Tải bản đầy đủ (.ppt) (48 trang)

bài thảo luận quản trị chiến lược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.25 KB, 48 trang )

www.themegallery.com
LOGO


BÀI THẢO LUẬN
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Câu 1:
Trình bày chiến lược dẫn đầu về chi phí theo mô
hình của Micheal Porter?
Trả lời:

Chiến lược dẫn đầu về chi phí là chiến lược mà
theo đó doanh nghiệp dự định sẽ trở thành nhà sản
xuất có chi phí thấp trong ngành.

Mục đích theo đuổi sự dẫn đầu về chi phí hoặc
chiến lược chi phí thấp là hoạt động
tốt hơn (có lợi thế hơn) các đối thủ cạnh
tranh bằng việc làm mọi thứ để có thể
sản xuất hàng hóa hoặc dịch vị ở chi
phí thấp hơn các đối thủ.

Người dẫn đầu về chi phí có thể đặt giá
thấp hơn các đối thủ cạnh tranh của mình
mà vẫn thu được lợi nhuận bằng của các
đối thủ.Nếu các công ty trong ngành đạt
các giá trị tương tự cho các sản phẩm của
mình thì người dẫn đầu về chi phí có thể
thu được lợi nhuận cao hơn vì chi phí của
nó thấp hơn


Nếu sự cạnh tranh trong ngành
tăng và các công ty bắt đầu cạnh
tranh bằng giá thì người dẫn đầu
về chi phí sẽ có khả năng đứng
vững trong cạnh tranh tốt hơn
các công ty khác vì chi phí thấp
hơn của mình
Có 2 lợi
thế cơ bản


Các giải pháp chiến lược
- Người dẫn đầu về chi phí lựa chọn mức khác biệt
hóa sản phẩm thấp. Việc làm khác biệt hóa sản phẩm
thường tốn kém. Người dẫn đầu về chi phí phải đảm
bảo mức khác biệt hóa sản phẩm không quá chênh
lệch so với mức của người khác biệt hóa, điều quan
trọng là mức khác biệt có thể đat được với chi phí
thấp. Người dẫn đầu về chi phí cũng thường bỏ qua
các đoạn thị trường khác nhau. Người dẫn đâu về chi
phí thường quan tâm đến thị trường ở phạm vi rộng
lớn, thực tế là các công ty thường đặt giá thấp hơn
các đối thủ cạnh tranh của mình để hấp dẫn khách
hàng đến với các sản phẩm của mình.

- Trong việc phát triển khả năng riêng biệt, mục đích
quan trọng hơn cả của người dẫn đầu về chi phí là
phát triển các khả năng làm cho nó có thể tăng tính
hiệu quả lên và hạ thấp các chi phí xuống so với cách
đối thủ cạnh tranh của mình.Người dẫn đầu về chi phí

làm cho tất cả các sự lựa chọn chiến lược sản phẩm/
thị trường/khả năng riêng biệt của mình, hướng tới
mục tiêu duy nhất là tối thiểu hóa chi phí để tạo cho
công ty lợi thế cạnh tranh.
- Một cách chung nhất, các biện pháp cho phép công ty
đạt được lợi thế về chi phí thay đối theo từng ngành
và cơ cấu ngành. Đó có thể là lợi thế bắt nguồn từ
quy mô sàn xuất lớn, độc quyền công nghệ, ưu đãi về
nguồn nguyên liệu, cấu thành sản phẩm, mức độ dịch
vụ, quy trình kỹ thuật…

Mô hình 5 lực lượng
của Micheal Porter


Lợi thế
-
Được bảo vệ khỏi các đối thủ cạnh tranh trong ngành bằng lợi thế
chi phí của mình.
-
Sẽ ít bị ảnh hưởng hơn các đối thủ cạnh tranh của nó từ việc tăng
giá các đầu vào nếu có các người cung ứng có sức mạnh
-
Ít ảnh hưởng bởi sự giảm giá mà nó có thể đặt cho sản phẩm của
mình nếu có những người mua có sức mạnh.
-
Vì sự dẫn đầu về chi phí thường đòi hỏi phần lớn người dẫn đầu
về chi phí mua số lượng các yếu tố đầu vào tương đối lớn làm
tăng sức mạnh mặc cả trực diện với những người cung.
-

Nếu các sản phẩm thay thế bắt đầu vào thị trường thì người dẫn
đầu về chi phí có thể giảm giá của mình để cạnh tranh với chúng
và duy trì được thị phần của mình.
-
Tạo ra hàng rào gia nhập, vì các công ty khác không thể gia nhập
ngành và làm phù hợp chi phí hoặc giá của người dẫn đầu.Người
dẫn đầu về chi phí vì thế tương đối an toàn chừng nào nó có thể
duy trì lợi thế chi phí của mình-và giá là chìa khóa cho con số
người mua đáng kể.


Bất lợi
-
Khả năng của các đối thủ tìm cách sản xuất với chi phí thấp hơn
và tấn công lại người dẫn đầu về chi phí bằng chính sở trường
của người đó.
-
Khả năng của các đối thủ có thể dễ dàng bắt chước các phương
pháp của người dẫn đầu về chi phí là một mối đe dọa khác đối
với chiến lược dẫn đầu về chi phí.
-
Cuối cùng chiến lược dẫn đầu về chi phí có rủi ro là người dẫn
đầu về chi phí, chỉ suy nghĩ về giảm chi phí, có thể không theo
dõi được những thay đổi trong thi hiếu của người tiêu dùng. Do
đó công ty có thể ra quyết định giảm chi phí nhưng ảnh hưởng rõ
nét đến cầu về sản phẩm.
Tóm lại, cần lưu ý là việc theo đuổi chiến lược chi phí thấp
không loại trừ khả năng chuyên môn hóa. Vấn đề quan trọng là
sản phẩm phải được khách hàng chấp nhận khi so sánh với sản
phẩm cạnh tranh. Vì vậy, chi phí thấp chỉ có ưu thế cạnh tranh

nếu công ty đảm bảo một mức độ khác biệt hóa sản phẩm nhất
định được người tiêu dùng nhận biết và chấp nhận.


Những doanh nghiệp thành công trong việc áp dụng
chiến lược dẫn đầu về chi phí thường có những đặc
điểm sau:
- Khả năng tiếp cận vốn tốt để đầu tư vào thiết bị sản
xuất. Đây cũng chính là rào cản mà nhiều công ty khác
không thể vượt qua.
- Năng lực thiết kế sản phẩm để tăng hiệu quả sản
xuất, ví dụ tạo ra thêm một chi tiết nhỏ nào đó để rút
ngắn quá trình lắp ráp.
- Có trình độ cao trong sản xuất.
- Có các kênh phân phối hiệu quả.


Ví dụ:
Walmart là ví dụ về việc tạo dựng lợi thế chí phí thấp
trong ngành bán lẻ. Sản phẩm của Walmart hoàn toàn
giống với đối thủ cạnh tranh. Người tiêu dùng ưa thích
đến Wal-Mart thay vì những địa điểm khác vì họ tin
rằng sẽ mua được những sản phẩm với giá rẻ hơn.
Chiến lược chi phí thấp của Wal-mart đạt được hiệu
quả nhờ quản lý hiệu quả chuỗi cung của nó, cụ thể:
+Walmart chỉ mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất,
không chấp nhận trung gian.
+Walmart sẽ mua hàng theo chính sách “factory
gate pricing” nghĩa là walmart sẽ vận chuyển hàng từ
cửa nhà máy.

+Walmart rất chịu khó giành thời gian làm việc với
nhà cung cấp và dĩ nhiên chỉ để hiệu quả cấu trúc chi
phí của họ.

Câu 2:
Trình bày chiến lược khác biệt hóa sản phẩm theo mô
hình của Micheal Porter?
Trả lời:

Trong chiến lược này, doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội để
trở thành “người duy nhất” trong ngành, theo con mắt nhìn
nhận chung của người mua dưới khía cạnh nào đó. Chiến
lược này chọn lựa một hoặc vài thuộc tính của sản phẩm
mà người mua đánh giá quan trọng, tiếp đó tự định vị mình
là người duy nhất có thể đáp ứng nhu cầu đó. Và định mức
giá riêng sẽ là tương xứng với sự độc đáo này.

Mục đích của chiến lược khác biệt hóa là để đạt được lợi
thế cạnh tranh bằng việc tạo ra các sản phẩm - hàng hóa
hoặc dịch vụ - mà được người tiêu dùng nhận thức la độc
đáo nhất theo nhận xét của họ. Khả năng tăng doanh thu
bằng cách đặt giá cao cho phép người khác biệt hóa sản
phẩm hoạt động tốt hơn với các đối thủ cạnh tranh của
mình va nhận đước lợi nhuận cao hơn mức trung bình.


Các giải pháp chiến lược
Công ty khác biệt hóa sản phẩm chọn mức khác biệt sản phẩm
cao để đạt được lợi thế cạnh tranh. Sự dị biệt hóa sản phẩm có
thể đạt được theo ba cách chủ yếu: chất lượng, đổi mới và tính

thích nghi với khách hàng. Khi sự khác biệt hóa dựa trên mức độ
thích nghi với khách hàng, người sản xuất và bán hàng phải đảm
bảo cung ứng một dịch vụ tổng thể sau khi bán.
Một công ty theo đuổi chiến lược khác biệt hóa sản phẩm cố
gắng tự làm khác biệt hóa càng nhiều mặt hàng càng tốt. Nó
càng bắt chước đối thủ của mình ít bao nhiêu thì càng bảo vệ
được khả năng cạnh tranh bấy nhiêu và sự hấp dẫn thị trường
của nó càng mạnh mẽ và rộng khắp.
Sự khác biệt hóa sản phẩm là cơ sở cho sự đổi mới và khả
năng công nghệ phụ thuộc vào chức năng nghiên cứu và phát
triển.


Lợi thế
-
Bảo vệ công ty khỏi các đối thủ cạnh tranh ở các mức độ
mà khách hàng có lòng trung thành đối với nhãn hiệu sản
phẩm của công ty
-
Tạo ra hàng rào gia nhập đối với các công ty đang tìm cách
ra nhập ngành
-
Mối đe dọa của các sản phẩm thay thế phụ thuộc vào khả
năng của các sản phẩm của các đối thủ thỏa mãn cùng
những nhu cầu của khách hàng mà các sản phẩm của
người khác biệt hóa quan tâm đến và phá vỡ lòng trung
thành của khách hàng đối với nhãn hiệu sản phẩm của
công ty

Bất lợi

-
Các đối thủ cạnh tranh có thể dễ dàng bắt chước sản phẩm
của người khác biệt hóa và khó duy trì giá cao
-
Việc khác biệt hóa sản phẩm không cho phép công ty xem
nhẹ vấn đè chi phí. Phần chênh lệch giá phải lớn hơn chi
phí bổ xung để tạo ra sự khác biệt về sản phẩm. Nếu không
đảm bảo nguyên tắc đó công ty sẽ mất ưu thế cạnh tranh.


Các doanh nghiệp thành công trong chiến lược cá
biệt hóa sản phẩm thường có các thế mạnh sau:
- Khả năng nghiên cứu và tiếp cận với các thành tựu
khoa học hàng đầu.
- Nhóm nghiên cứu và phát triển sản phẩm có kỹ năng
và tính sáng tạo cao.
- Nhóm bán hàng tích cực với khả năng truyền đạt
các sức mạnh của sản phẩm tới khách hàng một cách
thành công.
- Danh tiếng về chất lượng và khả năng đổi mới của
doanh nghiệp.


Ví dụ:
- Sự đột phá về công nghệ giúp HP cho ra hai mẫu
laptop dòng EliteBooks với pin siêu khủng lên đến 32
giờ. Đây là sự khác biệt lớn so với các đối thủ khác
trong ngành, mặt dù Lenovo cũng đã tung ra dòng sản
phẩm có thời lượng sử dụng pin lâu nhưng vẫn thua
HP về mặt công nghệ vì Lenovo sử dụng kèm một pin

phụ.
- Tại hội nghị công nghệ, giải trí và thiết kế thế giới
(TED), Google đã giới thiệu chiếc xe ô tô tự lái với
màn trình diễn xuất sắc trên đường thử. Google đã
thực hiện thành công chuyện tưởng chừng như không
thể, tạo ra một chế phẩm thông minh mà bất cứ ai
cũng muốn có được.

Câu 3:
Trình bày các loại chiến lược tăng trưởng? Các
loại chiến lược tăng trưởng áp dụng trong tình
huống này (phạm vi áp dụng, điều kiện áp dụng).
Những vấn đề nảy sinh khi áp dụng chiến lược
tăng trưởng (bất lợi). Để áp dụng thành công chiến
lược tăng trưởng cần có biện pháp nào? Cho ví dụ
minh họa?
Trả lời:

Chiến lược tăng trưởng là những giải pháp định
hướng có khả năng giúp cho các doanh nghiệp gia
tăng doanh số và lợi nhuận của các dơn vị kinh doanh
cao hơn hoặc bằng với tỷ lệ tăng trưởng bình quân
ngành

Chiến lược này gắn liền với mục tiêu tăng trưởng
nhanh hoặc tăng trưởng ổn định. Tùy theo đặc điểm
môi trường từng ngành kinh doanh, sự tăng trưởng
có thể đạt được bằng nhiều chiến lược khác nhau.
Các loại chiến lược tăng trưởng:
- chiến lược tăng trưởng tập trung

- chiến lược tăng trưởng hội nhập
- chiến lược đa dạng hóa

Chiến lược tăng trưởng tập trung:

Chiến lược tăng trưởng tập trung là chiến lược chỉ
chú trọng phát triển một lĩnh vực kinh doanh để khai
thác những cơ hội sẵn có về những sản phẩm đang
sản xuất ở thị trường hiện tại

- Biện pháp: tăng doanh số, mở rộng thị trường, thành
lập công ty mới như công ty mẹ hoặc trong chuỗi cung
ứng/phân phối
- Điều kiện: những ngành kinh doanh còn có khả năng
khai thác thị trường, nhãn hiệu hàng hóa, uy tín, sản
phẩm có khả năng cải tiến hoặc đa dạng hóa mẫu mã.
- Lợi thế: công ty gắn chặt hơn các hoạt động vào công
việc của mình
- Bất lợi: có thể bỏ mất các cơ hội tạo ra lợi nhuận cao
hơn nhờ đưa ra các nguồn lực và nguồn năng lực
sang các hoạt động khác


Biện pháp để tăng trưởng tập trung:
+) Thâm nhập thị trường:
- Thâm nhập thị trường là tìm cách làm tăng thị phần cho
sản phẩm, dịch vụ hiện có trong thị trường bằng nỗ lực
marketing
- Biện pháp:
+ tăng sức mua sản phẩm của khách hàng thông qua

khác biệt hóa sản phẩm, cải tiến sản phẩm
+ lôi kéo khách hàng từ đối thủ cạnh tranh bằng các
chính sách sản phẩm, giá, khuyến mại
- Biện pháp này áp dụng khi:
+ khi các thị trường hiện tại không bị bão hòa với
những sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp
+ khi nhu cầu sản phẩm dịch vụ của các doanh
nghiệp tăng
+ khi thị phần của các đối thủ cạnh tranh chính giảm
trong khi doanh số toàn doanh ngành tăng
+ khi sự tương quan giữa doanh thu và chi phí tiếp
thị là cao

+) Phát triển thị trường :
- phát triển thị trường là thâm nhập vào các thị trường
mới để tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hiện doanh nghiệp
đang sản xuất hay cung ứng
- Biện pháp:
+ tìm kiếm các thị trường trên địa bàn hoàn toàn mới
+ tìm ra các thị trường sử dụng mới của sản phẩm
+ tìm ra khách hàng mục tiêu mới
- Áp dụng khi:
+ khi các kênh phân phối mới đã sẵn sàng có hiệu
quả

+) Phát triển sản phẩm:
- phát triển sản phẩm là tìm cách tăng trưởng thông qua việc phát
triển các sản phẩm, dịch vụ mới để tiêu thụ trên các thị trường
mà doanh nghiệp đang hoạt động
- biện pháp:

+ phát triển các sản phẩm riêng biệt
. Bổ xung thay thế các tính năng của sản phẩm cũ theo
hướng an toàn và tiện lợi hơn
. Cải tiến về chất lượng
. Cải tiến về kiểu dáng như thay đổi về màu sắc, bao bì
. Thêm các mẫu mà mới
+ phát triển các danh mục sản phẩm
- áp dụng khi :
+ doanh nghiệp có những sản phẩm thành công đang ở giai
đoạn chín muồi của vòng đời sản phẩm
+ doanh nghiệp cạnh tranh trong một ngành có đặc điểm là có
những phát triển công nghệ nhanh chóng
+ khi các đối thủ cạnh tranh đưa ra những sản phẩm có chất
lượng tốt hơn với giá cạnh tranh
+ doanh nghiệp có khả năng nghiên cứu và phát triển mạnh


Chiến lược tăng trưởng hội nhập:

Chiến lược tăng trưởng hội nhập được thực hiện giữa hai hoặc
nhiều đối tác bình đẳng có tư cách pháp nhân liên kết thực hiện tự
nguyện dựa trên cơ sở tất yếu hoặc các qua hệ tương hỗ lẫn nhau
giữa các đối tác nhằm phân tán rủi ro, tăng thêm súc mạnh tăng
thêm thị phần
+) Hội nhập dọc:
- hội nhập dọc là chiến lược mà doanh nghiệp tự đảm nhận sản xuất
và cung ứng các yếu tố đầu vào cho giá trị sản xuất hoặc tự giải
quyết
- lợi ích:
+ tạo ra các rào cản đối với đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

+ thúc đẩy vào các tài sản chuyên môn hóa nâng cao hiệu quả
+ bảo vệ chiến lược
+ cải thiện công tác lập kế hoạch
- bất lợi:
+ có thể phát sinh thêm nhiều chi phí
+ khi công nghệ thay đổi nhanh chóng có thể đặt công ty vào
những nguy hiểm do công nghệ lạc hậu
+ nhu cầu không chắc chắn

+) Hội nhập ngang:
- Là chiến lược tìm kiếm quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát đối
với các đối thủ cạnh tranh của công ty.
- Một trong những khuynh hướng nổi bật nhất trong quản trị chiến
lược ngày nay là khuynh hướng kết hợp theo chiều ngang như
một chiến lược tăng trưởng.
- Sự hợp nhất, mua lại và chiếm lĩnh quyền kiểm soát giữa các
đối thủ cạnh tranh cho phép tăng hiệu quả về phạm vi và làm
tăng trao đổi các nguồn tài nguyên và năng lực.
vd: Là một hãng vận tải hành khách đường dài, nhưng Phương
Trang đã lấn sang lĩnh vực taxi tại TPHCM sau khi mua lại và
nắm quyền kiểm soát thương hiệu taxi Future.


Chiến lược hóa tăng trưởng bằng đa dạng hóa
- Lợi ích:
+ cải thiện chu kỳ sống của một hay nhiều sản phẩm đang tiến
tới điểm bão hòa suy thoái
- Bất lợi: + có thể làm tăng chi phí
+ có thể làm hòa hay giảm giá trị
- Các hình thức của chiến lược đa dạng hóa:

+) Đa dạng hóa liên quan : là đa dạng hóa vào hoạt động kinh
doanh mới mà có liên quan đến hoạt động hay các hoạt động
kinh doanh hiện tại bằng sự tương đồng về sản xuất marketing,
công nghệ
VD :tập đoàn Kierhoff gồm nhiều loại hình kinh doanh, bao gồm động
cơ ô tô mang nhãn nhiệu hãng. Nó cũng chuyển sang sản xuất máy
xén cỏ, máy sấy, các bộ phận hệ thống ống nước… Sự phù hợp chiến
lược trong các ngành công nghiệp đó là công ty khai thác được các kỹ
thuật chế tạo thương hiệu quả đã được phát triển trong lĩnh vực kinh
doanh động cơ ô tô và sự chuyển giao cá kỹ năng này cho tất cả các
đơn vị kinh doanh khác.

+) Đa dạng hóa không liên quan: là đa dạng hóa tăng
trưởng bằng cách hướng tới các thị trường mới với
các sản phẩm mới mà về mật công nghệ không liên
quan đến sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất
VD: công ty CBS vừa làm ra và tiêu thụ máy biến thế, tủ
lạnh, bóng đèn lại vừa phát sóng máy truyền thanh.

Để áp dụng thành công chiến lược tăng trưởng cần áp
dụng biện pháp:
- Tăng cường sức mua sản phẩm của khách hàng
thông qua khác biệt hóa sản phẩm,cải tiến sản phẩm
- Lôi kéo khách hàng từ đối thủ cạnh tranh bằng các
chính sách sản phẩm,giá, khuyến mại
- Tìm kiếm các thị trường trên địa bàn hoàn toàn mới
- Tìm ra các giá trị sử dụng mới của sản phẩm
- Tìm khách hàng mục tiêu mới

×