Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Một vài biện pháp giảm tỉ lệ học sinh bỏ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.69 KB, 9 trang )

Chuyên đề :
DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH Ở
TRƯỜNG THCS

1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Xã hội nước ta ngày càng chú trọng đến giáo dục, giáo dục được đặt
lên hàng đầu, được xem là đòn bẩy để thúc đẩy xã hội phát triển về mọi
mặt. Đưa nước ta từng bước tiến lên bắt kòp với các thành tựu khoa học
tiên tiến trên thế giới. Để đạt được điều đó, nước ta tiến hành giáo dục
trên phạm vi rộng lớn ở các trường học phổ thông, dân lập, bán công
nhưng nhiều HS vì nhiều nguyên nhân khác nhau đã bỏ học gây tác hại
không nhỏ đến sự nâng cao dân trí của đất nước.
Vậy, việc đảm bảo só số HS ở THCS là một trong những việc làm rất
cần thiết góp phần nâng cao trình độ hiểu biết của những chủ nhân tương
lai của đất nước sau này.
2/ CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Nước ta xưa nay luôn trọng việc học, đặc biệt trong giai đoạn hiện
nay, nước ta ngày càng mở cửa “hội nhập” với các nước trên thế giới cùng
hợp tác làm ăn, thúc đẩy xã hội ta ngày càng phát triển hơn về kinh tế,
khoa học kỹ thuật mà lực lượng nòng cốt nắm vững “vận mệnh” đất nước
sau này chính là trẻ em, “trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, các em sẽ
là chủ nhân đất nước mai sau. Các em phải được: “ nâng cao dân trí, bồi
dưỡng nhân lực, phát triển nhân tài”. Để trở thành những người hữu dụng
cho đất nước.
Muốn làm được điều đó các em ngày nay phải tích cực học tập một
cách tự giác, học trên phạm vi rộng lớn: Học ở trường, học ở nhà, học ở
sách báo, học trên mạng đặc biệt là những kiến thức cơ bản được học ở
trường. Vì không học tập thì không hiểu biết, mà không hiểu biết thì không
thể làm tốt được việc gì giúp ích cho đất nước, gia đình, bản thân. Bản thân
ngày càng lạc hậu và bò tụt hậu ở phía sau trong khi xã hội thì ngày càng
phát triển theo quy luật tự nhiên, ngày càng phát triển hiện đại hơn thì làm


sao những người không học nắm bắt được và kòp với những thành tựu,
những phát minh tiến bộ của KHKT hàng ngày, hàng giờ đang diễn ra trên
thế giớiù. Để đạt được điều đó, các em phải có ý thức tích cực trong việc
đến trường học tập. Tránh việc bỏ học giữa chừng, làm hao phí rất nhiều
về thời gian, về tiền của, về thời cơ… khi nhà nước phải tiến hành chỉ đạo
giáo dục phổ cập. Cho nên, ý thức tự giác đến trường, lớp học một cách
tích cực sẽ tránh cho bản thân, gia đình, xã hội. Sự nghèo nàn, sự lạc hậu
vì mỗi bản thân, gia đình, là tế bào của xã hội mà xã hội muốn phát triển
thì phải “Dân giàu thì nước mới mạnh”.
Vì thế việc đảm bảo só số HS ở THCS là việc rất cần thiết.

3/ CƠ SỞ THỰC TIỄN :
Trong thực tế cuộc sống xã hội nước ta ngày nay. HS ở THCS bỏ học
rất nhiều, đặc biệt là những HS ở vùng sâu, vùng xa. Trong đó có HS ở
tỉnh Bạc Liêu chúng ta nói chung. Đặc biệt là HS ở trường THCS “B” Ninh
Hòa nói riêng.
Những năm gần đây ở trường THCS “B” Ninh Hòa, HS ở các khối
lớp nghỉ học rất nhiều, các em nghỉ học khi chuyển từ khối lớp này sang
khối lớp khác và nghỉ học thường xuyên trong hai học kỳ. Nhất là ở học kỳ
hai. Khi ăn tết Nguyên Đán xong.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc nghỉ học tùy tiện của HS như
vậy?
Nói về nguyên nhân thì có rất nhiều nguyên nhân nhưng có một số
nguyên nhân chủ yếu sau:
- Gia đình chưa quan tâm đến việc học tập của các em
- Học sinh chưa ý thức tự giác trong học tập
- Một số em do hoàn cảnh gia đình
Ngoài ra, còn tác động của cuộc sống xã hội ảnh hưởng đến việc
tiếp tục học tập của các em.
Từ thực tiễn trên ta phải là già để khắc phục ?

4/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
Cho nên làm như thế nào để mỗi gia đình ý thức được tầm quan
trọng của học vấn đối với con em mình là điều cần thiết. Muốn làm được
điều đó các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, cùng với nhà trường,
nhất là GVCN tích cực vận động, tuyên truyền cho người dân hiểu rõ và
thực hiện tốt việc quan tâm đến học tập của con em mình, tạo điều kiện
thuận lợi cho các em tiếp tục đến trường học.
Nếu có HS bỏ học, GVCN phải đến gia đình tìm hiểu nguyên nhân,
vận động gia đình động viên em tiếp tục đến lớp.
Nếu có HS bỏ học, GVCN phải đến gia đình tìm hiểu nguyên nhân,
vận động gia đình động viên em tiếp tục đến lớp.
Bên cạnh đó vai trò của nhà trường, đặc biệt là GVCN phải phân
tích, giáo dục các em thấy đưọc việc học tập để nâng cao trình độ nhận
thức, hiểu biết là không thể thiếu được, là hành trang thiết yếu để các em
bước vào tương lai. Phân tích cho các em thấy học trước hết là đem lại lợi
ích cho bản thân các em sau này: Có nghề nghiệp, công danh sự nghiệp sẽ
bảo đảm về kinh tế, chính trò cho các em và trong cuộc sống gia đình các
em còn niềm vui, hi vọng là “thông điệp” mai sau của cha mẹ. Cho nên
vừa đảm bảo cuộc sống gia đình riêng của các em sau này, vừa làm vui
lòng cha me,ï thầy cô giúp các em tiếp tục phấn đấu học tập.
Ngoài ra, một số em hoàn cảnh gia đình nghèo, em không có điều
kiện thuận lợi trong học tập. Có em dành nhiều thời gian phụ giúp cha me
lo kinh tế gia đình, nên việc học tập bò hạn chế so với bạn bè. Từ đó, các
em mặc cảm không bằng bạn bè về kinh tế, về học lực và cả tình cảm của
thầy cô dành cho các em. Khi một số GV chưa hiểu hoàn cảnh và bực bội
la mắng các em có phần quá đáng. Khi các em mắc lỗi. Cho nên vai trò
của người GV đối với HS là rất cần thiết. Đặc biệt là GVCN. Là thầy cô ta
đừng đứng trên vò trí “bề trên” mà đối với “kẻ dưới” rồi la mắng chê bai
vô tội vạ, có khi xúc phạm quá đáng đến lòng tự trọng và nhân cách của
các em. Mà hãy là người thân của các em, như người cha, người mẹ thứ

hai của các em, là người anh, là người chò mà các em cần giúp đỡ và gần
gũi “ người bạn” thân thiết để các em có thể tâm sự. Vì ở lứa tuổi các em
ở trường THCS là lứa tuổi chưa phải là “người lớn” nhưng các em rất thích
“làm người lớn”. Các em “tự ái” và “tự trọng” rất cao.
Bên cạnh đó, các em cứ nghó “mình đã lớn” cho nên muốn tìm hiểu
khám phá mọi thứ như người lớn thật sự. Cho nên, đối với GV phải tế nhò
trong cách giáo dục các em, nhất là đối với đám đông (trước lớp). Cho nên
khi các em mắc lỗi, giáo dục tốt nhất là GV nên gặp riêng để giáo dục các
em. Có như thế, vừa tránh cho các em hổ thẹn trước các bạn vừa đảm bảo
tự trọng của các em. Hạn chế tối thiểu việc HS bỏ học.
Ngoài các nguyên nhân trên, một phần nhỏ dẫn đến các em bỏ học
nữa là vấn đề tiền bạc: Học phí, xây dựng ngay từ đầu năm học, GVCN
nên thông báo trước cho HS biết được chính sách miễn, giảm để các em
làm ngay. Còn các em HS không nằm trong diện đó thì chuẩn bò lần trong
một tháng sẽ hoàn thành. Nếu trong tháng mà các em không hoàn thành
thì GV nên gặp riêng từng em để tìm hiểu và động viên các em hứa thời
gian nộp nhất đònh. Có như thế ta vừa tôn trọng HS vừa bắt HS giữ lời hứa
với mình (không nên chửi mắng các em). Hoàn thành tốt việc nhà trường
giao phó.
Trong cuộc sống xã hội ngày nay cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
việc bỏ học của các em. Đó là nhiều HS học xong ra trường chưa có việc
làm đúng chuyên môn hoặc không tìm được việc làm đã tác động đến phụ
huynh và HS. Cho nên nhiều phụ huynh đồng ý hoặc làm lơ cho con em họ
nghỉ học, hoặc HS tự nghỉ để đi làm kiếm tiền. Đã ảnh hưởng không nhỏ
đến việc giảm só số của HS.
Ngoài ra, nếu ta tổ chức được các chuyến đi tham quan hoặc các trò
chơi giải trí cũng tạo niềm vui kích thích học tập của các em.

5/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC :
Trải qua 6 năm làm GVCN, bằng các biện pháp trên tôi đã hạn chế

rất nhiều trường hợp nghỉ học của các em. Góp một phần không nhỏ của
mình trong việc giáo dục học sinh, duy trì só số của lớp, của trường và của
toàn xã hội.
6/ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Là GV, nhất là GVCN có vai trò rất lớn trong viẹc giáo dục HS,
trong đó việc đảm bảo só số là khâu không thể thiếu. Nếu GVCN không
khéo HS nghỉ học rất nhiều, làm ảnh hưởng đến trình độ kiến thức của các
em, làm ảnh hưởng đến lớp, đến GVCN và cả trường học. Và rộng hơn còn
ảnh hưởng đến sự giáo dục chung của cả nước. Rồi lại phải dạy phổ cập
vừa tốn kém tiền của, vừa mất thời gian, chất lượng học không cao ,cho
nên, việc đảm bảo só số ở trường THCS là rất quan trọng. Hạn chế được
HS bỏ học để góp một phần không nhỏ bé của mình vào việc giáo dục HS.
Vừa đảm bảo kế hoạch, chỉ tiêu của cấp trên giao phó.
7/ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT :
* Kiến nghò :
- Nhà trường phải kết hợp chặt chẽ với chính quyền đòa phương, đến
vận động PHHS luôn quan tâm tới việc học tập của con em.
- GVCN phải thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh, quản thúc
việc học tập của các em
- GVBM nên khuyến khích các em học tập, không nên lúc nào cũng
trách phạt học sinh
- Nhà nước phải chú trọng hơn trong việc sử dụng những người đã có
đủ trình độ, không nên để họ phải chòu cảnh học xong không có việc làm.
* Đề xuất :
Chuyên đề này đã được áp dụng trong công tác chủ nhiệm lớp và đã
mang lại hiệu quả khả quan. Rất mong được các đồng nghiệp có thể dùng
chuyên đề này vào công tác chủ nhiệm của mình, trong việc duy trì só số
lớp học. Quá trình thực hiện chuyên đề, thấy có gì còn thiếu sót mong
Lãnh đạo, đồng nghiệp góp ý thêm để chuyên đề được hoàn thiện và áp
dụng rộng trong công tác chủ nhiệm.

Ý kiến HĐKH trường , ngày 7 tháng 11 năm 2007
Người thực hiện


MỤC LỤC
1/ Lý do chọn đề tài Trang 1
2/ Cơ sở lý luận Trang 2
3/ Cơ sở thực tiễn Trang 3
4/ Biện pháp thực hiện Trang 3
5/ Kết quả đạt được Trang 5
6/ Những bài học kinh nghiệm Trang 5
7/ Kiến nghò đề xuất Trang 5

PHÒNG GD & ĐT HỒNG DÂN
TRƯỜNG THCS “B” NINH HOÀ
BÁO CÁO TỔ CHỨC
ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG
TRÌNH SGK PHỔ THÔNG


Ninh Hoà, ngày 24 tháng 4 năm 2008

×