Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.83 KB, 4 trang )

Chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi
Người cao tuổi sức đề kháng và hệ tiêu hóa không còn khỏe như thời trẻ, do
vậy việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần được quan tâm hơn cả. Dưới
đây Amthuc365.vn xin chia sẻ bí quyết chăm sóc sức khỏe tuổi xế chiều.
Điều chỉnh lượng chất béo, tăng lượng trái cây tươi, bổ sung canxi vào buổi sáng
sẽ giúp duy trì sức khỏe cho độ tuổi nhiều biến đổi bất lợi.
1. Điều chỉnh lượng chất béo

Điều chỉnh hàm lượng chất béo sao cho phù hợp
Chất béo có hàm lượng calo khá cao, do vậy bạn nên tiêu thụ ở mức vừa phải và
chọn những dạng chất béo lành mạnh (ví dụ chất béo không bão hòa đơn trong quả
ô-liu, bơ và omega 3 trong cá). Hãy hạn chế chất béo bão hòa bằng cách lựa chọn
sản phẩm sữa, sữa chua, pho mát ít béo hoặc cá, thịt gia cầm và các loại đậu thay vì
thịt đỏ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng rất nhiều sản phẩm ít chất béo hoặc không có
chất béo thường chứa đường làm tăng hàm lượng ca-lo.
2. Lựa chọn thực phẩm thận trọng khi đang phải dùng thuốc
Thực phẩm, rượu và các chất bổ sung có thể phản ứng với các thuốc bạn đang
dùng, làm giảm tác dụng của thuốc hoặc ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh
dưỡng của cơ thể. Hãy thông báo với bác sĩ và dược sĩ các loại vitamin, chất
khoáng và chế phẩm bổ sung dinh dưỡng bạn đang sử dụng để được tư vấn về sự
tương tác giữa thuốc với thực phẩm và rượu.
3. Ăn cá để tăng cường thị lực

Người cao tuổi nên ăn cá tăng thị lực
Một số nghiên cứu cho thấy những người có chế độ ăn giàu các thực phẩm chứa
axít béo omega 3 từ cá sẽ giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi già, vốn được
xem là nguyên hàng đầu gây mù lòa ở những người trên 50 tuổi. Hãy đặt mục tiêu
ăn 2 khẩu phần cá/tuần. Bạn hãy thử trộn salad rau củ với cá hồi kho cho bữa trưa
hoặc chuẩn bị món cá rô phi hấp dẫn cho bữa tối.
4. Tăng cường trái cây tươi


Chứng táo bón thường hay gặp hơn khi bạn có tuổi, bổ sung chất xơ và nước có thể
giúp hỗ trợ tiêu hóa. Nước và chất xơ là hai thành phần chính có trong trái cây
tươi, vì vậy bạn hãy kết hợp nhiều loại trái cây ưa thích như cam, nho, đào, dưa
hấu vào chế độ ăn hàng ngày của mình.
5. Bổ sung can-xi vào buổi sáng
Nguy cơ mắc chứng loãng xương tăng theo độ tuổi, tuy nhiên hấp thụ đủ lượng can
xi (khoảng 1200mg/ngày đối với những người trên 50 tuổi) giúp ngăn ngừa loãng
xương. Để hấp thụ đủ lượng can-xi cần thiết, bạn nên uống một cốc nước cam tăng
cường can-xi vào bữa sáng và một cốc sữa chua ít chất béo trong bữa ăn nhẹ trước
giờ ăn trưa.
6. Điều chỉnh lượng sắt theo khuyến cáo
Sau thời kỳ mãn kinh, phụ nữ chỉ cần 8mg sắt/ngày - chưa bằng một nửa lượng
chất sắt được khuyến nghị ở phụ nữ độ tuổi sinh sản. Quá nhiều chất sắt có thể gây
hại, đặc biệt với những phụ nữ mắc bệnh nhiễm sắc tố sắt mô, một dạng rối loạn di
truyền gây tích tụ sắt trong các cơ quan nội tạng. Bạn sẽ không phải quá lo lắng khi
tiêu thụ những thực phẩm chứa sắt lành mạnh như thịt nạc, đậu và rau xanh. Tuy
nhiên, nếu bạn đang sử dụng vitamin tổng hợp chứa sắt thì hãy kiểm tra xem liệu
bạn có tiêu thụ quá 8 mg sắt được khuyến nghị hay không.
7. Ghi nhật ký ăn uống
Khi dần bước sang tuổi xế chiều, bạn hãy cố gắng ghi chép chế độ ăn uống vào
một quyển sổ theo dõi. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng mọi người thường lơ là theo
dõi chế độ ăn uống, vì vậy việc ghi nhật ký ăn uống sẽ giúp bạn biết chính xác mức
năng lượng bạn tiêu thụ, qua đó giúp bạn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù
hợp.

×