Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

giải pháp hửu ích cực hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.15 KB, 15 trang )

Giải pháp hữu ích Giúp học sinh làm tốt một số dạng bài tập hóa học cơ bản lớp 8
GIẢI PHÁP HỮU ÍCH:
“GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP HOÁ HỌC CƠ BẢN
LỚP 8”
A. PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hoá học là một môn khoa học có vai trò to lớn và được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh
vực khoa học, trong đời sống hàng ngày.
Mặt khác, những kiến thức trong chương trình lớp 8 sẽ là những khái niệm cơ bản làm tiền
đề, là cơ sở cho các em học sinh tiếp tục nghiên cứu các kiến thức ở những lớp tiếp theo.
Vậy, làm sao để các em học sinh có thể nắm được kiến thức đã học một cách tốt nhất và hiệu
quả nhất? Bài tập hoá học giúp học sinh củng cố những kiến thức, kỹ năng đã học và là một
trong những nguồn để hình thành kiến thức, kỹ năng mới cho học sinh. Trong khi giải bài tập
hoá học, học sinh sẽ ôn luyện được kiến thức cũ và tìm kiếm được kiến thức, kỹ năng mới. Bài
tập hoá học là phương tiện hữu hiệu để rèn luyện và phát triển tư duy học sinh. Ngoài ra, đối với
giáo viên bài tập hoá học còn là công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh
sau mỗi bài học, sau mỗi chương.
Trong các lớp ở bậc tiểu học và lớp 6,7, các em chưa được làm quen với bộ môn này. Do đó,
nhiều em còn đặt ra câu hỏi” Hoá học là môn học cái gì? Tại sao chúng ta lại học môn này? “
Nhiều em thì yêu thích học tập, nghiên cứu môn học này để tìm tòi, sáng tạo. Nhưng bên cạnh
đó, cũng có nhiều em chưa nắm được phương pháp học và không thích học môn hoá học.
Trong phạm vi trách nhiệm là một giáo viên được phân công giảng dạy môn hoá học 8,9.
Bản thân tôi luôn mong muốn học sinh của mình có thể lĩnh hội được những kiến thức đã học
một cách tốt nhất. Vì vậy, tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến nhỏ để cùng với đồng nghiệp
trao đổi giúp học sinh ngày càng yêu thích môn học và biết cách làm bài tập hoá học 8 một cách
tốt nhất.
II. LỊCH SỬ CỦA GIẢI PHÁP:
Có lẽ việc hướng dẫn cho học sinh giải bài tập sao cho dễ hiểu và các em dễ tiếp thu nhất
không phải là một công việc quá xa lạ đối với giáo viên nói chung và giáo viên bộ môn hóa học
nói riêng. Tuy nhiên, việc hướng dẫn như thế nào vẫn còn mang tính chủ quan cá nhân, mỗi giáo
viên có phương pháp khác nhau. Những dạng bài tập và phương pháp giải bài tập tôi sẽ đưa ra


sau đây chắc hẳn cũng là cách giải của đa số bộ phận giáo viên giảng dạy bộ môn hóa học trung
học cơ sở. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thành tốt
hơn giải pháp của mình.
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Với khả năng và thời gian có hạn, tôi chỉ nghiên cứu giải pháp này trong phạm vi đơn vị
trường THCS Đạ M’rông và thực hiện đối với các em học sinh khối 8, là những học sinh mới
bước đầu làm quen với bộ môn hóa học.
GV thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông 1
Giải pháp hữu ích Giúp học sinh làm tốt một số dạng bài tập hóa học cơ bản lớp 8
B. PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
Giải bài tập là một phương pháp không thể coi nhẹ trong quá trình học tập, đặc biệt là
những môn khoa học tự nhiên. Hướng dẫn học sinh giải một số dạng bài tập nói chung và bài
tập hoá học cơ bản nói riêng là một trong những nguồn hình thành kiến thức kỹ năng mới cho
học sinh , và cũng cố những kiến thức đã học, giúp các em khắc sâu và ghi nhớ kiến thức một
cách tốt nhất .
Thực tế, trong khi giải bài tập tôi định hướng cho học sinh thực hiện phương pháp gần
giống như tìm tòi nghiên cứu khoa học phát hiện và tìm ra lời giải, đưa các em vào những tình
huống có vấn đề buộc các em phải suy nghĩ tìm ra lời giải cho phù hợp. Tuy nhiên sự tìm tòi
của học sinh dù là độc lập nhưng vẫn được sự hướng dẫn của giáo viên bằng những câu hỏi gợi
mở , những yêu cầu vừa sức với học sinh.
Việc hướng dẫn các em trong quá trình làm bài tập là một công việc không thể thiếu của
giáo viên giúp các em có thể định hướng tốt hơn, tự tin hơn trong quá trình làm bài tập. Khi đã
làm được một bài thì những bài tương tự sẽ được các em giải quyết một cách rất dễ dàng, từ đó
các em sẽ tự tin hơn trong học tập.
II. THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG:
1. Thực trạng:
Là một giáo viên qua thực tế giảng dạy môn Hoá học 8. Tôi nhận thấy rằng những học
sinh học yếu về môn khoa học tự nhiên còn rất nhiều, trong đó có bộ môn hoá học. Qua nhiều
năm giảng dạy, nhất là qua các bài kiểm tra một tiết, bản thân tôi thấy còn nhiều em điểm rất

thấp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các em học yếu môn hoá học và không thích học
bộ môn này là do các em mới được làm quen với môn học nên chưa có nắm được phương pháp
học, đặc biệt là phương pháp giải bài tập bộ môn hóa học.
Qua kiểm tra trên lớp phát hiện thấy nhiều em không làm bài ở nhà và học bài cũ. Khi hỏi
lý do thì các em trả lời ấp úng, nhưng thực ra là các em không nắm vững kiến thức và chưa có kĩ
năng để giải bài tập, nên dẫn đến tình trạng chán nản không thích học bộ môn.
Ta biết rằng, hoá học 8 là cơ sở, tiền đề cho các em tiếp tục học đến kiến thức của các
lớp trên, các kiến thức có liên quan mật thiết với nhau, cái trước làm tiền đề cho cái sau, kiến
thức sau xây dựng từ kiến thức trước. Chính vì vậy, nếu các em không nắm được kiến thức ban
đầu sẽ không thể học tốt được môn hóa học.
Qua thực tế giảng dạy bản thân tôi nhận thấy học sinh địa phương còn rất nhiều khó
khăn, khả năng tiếp thu kiến thức của các em còn rất hạn chế. Là giáo viên, tôi không thể làm
ngơ trước sự việc này, phải làm gì để giúp các em học tốt hơn, khắc sâu kiến thức hơn? Đây là
câu hỏi mà tôi luôn đặt ra trong nhiều năm liền.
GV thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông 2
Giải pháp hữu ích Giúp học sinh làm tốt một số dạng bài tập hóa học cơ bản lớp 8
Xuất phát từ những thực trạng này, tôi đi sâu vào việc tìm hiểu nguyên nhân, tình hình
các lớp tôi đang dạy và đề ra một số giải pháp để phát huy tính tư duy, sáng tạo của học sinh
thông qua các dạng bài tập trong sách giáo khoa mà người thầy đề ra cho học sinh trong quá
trình học tập.
2. Nguyên nhân: Qua tìm hiểu trên đối tượng học sinh lớp 8, tôi rút ra một số nguyên
nhân chủ yếu sau:
2.1. Trong quá trình dạy trên lớp, phần lớn các em khi làm bài tập chưa nắm chắc lý
thuyết, chưa nắm được bài tập áp dụng nên vừa giải bài tập vừa xem lại lý thuyết đã học. Do các
em thấy bài tập nào khó thì không suy nghĩ, tư duy, không hỏi giáo viên bộ môn mà chỉ biết lờ
đi, đóng sách lại cho xong.
2.2. Có một số em không hiểu lý thuyết mà chỉ học vẹt hoặc áp dụng một cách máy móc,
không suy nghĩ, do đó không rèn luyện được kỹ năng giải bài tập, vì môn hoá học là môn học
vừa lý thuyết vừa thực hành. Do vậy, phải nắm vững lý thuyết thì giải bài tập mới được.
2.3. Phần lớn các em học sinh chưa có ý thức chịu khó làm bài tập ở nhà, chưa rèn được

cho mình kĩ năng giải bài tập. Một số học sinh giải bài tập qua loa mang tính chất đối phó với
giáo viên bằng cách chép bài của bạn, chép sách giải.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP LỚN VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Từ những thực trạng và
nguyên nhân đã phân tích trên, qua thực tế giảng dạy tôi đã không ngừng trau dồi, tìm tòi và đúc
rút để đưa ra một số giải pháp sau:
1. Đối với giáo viên:
1.1. Mỗi tiết lên lớp tôi chuẩn bị nội dung bài giảng thật kỹ, ngắn gọn và dễ hiểu. Làm
sao học sinh có thể hiểu lý thuyết bài học ngay trên lớp, chú trọng dành nhiều thời gian giúp các
em giải các bài tập áp dụng để cũng cố lý thuyết, đồng thời giải cho học sinh một số bài tập mẫu
sách giáo khoa để học sinh nắm được phương pháp giải.
1.2. Một số bài tôi có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học, đưa các
hình ảnh động và thí nghiệm để kích thích sự tư duy của HS. Từ đó giúp các em có tính tò mò,
tìm hiểu nghiên cứu để giúp các em học tốt hơn.
1.3. Trong hoạt động dặn dò, tôi hướng dẫn cho học sinh cách làm và hướng làm những
bài tập khó để học sinh biết cách giải.
1.4. Phải kiểm tra việc học bài và làm bài ở nhà của học sinh một cách thường xuyên
( kiểm tra miệng và kiểm tra viết, kiểm tra vở… ) để tạo cho học sinh thói quen tự học, tự làm
bài tập ở nhà.
2. Đối với học sinh:
1.1. Học lý thuyết, kiến thức mới ngày nào phải hiểu và thuộc bài ấy, nếu phần nào chưa
hiểu thì phải xem lại.
1.2. Các em phải dành nhiều thời gian để học bài và làm những bài tập mà giáo viên đã
dặn dò, để qua bài tập kiến thức mới ăn sâu vào trí nhớ.
1.3. Khi học bài ở nhà có những phần nào không hiểu được, phải đánh dấu lại ngày mai
lên lớp hỏi thầy hoặc hỏi bạn.
1.4. Một bài toán hoá học phải đọc vài lần, xác định dữ kiện cái gì đã cho, đã biết, cái gì
cần tìm. Trước hết, phải hiểu rõ đề bài, định hướng được cách giải .
GV thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông 3
Giải pháp hữu ích Giúp học sinh làm tốt một số dạng bài tập hóa học cơ bản lớp 8
1.5. Bên cạnh đó, các em phải siêng năng đọc sách giáo khoa, đọc sách tham khảo, sách

bài tập để mở rộng được kiến thức và hướng được cách giải cho phù hợp. Nhưng tuyệt đối
không được chép sách giải bài tập vào vở.
3. Tổ chức thực hiện:
Trong quá trình thực hiện, để cho hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp với từng bài học,
từng nội dung kiến thức, tôi phân loại bài tập thành một số dạng bài tập cụ thể để các em tiện
theo dõi.
Để giải pháp có tính thực tiễn hơn, sau đây tôi xin đưa ra một số ví dụ hướng dẫn học sinh
cách giải một số dạng bài tập cơ bản có trong chương trình hóa học 8 để các đồng nghiệp cùng
tham khảo và góp ý:
3.1. Dạng 1 : Tính phân tử khối của một chất:
Để tính được phân tử khối của một chất học sinh phải thuộc nguyên tử khối của các nguyên
tố.
GV yêu cầu HS học thuộc bài vè nguyên tử khối:
Hidro là 1
12 cột Cacbon
Thân em đó O tròn, năm nay em 16 tuổi
14 cháu Nitơ
Natri anh vẫn chờ, năm nay 23 tuổi
Đuổi 24 Magiê
Về quê Nhôm 27
Nhảy 31 Photpho
32 đốt Lưu huỳnh
Clo mình 35,5
39 đó Kali
Canxi tròn 40
55 bác Mangan
56 hàn Sắt nguội
64 cậy thím Đồng
65 là bác Kẽm
108 cụ Bạc vẫn chờ

Cụ Bari 137
Đón chờ biên giới là kị Thuỷ ngân 201
Tất cả chị Hoá chúng tôi sẽ theo các bạn học sinh suốt đời.
Ví dụ 1: Hãy tính phân tử khối của H
2
O
GV hướng dẫn HS HS giải bài tập
- Xác định số nguyên tử của hidro, oxi có trong
hợp chất.
- Nguyên tử khối của H, O bằng bao nhiêu ?
- Để tính được PTK của nước ta lấy NTK của
H nhân số nguyên tử H; NTK của O nhân với
số nguyên tử O. Thực hiện phép cộng 2 kết
quả với nhau ta được PTK của H
2
O.
- Lưu ý:
+ Để xác định số nguyên tử của mỗi nguyên tố
phải lấy chỉ số ở dưới chân ký hiệu hóa
học( chỉ số là 1 không ghi).
+ Cách tính tương tự cho các chất khác.
- Có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử O.

- NTK của: H bằng 1, O bằng 16.
- PTK của H
2
O = (1 . 2) + (16 .1)
= 18 (đ.v.C)
BT: Tính PTK của các chất sau:
a. Axit sunfuric H

2
SO
4
.
b. Amoniac NH
3
.
c. Clo Cl
2
.
GV thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông 4
Giải pháp hữu ích Giúp học sinh làm tốt một số dạng bài tập hóa học cơ bản lớp 8
Ví dụ 2: Tính phân tử khối của kali penmanganat, tạo bởi 1K, 1Mn và 4O.
GV hướng dẫn HS giải bài tập
- Cho biết số nguyên tử của mỗi nguyên tố
trong hợp chất.
- Lần lượt lấy NTK của K nhân số nguyên tử
của K, NTK của Mn nhân số nguyên tử Mn,
NTK của O nhân số nguyên tử O và thực hiện
phép cộng các kết quả ta được PTK của hợp
chất.
- Lưu ý: Cách tính tương tự cho các hợp chất
khác.
- 1K, 1Mn, 4O.
- PTK = 39 . 1 + 55 . 1 + 16 . 4 = 158 đ.v.C
BT: Tính phân tử khối của:
a. Cacbon đioxit, biết phân tử có 1C, 2O
b. Khí metan, biết phân tử gồm 1 C, 4 H.
c. Axit nitric, biết phân tử gồm 1H, 1 N, 3 O.
3.2. Dạng 2: Lập công thức hóa học của một chất khi biết hóa trị các nguyên tố:

Để lập được công thức hoá học của một chất HS phải nắm được hoá trị của một nguyên tố.
GV cho học sinh học bài vè hoá trị:
• Kali, Iôt, Hidro, Natri với Bạc, Clo một loài là hoá trị I, bạn ơi.
Nhớ ghi cho rõ kẽo rồi lại quên.
• Magiê, Sắt, Kẽm, Thuỷ ngân, Oxi, Đồng đấy cũng gần Bari,
cuối cùng thêm chú Canxi hoá trị II đó có ngày nào quên.
• Sắt, Nhôm hoá trị III lần. Ghi sâu trong óc khi cần nhớ ngay.
• Cacbon, Silic là đây hoá trị IV đó có gì khó khăn.
• Nitơ rắc rối nhất đời I, II, III, IV khi thời thứ V.
• Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm, xuống II, lên VI, lại nằm thứ IV.
Tất cả chị hoá chúng tôi sẽ theo các bạn học sinh suốt đời.
Ví dụ 1: Lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi Lưu huỳnh hoá trị (VI) và oxi.
GV hướng dẫn HS Giải bài tập
- Viết công thức hoá học dạng chung
với chỉ số chưa biết tương ứng là x, y
kèm theo hóa trị.
- Áp dụng quy tắc hoá trị: a.x = b.y
- Áp dụng quy tắc trên và thay các giá
trị tương ứng.
- Lập tỉ lệ x/y và từ đó suy ra giá trị
của x và y( Nếu tỉ lệ x/y chưa tối giản
phải rút gọn đến tối giản).
- Thế x và y tương ứng vào công thức
tổng quát ta được công thức đúng của
hợp chất.
- Công thức tổng quát:

VI II
x y
S O

- Áp dụng quy tắc hoá trị: a.x = b.y
=> VI . x = II . y
- Chuyển thành tỉ lệ
1
3
x II
y VI
= =

x = 1, y =3
- Công thức hoá học : SO
3
GV thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông 5
Giải pháp hữu ích Giúp học sinh làm tốt một số dạng bài tập hóa học cơ bản lớp 8
- Lưu ý: hoá trị ghi bằng chữ la mã
( chỉ số là 1 thì không ghi ).
- Áp dụng tương tự cho các hợp chất
khác.
Ví dụ 2: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Ca (II) và nhóm (NO
3
) hóa trị I.
GV hướng dẫn HS thực hiện
- Viết công thức hóa học dạng tổng quát với
chỉ số chưa biết là x và y(coi nhóm nguyên tử
giống như 1 nguyên tử).
- Áp dụng quy tắc hóa trị: a .x = b . y
Áp dụng cho công thức vừa lập được và thay
các giá trị tương ứng.
- Lập tỉ lệ x/y và suy ra x và y tương ứng. Thế
x và y vào công thức tổng quát ta được công

thức đúng của hợp chất.
- Gọi công thức hóa học của hợp chất là:
II I
x 3 y
Ca (NO )
- Áp dụng quy tắc hóa trị: a . x = b . y
=> II . x = I . y
=>
x I 1
y II 2
= =
=> x = 1 và y = 2
=> Công thức của hợp chất là Ca(NO
3
)
2
BT: Lập công thức hoá học của những hợp chất sau:
a. P(III) và H;
b. Fe (III) và O.
c. Na(I) và (OH) hóa trị I;
d . Cu (II) và (SO
4
) hóa trị II.
3.3. Dạng 3: Tính hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất:
Ví dụ 1: Tính hóa trị của sắt trong hợp chất Fe
2
O
3
.
GV hướng dẫn HS giải bài tập

- Ghi lại công thức hóa học của hợp chất
kèm theo các giá trị đã biết và chưa biết.
- Áp dụng quy tắc hóa trị: a.x = b.y
- Áp dụng quy tắc vào hợp chất trên,
thay các giá trị đã biết và suy ra giá trị
chưa biết trong hợp chất.
- Kết luận về hóa trị của sắt trong hợp
chất.
-
a II
2 3
Fe O
- Áp dụng quy tắc hóa trị: a.x = b.y
=> a. 2 = II. 3 =>
II . 3
a = = 3
2
- Vậy, hóa trị của sắt trong hợp chất Fe
2
O
3
là III.
Ví dụ 2: Tính hóa trị của nhóm (SO
4
) trong hợp chất H
2
SO
4
.
GV hướng dẫn HS giải bài tập

- Gọi hóa trị của nhóm SO
4
là b.Ghi lại công
thức hóa học của hợp chất kèm theo hóa trị và
chỉ số(hóa trị chưa biết thì gọi là a hoặc b
tương ứng).
- Áp dụng quy tắc hóa trị: a.x = b.y. Thay các
giá trị đã biết vào biểu thức và suy ra giá trị
cần tìm(coi nhóm nguyên tử như 1 nguyên tử).
- Kết luận về hóa trị của nhóm (SO
4
) trong
hợp chất.
-
I
2 4
H SO
b
- Áp dụng quy tắc hóa trị: a.x = b.y
=> I.2 = b.1 = >
I.2
b= 2
1
=
=> Hóa trị của nhóm (SO
4
) trong hợp chất
H
2
SO

4
là II.
GV thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông 6
Giải pháp hữu ích Giúp học sinh làm tốt một số dạng bài tập hóa học cơ bản lớp 8
- Lưu ý: Kết quả là số tự nhiên nhưng hóa trị
phải ghi là số La Mã.
3.4. Dạng 4: Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng: Để làm được dạng bài tập này, học
sinh cần phải học thuộc các công thức sau:
m
n m n M
M
= → = ×
n: số mol(mol).
M: khối lượng mol (g) .

m
M
n
→ =
m: khối lượng chất(g).
Ví dụ 1 : Cho biết 0,25mol khí CO
2
có khối lượng bao nhiêu gam?
GV hướng dẫn HS Giải bài tập
- Hướng dẫn HS cách tóm tắt đề
- Yêu cầu HS nhắc lại công thức tính khối
lượng ? từ đó vận dụng vào đối với chất cụ
thể.
- Công thức trên đại lượng nào đã biết và
chưa biết?

- Hướng dẫn HS tính
2
CO
M
.
- Thay các giá trị n, M đã biết vào công thức
(1) ta được khối lượng của CO
2
.
- Tóm tắt
n
CO2
= 0,25 mol
m
CO2
= ?
-
2 2 2
CO CO CO
m n . M=
(1)
- Khối lượng mol của CO
2


2
CO
M
= 12 + ( 2.16) = 44(g)
- Khối lượng của CO

2

2 2 2
CO CO CO
m n . M=
= 0,25 . 44 = 11(g).
BT1:Tính khối lượng của những lượng chất sau:
a) 0,5 mol nguyên tử N ; 0,1 mol nguyên tử Cl; 3 mol nguyên tử O
b) 0,5 mol phân tử N
2
; 0,1 mol phân tử Cl
2
; 3 mol phân tử O
2
.
c) 0,8 mol H
2
SO
4
; 0,5 mol CuSO
4
.
Ví dụ 2: Tính số mol của 16g lưu huỳnh S.
GV hướng dẫn HS giải bài tập
- Nêu lại công thức tính số mol? Áp dụng cho
chất cụ thể là S.
- Trong công thức trên, đại lượng nào đã biết?
- M
S
là bao nhiêu?(NTK của S).

- Thay các giá trị đã m, M đã biết vào (1) ta
được số mol của 16g S.
-
S
S
S
m
n
M
=
(1)
=>
S
S
S
m
16
n = = 0,5(mol)
M 32
=
BT2: Hãy tính số mol của : 28g Fe; 64 g Cu; 5,4 g Al.
Ví dụ 3: 0,25 mol chất khí X chứa 8 gam chất khí đó. Hãy tính khối lượng mol của chất khí
đó?
GV hướng dẫn HS giải bài tập
- Yêu cầu HS tóm tắt đề. - Tóm tắt: n
X
= 0,25mol
m
X
= 8g

GV thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông 7
Giải pháp hữu ích Giúp học sinh làm tốt một số dạng bài tập hóa học cơ bản lớp 8
- Hãy nêu lại công thức tính khối lượng mol.
Áp dụng cho chất khí X.
- Thay các giá trị n, m đã biết vào công thức
(1) ta được khối lượng mol của X.
Tính M
X
= ?
-
X
X
X
m 8
M = = 32(g)
n 0,25
=

3.5. Dạng 5: Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí(đktc): Để làm được dạng bài
tập này, học sinh cần học thuộc các công thức sau:

22,4
22,4
V
n V n
= → = ×
n: số mol ( mol).
V: thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn (l).
Ví dụ 1: Cho biết 0,25 mol CO
2

ở (đktc) có thể tích là bao nhiêu lít?
BT: Tính thể tích khí ( đktc) của :
0,175mol CO
2
; 1,25 mol H
2
; 3 mol N
2
.
Ví dụ 2: Tính số mol của 5,6 lít khí CO
2
ở đktc.
GV hướng dẫn HS giải bài tập
- Hãy nêu lại công thức tính số mol theo thể
tích(đktc).
- Giá trị nào đã biết? Thay vào công thức sẽ
tính được số mlo của CO
2
.
- Số mol củakhí CO
2
(đktc):
2
2
CO
CO
V
5,6
n 0,25( )
22,4 22,4

mol= = =
3.6. Dạng 6: Tìm khối lượng chất tham gia và sản phẩm dựa vào phương trình hoá học(yêu
cầu học sinh học thuộc các công thức chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất).
GV: Hướng dẫn HS các bước bài toán dạng này như sau:
- Tính số mol của chất theo dữ kiện đề bài cho theo công thức:
m
n
M
=
.
- Viết PTHH xảy ra.
- Dựa vào PTHH lập tỉ lệ số mol giữa các chất. Áp dụng quy tắc tam xuất để tính số mol
của các chất theo yêu cầu đề bài dựa vào số mol của chất đã biết.
- Tính khối lượng các chất theo yêu cầu đề ra theo công thức:
m n M
= ×
.
GV thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông 8
GV hướng dẫn HS Giải bài tập
- Hướng dẫn HS cách tóm tắt
- Nhắc lại công thức tính thể tích CO
2
- Xác định đại lượng đã biết và chưa
biết?
- Thay giá trị n vào công thức (1) tính
V
CO2
- Tóm tắt
n
CO2

= 0,25 mol
V
CO2
=?
2 2
CO
n .22,4
CO
V =
- Thể tích khí CO
2

2 2
CO
n .22,4 = 0,25.22,4=5,6(l)
CO
V =
Giải pháp hữu ích Giúp học sinh làm tốt một số dạng bài tập hóa học cơ bản lớp 8
Ví dụ 1: Cho phản ứng hóa học sau:
CaCO
3

0
t
→
CaO + CO
2
Tìm khối lượng CaCO
3
cần dùng để điều chế được 42 g CaO.

GV hướng dẫn HS Giải bài tập
- Tìm số mol CaO sinh ra sau phản
ứng.
- Tìm số mol CaCO
3
tham gia phản
ứng dựa vào quy tắc tam xuất.
- Tìm khối lượng CaCO
3
cần dùng :
Áp dụng công thức tinh m và thay các
giá trị đã biết.
- Số mol CaO sinh ra sau phản ứng :

42
0,75( )
56
CaO
CaO
CaO
m
n mol
M
= = =
- CaCO
3

0
t
→

CaO + CO
2
1 mol 1 mol 1 mol

3
CaCO
n =
? 0,75 mol
- Số mol CaCO
3
tham gia phản ứng là:
3
1.0,75
0,75( )
1
CaCO
n mol= =
- Khối lượng CaCO
3
cần dùng :
3 3
. 0,75.100 75( )
CaCO CaCO
m n M g= = =
Ví dụ 2: Nung đá vôi, thu được vôi sống và khí cacbonic theo phương trình hóa học sau:
CaCO
3

0
t

→
CaO + CO
2
a) Viết phương trình hoá học
b) Tìm khối lượng vôi sống CaO thu được khi nung 50 g CaCO
3
?
GV hướng dẫn HS giải bài tập
- Trong đề bài đại lượng nào đã biết?
=> Tính số mol của chất đó(trước khi tính số
mol cần tính M ra nháp)
- Viết PTHH của phản ứng.
- Lập tỉ lệ số mol và suy ra số mol các chất
cần tính theo quy tắc tam xuất.
- Áp dụng công thức tính khối lượng tính khối
lượng của CaO thu được.
- Số mol của CaCO
3
:

3
CaCO
m 50
n = = 0,5(mol)
M 100
=
- PTHH của phản ứng:
CaCO
3


0
t
→
CaO + CO
2
1mol 1mol 1mol
0,5mol n
CaO
=?
Số mol của CaO là:
CaO
0,5.1
n = 0,5(mol)
1
=
- Khối lượng của CaO thu được sau phản
ứng:
m
CaO
= n.M = 0,5.56 = 28(g)
3.7. Dạng 7: Tìm thể tích chất khí tham gia và sản phẩm dựa vào phương trình hoá
học( yêu cầu học sinh học thuộc các công thức chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích của chất
khí ở đktc).
GV hướng dẫn các bước giải bài toán dạng này như sau:
GV thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông 9
Giải pháp hữu ích Giúp học sinh làm tốt một số dạng bài tập hóa học cơ bản lớp 8
- Tính số mol theo dữ kiện đề cho theo công thức:
22,4
V
n

=
hoặc
m
n
M
=
- Viết PTHH của phản ứng.
- Dựa vào PTHH lập tỉ lệ số mol và suy ra số mol của các chất cần tính theo yêu cầu.
- Tính thể tích các chất theo công thức:
22,4V n
= ×
Ví dụ 1: Cacbon cháy trong không khí sinh ra khí cacbonic CO
2
. Biết cacbon cháy trong
không khí tức là tác dụng với oxi:
a) Viết phương trình hoá học xảy ra.
b) Tìm thể tích khí cacbonic CO
2
(đktc) sinh ra, nếu có 3 g cacbon tham gia phản ứng?
GV hướng dẫn HS Giải bài tập
- Tìm số mol khí oxi tham gia phản
ứng :
- Hướng dẫn viết PTHH của phản ứng
- Tìm số mol CO
2
sinh ra sau phản
ứng dựa vào PTHH áp dụng quy tắc
tam xuất.
- Tìm thể tích khí CO
2

(đktc) sinh ra
theo công thức
22,4V n
= ×
:
- Số mol khí oxi tham gia phản ứng
m 3
0,25( )
M 12
C
n mol= = =
- C + O
2

0
t
→
CO
2
1mol 1 mol
0,25mol
2
?
CO
n =
Số mol của CO
2
sinh ra là :
2
CO

0,25.1
n 0,25( )
1
mol= =
- Thể tích khí CO
2
(đktc) sinh ra là:
2
22,4. 22,4 . 0,25 5,6( )
CO
V n l= = =
Ví dụ 2: Sắt tác dụng với axit clohidric :
Fe + 2HCl

FeCl
2
+ H
2
Nếu có 2,8 g sắt tham gia phản ứng , em hãy tìm :
a) Thể tích khí H
2
thu được (đktc)
b) Khối lượng axit clohidric cần dùng?
• Đây là bài toán kết hợp. Vì vậy, yêu cầu HS phải nhớ được tất cả các công thức
chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất; giữa thể tích chất khí và lượng chất.
GV hướng dẫn HS giải bài tập
- Yêu cầu HS tóm tắt đề bài.
- Tính số mol của sắt theo công thức
m
n

M
=
:
- Viết PTHH của phản ứng.
- Dựa vào PTHH tính số mol của H
2
; HCl theo
quy tắc tam xuất.
- Tóm tắt:
2,8g Fe + HCl

FeCl
2
+ H
2
Tính: a.
2
H
V
(đktc).
b. m
HCl.
- Số mol của Fe là:

Fe
m 2,8
n 0,05(mol)
M 56
= = =
- PTHH của phản ứng:

Fe + 2HCl

FeCl
2
+ H
2
1mol 2mol 1mol
GV thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông 10
Giải pháp hữu ích Giúp học sinh làm tốt một số dạng bài tập hóa học cơ bản lớp 8
- Tính thể tích của H
2
theo công thức
22,4V n
= ×
và khối lượng HCl theo công thức
m n M
= ×
:
0,05mol n
HCl=?
2
H
n ?=
a.Số mol của H
2
là:

2
H
0,05.1

n 0,05(mol)
1
= =
Thể tích của H
2
là:
2
H
V 22,4.n = 22,4.0,05 = 1,12(l)=
b.Số mol của HCl là :
HCl
0,05.2
n = 0,1(mol)
1
=
Khối lượng của HCl là:
HCl
n.M = 0,1 . 36,5 =3,65(g)m =
.
3.8. Dạng 8: Tính nồng độ phần trăm của dung dịch và các bài toán liên quan: Để tính
được nồng độ phần trăm của dung dịch cần học thuộc các công thức sau:
% 100% %
100%
ct dd
ct
dd
m m
C m C
m
= × → = ×

C%: nồng độ phần trăm (%).
m
ct
: khối lượng chất tan (g) .
m
dd
: khối lượng dung dịch (g).

100%
%
ct
dd
m
m
C
→ = ×
Ví dụ 1: Hoà tan 15 g NaCl vào 45 g nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch?
GV thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông 11
GV hướng dẫn HS Giải bài tập
- Hướng dẫn HS cách tóm tắt
- Nhắc lại công thức tính nồng độ phần
trăm
- Xác định đại lượng đã biết và chưa
biết?
- Y/C HS tính khối lượng dung dịch
NaCl.
- Áp dụng công thức (1) và thay các
giá trị đã biết để tính nồng độ phần
trăm của dung dịch.
- Tóm tắt

m
ct(NaCl)
=15g.
2
dm(H )
m
O
= 45g.
C%
dd( NaCl)
=?
( )
( )
( )
%
ct NaCl
NaCl
dd NaCl
m
C
m
=
.100%(1)
Khối lượng dung dịch NaCl:
m
dd
= m
ct
+m
dm

= 45+15= 60(g)
Nồng độ phần trăm của dung dịch NaCl


ct
( )
dd
m
15
% .100% .100% 25%
m 60
NaCl
C = = =
Giải pháp hữu ích Giúp học sinh làm tốt một số dạng bài tập hóa học cơ bản lớp 8
Ví dụ 2: Một dung dịch CuSO
4
có nồng độ phần trăm là 20%. Tính khối lượng của
CuSO
4
có trong 150g dung dịch CuSO
4
.
Ví dụ 3: Hòa tan 15 gam đồng (II) sunfat CuSO
4
vào nước thu được dung dịch có nồng độ
15%. Tính khối lượng dung dịch thu được.
GV hướng dẫn HS giải bài tập
- Hướng dẫn HS tóm tắt đề
- Nhắc lại công thức tính m
dd

. Xác định các đại
lượng đã biết. Thay các giá trị đã biết vào
công thức suy ra khối lượng dung dịch.
- Tóm tắt đề:
4)
ct(CuSO
m ?=
4
CuSO
C% 15%=
4
dd(CuSO )
m ?=
- Khối lượng dung dịch CuSO
4
10% là:
4
ct
dd(CuSO )
m .100%
15.100
m = 100( )
C% 15
g= =
BT: Tính:
a. Nồng độ phần trăm của 600 g dung dịch chứa 20g KCl.
b. Tính khối lượng của NaNO
3
có trong 2 kg dung dịch 10%.
c. Tính khối lượng của dung dịch K

2
SO
4
10% chứa 5 gam chất tan.
3.9. Dạng 9: Tính nồng độ mol( hay nồng độ dung dịch ) và các bài tập liên quan:
M M
n
C n C V
V
= → = ×
n: số mol, V: thể tích (l), C
M
: nồng độ mol ( M hay mol/ l)

M
n
V
C
→ =

Ví dụ 1: Trong 0,2 lít dung dịch có hoà tan 16g CuSO
4
. Tính nồng độ mol của dung dịch.
GV thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông 12
GV hướng dẫn HS Giải bài tập
- Hướng dẫn HS cách tóm tắt
- Nhắc lại công thức tính m
ct
- Xác định đại lượng đã biết và chưa
biết?

- Áp dụng công thức (1) và thay các
giá trị đã biết để tính khối lượng
CuSO
4
.
- Tóm tắt
4
dd(CuSO )
m 150g=
.
4
CuSO
C% 20%=
4)
ct(CuSO
m ?=
- Khối lượng CuSO
4
có trong 150g dung dịch là:
4
4
dd( uSO )
( uSO )
. %
150.20
= 30(g)
100% 100
C
ct C
m C

m = =
Giải pháp hữu ích Giúp học sinh làm tốt một số dạng bài tập hóa học cơ bản lớp 8
Ví dụ 2: Hãy tính số mol của 100ml dung dịch natri hiđroxit NaOH 1M.
GV hướng dẫn HS giải bài tập
- Từ công thức tính C
M
hãy suy ra công thức
tính số mol.
- Những đại lượng nào đã biết, chưa biết?
- Đổi 100ml ra đơn vị là lit.
- Áp dụng công thức (1) để tính số mol.
- n = C
M
. V (1)
Với: C
M
= 1M
V = 100ml = 0,1l
- Số mol của dung dịch là:
N
NaOH
= C
M
. V = 1 . 0,1 = 0,1(mol)
Ví dụ 3: Hãy tính thể tích của 0,25 mol dung dịch muối ăn NaCl 1M.
GV hướng dẫn HS giải bài tập
- Từ công thức tính C
M
hãy suy ra công thức
tính thể tích.

- Những đại lượng nào đã biết, chưa biết?
- Áp dụng công thức (1) để tính thể tích dung
dịch.
-
M
n
V =
C
(1)
Với: n = 0,25 mol.
C
M
= 1M
- Thể tích của dung dịch muối ăn là:
M
n 0,25
V = = = 0,25(l) = 250(ml)
C 1
BT: Tính :
a) Nồng độ mol của 1 mol KCl trong 750 ml dung dịch .
b) Số mol của 150ml dung dịch BaCl
2
2M.
c) Thể tích của 0,05 mol dung dịch CuSO
4
4M.
3.10. Dạng10: Tính tỉ khối của chất.

/
A

A B
B
M
d
M
=
M
A
: Khối lượng mol của khí A(g)
M
B
: Khối lượng mol khí B (g)
GV thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông 13
GV hướng dẫn HS Giải bài tập
- Nhắc lại công thức tính nồng độ mol
- Xác định đại lượng đã biết và chưa
biết?
- Nhắc lại công thức tính số mol theo
khối lượng CuSO
4
.
- Tính
4
CuSO
M
.
- Ap dụng công thức tính số mol tính
ra số mol của CuSO
4
.

- Tính nồng độ mol của dung dịch dựa
vào công thức (1).
M
n
C
V
=
(1)
4
4
4
CuSO
CuSO
CuSO
m
n
M
=

4
CuSO
M
= 64+32+(4 .16) = 160(g)
Số mol của CuSO
4
là:
4
16
0,1( )
160

CuSO
n mol= =
Nồng độ mol của dung dịch CuSO
4
là:
4
( )
n 0,1
0,5( )
V 0,2
M CuSO
C M= = =
Giải pháp hữu ích Giúp học sinh làm tốt một số dạng bài tập hóa học cơ bản lớp 8
/
( 29)
29
A A
A KK kk
KK
M M
d M
M
= = =
Ví dụ 1: Khí oxi năng hay nhe hơn khí hidro bao nhiêu lần?
Ví dụ 2: Một chất khí X có tỉ khối so với khí oxi là 1,375. Hãy tính khối lượng mol của khí
X.
GV hướng dẫn HS giải bài tập
- Từ công thức tỉ khối của khí A so với khí B.
Hãy suy ra công thức tính khối lượng mol của
khí B.

- Áp dụng khi B là khí O
2
.

-Kết luận.
- Từ công thức:
A
A/B A A/B B
B
M
d = =>M =d .M
M
Với
2
A/O
d =1,375
=>
2 2
A A/O O
M = d . M = 1,375 . 32 = 44(g)
Vậy, khối lượng mol của khí X là 44 gam.
Ví dụ 3: Một chất khí A nặng hơn không khí là 2,207 lần. Hãy tính khối lượng mol của
khí A.
GV hướng dẫn HS giải bài tập
- Nêu công thức về tỉ khối của khí A so với
không khí. Từ đó suy ra cách tính M
A
.
- Áp dụng công thức vừa tìm được để tính.
- Kết luận.

- Từ công thức:
A
A/KK A A/KK
M
d = =>M =d .29
29
Với d
A/KK
= 2,207
=>
A A/KK
M =d .29 = 2,207 . 29 = 64(g)
Vậy, khối lượng mol của khí A là 64g.
BT1: Có những khí sau: N
2
, O
2
, Cl
2
, CO, CO
2
Hãy cho biết :
a) Những khí nào nặng hay nhe hơn khí hidro và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần?
b) Những khí nào nặng hay nhe hơn không khí và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần?
BT2: Tìm khối lượng mol của những khí :
a) Có tỉ khối đối với khí oxi là 0,0625.
b) Có tỉ khối đối với không khí là 1,172.
Tóm lại:
GV thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông 14
GV hướng dẫn HS Giải bài tập

- Tính phân tử khối của O
2


H
2
.
- Nhắc lại công thức tính tỉ khối và áp
dụng tính.
- Kết luận.
-GV: Dựa vào tỉ khối giải thích được
tại sao bong bóng bơm khí hidro lại
bay lên cao được còn thổi bằng hơi thì
không bay lên cao được, do khí hidro
nhẹ hơn không khí.

2
O
M
= 16.2 = 32(g);

2
H
M
= 1.2 = 2 (g)
2
2/H
2
2
O

O
H
M
32
d = = =16
M 2
Khí oxi nặng hơn khí hidro 16 lần.
Giải pháp hữu ích Giúp học sinh làm tốt một số dạng bài tập hóa học cơ bản lớp 8
Đây là những dạng bài tập cơ bản nhất trong chương trình hóa học lớp 8 và cũng là các
dạng bài tập cơ sở cho các lớp tiếp theo. Với tình hình thực tế học tập của học sinh ở địa
phương, phần đông các em còn tính toán chậm, khả năng tính toán của các em còn yếu, do đó
giáo viên không nên đòi hỏi quá cao ở các em. Vì vậy, giáo viên chỉ nên hướng dẫn những bài
tập tương đối đơn giản, ngắn gọn để góp phần giúp các em nắm được kĩ năng giải bài tập, hỗ
trợ cho tiết học sau có hiệu quả hơn trong việc tiếp thu kiến thức mới.
4. Kết quả:
Học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài nhiều hơn, nhiều em trước đây còn rụt rè nay mạnh
dạn xung phong lên bảng giải bài tập.
Các em đã có đầu tư học môn hoá học, chuẩn bị bài và học bài đều đặn trước khi đến lớp.
Học sinh nhiều em đã có hứng thú say mê học tập môn hoá học, thích giáo viên cho bài tập về
nhà. Chất lượng bài kiểm tra được nâng cao hơn.
Sau một thời gian áp dụng đối với học sinh khối 8 của trường THCS Đạ M’rông và theo dõi
tôi thu được kết quả như sau:
Năm học 2006 – 2007 Năm học 2007 – 2008 Năm học 2008 – 2009
TSHS TMCN
(>5,0)
% TSHS TMCN
(>5,0)
% TSHS TMCN
(>5,0)
%

80 59 73.8% 56 45 80.4% 67 60 89.6%
C. PHẦN III: KẾT LUẬN
Qua giải pháp hữu ích trên, bản thân tôi rút ra một số nhận xét sau :
Người giáo viên cần đầu tư nhiều hơn khi soạn một tiết lên lớp, không coi nhẹ việc hướng dẫn
HS về nhà.
Tạo cho HS tính chủ động tự giác học và làm bài ở nhà, kích thích hứng thú học bộ môn hoá
học.
Không được coi nhẹ trong công tác kiểm tra bài cũ của học sinh, có thể kiểm tra bằng nhiều
hình thức khác nhau không nhất thiết là kiểm tra miệng(kiểm tra vở, chấm vở…).
Với rất nhiều dạng bài tập nhỏ và trải đều trong toàn bộ chương trình hóa học lớp 8. Nên giáo
viên không thể nào hướng dẫn liền một lúc cho học sinh hiểu được mà cần có sự đầu tư, cần sự
kiên nhẫn và tâm huyết, gặp dạng nào thì cố gắng giúp các em có thể vận dụng thành thạo ngay
dạng đó, cố gắng động viên các em tự làm bài tập giáo viên không nên làm thay cho các em.
Trên đây, là một số ý kiến chủ quan của bản thân tôi tự rút ra trong quá trình giảng dạy.
Tôi sẽ tiếp tục đầu tư nghiên cứu và áp dụng trong những năm học tiếp theo.
Kính mong được sự đóng góp của đồng nghiệp và Ban gám khảo để giải pháp của tôi đạt
hiệu quả cao hơn trong những năm học tiếp theo.
Đạ M’Rông , ngày 27 tháng 10 năm 2009
Giáo viên

Lê Anh Linh
GV thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông 15

×