Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bồi dưỡng thiên hướng nghệ thuật cho con pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.19 KB, 3 trang )

Bồi dưỡng thiên hướng nghệ thuật cho
con
Có những cách thật đơn giản để phát hiện và bồi dưỡng thiên hướng
nghệ thuật cho con ngay từ khi bé còn nhỏ.
1. Chuẩn bị tư liệu phong phú
Bạn nên chuẩn bị sẵn sàng các tư liệu, tài liệu phong phú về nhiều bộ môn
nghệ thuật như tranh, ảnh, tượng, video ca nhạc, các loại đàn, bút màu,
giấy… để trẻ làm quen và tự mình lựa chọn môn nghệ thuật yêu thích.
Hoặc cũng có thể trong quá trình tiếp xúc với nhiều môn nghệ thuật, bạn sẽ
nhận ra con mình có thiên hướng và hứng thú với loại hình nào nhất như hội
họa, thơ ca, âm nhạc, điêu khắc…
2. Cùng thưởng thức và sáng tác nghệ thuật với trẻ
Ngôn ngữ của trẻ dưới 3 tuổi được đánh giá là có tốc độ phát triển rất nhanh.
Nếu bạn thường xuyên hát, đọc thơ, đồng dao… cùng với trẻ thì dần dần
năng lực ngôn ngữ của trẻ sẽ ngày càng được nâng cao, thậm chí còn có thể
xuất hiện sự phát triển đáng kinh ngạc.
Song song với đó, vì được làm quen với ngôn từ, nhịp điệu và tư duy thơ ca
hàng ngày ngay từ khi còn nhỏ nên khả năng sáng tác thơ ca của trẻ sẽ được
rèn luyện, bồi dưỡng và nâng cao theo năm tháng. Biết đâu sau này khi lớn
lên bé nhà bạn sẽ trở thành một nhà văn hay ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng được
nhiều người yêu mến.
3. Rủ trẻ “chơi đùa” cùng âm nhạc
Chơi đùa trên nền âm nhạc là một trong những trò chơi mà trẻ em yêu thích
nhất. Trò chơi này giúp bé tự mình thể nghiệm hứng thú đối với âm nhạc.
Âm nhạc được kết hợp cùng với trò chơi sẽ giúp trẻ tự do phát triển tư duy
sáng tạo và biểu diễn, đồng thời nâng cao khả năng cảm thụ của trẻ qua
những giai điệu trầm bổng, những quãng ngắt nghỉ tinh tế.
4. Sử dụng động tác cụ thể
Theo các chuyên gia tâm lý trẻ em, cảm nhận về động tác chiếm vị trí chủ
yếu trong tư duy của trẻ dưới 3 tuổi. Vì thế, khi muốn bồi dưỡng năng lực
nghệ thuật cho con, bố mẹ nên chú ý sử dụng các động tác của cơ thể một


cách cụ thể, rõ ràng, dễ nhận biết để trẻ có thể bắt chước làm theo và tự
mình cảm nhận các động tác.
Một ví dụ điển hình là nếu trẻ thích bài hát “Một con vịt” thì bố mẹ có thể
làm mẫu hoặc hướng dẫn con mô phỏng dáng đi lạch bạch của chú vịt và
động tác vịt vẫy cánh, vịt bơi dưới nước… tùy theo nội dung từng đoạn lời
trong bài hát. Làm như thế, trẻ sẽ ghi nhớ trong đầu về dáng đi và động tác
của các chú vịt.
5. Coi trọng sự nhận biết và thể nghiệm nghệ thuật
Nhận biết và thể nghiệm là tiền đề và là nơi cung cấp nguyên liệu cho khả
năng sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật. Bởi vậy bố mẹ không nên chỉ chú trọng
xem trẻ sáng tạo cái gì (nói cách khác là kết quả của việc sáng tạo nghệ
thuật) mà nên chú trọng đến cả quá trình sáng tạo nghệ thuật của trẻ.
Cụ thể như khi trẻ biểu diễn một bài hát mới thì bố mẹ không chỉ nghe xem
trẻ hát hay thế nào, có thuộc hết bài không mà cần phải quan tâm trẻ đã học
bài hát này ở đâu, như thế nào, cô giáo dạy ở lớp hay chỉ nghe qua tivi, mất
bao lâu thì thuộc bài hát…?

×