Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi HSG TỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.58 KB, 5 trang )

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ CẤP TỈNH
HỘI ĐỒNG BỘ MÔN HUYỆN HẢI LĂNG
NĂM HỌC 2009 - 2010
Thời gian làm bài 180 phút
Câu 1( 1,5 điểm):
Dựa vào Tập bản đồ thế giới và các châu lục, kiến thức đã học hãy phân tích
những nguyên nhân làm cho kinh tế châu Phi chậm phát triển?
Câu 2 ( 3,5 điểm ): Dựa vào bảng số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG VÀ NĂM (0
0
C) CỦA HÀ NỘI VÀ TP HỒ CHÍ MINH
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Hà Nội 16,4 17 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,6 18,2 23,5
TP Hồ Chí
Minh
25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 27,1
Nhận xét và giải thích sự phân hóa khí hậu của hai địa điểm trên?
Câu 3( 3,0 điểm):
Dựa vào kiến thức đã học kết hợp với Át lát địa lí Việt Nam:
a/ Trình bày hoạt động của bão ở Việt Nam?
b/ Hậu quả và biện pháp phòng chống bão?
Câu 4 ( 4,0 điểm ):
Khi nghiên cứu về dân số học, người ta thường đề cập đến các khái niệm:
- Tỉ suất sinh thô. - Tỉ số giới tính.
- Tỉ suất tử thô. - Tỉ số phụ thuộc.
- Tỉ suất tăng tự nhiên. - Mật độ dân số.
a/ Hãy giải thích các khái niệm trên.
b/ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh, tỉ suất tử của dân số một nước.
c/ Dựa vào số liệu sau đây của Việt Nam năm 2009, hãy tính số liệu thuộc các
khái niệm trên:
- Diện tích: 329 247 km


2
; - Dân số: 85 789 573 người;
- Số lượng nam, nữ: Nam: 42 482 549 người; Nữ: 43 307 024 người.
- Độ tuổi: Dưới 15 tuổi: 21 447 393 người; Từ 60 tuổi trở lên: 7 721 061 người.
- Số người chết: 1 286 843 người.
- Số trẻ em sinh ra còn sống: 2 316 318 người.
(Số liệu: Tổng cục thống kê 2010)
Câu 5 ( 5,0 điểm ):
Chứng minh nước ta có tiềm năng to lớn về tài nguyên biển, thuận lợi phát triển
các ngành kinh tế: công nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải và du lịch?
Câu 6 ( 3,0 điểm ):
Vào ngày nào thì điểm cực Bắc và điểm cực Nam của nước ta (phần đất liền) có
góc nhập xạ lớn nhất và bằng nhau? Tính góc nhập xạ đó?
Vào thời điểm đó phạm vi nào trên Trái Đất có ngày dài 24 giờ hoặc đêm dài 24
giờ? Tại sao?
(Học sinh được sử dụng Át lát địa lí Việt Nam và thế giới)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Nội dung Điểm
Câu 1. 1,50
- Khí hậu khô hạn bậc nhất thế giới khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
- Địa hình chủ yếu là cao nguyên và bồn địa khó khăn cho việc giao thông.
- Chế độ phân biệt chủng tộc rất nặng nề, mâu thuẩn sắc tộc, tôn giáo gay
gắt.
- Tình hình chính trị không ổn định, nội chiến xãy ra liên miên.
- Dịch bệnh hoành hành, đặc biệt là AIDS.
- Sở hữu ruộng đất không hợp lí ( phần lớn ruộng đất nằm trong tay tư bản
nước ngoài, địa chủ)
(Điểm khuyến khích 0,25 nếu câu này chưa đạt điểm tối đa: Tình độ dân trí
thấp, thiếu nhân lực đặc biệt là nhân lực có trình độ khoa học)
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2. 3,50
a/ Phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt:
- Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn TP HCM:
+ Nhiệt độ TB năm của HN: 23,5
0
C.
+ Nhiệt độ TB năm của TP HCM: 27,1
0
C.
- Hà Nội có 3 tháng (12, 01, 02) nhiệt độ xuống dưới 20
0
C , thậm chí có hai
tháng xuống dưới 18
0
C.
- Hà Nội có 4 tháng (6, 7, 8, 9) nhiệt độ cao hơn TP HCM.
- TP HCM quanh năm nóng, không có tháng nào nhiệt độ xuống dưới
25,7
0
C.
- Biên độ nhiệt ở HN cao, tới 12,5
0
C.
- Biên độ nhiệt ở TP HCM thấp, chỉ có 3,1
0

C.
b/ Giải thích nguyên nhân sự khác biệt đó:
- HN nằm ở vĩ độ cao hơn TP HCM nên góc nhập xạ trong năm bé hơn
TPHCM nên có nền nhiệt trung bình thấp hơn TPHCM.
- HN chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc thổi từ áp cao lục địa
phương bắc tràn xuống, nên nhiệt độ thấp trong các tháng mùa đông. Trong
thời gian này, TPHCM không chịu sự tác động của gió này nên nhiệt độ cao.
- Từ tháng 5 đến tháng 10, toàn lãnh thổ nước ta có gió tây nam thịnh hành
và Tín phong nửa cầu Bắc xen kẽ. Trong thời gian này nhiệt độ cao đều trên
toàn quốc.
- Hà Nội nằm gần chí tuyến Bắc, cùng với nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông
nên biên độ nhiệt cao hơn. TP HCM nằm gần xích đạo cùng với hai mùa
nhiệt độ tương đối cao, biên độ nhiệt thấp hơn.
- HN nằm gần chí tuyến Bắc, thời gian Mặt Trời đi qua thiên đỉnh trong mùa
hạ gần nhau, thêm vào đó, hiệu úng phơn thỉnh thoảng xãy ra trong mùa hạ,
nên nhiệt độ các tháng 6, 7, 8, 9 cao hơn TP HCM.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3. 3.00
a/ Trình bày hoạt động của bão ở Việt Nam.
- Phạm vi: Ảnh hưởng trên toàn quốc. 0,25

- Thời gian: + Bắt đầu từ tháng 6 (hoặc 5) và kết thúc vào tháng 12.
+ Xuất hiện sớm ở miền Bắc và có xu hướng chậm dần vào
Nam.
- Tháng tập trung nhiều bão: tháng 9 ( hoặc 8, 9, 10 ).
- Vùng chịu ảnh hưởng nhiều bão: đồng bằng duyên hải miền Trung.
b/ Hậu quả và biện pháp phòng chống bão.
* Hậu quả:
- Trên biển: gió mạnh đánh chìm tàu thuyền.
- Trên đất liền: Ngập lụt ở đồng bằng, lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi.Tàn
phá đê điều, nhà cửa, cầu cống, công sở
* Biện pháp phòng chống:
- Thực hiện tốt công tác dự báo về quá trình hình thành và hướng đi của bão.
- Trên biển: Tàu thuyền cần tìm nơi trú ẩn an toàn hoặc trở về đất liền.
- Trên đất liền:
+ Ven biển: cần củng cố đê biển, chằng chống nhà cửa
+ Sơ tán dân nếu có bão lớn. Cần kết hợp chống lụt, úng đồng bằng và
chống lũ, sạt lở đất ở vùng núi.
+ Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4. 4,00

a/ Giải thích khái niệm:
- Tỉ suất sinh thô: là tương quan giữa số trể em sinh ra trong năm với số dân
trung bình ở cùng thời gian đó. Đơn vị tính (‰).
- Tỉ suất tử thô: là tương quan giữa số người chết trong năm với số dân trung
bình ở cùng thời gian đó. Đơn vị tính (‰).
- Tỉ suất tăng tự nhiên: được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ
suất tử thô. Đơn vị %.
- Tỉ số giới tính: là tương quan giữa giới nam so với giới nữ.
- Tỉ số phụ thuộc: là tương quan giữa số người không tham gia hoạt động
kinh tế so với số người trong độ tuổi lao động.
- Mật độ dân số: là số dân tính trung bình trên một đơn vị diện tích nhất
định. Đơn vị tính mật độ dân số là người/km
2
.
b/ Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số một nước.
- Tỉ suất sinh: (HS nêu được 2 trên 4 ý sau, một ý 0,25 điểm)
+ Tự nhiên và sinh học. ( khí hậu đới nóng sinh cao hơn, )
+ Phong tục tập quán và tâm lí.
+ Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
+ Chính sách kinh tế.
- Tỉ suất tử: (HS nêu được 2 trên 3 ý sau, một ý 0,25 điểm).
+ Y tế, khoa học.
+ Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
+ Chiến tranh và thiên tai.
c/ Tính toán:
- Tỉ suất sinh:
85789573
2316318
× 1000 = 27‰
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
- Tỉ suất tử:
85789573
1286843
× 1000 = 15‰.
- Tỉ suất tăng tự nhiên: (27‰ - 15‰): 10 = 1,2%
- Tỉ suất giới tính: 98,1 nam trên 100 nữ.
- Tỉ suất phụ thuộc:
( ) ( )
[ ]
{ }
10077210612144739385789573:772106121447393 ×+−+
= 51,5%
- Mật độ dân số: 85789573 : 329247 = 260,6 người/km
2
.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5. 5,00
* Khái quát: Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km, chạy dài từ Móng Cái

(Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Diện tích vùng biển rộng hơn 1
triệu km
2
, trong biển có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ…là tiềm năng to lớn để
phát triển các ngành kinh tế.
* Công nghiệp:
- Thềm lục địa nước ta có trữ dầu mỏ, khí đốt thuận lợi cho phát triển công
nghiệp khai thác và chế biến dầu khí.
- Với độ mặn nước biển khoảng 30‰ biển là kho tài nguyên muối vô tận.
Dọc bờ biển có nhiều vùng thuận lợi để sản xuất muối.
- Biển có nhiều sa khoáng: Ti tan, cát trắng…, đá vôi thiận lợi phát triển
công nghiệp thuỷ tinh, pha lê, xây dựng.
* Ngư nghiệp:
- Biển có nhiều ngư trường đánh bắt thuỷ, hải sản, trong đó có 4 ngư trường
lớn: Hải Phòng - Quảng Ninh, Trường Sa - Hoàng Sa, Ninh Thuận - Bình
Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Minh Hải – Kiên Giang.
- Ven bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá, bãi triều, rừng ngập mặn để
phát triển nuôi trồng thuỷ sản, như đầm phá Tam Giang, rừng ngập mặn Cần
Giờ…
* Du lịch:
- Dọc bờ biển nước ta có nhiều bãi tắm đẹp: Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Nha
Trang, Vũng Tàu…Khí hậu nhiệt đới nắng quanh năm, không khí trong
lành, thuận lợi cho các hoạt động văn hoá, thể thao, an dưỡng, du lịch.
- Vùng biển nước ta có nhiều cảnh quan đẹp như: Vịnh Hạ Long, Vân
Phong, Cửa Hội An, Đảo Phú Quốc, Côn Đảo…thuận lợi cho phát triển du
lịch biển đảo.
* Giao thông vận tải:
- Biển Đông, nằm gần tuyến hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương sang Thái
Bình Dương thuận lợi phát triển các tuyến giao thông trên biển nối nước ta
với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.

- Bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh rộng, sâu; có nhiều cửa sông lớn thuận lợi
xây dựng các hải cảng như: Cái Lân, Hải Phòng, Nghi Sơn, Cửa Lò, Đà
Nẵng, Cam Ranh, Sài Gòn. Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 6: 3,00
a/ Để địa điểm cực Bắc và cực Nam có góc nhập xạ lớn nhất và bằng nhau
thì Mặt Trời phải lên thiên đỉnh ở vĩ độ: ( 8
0
34' + 23
0
23') : 2 = 15
0
58'30"B
- Từ sau ngày 21/3 đến ngày 22/6 Mặt Trời chuyển động biểu kiến lên chí
tuyến Bắc mất 93 ngày. Trung bình một ngày Mặt Trời chuyển động biểu
kiến được một góc là: 93 ngày : 23
0
27’ = 0
0
15’08’’
- Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh ở vĩ độ: 15

0
58'30"B cách ngày Mặt Trời lên
thiên đỉnh ở xích đạo là: 15
0
58'30": 0
0
15’08’’ = 63 ngày.
- Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh ở vĩ độ 15
0
58'30"B :
+ Lần 1: 21/3 + 67 ngày = 23/5
+ Lần 2: 23/9 – 67 ngày = 22/7
- Vậy vào ngày 23/5và 22/7ở địa điểm cực Bắc và cực Nam có góc nhập xạ
lớn nhất và bằng nhau.
(Cho phép sai số 1 ngày)
b/ Xác định góc nhập xạ lớn nhất:
90
0
- ( 23
0
23' - 15
0
58'30") = 82
0
35'30''
c/ Phạm vi ngày đêm, dài suốt 24 giờ trên Trái Đất và tại sao?
- Do vị trí biểu kiến của Mặt Trời đang ở BCB nên vĩ độ tia sáng Mặt Trời
đến được sau cực Bắc và trước cực Nam ở vĩ độ 16
o
44


B là:
90
o
- 16
o
58

30''= 74
o
01

30''B-N
- Vì vậy pham vi có ngày dài suốt 24 giờ là ở Bắc bán cầu.
Từ 74
o
01

30''B đến Bắc cực (90
o
B)
- Phạm vi đêm dài suốt 24 giờ là ở Nam bán cầu từ 74
o
01

30''N -> cực Nam.
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
Hải Lăng, ngày 18 tháng 01 năm 2010
Hội đồng bộ môn Địa lí Hải Lăng
Trần Đình Hùng
Điện thoại: 0986316198

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×