SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG
Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt
KỲ THI HỌC SINH GIỎI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN 16
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN LỊCH SỬ
Thời gian 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4 điểm)
Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng Mười Nga 1917. Cách mạng Việt Nam đã học tập
được gì từ cách mạng tháng Mười?
Câu 2: (4 điểm)
Toàn cầu hóa là gì? Nêu những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Tại sao nói: Toàn cầu hóa
vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?
Câu 3: (4 điểm)
Trình bày khái quát quá trình đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858-1884. Qua đó hãy
rút ra nhận xét?
Câu 4: (4 điểm)
Bằng những dẫn chứng lịch sử của cách mạng Việt Nam giai đoạn 5/1941 đến 8/1945, em hãy cho biết
vì sao nói: Mặt trận Việt Minh đã chuẩn bị mọi điều kiện để dẫn đến thắng lợi của cách mạng tháng
Tám?
Câu 5: (4 điểm)
Hãy so sánh phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam qua các giai đoạn 1919-1925 và 1926-1929.
Rút ra nhận xét?
HẾT./.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG
Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt
KỲ THI HỌC SINH GIỎI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN 16
ĐÁP ÁN ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN LỊCH SỬ
Thời gian 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1:
*Ý nghĩa lịch sử: (2,5 điểm)
- Đập tan ách áp bức bóc lột của CNTB và chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở nước Nga. Lần đầu
tiên trong lịch sử , cách mạng đưa công nhân, nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội
mới – xã hội xã hội chủ nghĩa. (0,5 điểm)
- Đánh đổ CNTB ở một khâu quan trọng là đế quốc Nga, làm cho CNTB không còn là hệ thống
hoàn chỉnh, bao trùm trên thế giới. (0,5 điểm)
- Dưới ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương
Đông và phong trào công nhân ở các nước phương Tây có sự gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa đế quốc. (0,5 điểm)
- Cung cấp cho phong trào cách mạng thế giới những bài học kinh nghiệm quý giá: sự lãnh đạo
của chính đảng vô sản, vấn đề đập tan chính quyền cũ xây dựng chính quyền mới, nghệ thuật khởi nghĩa
vũ trang, chớp thời cơ… (0,5 điểm)
- Đi vào lịch sử nhân loại như một sự kiện trọng đại, mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử nhân loại
– thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại. (0,5 điểm)
* Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam: (1,5 điểm)
- Năm 1920, sau khi đọc bản “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, Nguyễn Ái
Quốc đã tìm ra được con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đi theo con đường cách mạng tháng
Mười Nga 1917: con đường cách mạng vô sản. (0,5 điểm)
- Từ kinh nghiệm thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga là được sự lãnh đạo của đảng
Bônsêvích Nga, Đảng cộng sản Việt Nam đã ra đời (3/2/1930) lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác. (0,5 điểm)
- Đảng ta cũng học tập kinh nghiệm từ cuộc cách mạng tháng Mười Nga là đoàn kết công – nông
– binh thành một khối để tạo nên sức mạnh to lớn trong cuộc đấu tranh chống đế quốc thực dân và chế
độ phong kiến. (0,5 điểm)
Câu 2:
* Toàn cầu hóa: (0,5 điểm)
Là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ
thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
* Những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa hiện nay: (1 điểm)
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. (0,25 điểm)
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. (0,25 điểm)
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn. (0,25 điểm)
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. (0,25
điểm)
* Toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển: (2,5 điểm)
- Cơ hội:
+ Bối cảnh TG sau chiến tranh lạnh có nhiều thuận lợi: HB TG được củng cố, nguy cơ chiến
tranh thế giới bị đẩy lùi; các QG đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm;
tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và QT… (0,5 điểm)
+ Khai thác các nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất
là các tiến bộ KHKT để có thể "đi tắt đón đầu", rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước,…
(0,5 điểm)
- Thách thức:
+ Phải nhận thức được đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất
trong quá trình hội nhập QT: phát huy thế mạnh, hạn chế thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm để
có những bước đi thích hợp, kịp thời. (0,25 điểm)
+ Điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí còn thấp, hạn chế về nguồn nhân lực chất
lượng cao (0,25 điểm)
+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường TG và các quan hệ QT còn nhiều bất bình đẳng,…
(0,25 điểm)
+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại
(0,25 điểm)
+ Vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay (0,25 điểm)
+ Những nguy cơ về ô nhiễm môi trường… (0,25 điểm)
Câu 3:
a. Trình bày khái quát (3 điểm):
- Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng đánh chiếm Đà Nẵng. Đại thần Nguyễn Tri
Phương đã chỉ huy quân dân thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống” (0,25 điểm)
- Đốc học Phạm Văn Nghị đem 300 quân tình nguyện từ Bắc vào kinh đô Huế xin vua được ra chiến
trường chống giặc.
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của
Pháp (0,25 điểm)
- Tháng 2-1859, Pháp kéo quân vào Gia Định mở mặt trận mới. Các đội dân binh đã ngày đêm bám
sát địch để tiêu diệt, làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, chúng phải chuyển sang
kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ” (0,25 điểm)
- Các toán nghĩa quân của Trương Định đã hoạt động mạnh ở Tân Hoà (Gò Công) trong những năm
1861-1864, gây cho Pháp nhiều khó khăn (0,25 điểm)
- Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu chiến Et-pê-răng (Hy vọng) của Pháp trên sông
Vàm Cỏ (ngày 10-12-1861) và đánh chiế đồn Rạch Giá (tháng 6-1868) (0,25 điểm)
- Sau khi triều đình nhà Nguyễn ký với Pháp hiệp ước 1862, ở miền Đông Nam Kỳ điễn ra “phong
trào tị địa”. Khi căn cứ chống Pháp của Trương Định bị đàn áp, Trương Quyền đưa nghĩa quân lên Tây
Ninh lập căn cứ mới chống Pháp (0,25 điểm)
- Hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm lập căn cứ chống Pháp ở Ba Tri (Bến Tre), năm 1867-1868 (0,25
điểm)
- Nguyễn Hữu Huân sau khi đi đày được tha về lại tiếp tục chống Pháp ở Tân An, Mĩ Tho năm 1875
(0,25 điểm)
- Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, Phan Văn Trị dùng thơ văn vạch mặt bọn cướp nước và bán
nước (0,25 điểm)
- Khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất (năm 1873), quân dân Bắc Kỳ đã kiên quyết
chống Pháp. Tại cửa ô Thanh Hà, một viên Chưởng cơ cùng với 100 binh sĩ triều đình đã chiến đấu và hi
sinh đến người cuối cùng (0,25 điểm)
- Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã chỉ huy quân sĩ chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội và đã anh dũng hi
sinh (0,25 điểm)
- Trận Cầu Giấy ngày 21-12-1873, viên chỉ huy quân Pháp Gác-ni-ê cùng một số lính đã bị tiêu diệt
(0,25 điểm)
- Khi quân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ 2 (1882), tổng đốc Hoàng Diệu đã chỉ huy quân sĩ chiến
đấu bảo vệ thành và đã tuẫn tiết để giữ tròn khí tiết (0,25 điểm)
- Các sĩ phu, văn thân yêu nước như Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản vẫn tiếp tục tổ chức
kháng chiến. Nhân dân các tỉnh miền Bắc lập các đội nghĩa dũng, rào làng, đốt các dãy phố để ngăn
chặn quân giặc (0,25 điểm)
- Trận Cầu Giấy ngày 19-5-1883, tổng chỉ huy quân Pháp Ri-vi-e và hàng chục tên giặc bị tiêu diệt
(0,25 điểm)
- Sau khi nhà Nguyễn ký với Pháp hiệp ước Hác-măng và hiệp ước Pa-tơ-nốt (1883-1884) nhiều
trung tâm kháng chiến vẫn tiếp tục hình thành (0,25 điểm)
b. Nhận xét (1 điểm):
- Nhân dân ta đã kháng chiến chống Pháp với tinh thần quả cảm, kiên cường, không sợ hi sinh, quyết
tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc (0,25 điểm)
- Cuộc kháng chiến mặc dù chưa giành được thắng lợi nhưng đã gây cho Pháp nhiều khó khăn tổn
thất. Sau gần 30 năm chúng mới hoàn thành công cuộc xâm lược nước ta (0,25 điểm)
- Triều đình nhà Nguyễn lúc đầu có tổ chức kháng chiến nhưng với thái độc dè dặt, không kiên quyết
(0,25 điểm)
- Nhà Nguyễn đã từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang truyền thống của dân tộc mà đi theo con đường
thương lượng, thoả hiệp, khiến cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta gặp bất lợi (0,25 điểm)
Câu 4:
a. Xây dựng lực lượng chính trị:
+ Ở Cao Bằng: năm 1942 , khắp các châu ở Cao Bằng đều có Hội Cứu quốc , trong đó có ba
châu hoàn toàn , Ủy ban VM Cao bằng và liên tình Cao-Bắc-Lạng đựoc thành lập. Năm 1943 , VM liên
tỉnh Cao-Bắc-Lạng lập ra 19 ban: “ xung phong Nam tiến” để liên lạc với BS-VN và phát triển lực
lượng xuống miền xuôi. (0,75đ)
+ Ở nhiều tỉnh Bắc kỳ, Hà Nội, Hải Phòng và 1 số tỉnh Trung kỳ , các Hội cứu quốc phát triển rất
mạnh.
+ Năm 1943, Đảng đề ra Đề cương văn hóa Việt Nam. Năm 1944: thành lập Hội văn hóa cứu
quốc và Đảng Dân chủ VN => tập hợp tầng lớp nhân dân ở thành thị nhất là tầng lớp trí thức. Chú trọng
vận động binh lính ngoại kiều . (0,75đ)
b. Xây dựng lực lượng vũ trang:
+ Ở Cao Bằng: nhiều đội tự vệ võ trang và du kích được thành lập. (0,25đ)
+ Ở Bắc Sơn-Võ Nhai: tháng 2/1941 , các đội du kích Bắc Sơn lớn mạnh và thống nhất thành
Trung đội cứu quốc quân I, hoạt động ở các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn. Đến tháng
9/1941, Trung đội cứu quốc quân II ra đời; 25/2/1944, Trung đội cứu quốc quân III ra đời. (0,75đ)
- 22/12/1944 theo chỉ thị của chủ tịch HCM , Đội VNTTGP Quân đựoc thành lập. (0,25đ)
- Ngày 15/5/1945 , hai đội VNTTGPQ và CQQ thống nhất thành VNGPQ. (0,25đ)
c. Xây dựng căn cứ CM:
- Căn cứ địa có ý nghĩa rất quan trọng đối với cách mạng, vì là chỗ dừng chân của cm, là nơi
cung cấp người & của cho cm, là nơi xuất phát để đánh địch & rút lui để bảo vệ mình. Căn cứ cm là
nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của cm. Nhận thức rõ điều ấy nên khi đặt chân về nước,
HCM đã xây dựng căn cứ ở Pac Bó. Từ Pac Bó, căn cứ dần dần được mở rộng ra nhiều nơi thuộc các
tỉnh Cao-Bắc-Lạng. Tiếp đó, Người chỉ thị Nam tiến để mở rộng dần căn cứ xuống các tỉnh miền xuôi.
(0,5đ)
- 8/1942, 2 căn cứ Bắc Sơn-Vũ Nhai & Cao Bằng nối liền nhau. (0,25đ)
- Đến 6/1945 khu giải phóng VB ra đời, phát triển trong khu vực rộng lớn Cao Bằng, Bắc Cạn,
Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên. (0,25đ)
Câu 5:
THỜI GIAN PHONG TRÀO ĐẤU TRANH NHẬN XÉT
1919-1925
- 1920, công nhân Sài Gòn-Chợ Lớn thành
lập công hội do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
(0,25đ)
- 1922, công nhân viên chức Bắc kỳ đòi
nghỉ ngày chủ nhật có trả lương. (0,25đ)
- 1924, công nhân các nhà máy dệt, xay gạo
ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương đấu tranh.
(0,25đ)
- 8/1925, công nhân thợ máy xưởng Ba Son
bãi công ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính
sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng
của nhân dân Trung Quốc. (0,25đ)
- Nhìn chung phong trào công nhân
trong thời kỳ này còn mang nặng tính tự
phát, lẻ tẻ, quy mô nhỏ, chưa có sự phối
hợp với nhau. (0,25đ)
- Mục tiêu đấu tranh còn nặng về KT,
chưa có tổ chức & lãnh đạo, chứng tỏ
trình độ giác ngộ còn thấp. Tuy vậy,
phong trào công nhân cũng đã giữ một
vị trí quan trọng trong phong trào yêu
nước. (0,25đ)
- Riêng cuộc bãi công của công nhân Ba
Son không chỉ thề hiện mục tiêu kinh tế
mà còn thể hiện tinh thần quốc tế vô sản
với anh em Trung Quốc. (0,25đ)
- Đánh dấu bước tiến mới của phong
trào công nhân VN, chuyển từ đấu tranh
tự phát sang tự giác. (0,25đ)
1926-1929
- Trong 2 năm 1926-1927, đã liên tiếp bùng
nổ nhiều cuộc bãi công của công nhân viên
chức, học sinh. Tiêu biểu là bãi công của
1.000 công nhân nhà máy sợi Nam Định,
500 công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm,
công nhân đồn điền cà phê Rayna, đồn điền
cao su Phú Riềng. (0,5đ)
- Trong 2 năm 1928-1929, có 40 cuộc đấu
tranh nổ ra từ Bắc tới Nam, lớn nhất là các
cuộc bãi công ở nhà máy xi măng, nhà máy
sợi Hải phòng, Nam Định, nhà máy diêm
cưa Bến Thủy & nhà máy xe lửa Trường
Thi, nhà máy sửa chữa ô tô Avia Hà Nội,
mỏ than Hòn Gai, nhà máy Ba Son, đồn
điền Phú Riềng. (0,5đ)
- Các cuộc đấu tranh của công nhân
mang tính chất chính trị, bước đầu liên
kết nhiều ngành, nhiều địa phương.
(0,25đ)
- Trình độ của g/ccn đã nâng lên rõ rệt.
G/c công nhân đã trở thành một lực
lượng chính trị độc lập. (0,25đ)
- Các cuộc đầu tranh có sự lãnh đạo &
phối hợp khá chặt chẽ. (0,25đ)
- Khẩu hiệu đấu tranh ngày càng nâng
dần lên: từ đấu tranh đòi quyền lợi kinh
tế chuyển sang đấu tranh đòi quyền lợi
chính trị. (0,25đ)
Ghi chú :
- Học sinh có thể đưa ra phương án giải quyết vấn đề khác nếu kết quả đúng, hợp logic khoa học
vẫn cho điểm tối đa của phần đó.
- Điểm toàn bài thi là tổng số điểm các câu (không làm tròn số).