Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu lớp 4.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.04 KB, 5 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC THỊ XÃ BÀ RỊA
ĐƠN VỊ:TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀ LONG A
NGƯỜI VIẾT: TRẦN THỊ HẰNG
CHỨC VỤ:GIÁO VIÊN LỚP 4
BIỆN PHÁP GIẢM TỈ LỆ HỌC SINH YẾU
LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
I.Lời nói đầu:
Ngôi trường chúng tôi nằm khu vực ngoại thò, con em chủ yếu là
nông thôn. Hiện nay mối bận tâm và băn khoăn của thầy cô giáo là
vấn đề học sinh yếu, trong lớp 4 của tôi nói riêng va trong nhà
trường nói chung.
Thực tế cho chúng tôi thấy khi khảo sát chất lượng đầu năm.Tình
hình học tập của các em chất lượng rất thấp, cụ thể học sinh yếu
chiếm 10 đến 20 % ở trong lớp. Nguyên nhân nào dẫn đến học sinh
học yếu kém như vậy, theo tôi nghó rất nhiều thầy cô phải bỏ nhiều
công sức để tìm ra các biện pháp khắc phục tình trạng yếu kém trên.
Trong bài viết này,tôi nhằm đưa ra một số biện pháp giúp các bạn
và cũng như tôi làm giảm tỉ lệ học sinh yếu ở trường tiểu học.
II. Nguyên nhân :
-Đa số con em cha mẹ làm nông luôn bận rộn với công việc, ít quan
tâm đến việc học tập của con cái luôn khoán trắng cho nhà trường,
ngoài ra một số phụ huynh còn yêu cầu con cái nghỉ học một vài
hôm giúp gia đình trong những ngày mùa màng hay gia đình có việc
bận.
-Một số em mồ côi cha,mẹ bò ảnh hưởng đến tinh thần và trí nhớ.
-Một số em con nhà khá giả gia đình luôn bận rộn việc buôn bán
cho tiền bạc các em tiêu xài phung phí, ít quan tâm đến con cái.
III. Các biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu:
1. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm tôi đã đề ra biện pháp thực
hiện như sau:
1


-Vào đầu năm học ,sau khi kiểm tra chất lượng đầu năm, giáo viên
chủ nhiệm cần phân loại học sinh yếu và lập danh sách cụ thể học
sinh yếu. Sau đó tìm hiểu nguyên nhân học sinh yếu. Đề ra biện
pháp phấn đấu giảm dần tỉ lệ học sinh yếu trong từng giai đoạn.

Danh sách học sinh yếu:
Tt Họ và tên hs Học yếu môn Nguyên nhân học yếu
1
2
3
4
5
6
Bạch Hải Vân
HuỳnhMinh
Sang
Lê Thò Thảo
Trần Thanh Hải
Nguyễn Hiếu Kì
Toán+Tiếng việt
Toán+Tiếng việt
Toán+Tiếng việt
Toán+Tiếng việt
Toán
toán
Ba mẹ không quan tâm,làm mướn.
Ba mẹ bỏ đi ở với bà ngoại.
Bố mẹ không quan tâm.
Tiếp thu bài chậm,
Bố bệnh não,Mẹ bỏ đi

Ba bỏ đi, Phụ gia đình chăn bò.
Chỉ tiêu phấn đấu:
ĐẦU
NĂM
GHKI CUỐI
HKI
GHKII CUỐI
HKII
CUỐI
NĂM
yế
u
tỉ lệ yế
u
tỉ lệ yế
u
tỉ
lệ
yếu tỉ
lệ
yế
u
tỉ lệ yếu tỉ lệ
6 17% 3 8,8% 2 6% 1 2% 0 0
a/. Thông qua giờ dạy trên lớp:
Trong từng bài dạy, tôi phải lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học phù hợp với trình độ học sinh trong lớp, người giáo viên chủ nhiệm phải
thấy rằng trình độ nhận thức và tiếp thu kiến thức của học sinh yếu có nhiều
hạn chế so với mức yêu cầu chung.Do đó người giáo viên cần phải xây dựng
những câu hỏi, bài tập sao cho phù hợp với trình độ của các em ( như câu hỏi

phát hiện, gợi mở trong hệ thống câu hỏi xây dựng kiến thức ) từ đó các em
dễ hiểu, dễ nắm bắt và tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng hơn.Có như
thể bước đầu chúng ta đã tạo điều kiện cho các em mạnh dạn tham gia xây
dựng bài vì các em yếu thường hay rụt rè nhút nhát.
Trong quá trình dạy,giáo viên gặp những trường hợp các em trả lời đúng,làm
bài được dù chưa hoàn chỉnh lắm người GV kòp thời khen ngợi và đề nghò cả
lớp tuyên dương để các em thấy rằng mình cũng có những thành tích trong
2
học tập.Bởi vì tâm lí chung của HS là thích được thầy cô,bạn bè khen những
thành tích của mình,nhất là đối với HS yếu thì lời khen có giá trò rất đặc biệt
hơn.Có như thế dần dần xoá đi những tự ti mặc cảm,đố kò có thể hình thành
trong suy nghó của các em bấy lâu nay.Nếu như câu hỏi của HS trả lời hay
bài làm chưa chính xác , sai yêu cầu thì giáo viên phải động viên để các em
cố gắng hơn,Tránh những nhận xét quá như : Em trả lời sai ngồi xuống! 0
điểm…Ngồi xuống! dễ gây ảnh hưởng đến các em và làm cho các em thêm
mặc cảm, bất mãn trong học tập.Vì lứa tuổi các em dễ xúc động nên cần
được sự chăm sóc, chỉ bảo nhẹ nhàng và hay làm theo. Người ta thường nói”
Hãy thay lời chê bai bằng những lời khen ngợi” .Càng không nên có những
lời nói thô bạo bất kì sai phạm trong các em.Ở chổ nào các em chưa phải thì
chúng ta phạt mang tính giáo dục của nhà sư phạm không gây ảnh hưởng xấu
đến nhân cách, danh dự của các em. GV tạo điều kiện để HS yếu phát huy
vai trò của mình trong học tập: Như chúng ta đã thấy số HS yếu thường hay
nhút nhát,rụt rè và rất thụ động. Do đó trong quá trình dạy học GV cần thể
hiện niềm tin tuyệt đối vào các em để các em thấy phấn khởi, tin tưởng về
bản thân tự hào về thành tích của mình (Mặc dù là thành tích nhỏ không
đáng kể) để các em phấn đấu trong nhiệm vụ học tập. Ví dụ như : trong tiết
dạy tập đọc thì GV rèn cho HS đọc từng câu, từng đoạn và dành cả phần
phát âm từ khó cho HS yếu. GV cần quan tâm sửa sai cho các em.Tương tự
như tiết chính tả,GV giao phần luyện từ khó ,viết đúng cho các em v v…Đối
với môn toán GV cần nắm bắt đối tượng HS yếu lớp mình hỏng những kiến

thức nào thì tăng cường phụ đạo bằng nhiều hình thức học tập. Chẵng hạn
các em chưa thuộc bảng cửu chương hoặc thuộc một cách lờ mờ thì lúc đó
người giáo viên cần động viên nhắc nhở các em học thật thuộc,có thể nhờ
các em khá giỏi kiểm tra phụ hàng ngày.
b/ Sắp xếp vò trí chổ ngồi:
Sắp xếp chồ ngồi không kém phần quan trọng bởi nó góp phần vào việc
thúc đẩy các em học tập: ví dụ sắp xếp em giỏi,khá ngồi gần em trung
bình ,yếu để các em có cơ hội trao đổi kèm cặp lẫn nhau, giao nhiệm vụ
cho em giỏi trả bài,kiểm bài bạn yếu trong những lúc ngoài giờ hay giờ
tự học.Ngoài ra tôi còn cho HS ngồi theo nhóm phân loại HS.Trong lớp
học sắp xếp cho các em yếu ngồi đầu bàn, ngồi ngay trước mặt giáo
viên để khi các em lơ đãng , nói chuyện,… thì GV có thể kòp thời nhắc
nhở. Bên cạnh đó HS cũng có thể phần nào dè dặt bớt các cử chỉ tiêu
3
cực vì ngại thầy cô dễ dàng phát hiện.Việc sắp xếp chỗ ngồi hạn chế
tính ham chơi,lười học ở các em.
c/ Ngoài giờ lên lớp:
-Chúng tôi nhận thấy rằng việc quan tâm sát sao được coi là nỗ lực chủ
yếu đối với bất kì HS học yếu nào gặp khó khăn trong học tập. Do đó
người giáo viên cần thường xuyên trực tiếp gặp gỡ, nói chuyện, tạo thân
mật với những lời động viên học sinh học yếu.Đồng thời tìm hiểu những
khó khăn mà các em gặp phải để từ đó có biện pháp giúp đỡ kòp thời,
nhằm tác động đến tâm tư tình cảm của các em đó, tạo cho các em vững
tin hơn và có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập. Đặc biệt là người
giáo viên giúp cho các em hiểu được các em học để làm gì? Việc học đó
có ích lợi gì đối với các em, cho cha mẹ hay là cho thầy cô?Và đồng thời
người giáo viên cũng khêu gợi những ước mơ tương lai của các em sẽ
làm những việc gì nếu em học giỏi v v…
-Khi người giáo viên đã nắm nguyên nhân vì sao các em học yếu có thể
nhẹ nhàng khuyên bảo .Qua việc trò chuyện thân mật với học sinh,

người giáo viên hướng dẫn sắp xếp thời gian biểu ở nhà cũng như ở lớp
cho các em vì các em học yếu ít khi tự sắp xếp thời gian biểu cho mình
được.
Giáo viên cần sắp xếp thời gian phụ đạo thích hợp cho các em vào các
buổi thứ hai trong ngày.
2/ Vai trò giữa nhà trường và gia đình :
-Gia đình là yếu tố cần thiết cho việc học tập của các em, giáo viên nên
gặp gỡ phụ huynh các em học yếu để nắm bắt tình hình, liên quan đến
việc học tập của các em. Bàn bạc thống nhất quan điểm giữa giáo dục
nhà trường và gia đình. Cụ thể gia đình theo dõi nhắc nhở, dành nhiều
thời gian cho các em trong việc học tập. Tuyệt đối người giáo viên
không được chê bai,phàn nàn con cái họ trong các cuộc hội họp mà gặp
riêng cùng họ động viên em học tập tiến bộ và không nên để các em
phụ công việc gia đình quá nhiều mà mất việc học tập của em.
Tóm lại: Để hạn chế tối đa học sinh học yếu trong nhà trường là công
việc không phải đơn giản, không phải một sớm một chiều mà giải quyết
được. Nó đòi hỏi nhiều thời gian,trong đó yếu tố quan trọng nhất là sự
kiên trì, bền bỉ,nhiệt tình và tâm huyết của người giáo viên.
4
II. Kết quả đạt được trong quá trình thực hiện:
Đầu năm:
- Số học sinh trong lớp:34 học sinh
- Trong đó, số học sinh yếu sau khi khảo sát chất lượng: 6 học
sinh yếu.
- Số học sinh yếu học kì I:2 học sinh
- Cuối năm:
- Số học sinh yếu cuối năm học: 0 học sinh học yếu
- Kết quả được lên lớp: 34 học sinh Tỉ lệ: 100%
Người viết
Trần Thò Hằng

5

×