Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Báo cáo tham luận điển hình tiên tiến cấp huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.08 KB, 7 trang )

BÁO CÁO THAM LUẬN
ĐẠI HỘI ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN CẤP HUYỆN
***
Kính thưa: quý cấp lãnh đạo - quý vò đại biểu, cùng quý thầy cô về dự Đại hội
điển hình tiên tiến cấp huyện hôm nay.
Thực hiện theo kế hoạch 5 năm phát triển Giáo dục & Đào tạo của các cấp
ngành GD Tỉnh nhà. Trường chúng tôi cũng đã xây dựng và tổ chức thực hiện
nhiệm vụ 5 năm của ngành đặt ra. Cho đến thời điểm này, chúng tôi có thể báo
cáo lại những công việc mình đã làm cùng với những kết quả đạt được trong thời
gian qua. Từ đó có thể đánh giá về công tác tổ chức, quản lý trường học của đơn vò
chúng tôi, trên cơ sở đó cũng là vấn đề để trao đổi rút kinh nghiệm với đơn vò bạn.
Hôm nay, được sự cho phép của Ban tổ chức, thay mặt cho trường tôi xin
phép được báo cáo tham luận 03 nội dung, liên quan đến tình hình thực hiện nhiệm
vụ năm học của trường qua 5 năm thực hiện ( từ năm học: 2000 – 2001 đến năm
học: 2004 – 2005 ).
- Nội dung 1: Tình hình phát triển trường, lớp sau 05 năm.
- Nội dung 2: Những điều kiện phục vụ dạy và học.
- Nội dung 3: Chất lượng giáo dục và một số kết quả đạt được.
1. Tình hình phát triển trường, lớp từ năm 2000 đến năm 2005 :
Nhìn chung số lượng học sinh và số lớp có biến đổi nhưng không đáng kể. Số học
sinh hàng năm dao động từ 310 em đến 340 em, số lớp nhiều nhất là 10. Qua cập
nhật và theo dõi hàng năm chúng tôi thấy nguyên nhân lớp và số HS không tăng và
cũng không giảm là do:
- Vò trí đòa lí: trường không nằm ngay tại trung tâm xã mà nằm ở điểm ấp, dân
cư thưa thớt và không tập trung. Trường nằm cách trục lộ chính của xã 100
m. Mặt khác do sự bố trí các điểm trường cấp 2 trong Huyện mà cụ thể ở đây
là cụm xã Long Điền, Long Điền Đông và Long Điền Đông A là gần nhau,
cách nhau khoảng từ 3 > 4 hoặc 6 km là có 1 điểm trường. Vì vậy HS học
phân tán ở các điểm trường, do đó hàng năm không tập trung được đông HS.
Ngoài ra do học sinh ở khối Tiểu học củng giảm nên ảnh hưởng đến sự phát
triển học sinh của trường.


- Do trường đầu năm thực hiện khá tốt công tác tuyên truyền, vận động học
sinh đến trường nên số học sinh nghỉ học cũng không đáng kể. Góp phần duy
trì só số, duy trì lớp và không làm ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển học sinh
của trường.
2. Những điều kiện phục vụ dạy và học :
2.1. Về đội ngũ CB-GV-NV của trường : hàng năm có tăng về số lượng và
chất lượng. Cụ thể như:
- Năm học: 2000 – 2001: tổng số đội ngũ: 16/08 nữ. ( BGH: 01, GV: 13, NV:
02). Trình độ CM: GV đạt chuẩn 12 + 3 là: 08 chiếm 61,5%. Chưa đạt chuẩn
với số lượng GV đướng lớp giảng dạy, vẫn còn thiếu GV giảng dạy ở một số
bộ môn như: Thể dục, Nhạc, Hoạ, Công nghệ ( Kỹ thuật); buộc chúng tôi
phải phân công GV dạy chéo môn hoặc không dạy ( Nhạc, Hoạ ).
- Năm học: 2004 – 2005: tổng số đội ngũ: 27/13 nữ. ( BGH: 02, GV: 22, NV:
03). Trình độ CM: GV đạt chuẩn 12 + 3 là: 21 chiếm 95,5%.
Với đội ngũ trên chúng tôi nhận thấy: tỉ lệ tăng trung bình hàng năm là: 13,8%.
Tỉ lệ GV đứng lớp giảng dạy của trường đạt 2,4% (vượt chuẩn). Với số lượng ấy
chúng tôi phân bổ dạy đầy đủ các môn theo quy đònh của Bộ GD-ĐT, nếu trường
hợp GV dạy chưa đủ chuẩn thì chúng tôi phân công cho GV ấy dạy thêm các tiết ôn
bồi dưỡng HSG và phụ đạo HS yếu, kém.
Nói về GV thì chúng tôi thấy đa số là GV trẻ, nhiệt tình, ý thức kỷ luật khá cao,
được đào tạo đủ chuẩn đáp ứng được tình hình đổi mới về nội dung, phương pháp
dạy học. Song về kinh nghiệm và về tổ chức quản lý lớp thì còn “non yếu”, chưa
có kinh nghiệm và bề dày thành tích trong giảng dạy.
Qua các số liệu và nhận đònh trên chúng tôi rút ra bài học kinh nghiệm về công
tác này như sau:
- Nên tăng cường công tham mưu và báo cáo với lãnh đạo các cấp về tình hình
đội ngũ, về số lượng - chất lượng, thiếu hay đủ ở các bộ môn để lãnh đạo có
kế hoạch phân bổ hàng năm.
- Lập kế hoạch cử hoặc động viên GV đi học các lớp chuyên tu đào tạo đủ
chuẩn, học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn ( trên chuẩn ) để tăng

cường về chất lượng đội ngũ đáp ứng được tình hình đổi mới hiện nay. Năm
2000 trường chúng tôi có 01 GV học xong lớp Đại học chuyên tu; từ năm
2001 > 2004 đưa 06 GV đi học lớp chuyên tu 12 + 3, 02 GV học Đại học, 01
nhân viên học lớp trung cấp kế toán và kết quả đến cuối năm 2004 đậu 08,
01 đang thi.
- Việc đội ngũ CB-GV còn “non yếu” thiếu kinh nghiệm là do đa số GV của
trường đều là người từ nơi khác đến công tác, dân đòa phương rất ít ( chỉ có
02 hiện là nhân viên ), một số thì mới lập gia đình, chỗ ăn ở, nghỉ ngơi gặp
khó khăn, không thuận đường đi lại. Nên đa số GV được phân công về trường
công tác từ 1 > 2 năm là xin chuyển trường về gần nhà, gần gia đình rồi gần
nơi công tác năm học mới số GV trẻ lại về số GV cũ ra đi, do đó số lượng
và chất lượng không được bình ổn. Tuy khó khăn như vậy , trong những năm
gần đây chúng tôi cũng cố gắng tìm giải pháp khắc phục bằng cách tham
mưu với lãnh đạo xin bố trí GV về trường công tác nên là người đòa phương
hoặc có nhà gần trường, dễ đi lại hoặc GV ở xa mà có ý muốn công tác lâu
dài tại trường. Do trường thuộc xã nghèo diện 135 có nhiều chế độ ưu đải
đặc biệt nên chúng tôi cũng yêu cầu GV về trường phải viết cam kết thực
hiện công tác 05 năm tại trường rồi mới nhận và chi trả chế độ trên. ( có văn
bản hướng dẫn và chỉ đạo ). Mặt khác GV về trường công tác khi hết tập sự
chúng tôi cũng tạo điều kiện cho GV vay vốn ngân hàng để mua xe làm
phương tiện đi lại công tác được dễ dàng.
2.2. Về CSVC, kỹ thuật của nhà trường sau 5 năm xây dựng và phát triển :
Nhìn chung có phát triển theo từng năm.
2.2.1. Về phòng học :
- Năm học: 2000 – 2001: có 07 phòng ( gồm: 04 phòng học bán cơ bản, 02
phòng học cây dầu lợp tol, 01 văn phòng làm việc ).
- Đến năm học: 2004 – 2005: có 10 phòng ( gồm: 06 phòng lầu, 04 phòng bán
cơ bản). Có đủ tạm các phòng làm việc. Có hàng rào bảo vệ, sân chơi cho
HS.
2.2.2. Về các trang thiết bò và ĐDDH :

Ở năm học: 2000 – 2001 thư viện chỉ có SGK học sinh, SGV, sách tham khảo
và một số tài liệu khác. Thiết bò, ĐDDH, đồ thực hành, thí nghiệm thiếu thốn rất
nhiều, phần lớn “dạy chay, học chay”. Nhưng cho đến thời điểm này, phải nói
trường chúng tôi được trang bò khá đầy đủ về các trang thiết bò – ĐDDH, dụng cụ
thực hành, thí nghiệm, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, sách báo Đặc biệt là
được trên cấp cho 01 phòng máy vi tính với số lượng là 09 máy, một số phương tiện
nghe nhìn, bước đầu đáp ứng được nhu cầu cập nhật thông tin, quản lý hành chính
và phổ cập tin học trong trường.
Sở dó chúng tôi có được CSVC như trên là do:
- Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chính quyền đòa phương, của ngành GD
huyện nhà và sự tham mưu tích cực của ban lãnh đạo nhà trường về công tác
xây dựng và phát triển trường sở.
- Trường thuộc xã nghèo diện 135 nên được Dự án phát triển THCS đầu tư xây
dựng và cung cấp các trang thiết bò phục vụ dạy – học.
- Việc thực hiện kế hoạch duy tu sửa chữa đầu năm, được chúng tôi quan tâm
và có nhiều cố gắng trong công tác kiến thiết, cải tạo nâng cấp lại các phòng
học, nơi làm việc, các phòng ban, kho chứa ĐDDH, khuôn viên sân trường,
trồng cây xanh bóng mát bằng cách tăng cường nguồn kinh phí trong và
ngoài ngân sách, chi tiêu tiết kiệm các mục khác và dành chi cho xây dựng,
sửa sang trường sở. Tuy nhiên, trong thời gian tới với CSVC như thế , số HS
không nhiều, nguồn thu phí đạt thấp ( do HS thuộc diện nghèo đông )chúng
tôi cũng rất cần sự hỗ trợ của ban ngành các cấp trong công tác duy tu sửa
chữa hàng năm.
3. Chất lượng giáo dục :
3.1. Chất lượng 02 mặt giáo dục :
3.1.1. Về hạnh kiểm :
Theo thống kê và đánh giá hàng năm về mặt hạnh kiểm, hành vi đạo đức, phong
cách học sinh cũng có nhiều bước chuyển biến tích cực. Tỉ lệ HS có hạnh kiểm Khá
– Tốt đều tăng và Trung bình giảm, không có trường hợp HS phải rèn luyện hạnh
kiểm trong hè. Như so sánh năm học: 2001 – 2002, 2003 – 2004 và 2004 - 2005 thì:

+ Tỉ lệ khá – giỏi ở năm 2001 – 2002 là: 94,4 %; TB: 5,6 %.
+ Tỉ lệ khá – giỏi ở năm 2003 – 2004 là: 98,5 %; TB: 1,5 %.
+ Tỉ lệ khá – giỏi ở năm 2004 – 2005 là:
Đến thời điểm này trường thực hiện nghiêm túc quy đònh của Sở về quy đònh trang
phục đối với học sinh khi đến trường, trong các ngày lễ, chào cờ đầu tuần HS toàn
trường phải mặc áo trắng, quần trắng, thêu bảng tên trên áo đến trường. So với
những năm về trước thì khâu vệ sinh cá nhân và đồng phục học sinh vùng sâu còn
nhiều hạn chế, chưa được tươm tất và sạch đẹp.
Song một điều chúng tôi cũng thừa nhận trong những năm gần đây, hành vi đạo
đức và phong cách giao tiếp của nhiều học sinh trong trường có biểu hiện không
tốt. Nguyên nhân cũng do nước ta trong thời kỳ mở cửa, nền kinh tế – văn hoá đang
đà phát triển và do sự quản lý lỏng lẻo, nuông chiều con cái của một số gia đình
nên có nhiều mặt không tốt tác động đến các em từ bên ngoài xã hội làm ảnh
hưởng đến đạo đức – tác phong – thái độ giao tiếp, cách cư xử của các em không
đúng với những quy đònh và giáo dục của nhà trường. Để phát huy mặt tốt và khắc
phục các mặt xấu trên, trường chúng tôi tăng cường công tác kiểm tra và chỉ đạo
cho các bộ phận như Đoàn đội, GVCN, GVBM cần phối hợp chặt chẻ với nhau, đề
ra các nội quy, quy đònh của trường, lớp cùng những biện pháp giáo dục, xử lý học
sinh vi phạm. Củng cố đội cờ đỏ, tăng cường công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp,
sinh hoạt lớp, sinh hoạt chào cờ đầu tuần, thường xuyên nêu gương người tốt, việc
tốt, mạnh dạng phê bình và kiên quyết xử lý những em vi phạm về đạo đức. Mặt
khác GVCN cũng phải thường xuyên thông tin về cho gia đình những trường hợp
HS có biểu hiện vi phạm đạo đức để gia đình cùng với nhà trường phối hợp và có
biện pháp giáo dục các em.
3.1.2. Về học lực :
Từ khi thực hiện đại trà việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, chúng
tôi nhận thấy tinh thần thái độ và kết quả học tập của các em có hướng tăng lên.
HS tích cực và chủ động học tập hơn, thầy cô giảng dạy hăng hái và nhiệt tình hơn,
một tiết lên lớp có nhiều sự đầu tư hơn của thầy và trò. Tỉ lệ HS yếu kém giảm,
đặc biệt là không có học sinh lưu ban.

Cụ thể:
- Năm học: 2001 – 2002: khá – giỏi đạt: 37,5%; yếu: 12,9%; kém: 5,0%.
- Năm học: 2003 – 2004: khá – giỏi đạt: 41,8%; yếu: 1,8%; kém: 0,0%.
- Năm học: 2004 – 2005: khá – giỏi đạt: %; yếu: %; kém: %.
Bên cạnh đó thì số lượng HSG toàn diện còn thấp, việc tư duy của học sinh
chậm. Về mảng này chúng tôi cố gắng khắc phục bằng cách: tăng cường ôn bồi
dưỡng HSG ở tất cả các khối lớp, chỉ đạo GV khi soạn giáo án ở 1 tiết dạy phải có
nội dung kiến thức nâng cao dành cho HS khá –giỏi ở bất kỳ bộ môn nào ( phần
này trong khâu kiểm duyệt giáo án và dự giờ chúng ta ít quan tâm, GV phần lớn chỉ
truyền thụ cho hết kiến thức trong SGK, ít tìm tòi nghiên cứu soạn và dạy nâng
cao). Tăng cường phát động các phong trào thi đua đọc sách, báo ở thư viện, mua
sách tự học tập nghiên cứu để nâng cao kiến thức, kỹ năng cho mình.
3.2. Hoạt động mũi nhọn :
- Về phía học sinh: hàng năm trường đều có HSG đậu vòng huyện, vòng tỉnh.
Như :
+ Năm học: 2001 – 2002: đạt 03 giải nhất, 02 giải nhì cá nhân; 01 giải nhất tập
thể vòng Huyện; 01 giải khuyến khích vòng Tỉnh.
+ Năm học: 2002 – 2003: đạt 02 giải nhất, 01 giải nhì, 05 giải ba vòng Huyện;
01 giải khuyến khích vòng Tỉnh.
+ Năm học 2003 – 2004: đạt 01 giải nhất, 02 giải nhì, 2 giải ba cá nhân, 02 gải
nhất, 01 giải nhì tập thể ở vòng Huyện; 01 giải khuyến khích vòng Tỉnh.
+ Năm học: 2004 – 2005: đạt 02 giải nhất, 04 giải nhì, 01 giải ba cá nhân; 02
giải nhất và 01 giải ba đồng đội vòng Huyện; 01 giải khuyến khích vòng Tỉnh.
Với số liệu trên nhìn chung hàng năm chúng tôi duy trì khá tốt số lượng HSG
đạt vòng Huyện, Tỉnh. Tuy nhiên theo kết quả này vẫn đạt chưa cao, các bộ
môn đạt chưa đều năm có, năm không. Số lượng HS đạt vòng tỉnh còn khiêm
tốn, mức giải đạt chưa cao đều này chúng tôi nhận thấy do trình độ HS còn chưa
ngang tầm, đội ngũ GV còn thiếu kinh nghiệm. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ
cố gắng khắc phục các yếu điểm trên bằng cách chỉ đạo sâu sát hơn trong khâu
kiểm duyệt nội dung ôn luyện HSG, khâu tổ chức ôn ( tổ chức từ đầu năm và ở

tất cả các khối lớp ), đảm bảo về thời gian ôn luyện ( tổ chức kiểm tra chặt
chẻ ), khen thưởng kòp thời để động viên tinh thần của GV và HS.
- Về phía giáo viên: trong những năm gần đây mặc dù đội ngũ GV của trường
có nhiều thay đổi, trẻ nhưng rất nhiệt tình, có trình độ chuyên môn khá vững
vàng. Từ năm 2000 – 2001 trở lại đây, trong những lần thi GV có tiết dạy
giỏi, trường chúng tôi đều có GV dự thi và đạt giải. Nhưng số lượng vẫn còn
rất ít và chỉ đạt ở cấp Huyện.
4. Các phong trào khác và thành tích đạt được :
4.1. Phong trào TDTT : hàng năm trường đều tham gia các phong trào TDTT,
điền kinh, hội khoẻ phù đổng do huyện, tỉnh tổ chức. Kết quả đạt được:
+ Năm học: 2001 – 2002: đạt 04 huy chương đồng, 01 giải ba đồng đội vòng huyện.
+ Năm học: 2002 – 2003: đạt 03 huy chương vàng, 01 bạc, 01 đồng vòng huyện.
+ Năm học: 2003 – 2004: đạt 04 vàng, 03 bạc, 04 đồng vòng huyện; 01 bạc vòng
tỉnh.
+ Năm học: 2004 – 2005: đạt 03 vàng, 01 đồng vòng huyện, nhất toàn đoàn; 01
vàng vòng tỉnh.
4.2. Các phong trào thi đua khác :
Mặc dù trường chúng tôi với số lượng HS, GV không đông nhưng tất cả những
phong trào thi đua do cấp trên phát động thì trường chúng tôi đều tham gia, hưởng
ứng tích cực. Dù số lượng đạt giải không nhiều nhưng nó vẫn khích lệ tinh thần của
chúng tôi trong công tác tham dự học tập rút kinh nghiệm là chính.
- Phong trào thi vẽ tranh “ Chúng em nói không với cái xâu” do tỉnh tổ chức,
trường có HS đạt giải nhì ( năm học: 2002 – 2003 ).
- Phong trào TDTT do Phòng GD-ĐT Đông Hải tổ chức cho CB-CC ngành, kết
hợp các trường trong xã ở bộ môn Bóng đá đạt giải nhì.
- Phong trào thi tìm hiểu 75 năm lòch sử Đảng do tỉnh tổ chức, GV trường đạt
01 giải khuyến khích trong năm 2004 – 2005.
- Phong trào thi làm ĐDDH sáng tạo do Sở tổ chức, trường có 03 đồ dùng dự
thi kết quả đạt 02 giải, 01 khuyến khích, 01 giải nhì cũng trong năm học:
2004 – 2005.

4.3. Những thành tích tập thể đạt được trong 05 năm qua:
- Năm học: 2000 – 2001: trường tiên tiến , huyện khen – Công Đoàn vững
mạnh.
- Năm học: 2001 – 2002: trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học – Công
Đoàn vững mạnh.
- Năm học: 2002 – 2003: trường trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học –
Công Đoàn vững mạnh.
- Năm học: 2003 – 2004: trường tiên tiến , Sở khen – Công Đoàn vững mạnh.
Trên đây là một số nội dung vừa mang tính chất báo cáo cũng vừa mang tính
chất trao đổi rút kinh nghiệm trước đại hội , nếu có gì thiếu sót mong được sự góp ý
của đại biểu chúng tôi rất vui lòng tiếp thu. Trước khi dứt lời tôi xin kính chúc quý
cấp lãnh đạo, quý vò đại biểu cùng toàn thể quý thầy, cô giáo được dồi dào sức
khoẻ, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chúc đại hội thành công tốt đẹp!


×