Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

skkn nâng cao hiệu quả việc sử dụng ảnh địa lý và biểu đồ khí hậu trong việc nhận biết các kiểu môi trường tự nhiên của đới ôn hòa trong giảng dạy chương II địa lý lớp 7 trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.25 KB, 9 trang )

I. Tên sáng kiến:
Nâng cao hiệu quả việc sử dụng ảnh Địa lý và Biểu đồ khí hậu trong việc
nhận biết các kiểu môi trường tự nhiên của đới ôn hòa trong giảng dạy chương II
Địa lý lớp 7 Trung học cơ sở.
II. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lớp 7 các trường THCS .
III. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 15 tháng 9 năm 2016.
IV. Tác giả:
- Họ và tên: Đỗ Văn Phê
- Năm sinh: 1960
- Nơi thường trú: 2/73 Trần Nhaath Duật, Phường Vị Xuyên, TP.Nam Định.
- Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm ngành Địa lý.
- Nơi công tác: Trường THCS LÝ Thường Kiệt-TP.Nam Định.
- Điện toại: 0912296707
V. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
- Trường THCS Lý Thường Kiệt.
- Địa chỉ: 25 Phan Đình Giót – Phường Năng Tĩnh - TP.Nam Định.
- Điện thoại: 03503.868493
VI. Giải pháp:
1. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Như chúng ta đều biết ảnh Địa lý, biểu đồ là dụng cụ không thể thiếu được trong
việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập bộ môn Địa lý nói chung, cũng như môn Địa
lý ở lớp 7 nói riêng.
Chương trình Địa lý lớp 7 nghiên cứu về Địa lý tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội
trên toàn thế giới. Do đó đối tượng học tập của các em trải dài trên diện tích rất
rộng lớn, học về một vùng nào đó các em không thể đến ngay đó để nghiên cứu và
trải nghiệm thực tế được, vì vậy các em phải dựa vào các ảnh Địa lý, biểu đồ để
học tập và nghiên cứu.
1


Trong thực tiễn giảng dạy Địa lý lớp 7 hiện nay ở các trường THCS việc sử dụng


ảnh Địa lý, biểu đồ trong giảng dạy Địa lý lớp 7 đã diễn ra thường xuyên và có hệ
thống. Nhưng khi giảng dạy chương II Địa lý lớp 7 thì việc sử dụng ảnh Địa lý,
biểu đồ chưa thường xuyên và hiệu quả chưa cao. Tại sao phải sử dụng ảnh Địa lý,
biểu đồ trong giảng dạy chương II Địa lý lớp 7 ? Vì như chúng ta đã biết điều kiện
khí hậu bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến
sự phát triển của thực vật và động vật của một đới nào đó . Bởi vì thực vật là yếu tố
chỉ thị của môi trường. Nhì vaod sự phát triển của thực vật là người ta có thể biết
đực các thành phần tự nhiên khác của khu vực đó. Thực vật muốn tồn tại và phát
triển được trước hết phải dựa vào các yếu tố tự nhiên khác như đất đai, nhiệt độ,
lượng mưa và lấy nguồn dinh dưỡng, nước từ các thành phần tự nhiên đó. Mặt
khác giữa các thành phần Địa lý tự nhiên có quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể
tách rời nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau
cùng phát triển.
Vì vậy để giảng dạy chương II Địa lý lớp 7 về việc nhận biết các kiểu môi trường
đới ôn hòa ở các trường THCS được tốt, có hiệu quả thì việc sử dụng ảnh địa lý,
biểu đồ khí hậu là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phần Địa lý môi
trường tự nhiên đới ôn hòa ở lớp 7, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện trong nhà trường THCS. Điều đó đã thôi thúc tôi tìm hiểu và lựa chọn đề tài:
“Nâng cao hiệu quả việc sử dụng ảnh địa lý, biểu đồ khí hậu trong việc nhận biết
các kiểu môi trường tự nhiên của đới ôn hòa trong giảng dạy chương II Địa lý lớp
7 Trung học cơ sở.”
2. Các giải pháp thực hiện:
a) Đặt vấn đề:
Đới ôn hòa chiếm một nửa diện tích đất nổi trên Trái Đất. Với vị trí trung gian, môi
trường đới ôn hòa có những nét khác biệt với các môi trường khác và phân hóa hết
sức đa dạng.
Do vị trí trung gian nằm giữa đới khí hậu nóng và đới khí hậu lạnh nên thời tiết ở
đới ôn hòa thay đổi thất thường. Các đợt không khí nóng ở chí tuyến hay các đợt
2



không khí lạnh ở vùng cực của trái đất có thể tràn xuống bất thường gây nên thời
tiết nóng hay lạnh khác nhau thất thường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống , sản
xuất cũng như sinh hoạt của con người. Như vậy đương nhiên là thảm thực vật của
đới ôn hòa cũng bị phân hóa và chia cắt làm nhiều kiểu rừng khác nhau rất phong
phú, đa dạng. Bởi vì như chúng ta đều biết thảm thực vật phụ thuộc chặt chẽ vào
điều kiện khí hậu của khu vực ( nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm không khí...)
Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả sử dụng các ảnh địa lý và biểu đồ khí hậu trong
việc nhận biết các kiểu môi trường trong đới ôn hòa thì giáo viên phải chú trọng
đến việc khai thác triệt để các ảnh địa lý và biểu đồ khí hậu có trong bài.
b) Các giải pháp thực hiện:
* Thực trạng tình hình sử dụng ảnh địa lý và biểu đồ khí hậu vào giảng dạy môi
trường đới ôn hòa trong chương II Địa lý ở lớp 7 hiện nay chưa được thường
xuyên, chưa sâu, chưa hiệu quả. Tại sao như vậy? Bởi vì các thầy, cô giáo thường
coi nhẹ việc sử dụng ảnh địa lý và biểu đồ khí hậu trong giảng dạy Địa lý các châu
ở lớp 7. Các thầy, cô giáo thường chú trọng vào việc sử dụng bản tự nhiên và kênh
chữ trong sách giáo khoa Địa lý lớp 7 còn phần ảnh địa lý và biểu đồ khí hậu thì
còn coi nhẹ.
Với bài 13 trong chương II : Môi trường đới ôn hòa địa lý lớp 7 ta cần phải chú ý
giảng dạy như sau:
Giáo viên cho các em theo dõi sách giáo khoa quan sát bức ảnh địa lý 13.2 và
biểu đồ nhiệt độ bên cạnh trang 44 SGK và phát vấn câu hỏi:
- Quan sát kỹ bức ảnh rừng lá rộng ở Tây Âu các em có nhận xét gì về đặc điểm
thảm thực vật ở đây?
- Quan sát biểu đồ khí hậu của vùng này em rút ra nhận xết gì?
- Giữa bức ảnh địa lý và biểu đồ khí hậu này có liên quan gì với nhau không?
Giáo viên hướng dẫn các em nhận biết đặc điểm của rừng lá rộng, phân tích
nhiệt độ và lượng mưa của biểu đồ khí hậu và rút ra sự ảnh hưởng của nhiệt độ và
lượng mưa tới kiểu rừng cây lá rộng đới ôn hòa. Tiếp theo giáo viên hướng dẫn các


3


em tìm hiểu nguyên nhân nào đã tạo nên đặc điểm khí hậu của khu vực Tây Âu
như vậy. Cuối cùng giáo viên chuẩn kiến thức và khắc sâu cho các em.
Tương tự như vậy giáo viên hướng dẫn các em bức ảnh địa lý thứ 2 trong bài.
Giáo viên cho các em theo dõi sách giáo khoa quan sát bức ảnh địa lý 13.3 và
biểu đồ nhiệt độ bên cạnh trang 44 SGK và phát vấn câu hỏi:
- Quan sát kỹ bức ảnh rừng lá kim (rừng taiga) ở Liên bang Nga em có nhận xét gì
về đặc điểm thảm thực vật ở đây?
- Quan sát biểu đồ khí hậu của vùng này em rút ra nhận xết gì?
- Giữa bức ảnh địa lý và biểu đồ khí hậu này có liên quan gì với nhau không?
Giáo viên hướng dẫn các em nhận biết đặc điểm của rừng lá kim, phân tích nhiệt
độ và lượng mưa của biểu đồ khí hậu và rút ra sự ảnh hưởng của nhiệt độ và lượng
mưa tới kiểu rừng cây lá kim đới ôn hòa. Tiếp theo giáo viên hướng dẫn các em
tìm hiểu nguyên nhân nào đã tạo nên đặc điểm khí hậu của khu vực Đông Âu
(Liên bang Nga) như vậy. Cuối cùng giáo viên chuẩn kiến thức và khắc sâu cho
các em.
Giáo viên cho các em so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa kiểu môi trường
rừng cây lá rộng với kiểu môi trường rừng cây lá kim trong môi trường đới ôn hòa
ở châu Âu. Tại sao lại có sự khác nhau như vậy giữa phía Tây và phía Đông châu
Âu mặc dù hai khu vực ở cùng vĩ độ. Giáo viên chuẩn kiến thức và khắc sâu cho
các em.
Tương tự như vậy giáo viên hướng dẫn các em bức ảnh địa lý thứ 3 trong bài.
Giáo viên cho các em theo dõi sách giáo khoa quan sát bức ảnh địa lý 13.4 và
biểu đồ nhiệt độ bên cạnh trang 44 SGK và phát vấn câu hỏi:
- Quan sát kỹ bức ảnh rừng cây bụi gai ven Địa Trung Hải ở Pháp em có nhận xét
gì về đặc điểm thảm thực vật ở đây?
- Quan sát biểu đồ khí hậu của vùng này em rút ra nhận xết gì?
- Giữa bức ảnh địa lý và biểu đồ khí hậu này có liên quan gì với nhau không?

Giáo viên hướng dẫn các em nhận biết đặc điểm của kiểu rừng cây bụi gai ven
Địa Trung Hải ở Pháp, phân tích nhiệt độ và lượng mưa của biểu đồ khí hậu và rút
4


ra sự ảnh hưởng của nhiệt độ và lượng mưa tới kiểu rừng cây bụi gai ven Địa
Trung Hải đới ôn hòa. Tiếp theo giáo viên hướng dẫn các em tìm hiểu nguyên nhân
nào đã tạo nên đặc điểm khí hậu của khu vực ven Địa Trung Hải như vậy. Cuối
cùng giáo viên chuẩn kiến thức và khắc sâu cho các em.
Giáo viên cho các em so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa kiểu môi trường
rừng cây bụi gai ven Địa Trung Hải ở Pháp với hai kiểu môi trường đã tìm hiểu ở
trên và rút ra sự giống nhau, khác nhau giữa chúng. Đồng thời tìm hiểu nguyên
nhân nào đã gây ra sự khác nhau đó mặc dù cùng nằm trong đới ôn hòa của châu
Âu. Giáo viên chuẩn kiến thức và khắc sâu cho các em.
Như vậy khai thác triệt để các ảnh địa lý và biểu đồ khí hậu không những giúp
các em nhận biết được một cách chính xác các kiểu môi trường tự nhiên của đới ôn
hòa mà còn giúp các em so sánh rút ra sự khác nhau giữa các kiểu môi trường của
đới ôn hòa. Đồng thời giúp các em giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự khác
nhau giữa các kiểu môi trường tự nhiên đó, giúp các em nắm chắc kiến thức và
hiểu sâu bài học và nhớ lâu.
VII. Kết luận:
Trong quá trình giảng dạy chương II bài 13: Môi trường đới ôn hòa trong chương
trình Địa lý lớp 7 các thầy giáo, cô giáo phải luôn luôn nâng cao hiệu quả sử dụng
ảnh địa lý, biểu đồ khí hậu trong giảng dạy bằng cách hướng dẫn các em khai thác
triệt để tất cả các ảnh địa lý và các biểu đồ khí hậu có trong bài để nắm bắt kiến
thức bài học một cách chủ động, có hiệu quả cao. Thông qua việc so sánh giữa các
bức ảnh địa lý, các biểu đồ khí hậu với nhau giúp các em rút ra sự giống nhau và
khác nhau giữa các kiểu môi trường tự nhiên trong đới ôn hòa. Đồng thời các em
còn hiểu sâu được nguyên nhân nào đã dẫn đến sự khác nhau đó. Từ đó giúp các
em hiểu sau bài học và có hệ thống, hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa các

thành phần tự nhiên với nhau, thúc đảy lãn nhau và ảnh hưởng qua lại với nhau
trong quá trình tồn tại và phát triển.
Tóm lại, khai thác triệt để ảnh địa lý và các biểu đồ khí hậu sẽ giúp các em nắm
chắc kiến thức chương II địa lý lớp 7. Từ đó các em có thể giải thích được tại sao
5


môi trường đới ôn hòa lại có sự phân hóa đa dạng thành nhiều kiểu môi trường tự
nhiên như vậy. Từ đó làm cơ sở để các em tiếp thu kiến thức các bài sau một cách
chủ động và hiệu quả.
Trong khuôn khổ một bài viết ngắn tôi không thể lấy ví dụ được ở tất cả các bài
được mà chỉ đơn cử ở bài 13: Môi trường đới ôn hòa trong chương II địa lý lớp 7.
Tôi cũng chỉ đưa ra một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề, một số giải pháp để
nâng cao hiệu quả sử dụng ảnh địa lý và biểu đồ khí hậu trong giảng dạy Địa lý lớp
7 và sự cần thiết của việc kết hợp giữa ảnh địa lý với biểu đồ khí hậu trong giảng
dạy và học tập chương II Địa lý các châu lục lớp 7 sao cho có hiệu quả cao trong
trường THCS Lý Thường Kiệt và các trường THCS khác trong thành phố Nam
Định. Là một cán bộ quản lý, thời gian đứng lớp không có nhiều như các đồng chí
giáo viên, chắc chắn bài viết không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong sự đóng góp
ý kiến phê bình của các đồng chí và đồng nghiệp để bài viết được ngày một hoàn
thiện hơn và có tác dụng hơn trong thực tiễn giảng dạy hiện nay ở trường THCS.
TP. Nam Định, ngày 24 tháng 4 năm 2017.
Người viết

Đỗ Văn Phê

XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG
6



THCS LÝ THƯỜNG KIỆT

....................................................................................................................
....................................................................................................................
.
....................................................................................................................
.
....................................................................................................................
.
....................................................................................................................
.
....................................................................................................................
.

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

....................................................................................................................
.
....................................................................................................................
.
....................................................................................................................
.
....................................................................................................................
.
7


....................................................................................................................
.
....................................................................................................................

.

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT

*******************

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG ẢNH ĐỊA LÝ,
BIỂU ĐỒ KHÍ HẬU TRONG VIỆC NHẬN BIẾT CÁC KIỂU
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG II
ĐỊA LÝ LỚP 7 THCS”

8


Tác giả: Đỗ Văn Phê
Trình độ chuyên môn: Đại học ngành Địa lý
Chức vụ: Hiệu trưởng
Nơi công tác: Trường THCS Lý Thường Kiệt-TP.Nam Định

TP. Nam định, ngày 24 tháng 4 năm 2017

9



×