Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

de tai nang cao chat luong day hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.32 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ TÀI DỰ THI “ SÁNG TẠO GIÁO DỤC” CẤP THCS
Kính gửi: Ban tổ chức cuộc thi sáng tạo giáo dục
dành cho cấp Trung học cơ sở
Tên đề tài: “Học sinh yếu kém trung học cơ sở Thực trạng và Giải Pháp”
Thời gian nghiên cứu:
+ 22/08/2007: Bắt đầu nghiên cứu đề tài
+ 22/08/2007 – 30/09/2007: Viết cơ sở lý luận
+ 30/09/2007 – 21/05/2008: Thực hiện
+ 21/05/2008 – 15/08/2008: Kết luận đề tài
+ 15/08/2008 đến nay: Áp dụng
Đơn vị Trường THCS Bình thạnh trung
Ấp Bình hòa, Xã Bình Thạnh Trung, Huyện Láp Vò, Đồng Tháp
Điện thoại : 0673.688623
Người thực hiện đề tài: Huỳnh Văn Mến , Cử nhân sư phạm
Chức vụ: Giáo viên
Địa chỉ : 350 Bình hiệp B, Bình Thạnh Trung, Lấp Vò, Đồng Tháp.
Điện thoại cơ quan : 0673.688.623 nhà riêng : 0673.844.669
Di động : 091.5725047
Email : Fmen_huynh9@.com.vn
Tình hình nghiên cứu đề tài:
Trong những năm qua, thực trạng học sinh yếu kém đã được đề cập
nhiều, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông cửu long, nhưng chưa có đề tài
nghiên cứu nào phân tích chi tiết và vạch ra phương pháp cụ thể để bồi dưỡng
học sinh yếu kém. Bản thân nghiên cứu vấn đề này đã hơn 1 năm và đã áp dụng
trong đơn vị trường và đạt được những hiệu quả đáng kể, hạn chế và cải thiện
được tình hình học sinh học yếu kém ở nhà trường
Mục tiêu của đề tài:
Đề tài nhằm mục tiêu cải thiện tình hình học sinh học yếu kém.
Nội dung nghiên cứu:


Trong phạm vi nhỏ hẹp của đề tài, bản thân nghiên cứu hai mảng nội
dung chính đó là:
 Thực trạng học sinh yếu kém để tìm hiểu về nguyên nhân học sinh
học yếu kém
 Giải pháp giúp giáo dục học sinh yếu kém
ĐỀ TÀI “ HỌC SINH HỌC YẾU KÉM THCS THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP”
I. Lý do chọn đề tài:
Trong nhiều năm qua, thực hiện đổi mới nội dung, chương trình sách
giao khoa và phương pháp dạy học. Chất lượng giáo dục Việt Nam nói chung
đã có nhiều chuyển biến đáng kể, mặt bằng giáo dục được nâng lên so với các
nước trong khu vực. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều vấn đề bất cập như sự thay đổi
chưa đồng bộ giữa nội dung chương trình sách giáo khoa với phương pháp dạy
học, giữa yêu cầu ngày càng cao của người học với thực tế cơ sở vật chất các
trường THCS, sự thay đổi phương pháp dạy của người Thầy chưa đồng bộ,
chưa dứt điểm. Một bộ phận giáo viên còn bị sức ì quán tính của phương pháp
dạy truyền thống làm cho quá trình dạy học còn nhiều khập khểnh dẫn đến một
thực trạng là học sinh yếu kém, bỏ học nhiều. Mặt khác, đa số học sinh con em
gia đình kho khăn phải phụ giúp gia đình trong lao động nên dù có nhiều học
sinh ham học vẫn không thể học và tập trung học tốt được.
Học sinh học yếu kém là một vấn đề nan giải của ngành giáo dục chúng
ta, cải thiện chất lượng giáo dục tức là nâng caohiệu quả công tác giáo dục,
giảm thiểu lượng học sinh yếu kém, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Muốn
làm được công việc ấy ta cần tìm hiểu về thực trạng học sinh học yếu kém một
cách toàn diện để từ đó có một cách nhìn đúng đắn về vấn đề này.
Muốn có một nền giáo dục phát triểnvững chắc và toàn diện thì phải giải
quyết tình trạng học sinh học yếu kém, xây dựng một trường học mà học sinh
có trình độ và năng lực tương đối đồng đều nhau. ở đơn vị trường những năm
qua tình trạng học sinh yếu kém vẫn còn nhiều. Bản thân rất trăn trở và bức xúc
nên từ đó nghiên cứu và áp dụng nhiều biện pháp. Và đến nay thấy rằng hiệu

quả công tác giáo dục học sinh yếu kém đạt được khá cao.
Trên cơ sở đó tôi làm đề tài này mong đóng góp kinh nghiệm trong giáo
dục học sinh yếu kém. Tất nhiên, trong phạm vi nhỏ hẹp của mình không khỏi
vướng mắc những thiếu sót, mong quý đồng nghiệp nghiên cứu và đóng góp
II. Nội dung nghiên cứu:
1. Thực trạng học sinh yếu kém:
Hầu hết các đơn vị trường THCS trên toàn huyện, các trường THCS ở nhũng
địa phương vùng sâu, vùng ven .v.v. tỷ lệ học sinh yếu kém còn khá cao. Các
em có tinh thần học tập chưa tích cực và dẩn đến yếu kém trong kết quả xếp
loại học lực cuối học kỳ và cuối năm. Vậy nguyên nhân học sinh yếu kém từ
đâu. Qua thời gian nghiên cứu bản thân nhận thấy có một số nguyên nhân cơ
bản sau:
2. Nguyên nhân học sinh học yếu kém:
a) Học sinh học yếu kém do mất kiến thức căn bản:
Khi phỏng vấn 200 học sinh yếu kém thấy có 125/200 học sinh (chiếm tỉ
lệ 62,5%) cho rằng bản thân học sinh học yếu kém là do mất kiến thức căn bản
dẫn đến không hiểu bài không tiếp thu kiến thức mới được, từ đó lâu dần học
sinh hoàn toàn bất lực trước yêu cầu bộ môn của cấp học. Các em chán học,
ngao ngán và sợ khi phải học bộ môn ấy, các em đối phó là chính, nhiều em bỏ
mặc bất cần, dần dần xao lãng việc học hành ham chơi, bỏ học.
Kiến thức căn bản của các môn học đặc biệt là các môn khoa học tự
nhiên là rất quan trọng làm nền tảng giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới. Một
khi các em nắm kiến thức căn bản không vững, mơ hồ hoặc mất hẳn sẽ là một
trở ngại vô cùng to lớn cho quá trình dạy của người thầy.
Ví dụ đối với môn hoá học nếu các em không nắm vững cách lập công
thức hoá học, cách lập phương trình hoá học, các khái niệm chất ở lớp 8 thì
không thể vào học ở lớp 9 một cách thuận lợi được.
Kiến thức mang tính chất liên tục và bổ trợ nhauđược sắp xếp theo một
chuổi logic từ thấp đến cao theo các lớp trong cấp học. Sự mất mát kiến thức
lớp dưới sẽ dẫn đến học sinh học sinh học yếu kém ở lớp trên.

b) Học sinh học yếu kém do phương pháp dạy của ngưòi thầy:
Phương pháp dạy sẽ giữ vai trò rất lớn trong hiệu quả giáo dục, kết quả
học tập của học sinh một phần nào phản ảnh hiệu quả công tác của người Thầy.
Trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay thì sự đổi mới phươnh pháp là hết
sức cần thiết vì phương pháp dạy phải phù hợp với nội dung chương trình sách
giáo khoa đồng thời đối tượng học sinh ngày càng năng động, sự tiếp cận của
thế hệ trẻ với công nghệ thông tin với sự phát triển nhiều mặt của xã hội thì
người Thầy phải tự đổi mới mình, không ngừng học tập nâng cao trình độ một
cách toàn diện, nếu không sẽ bị lạc hậu.
Phương pháp dạy học phải thu hút được người học, gây hứng thú tích cực
ở người học thì mới phát huy hết năng lực tiếp thu, năng lực hoạt động, sáng tạo
ở học sinh. Các em mới chủ động lĩnh hội tri thức. Ngược lại, học sinh sẽ tiếp
thu bài một cách bị động, kiến thức các em chỉ ở mức độ ghi nhớ không khắc
sâu được phương pháp dạy học của giáo viên. Không phải là vì cao siêu mà
thực tế là tổ chức sao cho học sinh hoạt động một cách tích cực và truyền tải
kiến thức đến các em bằng cách đơn giản nhất.
Phương pháp dạy hay sẽ kích thích người học, phương pháp chưa hiệu
quả sẽ làm người học mệt mỏi, chán nản và lơ là trong học tập dẫn đến học sinh
học yếu kém là tất yếu. Thế nên vai trò của người Thầy là vô cùng to lớn, bản
thân người Thầy là một phương tiện dạy học sinh động, phương pháp dạy học
của người Thầy thể hiện ở:
• Phương pháp tổ chức lớp
• Phương pháp đưa ra vấn đề
• Phương pháp giải quyết vấn đề
• Phương pháp đánh giá và tổ chức đánh giá
• Phương pháp tổ chức học sinh ghi nhận kiến thức
Chung quy lại phương pháp dạy hay chính là phương pháp dẫn học sinh
tự học, vì bản chất của đổi mới giáo dục là chuyển từ dạy học sang tự học. Làm
dược như thế thì học sinh sẽ không còn yếu kém.
c) Học sinh yếu kém do thiếu thốn cơ sở vật chất:

Phương tiện dạy học giữ một vai trò hết sức to lớn trong dạy học nó tham
gia quyết định hiệu quả học tập của học sinh, là yếu tố giúp khắc sâu kiến thức
cho người học. Phương tiện dạy học là trục quan sinh động tác động váo quá
trình tư duy của học sinh thể hiện trong quá trình dạy học, phương tiện dạy học
là không thể thiếu.
Các trường THCS hiện nay phương tiện dạy học đã được trang bị tuy
nhiên, chất lượng không cao, hiệu quả sử dụng không đạt, một số không thể sử
dụng được vì không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật… mặt khác, nhiều trường cơ sở
vật chất xuống cấp, phòng ốc bàn ghế không đạt chuẩn, học sinh không có điều
kiện tốt nhất để học tập. Vì thế các em tiếp thu kiến thức trong một hoàn cảnh
không thoải mái, mang tính chất một chiều, giáo viên truyền thụ kiến thức một
cách khoa bảng, thiếu thực tế vì không có phương tiện, đồ dung dạy học để
chứng minh dẫn dến học yếu kém. Thực tế này được thấy rõ khi ta so sánh chất
lượng giáo dục của một trường vùng sâu với một trường ở trung tâm có đầy đủ
từ cơ sở vật chất đến phương tiện đồ dùng dạy học.
d) Học sinh học yếu kém do thiếu sự quản lý, giáo dục của gia đình:
Gia đình là nền tảng giáo dục của học sinh. Sự quản lý của gia đình góp
phần to lớn trong việc giáo dục học sinh. Phần lớn thời gian của học sinh là ở
nhà, sự theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở của gia đình sẽ hướng học sinh vào hoạt
động tích cực. Hoạt động tự học của học sinh chủ yếu diễn ra ở nhà thế nên sự
quản lý, giáo dục của gia đình là một vấn đề then chốt, sự lơ là trong quản lý,
tâm lý phó mặc cho nhà trường của một số phụ huynh đã vô tình tạo một không
gian quá thoáng. ở độ tuổi này các em dễ bị lôi cuốn vào những nhóm bạn ham
chơi, bỏ học và đặc biệt là vấn đề bạn khác giới. Những vấn đề đó chi phối việc
học hành, gia đình không quản lý các em lơ là việc học dẫn đến sa sút, học yếu
kém và bỏ học.
e) Một bộ phận học sinh có thái độ học tập chưa tích cực:
Hiện nay, một bộ phận không nhỏ học sinh thiếu lý tưởng sống, việc bỏ
học của các em không còn quan trọng nữa, các em xem việc học như một thói
quen mà thực tế các em không xác định được học để làm gì. Các em không

quan tâm đến việc học, lợi dụng đi học để vui chơi, các em chưa ý thức được
tầm quan trọng của học tập đối với tương lai của mình.
Nguyên nhân này ở học sinh là do hai vấn đề:
Thứ nhất: gia đình thiếu quan tâm đến các em, chỉ cung cấp tiền và đáp
ứng yêu cầu của con em mình, vô tình tạo thói quen ỷ lại ở các em. Đều này rất
nguy hiểm đối với việt hình thành nhân cách của các em.
Thứ hai: Giáo viên ở trường dạy các em mà không giáo dục hướng
nghiệp không khơi nguồn cho các em để sự nhận thức của các em chưa đầy đủ.
Người Thầy chỉ thực hiện nhiệm vụ truyền đạt kiến thức mà chưa làm nhiệm vụ
giáo dục đạo đức và bồi dưỡng lý tưởng sống cho các em.
Sự sa sút trong quan niệm và lý tưởng sống dẫn đến các em có thái độ
chưa tích cực trong học tập dẫn đến học yếu kém. Những học sinh yếu kém
nhóm này khó bồi dưỡng, giáo dục để các em học tốt.
Trên là một số nguyên nhân căn bản dẫn đến học sinh học yếu kém. Bản
thân tìm hiểu, nghiên cứu trên thực tế chúng tôi đưa lên đây dể chúng ta cùng
nghiên cứu và tìm ra giải pháp tích cựu để cải thiện tình trạng học sinh học yếu
kém hiện nay.
2. Phương pháp giáo dục học sinh yếu kém
Trước khi đề ra phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu kém, xin nêu lên
một số đặc điểm về tâm lý lứa tụổi THCS để làm nền tản lý luận cho việc xây
dựng phương pháp giáo dục bồi dưỡng học sinh yếu kém cho phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lý lứa tuổi các em.
- Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi, các em
được vào học ở trường trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9). Lứa tuổi này có một vị trí
đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ
chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những
tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ“, “tuổi khó bảo“, “tuổi khủng hoảng “,
“tuổi bất trị “
- Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang
tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn(người trưởng

thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển : thể
chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này.
- Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính
người lớn” ,điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát
dục, điều kiện sống, hoạt động…của các em.
- Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát
triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn - điều này do hoàn cảnh sống,
hoạt động khác nhau của các em tạo nên. Hoàn cảnh đó có cả hai mặt:
Những yếu điểm của hoàn cảnh kiềm hãm sự phát triển tính người lớn: trẻ chỉ
bận vào việc học tập, không có những nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ có xu
thế không để cho trẻ hoạt động, làm những công việc khác nhau của gia đình,
của xã hội.
Những yếu tố của hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triển tính người lớn: sự gia
tăng về thể chất, về giáo dục, nhiều bậc cha mẹ quá bận, gia đình gặp khó khăn
trong đời sống, đòi hỏi trẻ phải lao động nhiều để sinh sống. Điều đó đưa đến
trẻ sớm có tính độc lập, tự chủ hơn
Phương hướng phát triển tính người lớn ở lứa tuổi này có thể xảy ra theo
các hướng sau:
Đối với một số em, tri thức sách vở làm cho các em hiểu biế nhiều,
nhưng còn nhiều mặt khác nhau trong đời sống thì các em hiểu biết rất ít.
Có những em ít quan tâm đến việc học tập ở nhà trường, mà chỉ quan tâm đến
những vấn đề làm thế nào cho phù hợp với mốt, coi trọng việc giao tiếp với
người lớn, với bạn lớn tuổi để bàn bạc, trao đổi với họ về các vấn đề trong cuộc
sống, để tỏ ra mình cũng như người lớn.
Ở một số em khác không biểu hiện tính người lớn ra bên ngoài, nhưng
thực tế đang cố gắng rèn luyện mình có những đức tính của người lớn như:dũng
cảm, tự chủ, độc lập …còn quan hệ với bạn gái như trẻ con.
Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có
một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp
nhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành

sau này. Thời kỳ thiếu niên quan trọng ở chỗ : trong thời kỳ này những cơ sở,
phương hướng chung của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của nhân
cách được hình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên.
Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên, đặc
biệt là học sinh học yếu kém giúp chúng ta có cách đối xử đúng đắn và giáo dục
để các em tiến bộ và hướng đến một nhân cách toàn diện
 Cơ sở lý luận của phương pháp:
Học sinh yếu kém mang tâm lý mặc cảm, ngại tiếp xúc với giáo viên và
bạn bè. Thế nên, việc tiếp cận học sinh yếu kém phải hết sức nhẹ nhàng, tế nhị.
Nhiều đơn vị trường tổ chức bồi dưỡng học sinh yếu kém bằng cách tập
hợp học sinh vào các lớp để bồi dưỡng. Tuy nhiên, hiệu quả không cao vì
không khơi dậy được ý thức phấn đấu của các em. Nhà trường ……….cải thiện
hiệu quả học tập của học sinh vô tình làm cho tình hình trở nên xấu hơn.
Các em học sinh học yếu kém rất nhạy cảm và tự ti với bạn bè. Việc tổ
chức các lớp học bồi dưỡng học sinh yếu kém xét về mặt nào đó là tích cực.
Tuy nhiên, chúng ta đã tách các em ra khỏi tâp thể, vô tình tạo một áp lực tâm
lý rất lớn cho các em. Vì vậy, việc tiếp thu kiến thức càng trở nên nặng nề
Muốn bồi dưỡng học sinh yếu kém thì phải khơi dậy ở các em ý thức
phấn đấu. Thực chất, lượng kiến thức các em bị hỏng là khá lớn, ta cần trang bị
lại cho các em. Song không nên tách các em ra khỏi tập thểmà phải đặt các em
trong mối quan hệ với tập thể của mình.
Nói tóm lại, vấn đề then chốt trong bồi dưỡng học sinh yếu kém là phải
xây dựng lại được động cơ học tập tích cực ở các em. Giúp đỡ các em một cách
gián tiếp, sự tinh tế, nhẹ nhàng của giáo viên sẽ xoa dịu mặc cảm trong lòng các
em và giúp các em vươn lên.
Bồi dưỡng học sinh yếu kém là một quá trình lâu dài, không phải thực
hiện Thành công trong thời gian ngắn. Tránh nóng vội, phải biết ghi nhận và
đánh giá chính xác mức độ tiến bộ của các em, nó đòi hỏi người giáo viên phải
có cái tâm và một tầm nhìn tiến bộ
Bản thân xin đưa ra một số phương pháp sau:

1. Tạo cho các em một môi trường thân thiện:
Trường học là nơi các em học tập tham gia hoat động vui chơi, nhưng đối
với những học sinh yếu kém thì trường học với các em có một cảm giác nặng nề
vì sợ Thầy cô, chán học và mặc cảm với bạn bè. Nên trước tiên giáo viên cần
tạo cho các em một cảm giác an toàn khi đến trường bằng cách:
• Gần gủi, tiếp xúc, tìm hiểu về các em, về gia đình, hoàn cảnh sống và
điều kiện học tập, sinh hoạt của các em. Khi có cảm giác an toàn các em sẽ tự
nói lên nguyên nhân học yếu kém của mình. Đây là bước khởi đầu trong việc
giáo dục, bồi dưỡng học sinh yếu kém. Việc nắm bắt được nguyên nhân dẫn
đến học sinh học yếu kém là chúng ta đã thành công bước đầu.
Ta cần phải tạo được lòng tin ở các em và giáo dục các em thiện chí
phấn đấu. Công việc này đòi hỏi giáo viên phải kiên nhẫn và khéo léo.
• Xây dựng nhiều phong trào học tập và hướng các em tham gia, các
phong trào phải vừa sức với các em để giúp các em lấy lại niềm tin ở bản thân
mình, tạo động lực cho các em phấn đấu. Sự kết hợp nhiều hoạt động tích cực
sẽ giúp cho các em nhận thấy tầm quan trọng của tri thức và từ đó ta sẽ giáo dục
ý thức và động cơ học tập đúng đắn ở các em.
• Người Thầy phải khéo léo tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa các em
học sinh, xây dựng mối quan hệ bạn bè trong sáng, tiến bộ để các em học sinh
gần gũi, giúp đỡ nhau trong học tập và động viên nhau cùng tiến bộ.
Xây dựng môi trường học tập thân thiện sẽ tạo điều kiện cho các em học
sinh hoà mình vào tập thể và lấy tập thể làm động lực giúp các em phấn đấu và
tiến bộ. Việc này đòi hỏi người Thầy phải năng động và có tâm huyết, lấy cái
tâm của mình làm phương tiện giáo dục các em.
Nắm bắt nguyên nhân yếu kém ở học sinh :
Trong quá trình khắc phục hiện tượng học sinh học yếu kém việc tìm ra
nguyên nhân dẫn đến việc học sinh học yếu kém là vấn đề then chốt, nó định
hướng cho người thầy trong việc xây dựng phương pháp bồi dưỡng học sinh
yếu kém của bộ môn mình. Cái gốc của vấn đề học sinh học yếu kém nằm ở
chổ nguyên nhân. Nếu người thầy nắm bắt được thông tin này thì việc bồi

dưỡng học sinh yếu kém sẽ trở nên dễ dang.
Trong quá trinh tiếp xúc gần gũi với học sinh yếu kém, người thầy sẽ có
nhiều thông tin từ các em, từ những nguyên nhân mà người giáo viên thu thập
được, giáo viên thống kê các nhóm nguyên nhân và phân loại học sinh theo các
nhóm nguyên nhân ấy để bồi dưỡng các em. Giáo viên xây dựng một biểu đồ để
tiến hành theo dõi sự tiến bộ của các em, đồng thời kiểm chứng hiệu quả các
phương pháp.
Trong quá trình tiếp xúc với học sinh, người thầy cần khéo léo tế nhị và
tuyệt đối trách tạo nên sự mặc cảm ở học sinh.
Trên cơ sở những nguyên nhân mà giáo viên tìm hiểu được từ phía học
sinh, người thầy xây dựng những phương pháp phù hợp với từng loại đối tượng.
trong năm học qua bản thân đã nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả trình tự sau.
Thiết kế bộ đề cương ôn tập với nội dung kiến thức cô đọng, đơn
giản nhất cho các em học sinh học tập:
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất trong việc học sinh học
yếu kém là do học sinh bị mất đi kiến thức căn bản, những kiến thức nền tản ở
các lớp học dưới, thế nên để giúp học sinh tiến bộ thì việc trang bị lại những
kiến thức căn bản bị mất mát ấy ở học sinh là rất quan trong và cần thiết, công
việc này đòi hỏi giáo viên cần đầu tư nhiều và có năng lực chuyên môn nhất
định để có một tầm nhìn bao quát chương trình của cấp học để xây dựng bộ đề
cương kiến thức phù hợp với bộ môn và lớp học trong cấp học của mình.
Khi đó người giáo viên nghiên cứu chương trinh và thiết kế bộ đề cương.
Bộ đề cương phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
+ Ngắn gọn, súc tích và cô đọng.
+ Phải hướng vào kiến thức trọng tâm của chương trình.
+ Phải có minh họa cụ thể, đơn giản, dễ hiểu và có bài tập áp dụng cho
học sinh tự giải.
+ Tránh rườm rà, lan man, dàn trải, ôm đồm nhiều kiến thức.
Sau đó giao viên trang bị cho các em. Để tránh sự mặc cảm ở các em,
giáo viên nên trang bị cho tất cả học sinh nếu có điều kiện. Những học sinh có

học lực trung bình trở lên sẽ có dịp ôn lại kiến thức củ, còn đối với học sinh học
yếu kém sẽ có cơ hội được lấy lại kiến thúc căn bản đã bị mất đi. Khi bộ đề
cương được trang bị cho tấ cả học sinh thì cũng tạo cơ hội cho các em học sinh
trao đổi với nhau và giúp đỡ nhau trong học tập.
Tổ chức những buổi học bồi dưỡng, phụ đạo chéo buổi, những câu
lạc bộ học tập hữu ích cho các em tham gia:
Đối với những học sinh yếu kém, cá biệt thì hoạt động nhóm là phương
pháp hiệu quả nhất, tránh hoạt động cá nhân và cô lập các em. Chúng ta thường
nghĩ tập hợp các em vào một nhóm gọi là “ Học sinh yếu kém” để tiện trong
việc bồi dưỡng giáo dục các em, nhưng trên thực tế việc làm đó chúng ta đã quá
vô tâm và vô tình chúng ta đã tách các em ra khỏi cộng động của các em, tạo
một mặc cảm to lớn trong lòng các em.
Giáo viên nên “ Thỏa thuận” với tập thể lớp về những buổi học chéo buổi
và vận động những em học sinh học khá giỏi tham gia để tạo cảm giác an toàn
cho các em học sinh yếu kém, đồng thời qua đó, chúng ta khéo léo giao nhiệm
vụ giúp đở các bạn học sinh yếu kém của lớp cho những bạn học tốt, được như
thế các em sẽ dễ tiếp thu, lấy lại kiến thức căn bản và nhanh chóng tiến bộ
Đối với việc tổ chức các hoạt động bổ trợ khác giáo viên cần nghiên cứu
lồng ghép các nội dung giáo dục cho các em như:
+ Giáo dục giới tính.
+ Giáo dục hướng nghiệp.
+ Giáo dục lý tưởng sống.
+ Giáo dục Ý thức tự lập ….
Thông qua tổ chức các diễn đàn học sinh tham gia các vấn đề xã hội,
chúng ta có thể mời gia đình học sinh và các đoàn thể tham gia, đặc biệt là phụ
huynh học sinh để thông qua các diễn đàn, người thầy có thể khéo léo trao đổi
gián tiếp với gia đình học sinh trong việc qun tâm đến con em mình.
Thông qua các diễn đàn, chúng ta có thể trang bị cho các em các kiến
thức cần thiết, những kỹ năng sống và một cách sinh động, đồng thời giáo dục
các em một cách hiệu quả. Phần nhiều học sinh học yếu kém là do thiếu ý thúc

phấn đấu, thiếu lý tưởng sống, các em bỏ mạc tương lai và chưa ý thức được
tương lai minh như thế nào, những diễn đàn như thế này là những tiếng chuông
đánh thức sự giác ngộ ở các em, đồng thời củng giúp cho nhiều bậc phụ huynh
nhận ra những sai lầm trong cách quan tâm và giáo dục con em mình.
Trong năm học qua, bản thân tôi đã tổ chức thực hiện một số nội dung đề
cập trên thông qua tổ chức các diễn đàn, các buổi tọa đàm và các cuộc thi bổ ích
ở trường, thấy rằng hiệu quả giáo dục học sinh có nhiều tiến triển khả quan, các
em chăm lo học tập nhiều hơn, hạn chế được tình trạng học sinh yếu kém của
bộ môn nói riêng và của trường nói chung. Các hoạt động mang tính chất tập
thể, mang tính chất cộng đồng ấy có vai trò rất to lớn trong việc uốn nắn, định
hướng lại sự hình thành và phát triển nhân cách của các em. Công việc này đòi
hỏi có sự phối hợp đồng bộ của giáo viên, các đoàn thể và chính quyền nhà
trường, nhưng riêng bản thân người thầy phải hy sinh, bỏ qua cái lợi cá nhân và
những nhu cầu vật chất ( Vì chưa có chính sách cho công việc nay ). Người
thầy phải hết sức cố gắng và phải có cái tâm trong sáng hết lòng vì học sinh của
mình. Chính vì lẽ đó, nhân cách, sự tận tụy, hy sinh của người thầy sẽ là một
động lực và thúc đẩy các em học sinh phấn đấu.
Đánh giá sự tiến bộ của các em một cách tích cực
Không giống như những học sinh khá giỏi, sự chuyển biến của học sinh
yếu kém là rất chậm, các em đã mất đi nền tản kiến thức căn bản nên việc các
em lấy lại thăng bằng trong việc tiếp thu tri thức là cả một quá trình lâu dài, các
em sẽ có những tiến bộ từng bước một, đến giai đoạn nào đó các em có thể
đứng vững và hòa nhập vào tập thể như một học sinh bình thường, bỏ được mặc
cảm yếu kém. Trong từng giai đoạn người thầy cần phải hết sức trân trọng
những tiến bộ của các em, đó là những dấu hiệu tích cực mà người làm công tác
giáo dục phải nắm bắt, để qua đó, chúng ta có thể tuyên dương, tạo động lực
cho các em, một khi sự tiến bộ của các em được ghi nhận, các em sẽ phấn khởi
và có lòng tin hơn ở bản thân mình, các em se tự tin hơn trong học tập và trong
giao tiếp với bạn bè, nhưng giáo viên phải tránh thái quá, việc tuyên dương phải
hết sức nhẹ nhàng và tế nhị, đủ để cho các em thấy được rằng chúng ta đã phát

hiện và ghi nhận những tiến bộ tích cực ấy, không khéo lại làm cho các em mặc
cảm thêm và gây khó khăn cho công tác bồi dưỡng của giáo viên.
Song song với việc giáo viên đánh giá quá trình rèn luyện của học sinh
yếu kém ta cũng nên đưa các em và tập thể học sinh vào công tác đánh giá để
các em tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau, nếu khai thác được mặt này của
công tác đánh giá học sinh sẽ tạo nên những hiệu quả to lớn. Công việc này
không đơn giản vì nó dễ tạo ra phản ứng ngược ! Cho nên giáo viên cần phải
biết dừng lại đúng lúc, tránh đi quá đà.
Qua công tác đánh giá các em và hướng các em tự đánh giá, người thầy
đã khẳng định một cách gián tiếp với các em về sự tiến bộ của các em, sự khẳng
định ấy là một động lực to lớn trong việc thúc đầy thiện chí cầu tiến ở các em,
nó góp phần giúp các em phấn đấu nhiều hơn nữa đồng thời cũng tạo cơ hội cho
các em tự khẳng định mình trước tập thể
Thông qua việc đánh giá chính xác kết quả phấn đấu của học sinh, kết
hợp phương pháp nêu gương, giáo viên giáo dục động cơ học tập tích cựu ở các
em, xây dựng hứng thú học tập bộ môn đồng thời giáo dục thái độ học tập đúng
đắn ở các em, trình tự của các quá trình trên phải được diễn tiến theo quy trình
ứng với từng giai đoạn của quá trình bồi dưỡng học sinh yếu kém của người
thầy, hiệu quả của công tác này phụ thuộc vào sự kiên nhẫn và năng lực của
giáo viên.
Quá trình bồi dưỡng học sinh yếu kém là một quá trình đòi hỏi người
thầy phải tích cực hoạt động, tham khảo nhiều cơ sở lý luận, áp dụng nhiều
phương pháp tích cực và sự cần mẫn, nhiệt tình bằng cái tâm của người thầy
mới tạo sự chuyển biến ớ các em. Sự tiến bộ của học sinh yếu kém là hiệu quả
công tác giáo dục của người thầy, phải bằng cái tâm trong sáng, sự hy sinh và
cống hiến của giáo viên, người thầy sẽ giúp học sinh vươn lên vượt qua những
yếu kém của bản than và phấnb đấu rèn luyện hòan thiện nhân cách của chính
mình. Người thầy là ngọc đưốc soi đường cho sự chuyển biến ở các em và cái
tâm của người thầy là nền tản cho sự chuyển biến ấy.
KẾT LUẬN

Trong năm học 2007-2008 vừa qua, bản thân đã áp dụng thành công
phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu kém và mang lại hiệu quả đáng kể, giảm
hơn 70% tỉ lệ học sinh yếu kém bộ môn, đa số các em có ý thúc tốt hơn trong
việc học tập của mình, trên những kết quả đó và qua thời gian thực hiện đề tài,
bản thân rút ra một số kết luận sau:
1. Đối tượng học sinh yếu kém của chúng ta có một tâm lý rất nhạy
cảm và dễ bị tổn thương tinh thần, sự mặc cảm, tự ti bản thân đã khép các em
vào góc riêng của mình, các em lẫn tránh giáo viên, tránh đối mặt trực tiếp với
giáo viên và đôi khi có hiện tượng chống đối ngầm với người thầy. Tâm lý ngại
tiếp xúc với giáo viên sẽ gây khó khăn cho người thầy trong quá trình tiếp xúc,
tìm hiểu các em. Người thầy cần thật kiên nhẫn và và nhẹ nhàng trong giao tiếp
với học sinh yếu kém, để tạo lòng tin ở các em, một khi vô tình ta làm cho các
em bị tổn thương về mặt tinh thần như khiển trách trước lớp, truy bài các em
hay có thái độ cáu gắt với các em thì những học sinh yếu kém này sẽ dần dần xa
lánh chúng ta và ta sẽ rất khó để định hướng các em vào quĩ đạo của ta được.
2. Học sinh yếu kém do nhiều nguyên nhân như trên đã phân tích nên
việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu kém giữ vai trò quyết định
trong quá trình bồi dưỡng cái em, nó định hướng cho người thầy trong việc xây
dựng phương pháp bồi dưỡng sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng. bồi
dưỡng học sinh yếu kém là một quá trình lâu dài, không được nóng vội. chúng
ta phải đặt mình vào vị trí của các em học sinh yếu kém để chia xẽ với các em
những khó khăn trong quá trình phấn đấu của các em.
3. Trong quá trình bồi dưỡng các em học sinh yếu kém, giáo viên phải
kết hợp nhiều phương pháp, tổ chức những hoạt động tích cực và mang tính
giáo dục, vừa mang tính chất trang bị kiến thức, vừa mang tính định hướng và
giáo dục ý thức các em. Một mặt thiết kế đề cương kiến thức cơ bản cho các
em, mặt khác tổ chức các buổi học chéo buổi (không thu tiền học sinh) cho các
em tham gia. Lớp học này giáo viên ôn tập kiến thức cơ bản cho các em, tạo
không khí học tập thật vui tươi, thân thiện và kích tích các em học sinh yếu kém
tham gia. Người thầy phải tạo điều kiện khuyến khích các em học sinh yếu kém

phát biểu ý kiến, xây dựng bài vì các em này rất ngại khi tham gia các hoạt
động này, nếu chúng ta có thể kích thích được các em sẽ tạo điều kiện giúp các
em phát huy năng lực của mình, dần dần các em sẽ tự tin hơn và mạnh dạn hơn.
Sự tích cực của bản thân các em là yếu tố thúc đẩy quá trình chuyển biến ở các
em.
4. Đưa các tổ chức xã hội, các đoàn thể và gia đình học sinh vào quá
trinh bồi dưỡng học sinh yếu kém. Trao đổi với phụ huynh, gia đình học sinh
tăng cường quản lý giáo dục các em, tuy nhiên cần chú ý phải hết sức nhẹ
nhàng và khéo léo, không tạo áp lực cho các em, chủ yếu là động viên, khuyến
khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các em rèn luyện.
5. Phải tuyên dương đúng lúc những sự tiến bộ của các em, sự tuyên
dương, khen ngợi đúng lúc có giá trị rất lớn đối với toàn bộ quá trình phấn đấu
của các em, nó là liều thuốc kích thích hiệu quả mà nó sẽ tác động trực tiếp vào
ý thức của các em. Nhưng phải chú ý công tác khen thưởng tuyên dương phải
mang tính chất đồng bộ và công bằng, tránh thiên vị và thái quá, dễ gây trong
các em sự bất đồng lẫn nhau (khen bạn này mà không khen bạn khác) chỉ có
những trường hợp nổi bật mới tuyên dương. Để các em đều cảm nhận được sự
tích cực của mình và hài lòng với giáo viên từ đó thúc đẩy các em phấn đấu
nhiều hơn.
6. Người giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ lý
luận, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. cập nhận thường xuyên thông tin mới và
đặc biệt là hiểu biết về các lĩnh vực mới, kiến thức về công nghệ thông tin và
tâm lý lứa tuổi học sinh THCS.
7. Cần sơ kết từng giai đoạn của quá trình bồi dưỡng các em để có
hướng điều chỉnh phù hợp theo từng giai đoạn, uốn nắn kịp thời những sai sót,
yếu kém trong phương pháp và hình thức tổ chức của mình. Báo cáo kịp thời
với tổ chuyên môn, lãnh đạo trường về tình hình của công tác bồi dưỡng của
giáo viên để được phối hợp hỗ trợ nhằm tăng hiệu quả công tác bồi dưỡng học
sinh yếu kém.
Nói tóm lại, bồi dưỡng học sinh yếu kém là một quá trình khó khăn và

lâu dài, phải có sự tương tác đồng đều và nhịp nhàng giữa giáo viên và học
sinh, đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình và có nhiều tâm quyết, học sinh phải có
thiện chí cầu tiến. quá trình bồi dưỡng học sinh yếu kém không phải bắt đầu từ
việt thống kê học sinh và tổ chức lớp mà phải bắt đầu từ việc giáo dục ý thức
phấn đấu và thái độ học tập của học sinh, khơi dậy ý thức phấn đấu cho các em,
làm sao cho các em có động cơ học tập tích cực để học tập và rèn luyện trở
thành nhu cầu của các em chứ không phải là trách nhiệm mà các em phải làm.
Để làm được công tác này giáo viên phải vừa có “Tầm” vừa có “Tâm”. Đổi mới
giáo dục là một công việc khó khăn và còn nhiều bất cập, tuy nhiên với cái tâm
hết lòng vì học sinh của mình tôi tin rằng sẽ có nhiều thầy cô giáo sẳn sàng bỏ
qua những lợi ích cá nhân của mình để vì đàn em thân yêu. Niềm vui của tôi và
của nhiều thầy cô giáo khác chính là sự tiến bộ của các em học sinh của minh.
ĐỀ XUẤT
Qua đề tài bản thân có một số đề xuất sau đối với việc bồi dưỡng học
sinh yếu kém:
1. Đối với nhà trường: cần tăng cường hỗ trợ giáo viên trong quá trình
bồi dưỡng học sinh yếu kém. Hỗ trợ trong việc chỉ đạo các đòan thể kết hợp tổ
chức các phong trào học tập cho các em. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo
dục, tạo nguồn chi bồi dưỡng giáo viên trong công tác bồi dưỡng học sinh và
chi cho các phong trào học tập dành cho các em học sinh yếu kém.
2. Về phía lãnh đạo ngành cần: nghiên cứu những mô hình bồi dưỡng
học sinh yếu kém hay, có hiệu quả, tổ chức cho các đơn vị học tập rút kinh
nghiệm, tổ chức các buổi hội thảo về những vấn đề này có sự tham gia của giáo
viên trực tiếp đứng lớp để nắm bắt thực trạng tình hình học sinh yếu kém và
thảo luận tháo gở thực trạng này. Song song đó cần tăng cường trang bị phương
tiện, đồ dùng dạy học “ Chất lượng” cho các trường THCS, tạo điều kiện cho
các đơn vị trường nâng cao hiệu quả công tác, hạn chế học sinh yếu kém, bỏ
học.
Học kỳ III là khoảng thời gian công tác nhiều tốn kém, không hiệu quả,
gây mệt mỏi cho cả thầy lẫn trò, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác của năm học

sau, nên chăng một học kỳ III nhiều chi phí, nhiều dư luận và công sức. bộ giáo
dục cần nghiên cứu những phương pháp cụ thể và có tính hiệu quả hơn, phù
hợp với từng vùng miền
3. Về phía xã hội: cần tăng cường quan tâm đến thực trạng này trên tinh
thần hợp tác với ngành giáo dục để tuyên truyền vận động đến từng gia đình và
toàn xã hội cùng tham gia vào công tác giáo dục, bồi dưỡng học sinh yếu kém
bằng các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo
đài, internet .v.v.
4. Bộ giáo dục cần nghiên cứu đề xuất chính phủ về chính sách lương và
chế độ đải ngộ cho giao viên để tăng thu nhập ổn định đời sống giáo viên, có
như thế giáo viên mới yên tâm công tác và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
Trên là toàn bộ nội dung của đề tài nghiên cứu về thực trạng học sinh học
yếu kém của bản thân. Trên thực tế áp dụng ở đơn vị có hiệu quả khả quan, bản
thân xin tham gia đóng góp để quý đồng nghiệp nghiên cứu và áp dụng. trong
giới hạn kiến thức và phạm vi của mình đề tài không khỏi vướng mắc những
thiếu sót, rất mong quí đồng nghiệp đóng góp
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. PGS LÊ VĂN HỒNG - PGS. PTS LÊ NGỌC LAN. TÂM
LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM. NXB
GIÁO DỤC. HÀ NỘI. 1998
2. LÊ TRỌNG XUÂN - CAO THỊ THẶNG- NGÔ VĂN VỤ SGK
HÓA HỌC LỚP .NXB GIÁO DỤC. HÀ NỘI. 200
3. LÊ TRỌNG XUÂN – NGUYỄN CƯƠNG – ĐỖ TẤT HIỄN.
SGK HÓA HỌC 9. NXB HÀ NỘI. 2005
4. THAM KHẢO TỪ INTERNET

×