Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

báo cáo khoa học 'xây dựng văn hoá doanh nghiệp – giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông'

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.28 KB, 4 trang )

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ viễn thông



Gs. Ts. bùi xuân phong
Học viện Công nghệ Bu chính Viễn thông
Tóm tắt: Để cạnh tranh thắng lợi trên thị trờng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn
thông phải có giải pháp đúng đắn. Một trong những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh
l xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Bi báo phân tích v đề xuất một số giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh thông qua việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp.
Summary: In order to win in competitve market, businesses which provide comunication
services often have to find the right solutions. One is that they can set up their business culture.
This article points out situation in raising competitive capability through business cultural
construction.
I. năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông
Cạnh tranh là một trong những đặc trng cơ bản của kinh tế thị trờng, là năng lực phát
triển của kinh tế thị trờng. Trong nền kinh tế thị trờng, cạnh tranh là sự sống còn của mỗi
doanh nghiệp. Cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông có thể đợc hiểu là sự phấn đấu, vơn lên
không ngừng để giành lấy vị trí hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông bằng cách
ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra nhiều lợi thế nhất, tạo ra dịch vụ mới, tạo ra
năng suất và hiệu quả cao nhất. Cạnh tranh đảm nhận một số chức năng quan trọng đối với
nền kinh tế. Đó là đảm bảo điều chỉnh giữa cung và cầu về các dịch vụ viễn thông; hớng việc
sử dụng các yếu tố kinh doanh vào những nơi có hiệu quả nhất. Cạnh tranh tạo ra môi trờng
thuận lợi để sản xuất cung cấp dịch vụ viễn thông thích ứng với sự biến động của cầu và công
nghệ sản xuất cung cấp các dịch vụ. Ngoài ra cạnh tranh còn là động lực thúc đẩy đổi mới hoạt
động kinh doanh viễn thông.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông là khả năng doanh
nghiệp tạo ra đợc lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lợng cao hơn đối
thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Để đánh giá


năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, có thể dựa vào nhiều tiêu chí nh thị phần, doanh thu,
lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, thu nhập bình quân, phơng pháp quản lý, uy tín doanh nghiệp,
tài sản doanh nghiệp, nhất là tài sản vô hình, tỷ lệ lao động lành nghề, tỷ lệ đội ngũ quản lý giỏi,
nghiên cứu và sáng tạo Những yếu tố đó tạo cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tức là
tạo cho doanh nghiệp khả năng triển khai các hoạt động với hiệu suất cao hơn đối thủ cạnh

tranh, tạo ra giá trị cho khách hàng dựa trên sự khác biệt hoá trong các yếu tố của chất lợng
hoặc chi phí thấp, hoặc cả hai.
II. xây dựng văn hoá doanh nghiệp - giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông
1. Văn hoá và văn hoá doanh nghiệp
Có thể nói văn hoá là một khái niệm có nhiều định nghĩa nhất bởi góc nhìn, cách tiếp cận
và ý kiến khác nhau trên nhiều lĩnh vực của các nhà nghiên cứu. Hiện nay khái niệm văn hoá
đang đợc sử dụng cũng vẫn chỉ là những định nghĩa có tính chất quy ớc, nhằm đi đến một
khái niệm có tính chất thoả thuận để tiện sử dụng, bởi vì chúng ta mới chỉ đi đợc những bớc
đầu tiên tới cách hiểu đúng và định nghĩa đúng thế nào là văn hoá. Khái quát chung, có thể hiểu
Văn hoá là toàn bộ những hoạt động vật chất và tinh thần mà loài ngời đã sáng tạo ra trong
lịch sử của mình trong quan hệ với con ngời, với tự nhiên và với xã hội, đợc đúc kết lại thành
hệ giá trị và chuẩn mực xã hội. Nói tới văn hoá là nói tới con ngời, nói tới việc phát huy những
năng lực bản chất của con ngời, nhằm hoàn thiện con ngời, hoàn thiện xã hội. Có thể nói văn
hoá là tất cả những gì gắn liền với con ngời, ý thức con ngời để rồi lại trở về với chính nó [1].
Văn hoá là một hệ thống đợc định hình và phát triển trong quá trình lịch sử, bao gồm nhiều yếu
tố hợp thành nh hệ giá trị, tập quán, thói quen, lối ứng xử, các chuẩn mực xã hội; nó mang tính
ổn định bền vững và có khả năng di truyền qua nhiều thế hệ. Đảng ta đã khẳng định: Văn hoá
là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế
xã hội [2].
Vấn đề văn hoá doanh nghiệp, hiện nay đang đợc các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp
Việt Nam quan tâm. Tuỳ theo góc nhìn và cách tiếp cận mà có cách hiểu, cách giải thích khác
nhau về văn hoá doanh nghiệp. Theo quan niệm của tác giả, văn hoá doanh nghiệp đợc hiểu
là một hệ thống bao gồm những giá trị, truyền thống, tập quán, lối ứng xử, nghi lễ, biểu tợng,

chuẩn mực đợc hình thành trong quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp, có khả
năng lu truyền, tạo nên bản sắc riêng và có tác động sâu sắc tới tâm lý và hành vi của tất cả
các thành viên trong doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với việc
nâng cao hiệu quả hoạt động toàn diện của doanh nghiệp. Trớc hết văn hoá doanh nghiệp là
tài sản tinh thần của doanh nghiệp, là một nguồn lực quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp phát
triển bền vững. Nó định hớng cho hoạt động của doanh nghiệp, tạo ra sự nhất thể hoá trong lối
sống và hoạt động của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp là bản sắc
của doanh nghiệp, là cái phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác và có tính di truyền
nhiều thế hệ thành viên, tạo môi trờng thuận lợi để doanh nghiệp phát triển. Văn hoá doanh
nghiệp có vai trò đặc biệt trong việc sáng tạo cái mới, bởi văn hoá là sáng tạo. Quá trình xây
dựng và phát triển, doanh nghiệp luôn cung cấp cho xã hội những nhu cầu mới, khác trớc.
Điều đó có nghĩa là, một doanh nghiệp không thể giới hạn ở chỗ cung cấp sản phẩm, dịch vụ
cho xã hội, mà còn phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mới hơn, tốt hơn cho xã hội.
Cạnh tranh đã trở thành động lực chính thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp và đó là xu
thế chủ đạo ngày nay. Mục tiêu của doanh nghiệp sẽ đạt đợc chỉ có trên cơ sở những lợi thế
cạnh tranh, khả năng đổi mới, sáng tạo và thích ứng nhanh chóng với môi trờng kinh doanh.
Để đạt đợc sự kỳ diệu ấy, không có cái gì khác giúp doanh nghiệp là văn hoá doanh nghiệp.

2. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn
thông
Thực tế cho thấy không ít doanh nghiệp tồn tại trên thị trờng nhng không ai biết đến
danh tiếng bởi vì doanh nghiệp đó cha biết xây dựng văn hoá cho doanh nghiệp. Vậy thì nhất
thiết phải xây dựng văn hoá cho doanh nghiệp.
Đối với nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, khái niệm nền văn hoá của các tổ
chức là một khái niệm mới mẻ. Trong thực tiễn quản lý, phơng pháp khuyến khích ngời lao
động bằng cách tác động lên lợi ích vật chất của họ là phơng pháp đợc sử dụng chủ yếu. Việc
sử dụng phơng pháp này bao giờ cũng có giới hạn của nó. Con ngời khi ở trong một mức độ
thoả mãn về vật chất thấp, thì phơng pháp khuyến khích lợi ích vật chất có tác dụng mạnh mẽ
đến hành vi của họ. Họ sẵn sàng làm thêm giờ với điều kiện nếu đợc trả thù lao cao hơn. Khi
những nhu cầu về vật chất của ngời lao động đã đợc thoả mãn ở mức độ mà họ mong muốn,

thì tác động của khuyến khích lợi ích vật chất sẽ giảm đi. Họ sẽ không dễ dàng chấp nhận làm
thêm giờ, mặc dù thù lao đã đợc nâng lên đáng kể. Có thể nói rằng mức sống vật chất của
ngời lao động và khả năng tác động lên lợi ích vật chất để điều khiển hành vi của họ có quan
hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Mức sống vật chất càng cao thì khả năng tác động lên lợi ích vật chất
càng thấp. Trong điều kiện nh vậy, các nhà quản lý doanh nghiệp cần tìm cách thức tác động
lên lợi ích tinh thần để điều khiển hành vi của ngời lao động. Việc xây dựng nền văn hoá của
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ giúp cho nhà quản lý có thể thực hiện đợc tác
động này. Nếu doanh nghiệp có nền văn hoá vững chắc, thì tập thể ngời lao động sẽ dễ dàng
thống nhất trong hành động. Sự coi trọng các giá trị chuẩn mực chung sẽ thúc đẩy mọi thành
viên trong tổ chức cùng làm việc tốt và tạo dựng đợc phong cách kinh doanh riêng của doanh
nghiệp và uy tín đối với khách hàng. Xây dựng nền văn hoá của doanh nghiệp sẽ cho phép các
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng và phát triển tiềm năng đa dạng và vô tận
của con ngời nguồn vốn quan trọng nhất của mỗi tổ chức kinh doanh. Các giá trị chung của
tổ chức nh triết lý kinh doanh, phong tục, thói quen sẽ tạo ra những ảnh hởng quyết định
đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn
thông tới những đỉnh cao của sự thành công.
Để có đợc một nền văn hoá doanh nghiệp phải xây dựng mối quan hệ ứng xử tốt đẹp giữa
các thành viên trong cộng đồng là yếu tố nền tảng để đạt tới sự thống nhất sức mạnh trong
công việc kinh doanh. Chẳng hạn nh tổ chức hội hiếu, hỉ, thăm hỏi và giúp đỡ lẫn nhau trong
lúc khó khăn, cùng nhau quan tâm đến lợi ích chung của toàn doanh nghiệp. Đồng thời, phải
xây dựng mối giao lu cởi mở, rộng rãi và tin cậy với các đối tác bên ngoài doanh nghiệp. Ví nh
quan hệ giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông với nhà nớc, ý thức tuân thủ pháp
luật, bảo toàn vốn của nhà nớc và làm nghĩa vụ nộp ngân sách; giữa doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ viễn thông với bạn hàng (các nhà cung cấp yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh doanh);
giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông với khách hàng; giữa doanh nghiệp với các đối
tác cạnh tranh. Ngay từ khâu tuyển dụng, cần đặt ra yêu cầu đối với nhân sự, buộc các thành
viên mới tham gia doanh nghiệp phải phát huy trí lực, tính năng động, sáng tạo trong việc tạo ra
hiệu quả của công việc, tạo dựng không khí thi đua, phấn đấu của toàn đơn vị. Trong kinh
doanh hiện đại, xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp còn tổ chức các kỳ đi tham quan, nghỉ


mát, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hoá thể thao để tạo ra bầu không khí lành
mạnh thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng. Tất cả những yếu tố đó góp phần tạo một
bầu không khí riêng, một bản sắc tinh thần đặc trng riêng của từng doanh nghiệp so với các
doanh nghiệp khác.
Quá trình xây dựng và hình thành văn hoá doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông chính
là quá trình tạo dựng nên cái hồn của doanh nghiệp, những nét đặc trng để nhận diện và
bản sắc của doanh nghiệp, cũng nh sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Quá trình ấy
phụ thuộc phần lớn vào ngời đứng đầu doanh nghiệp, in đậm nhân cách cá nhân của ngời
đứng đầu doanh nghiệp
III. Kết luận
Cạnh tranh là một hiện tợng vốn có của nền kinh tế thị trờng. Chuyển sang nền kinh tế
thị trờng, các doanh nghiệp nớc ta trong đó có doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông
phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh. Trong cuộc cạnh tranh gay gắt đó, một số doanh nghiệp
đã đạt đợc những thành tích đáng khích lệ. Tuy nhiên tình hình đang đặt ra cho các doanh
nghiệp nhiệm vụ phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, có các biện pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh để đảm bảo cạnh tranh thắng lợi trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn
thông. Các doanh nghiệp cần tìm mọi biện pháp cả nghệ thuật lẫn thủ thuật để đạt đợc mục
tiêu kinh tế của mình nhng phải trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Hiện nay với doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông nớc ta, vấn đề xây dựng văn hoá doanh nghiệp là vấn đề
rất đáng đợc quan tâm nếu doanh nghiệp thực sự muốn thành đạt trong điều kiện kinh tế thị
trờng. Cũng cần thấy rằng trong điều kiện tính không ổn định của môi trờng ngày càng mạnh,
mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài ngày càng trở nên sâu sắc thì yêu cầu về
tính năng động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông ngày càng tăng. Do vậy, văn hoá
doanh nghiệp không phải là cái bất biến mà nó cần phải đợc thay đổi theo yêu cầu của bộ máy
tổ chức quản lý, phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Nó phải đợc xây dựng
dựa trên nền tảng là truyền thống và bản sắc dân tộc Việt Nam. Văn hoá doanh nghiệp phải
đợc sử dụng nh một yếu tố nâng cao khả năng thích nghi và năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Cạnh tranh vì lợi ích phát triển đất nớc, chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí
nguồn nhân lực và thôn tính lẫn nhau theo kiểu cá lớn nuốt cá bé.


Tài liệu tham khảo
[1] Trần Quốc Dân. Sức hấp dẫn một giá trị văn hoá doanh nghiệp. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2005.
[2] Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ơng (khoá VIII), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
Hà Nội, 1998.
[3] GS. TS Bùi Xuân Phong. Sử dụng tốt công cụ cạnh tranh giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông. Tạp chí Khoa học GTVT, 11/2005Ă


×