Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với một số phương tiện dạy học khác để dạy một bài Địa lý lớp 12 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.14 KB, 15 trang )

Phần một. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức
bất ngờ và đổi mới cực kỳ nhanh chóng. Theo đó hệ thống giáo dục cũng đặt ra
những yêu cầu cần phải đổi mới.
Trước đòi hỏi của thực tiễn, nước ta đang trên con đường hội nhập và phát
triển thì đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần
thiết. Trong luật giáo dục công bố năm 2005 có ghi “Phương pháp dạy học phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng
làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Với sự phát triển như vũ bảo của công nghệ thông tin, học sinh có thể tiếp
nhận thông tin từ nhiều nguồn, nhiều kênh khác nhau. Các nguồn thông tin
phong phú, đa chiều đã đặt giáo dục trước yêu cầu cấp bách là cần phải đổi mới
cách dạy và học.
Công nghệ thông tin không chỉ có chức năng cung cấp thông tin mà còn là
công cụ hỗ trợ tích cực trong dạy và học, là phương tiện dạy học hiện đại, hữu
ích và hiệu quả.
Ngày nay học sinh thu lượm thông tin rất nhanh, mỗi học sinh có khả năng
tìm kiếm thông tin theo các cách khác nhau. Việc sử dụng công nghệ thông tin
vào dạy học sẽ làm cho học sinh có khả năng giải quyết vấn đề và xử lý nhiều
thông tin cùng một lúc.
Với những lý do trên, trong quá trình dạy học tôi đã sử dụng kỹ thuật sơ đồ
tư duy để dạy học cho học sinh và tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm
“Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với một số phương tiện dạy học khác để dạy
một bài Địa lý lớp 12 trung học phổ thông”.
Phần hai. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, là con đường dễ nhất để
chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não.
- Hiện nay, chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường


thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa
của bộ não - não trái, mà chưa sử dụng kỹ năng bên não phải, nơi giúp
chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và cách
ghi chép thông thường khó nhìn được tổng thể của cả vấn đề.
- Qua nghiên cứu cho thấy, nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi
kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy
móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được
“sự kiện nổi bật” trong tài liệu đó, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các
1
kiến thức có liên quan với nhau.
- Bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi
chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính
của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề… bằng cách kết hợp việc sử
dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết.
- Nghĩa của cụm từ Bản đồ tư duy không hiểu theo nghĩa bản đồ thông
thường như bản đồ địa lí mà Bản đồ tư duy được hiểu là một hình thức ghi
chép theo mạch tư duy của mỗi người bằng việc kết hợp nét vẽ, màu sắc và
chữ viết. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, việc thiết kế Bản đồ tư duy theo
mạch tư duy của mỗi người, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản
đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác
nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một nội
dung nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng Bản đồ tư duy theo
một cách riêng do đó việc lập Bản đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng
sáng tạo của mỗi người
Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh
để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý
tưởng được liên kết với nhau khiến cho sơ đồ tư duy có thể bao quát được các
ý tưởng trên một phạm vi rộng. Tính hấp dẫn của hình ảnh và âm thanh…gây
ra những kích thích rất mạnh lên hệ thống rìa của não, giúp cho việc ghi nhớ
được lâu bền và tạo ra những điều kiện thuận lợi để vỏ não phân tích, xử lý, rút

ra kết luận hoặc xây dựng mô hình về đối tượng cần nghiên cứu.
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học sẽ mang lại hiệu quả cao, phát triển
tư duy lôgic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu, thay cho
ghi nhớ dạng thuộc lòng, học “vẹt”.
Ưu điểm của sơ đồ tư duy là:
- Dễ nhìn, dễ viết
- Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh
- Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não
- Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách
lôgic
2
Sự kết hợp giữa sơ đồ tư duy với một số phương tiện dạy học khác như
video, bản đồ… sẽ tạo cho giờ học đạt hiệu quả cao hơn, học sinh học tập
hứng thú hơn vì trong giờ học ngoài kiến thức học sinh được tiếp thu bằng sơ
đồ thông qua sơ đồ tư duy, học sinh còn được tiếp thu bài học thông qua các
hình ảnh và âm thanh sinh động của video.
II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC ĐỊA LÝ TRONG TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY.
Trong những năm vừa qua, cùng với quá trình đổi mới và sự phát triển của
đất nước, sự hội nhập của nước ta với các nước trên thế giới, ngành giáo dục
đã có những chuyển biến quan trọng.
Tất cả các bộ môn, tất cả các cấp học đều đã có sự đổi mới lớn trong
phương pháp dạy học theo hướng tích cực, thầy chủ đạo, học sinh chủ động
trong việc truyền tải và tiếp thu kiến thức.
Sự chuyển biến lớn nhất trong phương pháp giảng dạy những năm gần đây
là các thầy, cô giáo đã học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu để áp dụng công nghệ thông
tin vào dạy học và đã tạo ra không khí học tập trong một giờ học sôi nổi và đạt
hiệu quả cao hơn.
Nhiều thầy, cô giáo đã kết hợp các phương pháp dạy học, kỹ năng dạy học
và các phương tiện dạy học phù hợp để giúp học sinh khai thác kiến thức một

bài học trong sách giáo khoa và đã tạo ra sự hứng thú cho các em khi tiếp thu
chủ động những kiến thức khoa học mới, đồng thời giúp cho các em có sự tư
duy lôgic, nhớ lâu kiến thức đã được lĩnh hội.
Tuy hiên trong quá trình dạy học hiện nay, vẫn còn nhiều thầy, cô giáo đang
có tư tưởng lợi dụng khoa học công nghệ thông tin và đã làm biến dạng
phương pháp dạy học thụ động trước kia. Nhiều thầy, cô giáo đã biến phương
pháp dạy học “đọc – chép” trước kia sang phương pháp “chiếu – chép” làm
cho giờ học trở nên nhàm chán và học sinh lại tiếp thu bài học một cách thụ
động, đồng thời làm cho các em hiểu không đúng về công nghệ thông tin và
những thay đổi lớn lao trong phương pháp dạy học của ngành giáo dục hiện
nay.
Trong một giờ dạy học trên lớp, nhiều giáo viên sau khi được tiếp thu một
số phương pháp và kỹ năng dạy và học tích cực đã nhiệt tình áp dụng vào để
dạy học trên lớp nhưng quá trình tiến hành và các thao tác thực hiện phương
pháp, kỹ năng mới lại rất lúng túng làm cho học sinh cũng bị lúng túng trong
quá trình tiếp thu kiến thức và hiệu quả của giờ dạy học trên lớp không cao.
Những năm gần đây, nền giáo dục của nước ta đã hội nhập với nền giáo dục
thế giới, chúng ta đã tiếp thu được những phương pháp, kỹ thuật dạy học của
các nước tiên tiến trên thế giới và áp dụng vào việc dạy học trong các nhà
trường. Tuy nhiên việc áp dụng các phương pháp dạy học, kỹ năng dạy học đó
vào dạy học ở các trường phổ thông, nhất là các trường trung học phổ thông
gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ sở vật chất như hệ thống máy chiếu, bàn ghế,
3
… và số lượng học sinh ở trong một lớp học quá đông từ 45 đến 50 em rất khó
di chuyển bàn ghế, di chuyển học sinh để thực hiện các phương pháp, kỹ năng
dạy học mới đó trong thời gian có hạn chỉ có 45 phút.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Giải pháp:
Để dạy học một bài địa lý lớp 12, tôi thường sử dụng Sơ đồ tư duy kết hợp
với video, PowerPoint, bản đồ địa lý và một số kỹ năng dạy học khác.

Phần mềm sơ đồ tư duy và phần mềm để làm video chúng ta có thể tải trên
mạng về.
2. Tổ chức thực hiện:
a. Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học:
Sơ đồ tư duy tôi thường hay sử dụng để dạy học là “CDMindMap5pro”
- Cho học sinh làm quen với Sơ đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho học
sinh một số “bản đồ” cùng với dẫn dắt của giáo viên để các em làm quen.
- Tập “đọc hiểu” bản đồ tư duy, sao cho chỉ cần nhìn vào bản đồ tư duy bất
kỳ học sinh nào cũng có thể thuyết trình được nội dung một bài học hay
một chủ đề, một chương theo mạch lôgic của kiến thức.
- Hướng cho học sinh có thói quen khi tư duy lôgic theo hình thức sơ đồ
hoá trên Bản đồ tư duy
- Từ một vấn đề hay chủ đề chính đưa ra các ý lớn thứ nhất, ý lớn thứ hai,
thứ ba mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý nhỏ lại có các ý
nhỏ hơn các nhánh này như “bố mẹ” rồi “con, cháu, chắt, chút chít” các
đường nhánh có thể là đường thẳng hay đường cong
- Cho học sinh thực hành vẽ Bản đồ tư duy trên giấy: Chọn key words- tên
chủ đề hoặc hình vẽ của chủ đề chính cho vào vị trí trung tâm, chẳng hạn:
đường thẳng song song, hình bình hành, hình chữ nhật, bảo vệ môi
trường, để học sinh có thể tự mình ghi tiếp kiến thức vào tiếp các nhánh
“con”, “cháu”, “chắt” theo cách hiểu của các em.
- Vẽ Bản đồ tư duy theo nhóm hoặc từng cá nhân
Cách ghi chép trên Bản đồ tư duy:
- Nghĩ trước khi viết.
- Viết ngắn gọn
- Viết có tổ chức
- Viết lại theo ý của mình, nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý (nếu
sau này cần)
4
Điều cần tránh khi ghi chép trên BĐTD:

- Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.
- Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết.
- Dành quá nhiều thời gian để ghi chép.
Một số gợi ý khi tạo bản đồ tư duy:
1. Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Tại sao lại phải dùng
hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp ta sử dụng
trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp ta tập trung được
vào chủ đề và làm cho ta hưng phấn hơn.
2. Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích
não như hình ảnh.
3. Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh
cấp hai đến các nhánh cấp một,…. bằng các đường kẻ, đường cong với màu
sắc khác nhau.
4. Mỗi từ, hình ảnh hoặc ý nên đứng độc lập và được nằm trên một
đường kẻ hay đường cong.
5. Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…)
6. Nên dùng các đường cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong
được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều so với
đường thẳng
7. Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm
b. Sử dụng Video trong dạy học:
Công cụ tôi thường sử dụng để dựng các đoạn Video trong các bài học
để phục vụ cho dạy học là “ProShow Producer 5.0”.
Cách dựng một đoạn Video:
Khi sử dụng Video cần lưu ý:
- Lựa chọn những hình ảnh phù hợp với bài giảng hoặc một phần bài giảng
- Lựa chọn bản nhạc hoặc bài hát phù hợp với hình ảnh đã lựa chọn và bài
giảng.
5
- Sau khi đã lựa chọn xong hành ảnh và các bản nhạc, bài hát, copy hình ảnh

và bản nhạc hoặc bài hát vào “ProShow Producer 5.0” theo hướng dẫn của
phần mềm này.
- Trong phần mềm “ProShow Producer 5.0”, chúng ta có thể chèn thêm
hoặc cắt bớt hình ảnh và có thể điều chỉnh để cắt bớt để lấy một đoạn nhạc hoặc
một đoạn bài hát, thì thời lượng trong một tiết học có hạn, không cho phép
chúng ta trình chiếu theo hết bài hát.
c. Sử dụng “PowerPoint” trong dạy học:
Việc sử dụng PowerPoint không nên sử dụng quá nhiều Slide, các Slide
được sử dụng chỉ để trình chiếu các hình ảnh, bản đồ, sơ đồ, lược đồ minh họa
cho bài giảng. Không nên trình chiếu tất cả những gì giáo viên nói ở trên bảng,
làm như thế bài học sẽ chuyển sang phương pháp đọc – chép.
IV. ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP
VÀO DẠY MỘT BÀI HỌC CỤ THỂ.
Trong phạm vi đề tài này, tôi sử dụng bài “Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa
dạng – Tiết 1” để dẫn chứng.
Nội dung của bài học này đề cập tới hai vấn đề lớn là: Thiên nhiên phân hóa
theo Bắc-Nam và Thiên nhiên phân hóa theo Đông-Tây.
Các kỹ thuật dạy học sử dụng trong bài này bao gồm: sơ đồ tư duy, video,
PowerPoint và bản đồ treo tường.
Các hình ảnh sử dụng trong video và trong PowerPoint là những hình ảnh về
cảnh quan thiên nhiên ở miền Bắc và miền Nam, ở sườn Đông và sườn Tây các
dãy núi, nhất là dãy Trường Sơn.
Các bài hát được sử dụng trong video là: Âm vang xứ Thanh (chỉ hát một
đoạn khi chào mừng các thầy, cô giáo vào dự giờ), Gửi nắng cho em và bài hát
Sợi nhớ sợi thương.
Phương pháp trình chiếu kết hợp giữa sơ đồ tư duy với video và PowerPoint:
mở sẵn phai của sơ đồ tư duy, video, PowerPoint và cho các phai đó nằm ẩn ở
thanh công cụ bên dưới, khi cần trình chiếu đến vấn đề gì thì bật phai đó lên
màn hình.
Bài giảng cụ thể:

Bài 11 Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Tiết 1)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh cần:
- Hiểu được sự phân hóa của thiên nhiên theo vĩ độ là do sự thay đổi khí hậu
từ Bắc vào Nam mà ranh giới của hai miền là dãy núi Bạch Mã.
- Biết được sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên giữa phần lãnh thổ phía
Bắc với phần lãnh thổ phía Nam.
6
- Hiu c nguyờn nhõn ca s phõn húa thiờn nhiờn theo ụng-Tõy v
nhng biu hin ca thiờn nhiờn theo ụng-Tõy ca 3 vựng: vựng bin v thm
lc a, vựng ng bng ven bin v vựng i nỳi.
2. K nng:
- Hiu c phng phỏp v s t duy, v v c c s t duy.
- c v hiu c bn , cỏc tranh nh.
- Liờn h vi thc t hiu c s phõn húa thiờn nhiờn theo hng t
Bc vo Nam v t ụng sang Tõy.
B. PHNG TIN DY HC:
- S t duy
- Video (t dng)
- PowerPoint trỡnh chiu tranh nh, h thng cõu hi.
- Bn t nhiờn Vit Nam treo tng.
C. HOT NG DY V HC
Hoaùt ủoọng cuỷa GV vaứ HS Noọi dung chớnh
Thiờn nhiờn nc ta cú s phõn húa a dng, da
vo sỏch giỏo khoa, em hóy cho bit thiờn nhiờn
nc ta cú nhng s phõn húa no?
Hc sinh tr li v giỏo viờn kt lun:
Thiờn nhiờn nhiờn nc ta cú s phõn húa a dng,
bao gm:
- Phõn húa theo Bc-Nam

- Phõn húa theo ụng-Tõy
- Phõn húa theo cao
- Phõn húa thnh cỏc min t nhiờn
Trong phm vi tit hc hụm nay, chỳng ta nghiờn
cu hai s phõn húa u tiờn ca thiờn nhiờn.
Hot ng 1:
Tỡm hiu thiờn nhiờn phn lónh th phớa Bc v
phn lónh th phớa Nam.
Giỏo viờn t cõu hi: Da vo kin thc ó hc
v khớ hu nc ta v bng s liu di õy, em hóy
gii thớch: ti sao thiờn nhiờn nc ta cú s phõn húa
theo Bc-Nam?
Giỏo viờn chiu bng S phõn húa nhit theo
mựa v theo v ca mt s a im t Bc vo
Nam t PowerPoint.
Hc sinh tr li v giỏo viờn kt lun:
1. Thiờn nhiờn phõn
húa theo Bc Nam.
Thiờn nhiờn nc ta
cú s phõn húa theo
Bc-Nam vỡ:
- T Bc vo Nam
nhit tng dn do gúc
nhp x tng
- Do nh hng ca
giú mựa ụng bc lm
gim nhit ca min
Bc v mựa ụng.
- S khỏc nhau v
nhit v biờn nhit

7
Hoạt động nhóm:
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm: nhóm 1 nghiên
cứu phần lãnh thổ phía Bắc, nhóm 2 nghiên cứu phần
lãnh thổ phía Nam. Nội dung nghiên cứu của mỗi
nhóm:
- Phạm vi, giới hạn của lãnh thổ
- Đặc điểm chung của thiên nhiên
- Đặc điểm khí hậu
- Đặc điểm của cảnh quan thiên nhiên
Bước 1: Giáo viên chia nhóm, trong mỗi nhóm cử
một nhóm trưởng phụ trách chung toàn nhóm và giao
nhiệm vụ cho từng nhóm.
Giáo viên chiếu các hình ảnh về một số cảnh quan
thiên nhiên từ PowerPoint và chiếu video về hình ảnh
thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và lãnh thổ phía
Nam cùng với bài hát “Gửi nắng cho em” với nội
dung: anh ở trong này chưa thấy mùa đông…muốn
gởi cho em một chút nắng vàng, trong cái rét của thợ
cày thợ cấy…
Bước 2: Học sinh trong từng nhóm phân chia thành
các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm nhỏ
tìm hiểu về 1 vấn đề đã giao như trên.
Bước 3: Trong mỗi nhóm nhỏ, học sinh trao đổi,
thảo luận để thống nhất nội dung đã được giao.
Bước 4: Toàn bộ nhóm tra đổi, thống nhất những
kiến thức mà các nhóm nhỏ đã nghiên cứu.
Bước 6: Giáo viên cho đại diện từng nhóm lớn lên
trình bày về đặc điểm của từng phần lãnh thổ, sau đó
cho học sinh trong lớp góp ý và giáo viên kết luận

theo sơ đồ tư duy.
- Nhóm 1: trình bày đặc điểm thiên nhiên phần lãnh
thổ phía Bắc

- Nhóm 2: trình bày đặc điểm thiên nhiên phần lãnh
thổ phía Nam
độ làm cho khí hậu khác
nhau giữa miền Bắc với
miền Nam, từ đó làm
cho thiên nhiên cũng
khác nhau giữa hai
miền.
a. Phần lãnh thổ phía
Bắc:
(Xem sơ đồ tư duy-Sơ
đồ Miền Bắc)
b. Phần lãnh thổ phía
Nam:
(Xem sơ đồ tư duy-Sơ
đồ Miền Nam)
8
9
Hoạt động 2:
Tìm hiểu sự phân hóa của thiên nhiên theo
Đông-Tây.
Giáo viên đặt câu hỏi: Dựa vào bản đồ tự nhiên và
kiến thức đã học về địa hình, khí hậu nước ta, em hãy
giải thích: tại sao thiên nhiên nước ta có sự phân hóa
theo Đông-Tây?
Giáo viên cho học sinh thảo luận và phát biểu

chứng kiến của mình, sau đó giáo viên kết luận:
Hoạt động cá nhân:
Câu hỏi: Dựa vào bản đồ tự nhiên nước ta và một
số hình ảnh dưới đây, em có nhận xét gì về đặc điểm
thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta?
Giáo viên chiếu một số hình ảnh về vịnh Hạ Long,
vịnh Đà Nẵng, vịnh Cam Ranh từ PowerPoint.
Giáo viên cho học sinh thảo luận, phát biểu ý kiến
sau đó bổ sung và kết luận:
Hoạt động theo cặp:
Câu hỏi: Dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam, em
hãy so sánh sự khác nhau giữa thềm lục địa phía Bắc
và phía Nam với thềm lục địa miền Trung nước ta.
Giáo viên cho học sinh thảo luận, phát biểu ý kiến
sau đó bổ sung và kết luận bằng sơ đồ tư duy.
2. Thiên nhiên phân
hóa theo Đông-Tây.
Thiên nhiên nước ta có
sự phân hóa theo Đông-
Tây vì:
- Từ đông sang tây,
lãnh thổ nước ta phân
thành 3 dải rõ rệt: vùng
biển, vùng đồng bằng
ven biển và vùng đồi núi
làm cho thiên nhiên có
sự khác nhau giữa 3
vùng nói trên.
- Do hoạt động của gió
mùa và địa hình núi

chắn gió mùa.
a. Vùng biển và thềm
lục địa:
Đặc điểm:
- Diện tích vùng biển
khoảng 1 triệu km
2
, gấp
gần 3 lần phần đất liền.
- Độ nông-sâu, rộng-
hẹp của thềm lục địa có
liên quan với đồng bằng
và vùng đồi núi kề bên.
- Thiên nhiên vùng
biển đa dạng và giàu có.
10
Hoạt động theo nhóm:
Nội dung các nhóm dựa vào kiến thức trong sách
giáo khoa, bản đồ tự nhiên trên bảng và những hình
ảnh trình chiếu từ PowerPoint và video để vẽ sơ đồ
về vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm:
- Nhóm 1+2: vẽ sơ đồ về đặc điểm thiên nhiên giữa
đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ với đồng
bằng ven biển miền Trung.
- Nhóm 3+4: Vẽ sơ đồ về đặc điểm thiên nhiên giữa
vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, vùng núi
đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn (chủ yếu là
vùng Tây Nguyên)
Thời lượng: 4 phút.

Giáo viên sử dụng PowerPoint trình chiếu một số
hình ảnh về đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông
Cửu Long, đồng bằng ven biển miền Trung, cảnh
quan vùng núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Lai
Châu, Sapa
Giáo viên sử dụng video trình chiếu một số hình
ảnh về cảnh quan thiên nhiên của đồng bằng, đồi núi
cùng với bài hát “Sợi nhớ sợi thương” với nội dung:
Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây bên nắng đốt bên
mưa quay…
Giáo viên phát giấy, bút vẽ cho các nhóm.
Sau khi vẽ xong, giáo viên cho các nhóm lên dán
kết quả trên bảng.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét kết quả phần vẽ của
từng nhóm, sau đó bổ sung ý kiến và kết luận bằng
trình chiếu sơ đồ tư duy lên màn hình.
b. Vùng đồng bằng ven
biển:
(Xem sơ đồ tư duy-
Vùng đồng bằng ven
biển)
c. Vùng đồi núi:
(Xem sơ đồ tư duy-
Vùng đồi núi)
11
Sau khi hoàn thành sơ đồ vùng đồi núi, chúng ta có sơ đồ tư duy của toàn bài
học hôm nay.
12
D. ĐÁNH GIÁ:
1. Xác định ý đúng, sai trong các câu sau:

a. Vùng Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm
b. Vùng Tây Bác có nhiều đai khí hậu nhất nước ta
c. Khí hậu Tây Nguyên khô hạn gay gắt vào mùa hạ
d. Sườn Đông dãy Trường Sơn mưa vào mùa hạ
2. Đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam nước ta là:
a. Nóng quanh năm, chia thành mùa mưa, mùa khô rõ rệt
b. Có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông bắc
c. Mang tính nhiệt đới gió mùa hải dương
E. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
1. Dựa vào sơ đồ tư duy, các em về nhà phân tích sơ đồ từ đó so sánh để rút
ra những điểm khác nhau về đặc điểm thiên nhiên của phần lãnh thổ phía Bắc
với phần lãnh thổ phía Nam và trình bày đặc điểm thiên nhiên của vùng biển
và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi.
2. Về nhà làm bài tập số 1 trong sách giáo khoa trang 50.
V. KIỂM NGHIỆM:
Trong quá trình dạy học, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng nhiều phương
pháp vào dạy học. Khi sử dụng Sơ đồ tư duy vào dạy học, tôi đã thử nghiệm
hiệu quả giảng dạy bằng kỹ thuật dạy học này.
Tôi đã thử nghiệm ở 2 lớp 12 là lớp 12A2 và lớp 12A3:
- Ở lớp 12A2 tôi sử dụng phương tiện dạy học là PowerPoint kết hợp với một
số phương tiện dạy học khác.
- Ở lớp 12A3 tôi sử dụng Sơ đồ tư duy kết hợp với các phương tiện dạy học
như đã trình bày ở trên.
Cả 2 lớp đều dạy bài “Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Tiết 1)”. Sau bài học
tôi đều cho cả 2 lớp làm một bài kểm tra ngắn với nội dung câu hỏi: Tại sao
thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo Bắc – Nam? So sánh đặc điểm thiên
nhiên phần lãnh thổ phía Bắc với phần lãnh thổ phía Nam.
Kết quả:
- Lớp 12A2 có 36/45 học sinh trả lời được và đạt từ 5 điểm trở lên, chiếm
80%, trong đó loại khá: 7 em chiếm 15,6%.

- Lớp 12A3 có 42/45 học sinh đạt từ điểm 5 trở lên, chiếm 93,3%, trong đó
loại khá: 12 em chiếm 26,7%, loại giỏi: 04 em chiếm 8,9%.
Như vậy khi giáo viên sử dụng tốt các phương pháp và các kỹ thuật dạy học
tích cực thì chất lượng dạy – học sẽ được nâng lên rõ rệt và giúp cho giờ học
không bị nhàm chán, nhất là đối với môn địa lý- bộ môn mà học sinh ít để ý.
13
Phần ba. KẾT LUẬN
Với cơ chế mở cửa và hội nhập với thế giới, ngành giáo dục của nước ta đã
có nhiều chuyển biến nhất là sự đổi mới trong phương pháp dạy học.
Với các phương pháp và kỹ thuật dạy học mới cùng với các phương tiện
dạy học ngày càng hiện đại, nhất là việc đưa tin học vào dạy học đã làm cho các
giờ học thêm sôi động và đạt hiệu quả cao.
Trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã hết sức cố gắng để nghiên
cứu, ứng dụng thực nghiệm trong quá trình dạy học. Tuy nhiên chắc chắn sẽ
không có những thiếu xót, tôi rất mong được các đồng nghiệp góp ý để đề tài
được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiên của các đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thọ Xuân, ngày 20 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do tôi
viết, không sao chép của người khác.

Trịnh Văn Châu

14
MỤC LỤC
TT TIÊU MỤC TRANG
1 Phần một. Đặt vấn đề 1
2 Phần hai. Giải quyết vấn đề 1

3 I. Cơ sở lý luận 1
4 II. Thực trạng dạy học địa lý trong trường THPT hện nay 3
5 III. Giải pháp và tổ chức thực hiện 4
6 IV. Áp dụng phương pháp vào dạy một bài cụ thể 6
7 Bài giảng cụ thể: Bài 11. Thiên nhiên phân hóa đa dạng-Tiết 1 6
8 V. Kiểm nghiệm 11
9 Phần ba. Kết luận 11
10 Mục lục 15
15

×