Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN:Giáo dục đạo đức cho HS tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.92 KB, 10 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐÔNG HÀ
TRUỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU
_____________
ĐỀ TÀI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức
cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp ’’
Đông Hà, tháng 5 năm 2009.
A.PHẦN THỨ NHẤT : MỞ ĐẦU
I.Lý do chọn đề tài :
1.Mục tiêu đào tạo của nhà trường XHCN nước ta là: Đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện,có đạo đức,tri thức,sức khỏe,thẩm
mỹ,trung thành với lí tưởng độc lậpdân tộc và CNXH hình thành và bồi
dưỡng nhân cách,phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây
dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc .”
Với tư cách là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân,giáo
dục Tiểu học nhằm:” hình thành cho HS những cơ sở ban đầu cho sự phát
triển đúng đắn lâu dài về tình cảm,trí tuệ,thể chất và các kỹ năng cơ bản để
học tiếp lên trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động”.
Để quán triệt mục tiêu trên vào hoạt động thực tiễn giáo dục Tiểu
học,chúng ta phải tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp để xây dựng và
phát triển trí tuệ,tình cảm đạo đức,thẩm mĩ và thể chất của trẻ nhằm hình
thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người
Việt Nam XHCN.
2.Vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp(HĐGDNGLL)là dịp để HS củng cố tri
thức đã học trên lớp ,biến tri thức thành niềm tin ở mỗi HS .Thông qua các
dạng hoạt động cụ thể,các em có dịp để đối chiếu,để kiểm nghiệm tri thức đã
học làm cho tri thức đó trở thành hiện thực của HS.
- HĐGDNGLL là một hoạt động rất cần thiếtđẻ mỗi HS tự so sánh bản


thân mình với những người khác, kích thích trẻ vươn lên trong quá trình giáo
dục. Vì vậy nó phát triển tối đa năng lực, thiên hướng cho học sinh.
- HĐGDNGLL phát huy cao độ tính chủ thể, tính chủ động, tính tích
cực của tập thể học sinh nói chung và mỗi học sinh nói riêng. Dưới sự cố
vấn giúp đỡ của giáo viên, các em cùng nhau tổ chức các hoạt động trong
đời sống cộng đồng, trong giao tiếp.Từ đó hình thành cho học sinh những
kinh nghiệm ứng xử xã hội tốt đẹp hơn.
- HĐGDNGLL thực sự là một bộ phận cấu thành trong hệ thống các
hoạt động giáo dục ở nhà trường phổ thông hiện nay. Thực hiện
HĐGDNGLL tích cực có hiệu quả sẽ góp phần vào việc gắn liền nhà trường
với cuộc sống, phục vụ sát những mục tiêu nhiệm vụ năm học.
II. Lịch sử của vấn đề:
Giáo dục đạo đức là một mặt của hoạt động của giáo dục nhằm xây dựng
cho HS những tính cách nhất định và bồi dưỡng cho các em những qui tắc
hành vi thể hiện trong thái độ đối với bạn bè, gia đình, xã hội. Chủ tịch Hồ
Chí Minh nói: “ Bây giờ phải học, học để yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu
lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức”. Giáo dục đạo đức là một mặt giáo
dục cần phải đặc biệt coi trọng, nhất là thế kỷ XXI, khi sự nghiệp đổi mới
đang được đẩy mạnh. Bác dạy: “ Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn
đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng”.
Trong lời khai mạc Hội nghị lần thứ hai của BCHTW Đảng khóa VIII,
Đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười đã nói: Đi đôi với truyền thụ kiến thức, đào
tạo nghề nghiệp, nâng cao năng lực tư duy sáng tạo cần đặc biệt quan tâm
bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh”.
Bậc tiểu học là bậc đầu cấp. Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức càng được
coi trọng và tiến hành ngay từ lớp một.
III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
1.Mục đích: Trong cơ chế của nền kinh tế thị trường,có nhiều mặt tích
cực nhưng cũng có những hạn chế làm xói mòn đạo đức truyền thống. Vì
vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS trong thời điểm hiện

nay là rất cần thiết và rất quan trọng. Từ mục tiêu đào tạo của nhà trường, từ
thực tế tình hình, người cán bộ quản lý và mỗi giáo viên cần nâng cao chất
lượng giáo dục đạo đức cho HS.
2. Nhiệm vụ:
- Để góp phần nâng cao chất lượng đạo đức cho HS tiểu học, người
quản lý và mỗi giáo viên phải tích cực không những giáo dục đạo đức qua
các giờ học trên lớp mà cần phải thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp để giáo dục đạo đức cho HS tiều học.
- Trong đề tài này tôi xin giới thiệu một số kinh nghiệm tổ chức, giải
pháp các HĐGDNGLL có tác dụng tích cực giáo dục đạo đức cho HS tiểu
học ở trường Võ Thị Sáu dưới cơ sở lý luận của giáo dục hiện đại, của yêu
cầu thực tế xã hội và từ thực tiễn xây dựng nhà trương trong những năm qua.
IV. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
1.Khách thể: Chất lượng giáo dục đạo đức HS của các năm học ở
trường tiều học Võ Thị Sáu, Đông Hà.
2.Đối tượng: HS trường tiều học Võ Thị Sáu, Đông Hà.
V. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới thiệu một số giải pháp, kinh nghiệm về tổ chức các hoạt
động ngoài giờ lên lớp để giáo dục đạo đức cho HS tiểu học trường Võ Thị
Sáu.
VI.Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này tôi sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp quan sát,hỏi đáp
- Thống kê,so sánh, đối chiếu và thăm dò ý kiến của GV,nhân dân và
phụ huynh HS nhằm mục đích giáo dục đạo đức cho HS tiểu học thông qua
HĐGDNGLL.
B. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận:
- Mục tiêu đào tạo của trường tiểu học là hình thành cho HS những cơ

sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm,trí tuệ,thể chất
và các kỹ năng cơ bản để học tiếp lên các lớp trên.Học xong tiểu học HS
phải đạt các yêu cầu sau:
+Yêu quê hương đất nước, kính trên nhường dưới,đoàn kết và sẵn sàng
hợp tác với mọi người ,có ý thức và bổn phận của mình với người thân,đối
với bạn bè, cộng đồng và môi trường sống.Tôn trọng và thực hiện đúng pháp
luật và các qui định ở nhà trường,khu dân cư, nơi công cộng,sống hồn
nhiên,mạnh dạn, tự tin trung thực.
+ Có kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, con người và thẩm mỹ, có kỹ
năng cơ bản về nghe, đọc , nói, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân
thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ sức khỏe.
+ Biết cách học tập,tự phục vụ, biết sử dụng một số dụng cụ trong gia
đình,biết giúp đỡ bố mẹ …
- HĐGDNGLL bao gồm nhiều loại hình hoạt động và các hình thức đa
dạng,phong phú.Đó là:
+ Hoạt động văn hóa nghệ thuật
+ Hoạt động vui chơi giải trí
+ Hoạt động lao động công ích
+ Hoạt động tham quan du lịch
+ Hoạt động thể dục,thể thao,bảo vệ sức khỏe
Trong từng loại hình ấy được tổ chức phải có hiệu quả:
+ Yêu cầu giáo dục
+ Các hình thức hoạt động
+ Cách tiến hành
+ Đánh giá kết quả đạt được
Như vậy, HĐNGLL đem lại cho HS những hiểu biết mới, những thông
tin mới,củng cố những kiến thức đã học. Mặt khác, tạo ra quan hệ xã hội ,
mở rộng hiểu biết cho HS tiểu học.
Trường tiểu học Võ Thị Sáu thuộc phường 5,Thị xã Đông Hà các em đa
số ở khu phố 1, 2, 3, 4 và một số ở ven đường tàu thuộc Đông Lễ,Đông

Lương.Phần đông phụ huynh quan tâm đến con cái họ song vẫn còn không ít
phụ huynh còn lo cuộc sống hàng ngày. Do vậy, nhiệm vụ giáo dục đạo đức
cho HS tiểu học ở nhà trường vô cùng cần thiết thông qua HĐGDNGLL là
chủ đạo.
Nội dung và hình thức hoạt động
- Tổ chức sinh hoạt theo chủ điểm các ngày lễ lớn trong năm học.
- Tổ chức tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương ( vệ sinh đường
phố, công tác từ thiện,chăm sóc di tích lịch sử văn hoá Nhà vòm phường 5)
- Xây dựng tổ chức đội TNTPHCM, sao nhi đồng HCM.
- Tổ chức tham quan các di tích lịch sử ( Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa
trang đường 9, Nghĩa trang Trường Sơn,Bảo tàng bảo tồn tỉnh Quảng Trị.)
- Tổ chức sinh hoạt vui chơi giải trí, văn nghệ thể dục thể thao.
- Xây dựng các lực lượng xã hội, nhất là hội phụ huynh HS vững mạnh
làm chỗ dựa cho nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho HS.
ChươngII: Cơ sở thực tiễn
I.Thống kê tình hình chất lượng đạo đức HS cách đây 5năm:
Tổng số HS:720 em xếp loại đạo đức loại tốt:360 em tỷ lệ:50%
Loại khá:265 em tỷ lệ: 36,8%
Loại CCG: 95 em tỷ lệ: 13,2%
II.Nguyên nhân của thực trạng:
Từ bảng thống kê trên ta thấy rõ ràng chất lượng giáo dục đạo đức HS
ở loại CCG cao .Thực trạng đó cần trăn trở vì chưa hoàn thành nhiệm vụ
giáo dục đạo đức cho HS tiểu học.
Qua thực tiễn cho thấy chất lượng đạo đức còn thấp là vì giáo dục đạo
đức cho HS, GV chỉ thông qua hoạt động trong giờ lên lớp. Việc giáo dục
đạo đức cho HS thông qua HĐGDNGLL không được chú trọng.Chính vì
vậy chưa biến kiến thức đạo đức thành niềm tin đạo đức cá nhân để đảm bảo
các hành vi của các em được thực hiện tốt.Chưa quan tâm đến việc tổ chức
các hoạt động ngoại khóa ,vui chơi,giải trí, TDTT,lao động công ích,hoạt
động chính trị xã hội,…

Những hạn chế giáo dục đạo đức cho HS nếu không giải quyết sẽ ảnh
hưởng tác hại đến mục tiêu trí tuệ, mỹ dục, khả năng lao động của HS
Nguyên nhân góp phần không kém đến giáo dục đạo đức cho HS đó là
nhận thức của phụ huynh họ khoán trắng cho nhà trường. Mặt khác, cơ sở
vật chất nhà trường còn thiếu chưa đủ để phục vụ cho hoạt động này.
Bản thân tôi là người quản lý rất đau lòng với tình trạng này. Không
thể ngồi yên,tôi phải cố gắng nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp về
HĐGDNGLL để đạt được mục tiêu trên.
ChươngIII: Những giải pháp xây dựng kế hoạch,tổ chức các hoạt
độngGDNGLL:
1. Xây dựng kế hoạch:
Xây dựng kế hoạch tổ chức lực lượng tham gia giáo dục NGLL gồm:
- BGH nhà trường, cấp ủychi bộ.
- Các tổ trưởng, tổ phó.
- Các đoàn thể: Công đoàn,Đoàn TNCSHCM,GVtổng phụ trách đội,
hội cha mẹ HS.

×