nhất là cung cấp
cho xã hội những thông tin về hệ thống và dịch vụ VTHKCC nhằm thu hút khách hàng tiềm
năng và tạo sự thuận lợi đối với các chuyến đi của khách hàng hiện tại; thứ hai là tăng hiệu
quả hoạt động và tối đa hóa dịch vụ để cải thiện hiệu quả của hệ thống VTHKCC. Gia tăng
lượng hành khách sử dụng VTHKCC dẫn tới lợi ích cho cả cộng đồng nói chung và toàn đô
thị nói riêng.
Người dân không thân thiện với dịch vụ VTHKCC (tuyến, biểu đồ, giá vé và phương thức
thanh toán,…) sẽ dẫn tới việc từ chối sử dụng dịch vụ. Một hệ thống thông tin phải được xây
dựng để đảm bảo rằng người dân cảm thấy dễ dàng sử dụng dịch vụ VTHKCC. Đối tượng
phục vụ hiện thời chính là những khách hàng hiện tại, do đó mục tiêu xây dựng là đảm bảo
đưa thông tin một cách hiệu quả tới nhóm khách hàng hiện tại và đưa ra hệ thống mở và mời
gọi khách hàng tiềm năng.
Bản thân thuật ngữ hệ thống thông tin hành khách đã thể hiện sự ràng buộc lẫn nhau
giữa các yếu tố của hệ thống trong việc cung cấp thông tin cho hành khách, đó là: Nội dung
thông tin, phương pháp truyền tin và cách bố trí thông tin.
Trước khi bắt đầu xây dựng hệ thống thông tin hành khách dịch vụ VTHKCC, cần phải
làm rõ những câu hỏi sau:
Thế nào là thông tin hành khách VTHKCC. Thông tin hành khách được cung cấp cho
những nhóm đối tượng nào?
Cần cung cấp những nội dung thông tin cụ thể nào đối với từng nhóm người sử dụng khi
họ muốn sử dụng dịch vụ?
Thông tin được cung cấp cho cộng đồng như thế nào?
Phần dưới đây sẽ đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận để trả lời cho ba câu hỏi nêu trên.
1.2.1 Khái niệm về thông tin phục vụ hành khách

Đồ án tốt nghiệp Mục Lục



Bùi Thị Sinh- K46
xix
 Thông tin hành khách là các thông tin có liên quan đến chuyến đi được cung cấp cho
hành khách nhằm phục vụ cho việc đi lại của hành khách được dễ dàng, thuận tiện và nhanh
chóng.
Trong lĩnh vực VTHKCC bằng xe buýt, thông tin hành khách là các thông tin được cung
cấp cho những người sử dụng phương tiện xe buýt về tình hình thực tế và mức độ ổn định của
dịch vụ buýt thông qua hình ảnh, lời nói hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.
 Thông tin ổn định: Là những thông tin hầu như rất ít có sự thay đổi, giúp cho hành
khách lập kế hoạch trước chuyến đi (Thông tin về các điểm đầu-cuối, các điểm dừng đỗ, số
hiệu tuyến, thời gian, lộ trình, giá vé,…)
Các thông tin này thường được hiển thị theo cách truyền thống như hiển thị thông qua bản
đồ mạng lưới tuyến, biểu đồ chạy xe, hoặc được thể hiện thông qua các hình ảnh bố trị tại các
nhà ga (điểm đầu-cuối) và các điểm dừng đỗ. Ngoài ra, tại một số nước còn sử dụng kênh
truyền thông qua điện thoại hoặc hệ thống mạng và tin nhắn để cung cấp thông tin về dịch vụ
VTHKCC.
Các thông tin được cung cấp dưới dạng audio rất phù hợp kể cả trên xe cũng như tại các
điểm dừng. Một số đô thị lớn sử dụng hệ thống địa chỉ tự động để giúp cho hành khách biết
được đâu là điểm đỗ tiếp theo hoặc các dịch vụ tiếp theo tại các điểm dừng đỗ.
 Thông tin thời gian thực: Là những thông tin về thời gian thực tế của phương tiện lăn
bánh trên đường ví dụ như khi nào phương tiện bắt đầu lăn bánh hay khi nào phương tiện sẽ
đến điểm dừng đỗ,…
Thông thường, các phương tiện ít khi vận hành theo đúng biểu đồ chạy xe, do đó việc cung
cấp thông tin về thời gian thực sẽ rất có ích trong trường hợp này. Bằng việc cung cấp thông
tin thời gian thực cho hành khách sẽ giúp họ tự tin thực hiện chuyến đi hoặc bố trí lại công
việc cho phù hợp với khoảng thời gian trễ. Điều này cũng góp phần khuyến khích ngày càng

nhiều đối tượng sử dụng VTHKCC, trong khi ở một số quốc gia việc thu hút người dân sử
dụng VTHKC còn là mục tiêu chính trị.

Hình 2.1 Ví dụ về bảng thông tin thời gian thực
1.2.2. Khái niệm hệ thống thông tin phục vụ hành khách
Đồ án tốt nghiệp Mục Lục



Bùi Thị Sinh- K46
xx
Hệ thống thông tin phục vụ hành khách là một hệ thống bao gồm các phương tiện có khả
năng cung cấp cho hành khách các thông tin cần thiết ở trước, trong và sau một chuyến đi. Hệ
thống này thực chất là một hệ thống con của cơ sở hạ tầng vận tải hành khách công cộng. Hệ
thống cơ sở hạ tầng bao gồm mạng lưới đường xá, các điểm đầu cuối, các điểm dừng dọc
đường và hệ thống thông tin phục vụ hành khách chính là mối quan hệ trực tiếp giữa hành
khách và mạng lưới cơ sở hạ tầng nói trên.
Trên thực tế, do nhu cầu thông tin của hành khách là rất lớn và đa dạng, một hệ thống
thông tin hành khách không thể đáp ứng hoàn toàn mọi đòi hỏi về thông tin của hành khách.
Để có thể cung cấp một khối lượng thông tin phức tạp như vậy, đòi hỏi phải có sự kết hợp ở
mức vĩ mô giữa nhiều hệ thống khác nhau như hệ thống thông tin phục vụ hành khách, hệ
thống dự báo thời tiết, hệ thống quan sát và cảnh báo giao thông, hệ thống thời gian thực về
chuyến đi Song với sự phát triển của khoa học công nghệ ở một số nước phát triển như Mỹ,
Anh, các hệ thống lớn như vậy đã được triển khai từng bước và phục vụ hiệu quả cho chuyến
đi của hành khách.
1.2.3. Phân loại nhóm khách hàng
Tùy theo mức độ cần thiết về thông tin, khách hàng sử dụng VTHKCC có thể được chia
thành bốn loại chủ yếu sau:
 Nhóm khách hàng thường xuyên sử dụng một tuyến VTHKCC: Những người thường
xuyên thực hiện cùng một chuyến đi bằng VTHKCC với mục đích đi làm, tới trường, người

buôn bán, kinh doanh. Nhóm người này biết rất rõ về hệ thống VTHKCC.
 Nhóm khách hàng thường xuyên thực hiện chuyến đi thay đổi trên nhiều tuyến hoặc
tại nhiều thời điểm khác nhau: Khách hàng rất thân thiện với hệ thống nhưng di chuyển tới
nhiều nơi khác nhau trong thành phố.
 Nhóm khách hàng ngẫu nhiên: Nhóm này bao gồm những cư dân, những người này
hiểu biết rất rõ về thành phố và khu vực sinh sống nhưng hiếm khi sử dụng dịch vụ
VTHKCC. Họ cần thông tin về mạng lưới, cách sử dụng dịch vụ, cách chi trả,…
 Khách du lịch: Nhóm này bao gồm những cá nhân tới thăm thành phố, những người
này hoàn toàn không thân thiện với thành phố cũng như dịch vụ VTHKCC
Bốn nhóm đối tượng liệt kê tại đây có nhu cầu sử dụng thông tin cho chuyến đi của mình.
Nhóm khách hàng thường xuyên, cần thông tin để biết nếu có bất cứ sự thay đổi nào về lịch
trình, tuyến hay việc bố trí các điểm dừng. Nhóm khách hàng thường xuyên thực hiện chuyến
đi thay đổi trên các tuyến cần nhiều hơn thông tin so với nhóm trước: tuyến, lịch trình, các
điểm dừng cho những chuyến đi tới những nơi khác trong thành phố, loại phương tiện sử
dụng trên tuyến, giá vé và phương thức thanh toán. Những thông tin tương tự này cũng cần
thiết đối với nhóm khách hàng ngẫu nhiên. Cuối cùng, nhóm khách du lịch tới thành phố cần
hầu như toàn bộ thông tin về thành phố và dịch vụ VTHKCC.
Đồ án tốt nghiệp Mục Lục



Bùi Thị Sinh- K46
xxi
1.2.4 Nội dung và phương thức cung cấp thông tin
Để lập kế hoạch và thực hiện một chuyến đi bằng VTHKCC, hành khách cần có thông tin
về tuyến phố và mạng lưới VTHKCC, biểu đồ, chuyển đổi giữa các phương thức, giá
vé,…Tất cả các yếu tố này hình thành lên hệ thống thông tin hành khách.
Tên và biểu tượng của hệ thống VTHKCC đóng vai trò quan trọng nhất bởi vì nó thể hiện
hình ảnh của một tổ chức hoặc dịch vụ VTHKCC trong thành phố và dễ tạo ấn tượng đối với
hành khách nói riêng và người dân đô thị nói chung.

Bản đồ mạng lưới VTHKCC cần thiết để hành khách lập kế hoạch chuyến đi, trong chuyến
đi và tại bất cứ vị trí nào có sự thay đổi chuyến đi. Bản đồ VTHKCC phải được thể hiện rõ,
logic và chi tiết tất cả các tuyến đường phố chính và chỉ giới đường. Thêm vào trên mạng lưới
phố bằng những đường khác màu đại diện cho tuyến VTHKCC: buýt, tàu điện,…Từng loại
phương thức được thể hiện bằng màu khác nhau. Các tuyến phải thể hiện rõ số hiệu tuyến và
vị trí các điểm dừng, hướng di chuyển, sự trùng lặp,…Khu vực đường một chiều cũng phải
được thể hiện rõ bằng các mũi tên. Tỷ lệ bản đồ cũng phải được thể hiện để đảm bảo hành
khách có thể tính toán quãng đường di chuyển và không gian tiếp cận. Thông thường, tại phần
phía sau của bản đồ là những thông tin cơ bản về giãn cách thời gian chạy, thời gian hoạt
động trong ngày, giá vé,…
Thời gian biểu chạy xe phải được cung cấp cho tất cả các tuyến hoạt động bởi vì hành
khách cần những thông tin này. Thời gian biểu chạy xe thường được cung cấp cho tất cả các
ngày trong tuần và phải được thể hiện rõ ràng, dễ đọc và phải hiển thị thường xuyên lặp lại
nhiều lần tại các trạm dừng để hành khách dễ nhớ. Lộ trình của từng tuyến phải tóm tắt được
đầy đủ các điểm đầu cuối và trạm dừng để hành khách dễ dàng trong việc lập kế hoạch
chuyến đi. Tại một số nước trên thế giới, lộ trình và thời gian biểu chạy xe trên từng tuyến
được trình bày trong sách hướng dẫn và cung cấp miễn phí cho người sử dụng, một cách khác
là phổ biến trên internet để người dân dễ dàng truy cập và tìm hiểu.
Thông tin về vé cũng cần phải cung cấp cho hành khách. Thứ nhất là loại và giá vé đối với
một chuyến đi cụ thể và thứ hai là phương thức cung cấp và kiểm soát vé. Một hệ thống cung
cấp và thanh toán tự động hết sức thuận tiện và nhanh chóng sẽ giúp cho hành khách cảm thấy
thân thiện với dịch vụ VTHKCC.
Hành khách cần thông tin VTHKCC trong bốn giai đoạn khác nhau: Trước khi họ bắt đầu
thực hiện chuyến đi: Tại nhà, trong văn phòng, trong khách sạn; Khi họ cần tìm vị trí nhà ga
và trạm dừng để lên phương tiện; trên phương tiện; khi trung chuyển họ cần tìm thông tin để
đến điểm đích cuối cùng
Đồ án tốt nghiệp Mục Lục




Bùi Thị Sinh- K46
xxii

Hình 2.3 Nội dung hệ thống thông tin phục vụ hành khách
a, Trước khi bắt đầu thực hiện chuyến đi
Khi lập kế hoạch chuyến đi, hành khách có thể nhận được thông tin từ bản đồ VTHKCC,
trên internet hoặc qua điện thoại. Bản đồ VTHKCC cần được cung cấp miễn phí đến từng hộ
gia đình.
Thông tin qua điện thoại được cá nhân hóa và thuận tiện đối với người sử dụng, do nhân
viên phụ trách cần phải đào tạo bài bản nên nó mất một khoản chi phí khá lớn đối với tổ chức.
Mặc dầu hoàn toàn tự động và cá nhân hóa, nhưng thông tin qua Internet đối với hành
khách đóng vai trò hết sức quan trọng bởi vì nó chứa hầu như toàn bộ dữ liệu về bản đồ, bảng
thời gian và những thông tin chi tiết khác mà các phương thức truyền tin khác không thể cung
cấp.
Tại nhiều đô thị, hành khách không chỉ tìm thông tin trên internet về hệ thống và dịch vụ
VTHKCC mà còn sử dụng chương trình trong việc lập kế hoạch về chuyến đi cá nhân, họ cần
biết về điểm đầu, điểm cuối và thời gian chuyến đi cũng như toàn bộ thời gian đi bộ tới điểm
dừng gần nhất, lên xe, vị trí trung chuyển và thời gian cũng như vị trí từ điểm dừng cuối cùng
tới điểm đích
Thông tin trước chuyến đi thường được sử dụng trong nhóm chuyến đi không thường
xuyên hoặc khi hành khách có nhu cầu tối ưu hoá về quá trình đi lại theo không gian và thời
gian. Còn đối với nhóm chuyến đi thường xuyên, các thông tin về lộ trình tuyến, thời gian đã
được ghi nhớ và hành khách của nhóm này không cần nhiều thông tin trước chuyến đi.
 Thông tin tại nhà
H


TH
ỐNG


TH
Ô
NG TIN PH
ỤC

VỤ HÀNH KHÁCH
Th
ô
ng tin tr
ư
ớc

chuyến đi:
- Thông tin tại
nhà
- Thông tin trên
phương tiện cá
nhân
Th
ô
ng tin trong
chuyến đi
- Thông tin tại
điểm chờ
- Thông tin trên
xe
- Thông tin tại
điểm trung
chuyển
Th

ô
ng tin sau
chuyến đi:
- Thông tin đến
điểm tới
- Thông tin để
trở về nơi xuất
phát
Đồ án tốt nghiệp Mục Lục



Bùi Thị Sinh- K46
xxiii
Thông tin tại nhà là các thông tin cần thiết đối với các chuyến đi chưa rõ hành trình. Cả
chuyến đi có cự ly ngắn và dài đều có thể được tìm hiểu thông tin trước. Tuy nhiên so với các
chuyến đi trong khu vực trung tâm thành phố, thông tin cho các chuyến đi ra khỏi khu vực
trung tâm thành phố cần độ chi tiết và mất nhiều thời gian hơn. Các chuyến đi chưa rõ hành
trình trong thành phố không phải lúc nào cũng được xác định chi tiết từ trước mà thường được
giải quyết trong quá trình đi lại. Ngoài ra, đối với các hành khách không phải là người sống ở
đó, thông tin tại nhà luôn là một yếu tố quan trọng.
Thông tin tại nhà là một trong các yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến quyết định của
hành khách. Hành khách sẽ chọn giữa phương tiện cá nhân hay phương tiện công cộng giữa
các phương thức vận tải hành khách công cộng hoặc chọn lộ trình tuyến. Các yếu tố tác động
tới quyết định có nhiều và phụ thuộc vào hành khách, kinh nghiệm của người đó và mục đích
chuyến đi của họ. Hành khách sẽ so sánh lựa chọn khác nhau của mình như: giá cả, thông tin
về lịch chạy và mạng lưới, tuyến vận chuyển, mức độ tiện nghi trên phương tiện tương ứng.
Từ đó, hành trình chuyến đi có thể lựa chọn dưạ trên các tiêu chí như ngắn nhất, nhanh nhất,
sạch nhất, rẻ nhất, quen thuộc nhất, hoặc chuyển tuyến ít nhất.
Từ nhu cầu của hành khách khi ở nhà hoặc văn phòng nhưng có thể truy cập qua mạng để

có thể biết được các thông tin cần thiết cho chuyến đi, hệ thống thông tin phục vụ hành khách
sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin sau:
- Thông tin địa lý:
- Thông tin về tuyến và phương tiện vận tải
- Thông tin thời gian
- Thông tin giá vé
- Thông tin về sự thay đổỉ nếu có
 Thông tin trên phương tiện cá nhân
Trên lộ trình của mình, hành khách rất muốn có được thông tin về tình trạng ách tắc, tai
nạn trên tuyến đường mình dự định đi đến. Nếu có được một hệ thống cung cấp thông tin nêu
trên, hành khách sẽ rất dễ dàng sử dụng các thiết bị cá nhân như điện thoại cầm tay để yêu cầu
có được các thông tin này. Trên cơ sở đó, có thể hành khách sẽ có xu hướng sử dụng phương
tiện công cộng khi thông tin nhận được về giao thông là đang có tắc nghẽn, các bãi đỗ xe đầy
và thời tiết xấu. Và thông thường tiêu chí khiến hành khách sẽ lựa chọn phương tiện các nhân
là sự cơ động và giá cả. Do đó nhiệm vụ đặt ra là cần có mối liên hệ giữa phương tiện cá nhân
và mạng lưới vận tải hành khách công cộng.
b, Thông tin trong chuyến đi
 Trên phương tiện:
- Trên phương tiện bao gồm các thông tin sau:
Đồ án tốt nghiệp Mục Lục



Bùi Thị Sinh- K46
xxiv
 Tên trạm dừng tiếp theo.
 Thời gian phương tiện sẽ đến trạm dừng.
 Chênh lệch thời gian giữa thực tế với biểu đồ.
 Thông tin về các dịch vụ kết nối.
Trên phương tiện phải cung cấp thông tin định hướng đối với các khách hàng đang sử dụng

phương tiện, bao gồm:
Phía ngoài phương tiện phải hiển thị các thông tin sau:
 Số hiệu tuyến và tên điểm đầu – cuối: Thông tin này không chỉ được hiển thị phía trước
và bên cạnh cửa ra vào mà còn được hiển thị phía sau và cạnh đối diện của cửa bởi vì nhóm
đối tượng khách hàng tiềm năng có thể muốn biết khi phương tiện đang di chuyển trên đường
hoặc dừng tại các trạm dừng đỗ. Cần phải bố trí đủ lớn, dễ đọc và dễ thay đổi thông tin.
 Logo, tên của tổ chức cung ứng, số điện thoại và địa chỉ webside (nếu có)
Trong phương tiện, hành khách có thể tìm kiếm các thông tin sau:
 Bản đồ lộ trình tuyến với tất cả trạm dừng
 Bản đồ bỏ túi và lộ trình in sẵn đối với một tuyến nhất định.
Hiện nay, nhiều tổ chức cung ứng dịch vụ VTHKCC đã trang bị hệ thống định vị toàn cầu
GPS giúp cho việc xác định thời gian và khoảng cách dự kiến đến các điểm dừng đỗ tiếp theo,
điểm trung chuyến tới các tuyến khác và các thông tin định hướng khác đến cho hành khách,
 Thông tin trên hệ thống cơ sở hạ tầng VTHKCC và những điểm công cộng.
Nhà ga là vị trí đầu tiên hành khách tiếp cận đối với hệ thống VTHKCC, do đó họ muốn
tìm thông tin về mạng lưới, dịch vụ, phương thức chi trả,…Do đó những thông tin này cần
phải được cung cấp tự động.
Các điểm dừng dọc theo các tuyến phố cần phải thể hiện được logo của hệ thống, ký hiệu
điểm dừng của từng tuyến. Thông tin tối thiểu là số hiệu tuyến và tên tuyến, có thể là điểm
đầu – cuối bởi vì nhiều khách hàng tiềm năng có thể không thân thiện với số hiệu tuyến. Thời
gian biểu, hoặc ít nhất giãn cách thời gian đối với từng tuyến cần phải được hiển thị. Việc
hiển thị tự động thời gian đến của phương tiện tiếp theo sẽ giúp hành khách thân thiện hơn với
hệ thống VTHKCC. Tất cả các điểm dừng với lưu lượng hành khách lớn và đặc biệt tại tất cả
các điểm dừng nơi trung chuyển giữa đường sắt và buýt cần phải cung cấp lịch trình và thời
gian biểu về tất cả các tuyến.
Đối với những hành khách sử dụng phương tiện VTHKCC thì nhà chờ là nơi đầu tiên,
hành khách có mối liên hệ trực tiếp với mạng lưới vận tải hành khách công cộng. Đây cũng là
Đồ án tốt nghiệp Mục Lục




Bùi Thị Sinh- K46
xxv
nơi chuyến đi bắt đầu và hành khách bắt đầu định hướng và thực hiện nhiệm vụ chuyến đi của
mình.

Hình 1.4 Ví dụ về thông tin thời gian đến của phương tiện tiếp theo
Thông tin VTHKCC cung cấp cho cộng đồng góp phần thu hút những khách hàng tiềm
năng, do đó những thông tin chung về dịch vụ VTHKCC và giá vé được bao gồm trong các
thông tin du lịch như bản đồ, sách cầm tay, thông tin về nhà ga, viện bảo tàng,…
Những nơi công cộng như trung tâm du lịch, khách sạn, trung tâm văn hóa,…là những vị
trí tốt để bố trí thông tin như bản đồ VTHKCC, thời gian biểu chạy xe và những thông tin
khác,…
- Tại nhà ga hoặc điểm dừng:
 Lộ trình tuyến và điểm đến của phương tiện tiếp theo.
 Thời gian phương tiện sẽ đến trạm dừng.
 Chênh lệch thời gian giữa thực tế với biểu đồ.
 Nguyên nhân về sự chậm chễ.
c, Thông tin sau chuyến đi
 Thông tin về các dịch vu kết nối
1.2.6 Chức năng của hệ thống thông tin phục vụ hành khách
 Chức năng cung cấp thông tin
Hệ thống thông tin phục vụ hành khách có chức năng cung cấp các thông tin cần thiết theo
yêu cầu của hành khách. Đây là chức năng cơ bản nhất của hệ thống thông tin phục vụ hành
khách. Để có thể hiểu hơn về vai trò thông tin trong một chuyến đi, ta hãy xem xét nguyên tắc
tìm đường của hành khách.
Khi đi bộ qua một con phố, lái xe qua một thành phố hoặc lựa chọn một tuyến xe buýt,
hành khách đó sẽ phải hình thành sự tưởng tượng của mình về môi trường xung quanh vị trí

×