Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phòng bệnh cúm khi thời tiết chuyển mùa docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.47 KB, 3 trang )

Phòng bệnh cúm khi thời
tiết chuyển mùa
Hằng năm, thời tiết chuyển mùa là thời điểm mà nhiều bệnh lý xuất hiện,
trong đó một trong những bệnh thường gặp là bệnh cúm. Đây là một căn
bệnh phổ biến, nó không những gây ra những triệu chứng nguy hiểm cho
người bệnh mà còn làm nặng thêm và gây ra những cơn kịch phát của các
bệnh lý mạn tính như hen suyễn,
bệnh tim mạch, tiểu đường… Việc phòng ngừa bệnh cúm là điều cần thiết vì
nó mang lại nhiều lợi ích cho gia đình và xã hội.

Bệnh cúm là gì?

Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus cúm. Bệnh được xem là
bệnh của đường hô hấp nhưng lại gây ảnh hưởng trên toàn bộ cơ thể. Bệnh
có thể lây nhiễm trên tất cả các nhóm tuổi, nhưng thường xảy ra ở trẻ em,
người già và những người có bệnh mạn tính như hen suyễn, tiểu đường,
bệnh tim mạch… Giai đoạn đầu của cúm là các triệu chứng toàn thân chiếm
ưu thế như sốt, lạnh run, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, ăn không ngon và kéo
dài khoảng ba ngày. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng hô hấp sẽ xuất hiện
như ho khan, sổ mũi, đau họng. Sốt là triệu chứng quan trọng, nhiệt độ
thường tăng nhanh và cao đến 40 - 41oC, sốt thường kéo dài ba ngày đầu,
nhưng có thể đến 4 - 8 ngày.

Bệnh nhân thường tự hồi phục, nhưng các triệu chứng có thể kéo dài trong
nhiều ngày hoặc đôi khi nhiều tuần, bệnh nhân có thể bị các biến chứng
nặng. Trong một vài trường hợp, cúm có thể tiến triển ác tính với sốt cao,
khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong.

Gánh nặng của bệnh cúm

Bệnh cúm đem lại những hậu quả nặng nề cho cộng đồng. Trong lịch sử


nhân loại đã chứng kiến nhiều đại dịch cúm giết chết hàng triệu người. Theo
thống kê của tổ chức Y tế thế giới, hằng năm có khoảng 10 - 15% dân số
mắc bệnh cúm, tỷ lệ tử vong do cúm ước tính khoảng 250.000 - 500.000
người. Trong thời gian gần đây chúng ta đã chứng kiến nhiều trận dịch cúm,
trong đó mới đây nhất là tại Hong Kong với nhiều bệnh nhân đã tử vong do
cúm và nhiều trường học đã được lệnh đóng cửa.

Phòng ngừa bệnh cúm

Bệnh cúm có thể phòng ngừa bằng cách tiêm ngừa. Hiệu quả của việc chủng
ngừa cúm bằng vaccine đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu lâm
sàng. Đa số các quốc gia trên thế giới khuyến cáo người dân cần tiêm ngừa
trong suốt mùa cúm, nhất là đối tượng trẻ em, người già và những người có
bệnh mạn tính. Theo tổ chức Y tế thế giới, việc tiêm phòng vaccine đã được
chứng minh làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm tử vong do
cúm đến 70 - 80%. Ngay cả người khoẻ mạnh, việc tiêm ngừa cúm là giảm
70 - 90% nguy cơ mắc bệnh cúm.

Vaccine tiêm ngừa cúm đã có mặt trên thế giới hơn 60 năm và được chứng
minh là rất an toàn. Vì virus cúm luôn luôn thay đổi, chính vì vậy hằng năm
mạng lưới giám sát về bệnh cúm của tổ chức Y tế thế giới (bao gồm 112
trung tâm trên 83 quốc gia sẽ báo cáo về các chủng virus mới và sẽ quyết
định chọn ra 3 chủng virus cúm nguy hiểm nhất, từ đó các nhà sản xuất
vaccine sẽ dựa vào khuyến cáo trên để sản xuất ra vaccine cho mỗi năm. Tại
Việt Nam, người dân muốn đi tiêm ngừa cúm có thể đến viện Pasteur
TP.HCM và các trung tâm y tế dự phòng trên toàn quốc.

×