Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bị động kinh, mù mắt nếu ăn rau nấu chưa chín doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.85 KB, 7 trang )




Bị động kinh, mù mắt nếu ăn rau
nấu chưa chín



Rau không ch
ỉ chứa ký
sinh trùng trên bề mặt mà
cả trong thân. Ăn rau nấu
chưa chín có nguy cơ bị u
gan, u não, động kinh, mù
mắt, sa trực tràng, suy
tim vì ký sinh trùng.

U gan vì trong rau có chứa mầm bệnh
Ký sinh trùng không chỉ bám bên ngoài rau mà vào cả trong thân rau.
Đó là các loài rau thủy sinh như rau ngổ, rau cải xoong, rau muống ao,
rau cần, rau răm có thể chứa ấu trùng sán lá gan lớn và sán lá ruột lớn.
Ngư
ời ăn phải rau sống, rau nấu chưa chín có ấu trùng loài sán này sẽ
bị bệnh sán lá gan lớn hay bệnh sán lá ruột lớn.

Bệnh sán lá gan lớn gây nên các khối u trong gan hay một số nơi khác
làm cho thầy thuốc chẩn đoán nhầm với u, đặc biệt nhầm với ung thư,


dẫn đến xử lý không đúng và gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí
có bệnh nhân bệnh viện trả về chờ chết. Bệnh sán lá gan lớn được phát


hiện trên 52 tỉnh, thành với trên 20.000 bệnh nhân.

Cần được chẩn đoán sớm để điều trị đúng thuốc mới khỏi được, đặc
biệt một số bệnh nhân do sán không ở trong gan nên không chẩn đoán
được nhưng cũng có bệnh nhân sán gây u trong gan và không có triệu
chứng gì làm thầy thuốc nghĩ đến ung thư.

Điều cần thiết là phải kiểm tra tất cả những người bị u gan hay áp xe
gan để xem có bị sán hay không vì nếu bị sán chỉ cần uống thuốc là
khỏi, không cần xử lý gì thêm.

Ví dụ, năm 2006 - 2010, trong số bệnh nhân chẩn đoán u gan có chỉ
định mổ tại Bệnh viện Việt Đức Hà Nội, có hơn 30% b
ệnh nhân nhiễm
sán lá gan lớn và những bệnh nhân này đều không phải mổ. Bệnh sán
lá ruột lớn chỉ gây bệnh tại ruột nên không nguy hiểm như bệnh sán lá
gan lớn.






Mù mắt, động kinh, sa trực tràng vì ấu trùng giun sán bám ngoài
rau
Nh
ững mầm bệnh ký sinh trùng bám vào rau gồm các loại trứng và ấu
trùng giun sán. Nếu người ăn rau sống có trứng giun đũa sẽ bị bệnh
giun đũa.


Giun đũa ký sinh tại ruột, chúng chiếm thức ăn gây thiếu dinh dưỡng,
suy dinh dưỡng ở trẻ em, ngoài ra còn gây t
ắc ruột, lồng ruột, giun chui
ống mật. Nước ta có tỷ lệ giun đũa cao, nhất là các tỉnh phía Bắc, có
nơi chiếm tới 90%.

Ngư
ời ăn phải rau có trứng giun tóc sẽ bị nhiễm giun tóc. Giun tóc ký
sinh ở manh tràng và đại tràng, hút máu, gây viêm, có khi gây sa trực
tràng. Bệnh cũng phân bố với tỷ lệ nhiễm cao ở miền Bắc.

Ngư
ời ăn phải trứng sán dây lợn sẽ bị bệnh ấu trùng sán lợn, ấu trùng
ký sinh dưới da và ở não gây động kinh, co giật, liệt, nói ngọng, mù
mắt

Bệnh phân bố rải rác trên toàn quốc. Một số loài ấu trùng giun móc,
giun lươn bám vào rau cũng có thể gây nhiễm cho người, nhưng 2 loài
giun này và giun mỏ chủ yếu nhiễm vào người qua đường da (ấu trùng
chui qua da).

Bệnh giun móc/mỏ gây thiếu máu, nếu nặng có thể gây suy tim, suy
gan, suy thận và suy tủy. Bệnh phổ biến trên toàn quốc, có nơi tỷ lệ
nhiễm 85%.

Bệnh giun lươn gây viêm ruột, đặc biệt gây loét hành tá tràng, có
nghiên cứu cho thấy, 29% số bệnh nhân bị nhiễm giun lươn trong
nhóm những người được chẩn đoán loét hành tá tràng. Đặc biệt, giun
lươn có khả năng sinh sản ngay trong ruột nên nếu không điều trị sớm
có thể gây tử vong.


Ngoài ra, bám trên rau còn có m
ầm bệnh đơn bào như bào nang amip
Entamoeba histolytica, bào nang trùng roi Giardia lamblia.

Ở môi trường chúng tồn tại dưới dạng bào nang, chúng có thể bám vào
rau hoặc được côn trùng như ruồi, nhặng, dán tha vào thức ăn. Khi
người ăn phải bào nang đơn bào này, chúng vào ruột gặp điều kiện
thuận lợi sẽ phát triển thành thể hoạt động và gây bệnh.

Đặc biệt, khó khăn cho công tác phòng bệnh là người lành mang bào
nang đơn bào và hằng ngày thải ra môi trường với số lượng lớn bào
nang. Entamoeba histolytica gây bệnh lỵ amíp, có khi thành dịch và
Giardia lamblia gây bệnh tiêu chảy kéo dài, đặc biệt ở trẻ em.


×