GIÁO DỤC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
KHOA RĂNG HÀM MẶT
BỘ MÔN NHA KHOA CỘNG ĐỒNG
Sinh viên:Trương Anh Tạo
Tổ 1B- RHM08
GIÁO ÁN TIẾT GIẢNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
Đề tài “LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ HÀM RĂNG SẠCH?”
Đối tượng giảng: Trẻ mẫu giáo 5 tuổi trường Mầm non 5, cơ sở 3, quận 3, thành phố Hồ Chí
Minh.
Người giảng: Sinh viên nhóm 1B- RHM08
Thời gian: 30 phút
I- Mục đích – Yêu cầu:
Sau khi học xong bài này , các bé có thể :
1- Kiến thức:
- Nhận diện và kể được ba mặt răng cần chải : mặt ngoài , mặt trong và mặt nhai.
2- Kỹ năng:
- Cầm bàn chải đúng.
- Chải răng theo thứ tự , chải theo phương pháp chải ngang.
3- Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ răng miệng
II- Nội dung:
1- Nền tảng kiến thức:
a. Hướng dẫn vệ sinh răng miệng với trẻ em:
Có nhiều phương pháp giáo dục việc chăm sóc giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ em,
nhưng có sự khác biệt đáng kể trong từng biện pháo tùy theo thời gian duy trì các mức độ
cải thiện vệ sinh răng miệng. Có thể tóm tắt như sau:
- Giáo dục sẽ thúc đẩy việc chăm sóc giữ gìn vệ sinh răng miệng trong một thời gian
ngắn tùy theo giai đoạn đang học.
- Có khuynh hướng trở lại mức nền ban đầu sau một thời gian, khi chấm dứt khóa học.
- Giáo dục một lần hoặc một khóa học không đủ để làm thay đổi hoàn hảo.
BỘ MÔN NHA KHOA CÔNG CỘNG Page 1
GIÁO DỤC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
- Sử dụng các chất phát hiện mảng bám chỉ giúp thúc đẩy trẻ trong vài tuần.
- Giáo dục có kiểm soát chặt chẽ dựa trên nhiều lần khám răng miệng để trái củng cố
theo chu kỳ là biện pháp tốt nhất.
Nha khoa trẻ em-Nhà xb Y
học. Trang258
b- Các nguyên tắc để có hàm răng chắc khỏe:
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên: đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày.
- Sử dụng Fluor: kem đánh răng, vec-ni có fluor,…
- Chế độ ăn
- Khám răng định kì.
c- Biện pháp loại trừ mảng bám:
• Chải răng:
- Là công cụ thông dụng để chăm sóc răng.
- Đối với trẻ em nên dạy trẻ phương pháp chải nào dễ chịu nhất cho chúng. Chải ngang
thích hợp cho trẻ mà không cần hướng dẫn bài bản. Trình tự như sau: bắt đầu ở phần
hàm 1,vùng răng cối. Đặt long bàn chải 45
0
so với trục dài của răng, hướng về phía bờ
nướu, Nhích nhẹ bàn chải tới – lui, nhưng vẫn giữ lông bàn chải tại chỗ. Giữ thân bàn
chải song song mặt phẳng nhai,trừ lúc chải mặt lưỡi răng trước và mặt xa răng tận
cùng( chếch bàn chải một góc để sử dụng các túm lông phía đầu bàn chải).
Nha khoa trẻ em-Nhà xb Y
học. Trang276
• Dùng chỉ nha khoa.
Chải răng đơn thuần không lấy được mảng bám vùng tiếp cận, nhiều phương tiện
được giới thiệu để giúp làm sạch vùng này, trong đó dung chỉ nha khoa được xem là
một biện pháp thông dụng. Với trẻ chưa đến tuổi đi học hoặc chưa đủ các răng cối
sữa, không cần biện pháp này do chưa có sự tiếp xúc giữa các răng. Nhưng khi mọc
răng cối sữa thứ 2, các tiếp điểm xuất hiện, thì phụ huynh nên dung chỉ nha khoa cho
trẻ.
Cách làm có thể hướng dẫn như sau:
- Cắt một đoạn 46-61 cm, quấn 2 đầu sợ chỉ quanh 2 ngón tay giữa đủ dài sao cho khi
căng ra thì đầu 2 ngón cái chạm nhau( ở tư thế xòe ra).
- Cầm chỉ bằng ngón cái và ngón trỏ, đưa nhẹ nhàng qua kẽ răng, Chú ý để không làm
bật chỉ gây tổn thương nướu.
- Áp chỉ theo hình chữ C quanh từng mặt bên và kéo lên xuống nhẹ nhàng. Đổi vị trí
dây khi chuyển qua vùng răng khác để bảo đảm dây mới, sạch.
Nha khoa trẻ em-Nhà xb Y
học. Trang277
2- Phương pháp giảng dạy:
- Phương pháp tích cực, lấy trẻ làm trung tâm.
- Kể chuyện ( bằng tranh).
BỘ MÔN NHA KHOA CÔNG CỘNG Page 2
GIÁO DỤC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
- Đặt câu hỏi nhỏ nhằm thu hút sự chú ý của trẻ.
3- Giáo cụ:
- Tranh vẽ câu chuyện.
- Bàn chải, kem đánh răng, hàm răng mẫu.
- Một con rối sâu bằng giấy.
4- Triển khai nội dung:
Nội dung Sinh viên Trẻ
Ổn định, khởi động
Chơi trò chơi: “ Nói và làm ngược”
Quản trò hô “cười thật to” thì người chơi phải “
khóc thật nhỏ” …
Có thể thay hô bằng hành động.
Trẻ chơi trò chơi.
Giới thiệu mục tiêu
Đưa hình gấu bị đau răng, sau đó hỏi trẻ đây là
hình gì?
Vậy để không bị đau răng thì chúng ta phải làm
gì?
Hôm nay cô sẽ dạy các con cách chải răng như thế
nào cho đúng.
Trẻ trả lời: Dạ, gấu
bị đau răng.
Trẻ trả lời: Dạ,
chải răng ạ.
Giới thiệu nội dung
-Đưa rối con sâu răng để dẫn dắt vào nội dung câu
chuyện, sau đó yêu cầu trẻ lắng nghe và đặt tên
cho chuyện.
- Sinh viên kể diễn cảm, hỏi trẻ tên truyện.
- Sinh viên giới thiệu tên truyện : “Gấu con bị sâu
răng”
Câu chuyện như sau: Chú Gấu này rất lười đánh
răng. Ngày ngày tôi và các bạn của tôi đục khoét
các kẽ răng của Gấu con để nhặt thức ăn. Món ăn
mà tôi ưa thích nhất là sôcôla và bánh kẹo.
Một hôm, vào ngày sinh nhật của Gấu con, các
bạn của chú đến rất đông, Mèo và Thỏ mang bánh
ga tô, các bạn chim mang các viên kẹo đủ màu
sắc, Chó thì mang đến một hộp kẹo sôcôla, còn
Rùa mang bánh bích qui đến tặng Gấu. Gấu ta
thích lắm, chú ăn rất ngon lành và không ngớt lời
khen: “ Ôi ! Sao toàn thứ ngon thế này! Tôi cảm
ơn các bạn”.
Trẻ nghe truyện
theo tranh
BỘ MÔN NHA KHOA CÔNG CỘNG Page 3
GIÁO DỤC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
Khi buổi tiệc sinh nhật đã tan, các bạn đã về hết,
như thường lệ, Gấu con không đánh răng mà nhảy
tót lên giường đi ngủ. Chỉ chờ có thế, chúng tôi –
những con Sâu Răng nhảy ra mở tiệc linh đình,
chúng tôi gặm, cậy, đục khoét những chiếc răng
bám đầy bánh kẹo của Gấu con. Đêm đó Gấu con
ta kêu gào thảm thiết vì đau nhức răng.
Hôm sau, Gấu mẹ phải đưa Gấu con đến bác sĩ
khám bệnh. Bác sĩ bảo: “ Này Gấu con, răng cháu
sâu nhiều quá, phải chữa ngay thôi. Nếu để lâu sẽ
bị sún hết đấy. Cháu nhớ là không nên ăn nhiều
bánh kẹo, nhất là vào buổi tối. Hằng ngày phải
đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
Nhờ lời bác sĩ dặn, ngày nào Gấu con cũng chăm
chỉ đánh răng. Chú đánh răng rất cẩn thận, đánh
mặt trước, mặt sau của răng theo đúng lời dặn của
bác sĩ làm cho răng trắng bóng. Gấu con không ăn
nhiều bánh kẹo mà ăn nhiều các chất bổ khác như
thịt, cá, trứng, sữa, rau quả tươi, nên răng của chú
ngày càng trở lên chắc và khoẻ hơn.
Còn những chú Sâu Răng chúng tôi thì từ đấy
không còn gì để ăn nữa nên phải chạy ra khỏi
miệng Gấu con.
Triển khai
-Bạn nào có thể đặt tên cho câu chuyện là gì ? (câu
truyện : Gấu con bị đau răng)
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
+ Tại sao trước đây con sâu răng lại sống thoải
mái trong miệng của gấu con?
+ Trong ngày sinh nhật gấu các bạn đã tăng gấu
con những gì?
+ Vì sao gấu con lại bị đau răng?
+ Sau khi đi gặp bác sỹ về gấu con đã làm gì?
- Sinh viên: Để răng luôn chắc khoẻ và trắng sạch
các con phải làm gì?
-Đúng rồi: sau đó hướng dẫn trẻ chải răng bằng
mô hình.
-Mỗi người có 2 hàm răng, hàm trên và hàm dưới.
Mỗi răng có 5 mặt: mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai
và 2 mặt kẽ răng (tức là mặt tiếp cận giữa các
răng).
Hỏi trẻ: răng có mấy mặt?
Trẻ trả lời theo ý
hiểu
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời: dạ chải
răng ạ.
Trẻ trả lời
BỘ MÔN NHA KHOA CÔNG CỘNG Page 4
GIÁO DỤC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
-Khi chải răng các con nên chải hàm trên trước,
hàm dưới sau. Chải từ phải sang trái hay từ trái
sang phải (tùy người thuận tay cầm bàn chải).
-Chúng ta nên chia mỗi hàm từ 5 đến 6 đoạn răng.
Mỗi đoạn từ 2 đến 3 răng. Chải mỗi đoạn răng từ 6
đến 10 lần. Chải răng theo thứ tự để không bỏ sót
răng nào.
- Chải mặt ngoài sau đó chải mặt trong và cuối
cùng chúng ta chải mặt nhai. Các con nhớ luôn giữ
lông bàn chải tiếp xúc với mặt răng nhé!
- Khi chải mặt ngoài, các con để nghiêng bàn chải
một góc 30 đến 45 độ so với mặt ngoài của răng.
Ép nhẹ lông bàn chải một phần lên nướu (tức là
phần màu đỏ), một phần lên cổ răng (phần màu
trắng) sao cho lông bàn chải chui vào rãnh nướu
và kẽ răng.
- Sau đó các con làm động tác rung nhẹ tại chỗ, để
lông bàn chải vừa xoa nắn nướu vừa làm sạch
mảng bám, lấy sạch thức ăn rắt ở cổ răng và kẽ
răng.
- Đối với hàm trên các con di chuyển dần lông bàn
chải từ cổ răng xuống mặt nhai. Đối với hàm dưới
các con di chuyển lông bàn chải từ cổ răng lên mặt
nhai.
- Lặp đi lặp lại từ 6 đến 10 lần cho từng đoạn răng.
Sau đó đưa bàn chải qua đoạn răng kế tiếp tiếp tục
chải hết mặt ngoài từ phải sang trái. Tiếp theo các
con chải mặt trong. Các con chải mặt trong với
động tác giống như mặt ngoài. Và cũng chải theo
thứ tự để không bỏ sót đoạn răng nào.
- Riêng mặt trong của răng cửa các con để bàn
chải theo chiều thẳng đứng. lông bàn chải để
nghiêng một góc 30 đến 45 độ so với mặt trong
của răng cửa. Ép và rung nhẹ để lông bàn chải
chui vào rãnh nướu và kẽ răng rồi di chuyển từ cổ
răng lên cạnh cánh của răng cửa theo chiều răng
mọc. đối với hàm trên chải từ trên xuống, đối với
hàm dưới chải từ dưới lên.
BỘ MÔN NHA KHOA CÔNG CỘNG Page 5
GIÁO DỤC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
- Sau khi chải mặt trong các con chải tới mặt nhai.
Đặt lông bàn chải thẳng góc với mặt nhai. Hơi ấn
nhẹ cho lông bàn chải lọt vào các trũng, rãnh chải
theo động tác tới lui từng đoạn ngắn 6 đến 10 lần.
- Vậy là các con đã biết cách chải răng rồi đấy!
Các con hãy nhớ chải răng trước khi đi ngủ buổi
tối và sau khi ăn xong nhé!
Dạ
Củng cố kiến thức
Hỏi vừa rồi các con nghe câu chuyện gì?
Vậy để không bị như gấu con thì chúng ta phải
làm gì?
Răng có mấy mặt?
Các con giỏi lắm, vậy các con nhớ chải răng đúng
cách trước khi đi ngủ và sau khi ăn.
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Dạ
BỘ MÔN NHA KHOA CÔNG CỘNG Page 6
GIÁO DỤC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
BỘ MÔN NHA KHOA CÔNG CỘNG Page 7