Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dụcđạo đức cho HS GV Nguyễn Hoàng Trọng
GÍAO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
Ở TRƯỜNG DTNT ĐẠ TEH
A/ PHẦN MỞ ĐẦU:
rong mọi thời đại song song với việc dạy văn hoá là giáo dục đạo đức tuy nhiên theo
nhận định chung của những người làm công tác giáo dục thì “Giới trẻ hiện nay rất
năng động, sáng tạo, rất nhạy bén khi tiếp cận khoa học kỷ thuật nhưng ngược lại có biểu
hiện ngày càng xấu đi về đạo đức”. điều này đặt ra cho những người làm công tác giáo dục
mà đặt biệt là đội ngũ giáo viên những người trực tiếp giảng dạy một thách thức lớn đó là
làm thế nào để giáo dục đạo đức cho học sinh (HS) một cách tốt nhất làm thay đổi những
lệch lạc trong giáo dục làm cân bằng kết quả giữa giảng dạy và giáo dục đào tạo ra thế hệ
con người mới vừa có “Tài” vưà có “Đức”.
T
Giáo dục đạo đức là một việc làm rất khó đòi hỏi người giáo viên (GV) phài tìm hiểu
hoàn cảnh, tâm lí, những tác động của xã hội, gia đình trên từng đối tượng HS để từ đó có
các giải pháp giáo dục thích hợp và hữu hiệu. Bản thân tôi là GV giảng dạy âm nhạc, kiêm
nhiệm công tác hoạt động ngoài giờ ở trường DTNT Đạ Teh là một trường được BGH nhà
trường rất quan tâm đầu tư về thời gian, cơ sở vật chất cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp
và đã nhiều năm được lãnh đạo địa phương, cũng như nghành đánh giá cao trong hoạt động
này. Qua nhiều năm công tác tôi nhận thấy có thể giáo dục đạo đức cho một số đối tượng
HS thông qua các hoạt động ngài giờ lên lớp như văn nghệ, TDTT…
B/ NỘI DUNG:
I/ Cơ sở lý luận:
-Thực tế cho thấy đa số HS có biểu hiện xấu về đạo đức là do lực học yếu dẫn đến
chán học sa đà vào các trò chơi dẫn đến các biểu hiện sa sút, lệch lạc về đạo đức. Mặt khác
do học yếu vì vậy không được sự ủng hộ của bạn bè, sự công nhận của thầy cô cũng dẫn
đến suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc phản ứng ngược lại đối với bạn bè, đoàn thể và thầy cô.
-Về phương diện tâm lý học mà nói ở mỗi con người đều có điểm mạnh và yếu. có
ưu điểm, nhược điểm. Người làm công tác giáo dục phải biết phát huy những ưu điểm tiềm
ẩn trong mỗi con người. thực tế cho thấy có nhiều trường hợp HS năng lực tiếp thu, khả
năng tư duy, óc sáng tạo hạn chế nhưng có năng khiếu âm nhạc hát tốt biết diễn kịch, có
khả năng làm MC hay có năng khiếu thể thao như đá bóng, đánh bóng chuyền, chơi các
môn điền kinh tốt nếu như những em này là HS cá biệt về đạo đức thì có thể giáo dục đạo
đức cho các em thông qua các hoạt động ngoài giờ Bởi lẽ:
+Thông qua các hoạt động này các em được thể hiện mình trước tập thể, được bạn
bè, thầy cô công nhận và khen ngợi động viên giúp các em phấn chấn tích cực học tập và
rèn luyện đạo đức hơn.
1
Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dụcđạo đức cho HS GV Nguyễn Hoàng Trọng
+Qua hoạt động ngoài giờ khoảng cách giữa các em và bạn bè cũng như các thầy
cô giáo được rút ngắn hơn, thân thiện hơn các em có điều kiện chia sẻ, giải bày những
vướng mắc của bản thân qua đó được bạn bè, thầy cô cảm thông chia sẻ đây là động lực
giúp các em dễ dàng hoà nhập cộng đồng hướng mình theo đúng quỹ đạo chung.
+Qua hoạt động các em có tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết hơn vì phải
cộng đồng trách cùng với bạn bè và thầy cô khi đi thi đấu với các đơn vị bạn từ đó giúp các
em nhìn lại bản thân tự chữa sai từ hoàn thiện.
+Trong giáo dục thì động viên, khích lệ, khen thưởng bao giờ cũng chiếm ưu thế
hơn so với răng đe hay dùng các biện pháp mạnh. Khi các em đạt thành tích cao trong các
hoạt động ngoài khoá thầy cô giáo có lý do chính đáng để khen thưởng khích lệ các em
trước lớp thông qua đó giáo dục đạo đức cho các em dễ dàng hơn.
+Khi các em tham gia vào các hoạt động ngoại khoá ở trường thì hạn chế thời gian
sa đà vào các trò chơi khác như chơi Geme, hoặc tụ tập chơi các trò chơi mang tính bạo lực
khác, hơn nữa các em được tiếp cận nhiều hơn với thầy cô và các bạn bè tốt hơn là những
đối tượng xấu điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành đạo đức của các
em.
Nói tóm lại trong một chừng mực nào đó thông qua hoạt động ngioài giờ để giáo dục
đạo đức cho HS cũng là một giải pháp hữu hiệu và mới so với những giải pháp truyền
thống mà xưa nay những nhà sư phạm vẫn làm.
II/ Thực trạng:
-Trước sự phát triển đa chiều của công nghệ thông tin hiện nay bên cạnh những
thuận lợi thì có khá nhiều những ảnh hưởng xấu mà lứa tuổi vị thành niên là nạn nhân
nhiều nhất vì chưa đủ khả năng phân tích, nhận định đúng sai, tốt xấu.
-Có thể đưa ra những ví dụ cụ thể như: xem phim ảnh có nội dung xấu dẫn đến lệch
lạc về phát triển tâm sinh lý, xem nhiều phim bạo lực dẫn đến có hành vi bạo lực khi giải
quyết những thắc mắc với bạn bè, chơi geme dẫn đến nghiện geme bỏ học hoặc ăn cắp do
thiếu tiền.
-Mặt khác do tác động của nền kinh tế thị trường phần nào làm thương mại hoá giáo
dục dẫn đến người học chỉ cần đóng tiền đủ mà quên đi ứng xử cho đúng mực “Thầy ra
thầy, trò ra trò”, học sinh không còn kính trọng chào hỏi lễ phép như trước đây nữa.
-Ở trường DTNT HS được nhà nước trang bị chu cấp đầy đủ từ nơi ăn, chốn ở, điều
kiện phương tiện học tập vui chơi dẫn đến một số bộ phận HS xem nhẹ công lao nuôi dạy
của các thầy cô giáo dẫn đến thiếu tôn trọng, không nghe lời hay tỏ ra đối kháng vô lễ.
III/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP:
1/ Về phía giáo viên:
-Phát hiện những HS có biểu hiện xấu về đạo đức nhưng có năng khiếu âm nhạc, thể
dục thể thao đưa vào các đội tuyển luyện tập cho các em thao gia biểu diễn, thi đấu ở các
cuộc thi do trường, huyện, nghành tổ chức.
-Trong quá trình hướng dẫn các em tập luyện biểu diễn tìm cơ hội tiếp cận, tìm hiểu,
tạo tâm lý thoải mái gần gủi lắng nghe, lưu ý những ý kiến hay, sự chia sẻ tâm sự từ phía
2
Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dụcđạo đức cho HS GV Nguyễn Hoàng Trọng
các em qua đó tìm cách giúp các em giải toả những vướng mắc, bế tắc trong suy nghĩ,
những khó khăn trong quá trình học tập và rèn luyện. Phối kết hợp với GVCN, GVBM
trong việc giáo dục, uốn nắn HS.
-Giao trách nhiệm quản lý cho các em như trưởng đội văn nghệ, trưởng đội bóng đá,
bóng chuyền nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm cho các em.
-Tạo điều kiện thuận lợi nhất để các em phát huy sở trường của bản thân.
-Động viên, khuyến khích, khen ngợi đúng lúc, chân thành khi các em đạt thành tích
cao trong thi đấu, khi có dấu hiệu tích cực trong quá trình rèn luyện đạo đức.
2/ Về phía nhà trường
-Tổ chức thường xuyên các hoạt động ngoại khoá tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều
học sinh tham gia.
-Có phần thưởng hoặc tuyên dương trước cờ đối với những HS có thành tích cao
trong hoạt động ngoại khoá và có tiến bộ trong rèn luyện đạo đức.
IV/ KẾT QỦA QUA KIỂM NGHIỆM:
Trong quá trình công tác tôi đã đưa một số học sinh cá biệt về đạo đức như em
K’Nhật, K’Thoan… vào tham gia các HĐNG qua theo dõi tôi thấy các em này đã thay đổi
về mặt nhận thức không còn vi phạm nội quy nhiều như trước, biết nghe lời thầy cô hơn,
có ý thức học tập và rèn luyện hơn.
V/ KẾT LUẬN:
Giáo dục đạo đức cho HS là một công việc khó khăn đòi hỏi người giáo viên phải
kiên trì, bình tĩnh, tiếp cận tìm hiểu hoàn cảnh, cá tính của từng học sinh từ đó tìm ra giải
pháp giáo dục cho từng đối tượng học sinh. Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động
ngoài giờ cũng là một giải pháp trong hệ thống các giải pháp giúp người giáo viên hoàn
thành tốt sứ mệnh thiêng liêng của nhà giáo. xứng đáng với tên gọi “Người kỷ sư tâm
hồn”, đáp ứng được kỳ vọng của các bậc phụ huynh và xã hội đối với giáo viên.
Chắt chắn những điều đưa ra trong trang viết này còn có nhiều sai sót, rất mong sự
góp ý của BGH, đồng nghiệp để giải pháp này sớm đưa vào áp dụng góp phần chung vào
việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học snh trong giai đoạn hiện nay!
Đạ Teh,ngày 13/1/2010
Người Viết
Nguyễn Hoàng Trọng
3