MỤC LỤC
Nội dung Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
2
I. LỜI NÓI ĐẦU
2
1. Mục đích của đợt thực tập 2
2. Lí do chọn cơ sở thực tập 2
3. Lời cảm ơn 3
4. Đặc điểm của báo cáo 3
5. Lời cầu thị 4
II. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG
5
III. NỘI DUNG THỰC TẬP
9
B. PHẦN NỘI DUNG
10
I. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI
DUNG THỰC TẬP
10
1. Lý thuyết và cơ sở pháp lý liên quan đến công tác tổ chức, hỗ trợ
kỳ thi kết thúc học phần
10
1.1. Kiến thức lý thuyết liên quan 10
1.2. Cơ sở pháp lý 13
2. Lý thuyết và cơ sở pháp lý liên quan đến hành chính văn phòng 14
2.1. Kiến thức lý thuyết liên quan 14
2.2. Cơ sở pháp lý 16
II. PHÂN TÍCH CỤ THỂ TỪNG NỘI DUNG
17
1. Công tác tổ chức, hỗ trợ kỳ thi kết thúc học phần; quản lý điểm 17
2. Công tác hành chính văn phòng 23
C. PHẦN KẾT LUẬN
31
1. Kết luận 31
2. Kiến nghị 33
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LỜI NÓI ĐẦU
1. Mục đích của đợt thực tập tốt nghiệp:
Trường Học viện Quản lý giáo dục tổ chức đợt thực tập tốt nghiệp nhằm giúp
cho sinh viên:
- Hiểu biết cơ bản về hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục và
cơ sở giáo dục.
- Vận dụng các kiến thức đã được trang bị vào thực hành một số hoạt động
quản lý ở các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục, các tổ chức xã hội có
hoạt động giáo dục như: Quản lý hoạt động đào tạo, quản lý học sinh, sinh viên,
quản lý hoạt động giáo dục, khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện
vai trò của một chuyên viên hoặc trợ lý
- Qua đó giúp sinh viên cập nhật, bổ sung kiến thức,xác định rõ mối quan hệ
giữa lý luận và thực tiễn để xử lý các tình huống quản lý, nâng cao trách nhiệm
nghề nghiệp, trau dồi phẩm chất của một cử nhân quản lý giáo dục.
2. Lí do chọn cơ sở thực tập:
Em nhận thấy nét đặc thù của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương là
trường chuyên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên bậc Mầm non. Trường
Cao đẳng Sư phạm Trung ương là một trong những trường trọng điểm số một trong
khối sư phạm Mầm non của cả nước. Có thể nói trường là một địa chỉ đáng tin cậy
trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, đặc biệt là giáo
viên Mầm non.
Hơn hai mươi năm qua là một chặng đường quan trọng trong lịch sử phát triển
của Nhà trường - chặng đường đổi mới, phát triển liên tục và luôn giữ vững vai trò
2
là một Trường trọng điểm số một trong khối các Trường Sư phạm Mầm non của cả
nước. Công tác đào tạo luôn được Nhà trường xác định là nhiệm vụ trọng tâm và
mọi hoạt động trong công tác đào tạo luôn được thực hiện nghiêm túc, đúng quy
chế.
Tập thể giáo viên, cán bộ công nhân viên và sinh viên trong Nhà trường luôn
đoàn kết nhất trí và đi đầu trong giảng dạy và học tập.Được làm việc, thực tập trong
một môi trường thuận lợi như vậy sẽ giúp em trưởng thành và trau dồi phẩm chất
của một cử nhân quản lý giáo dục.
3. Lời cảm ơn
Trong thời gian thực tập vừa qua, với tình cảm chân thành em xin bày tỏ lòng
cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Học viện, Ban Lãnh đạo Khoa Quản lý, Học viện
Quản lý giáo dục và Cô Nguyễn Thị Vinh- Giảng viên chính hướng dẫn em về mặt
khoa học và cung cấp cho em những kiến thức lý luận, thực tiễn cùng những kinh
nghiệm quý báu để em hoàn thiện báo cáo này. Đồng thời em xin chân thành cảm
ơn tới Ban lãnh đạo Trường, Ban Chủ nhiệm Khoa cùng tập thể cán bộ, giáo viên
Khoa Xã hội và Nhân văn Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành tốt quá trình thực tập tại cơ sở.
4. Đặc điểm của báo cáo
Bố cục báo của em được chia làm 3 phần :
- Phần 1: Phần mở đầu
- Phần 2 : Phần phân tích nội dung thực tập
Đây là phần em kết hợp và vận dụng từ những kiến thức lý luận vào phân tích
các công việc thực tế đã làm. Ngược lại từ những thực tế đã làm em biết được công
việc thực tế có làm đúng như những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường
hay không ?
3
- Phần 3 : Phần kết luận
+ Kết luận
+ Kiến nghị
5. Lời cầu thị
Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên tiếp xúc, tìm hiểu về công việc thực tế và
kiến thức còn hạn hẹp nên bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính
mong nhận được sự đóng góp chân thành của các cấp lãnh đạo, quý thầy cô và bạn
bè để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 02 năm 2011
Sinh viên
4
II. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG
Cách đây hơn 20 năm, theo Nghị định 93/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay
là Chính Phủ), trường Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo Trung ương I được
thành lập với nhiệm vụ là đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý mẫu giáo
với trình độ cao đẳng và nghiên cứu khoa học giáo dục trước tuổi đến Trường phổ
thông. Trường được hình thành trên nền thành tựu đã đạt được của hai trường Sư
phạm Mẫu giáo Trung ương Hà Nam (1964 - 1988) và Trường Trung cấp nuôi dạy
trẻ Trung ương (1972 - 1988). Hai trường này đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị
của mình, đào tạo hàng nghìn giáo viên Nhà trẻ, Mẫu giáo, đóng góp to lớn cho
việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên bậc Mầm non nước nhà.
Hơn hai mươi năm qua là một chặng đường quan trọng trong lịch sử phát triển
của trường Cao đẳng sư phạm Trung ương - chặng đường đổi mới và phát triển liên
tục và luôn giữ vững vai trò là một trường trọng điểm số một trong khối Sư phạm
Mầm non của cả nước.
Từ năm học 2003 - 2004, xuất phát từ nhu cầu của xã hội và tiềm lực của nhà
trường và được sự đồng ý của Bộ giáo dục và Đào tạo, nhà trường đã dần chuyển
thành trường đa ngành bằng việc mở thêm nhiều ngành mới như Sư phạm âm nhạc,
Giáo dục đặc biệt, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục công dân, Sư phạm Công nghệ,
Thông tin - Thư viện, Tin học, Công tác xã hội, Văn thư lưu trữ, Quản trị văn
phòng, Thư ký văn phòng Và cho đến nay trường đã có 17 ngành đào tạo bao gồm
cả hệ Cao đẳng và hệ Trung cấp chuyên nghiệp.
Để phản ánh đúng nhiệm vụ chính trị của trường, cuối năm 2005 Nhà trường
đã xây dựng đề án đổi tên trường và ngày 26/01/2006 Bộ giáo dục và Đào tạo đã ra
quyết định số 509/QĐ-BDG&ĐT đổi tên trường thành Trường Cao đẳng Sư phạm
Trung ương.
Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương có nhiệm vụ :
- Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên có trình độ Cao đẳng cho giáo dục Mầm non
và các Trường chuyên biệt.
5
- Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ Cao đẳng và trình độ thấp hơn một
số chuyên ngành khác như: Nghệ thuật, Nhân văn, Thông tin - Thư viện, Dịch vụ
xã hội, Quản lý giáo dục.
- Nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Những năm gần đây do các mã ngành tăng lên cùng với uy tín của Nhà trường
nên lượng thí sinh đăng ký vào trường ngày càng đông và quy mô đào tạo của
Trường ngày càng mở rộng. Hàng năm Nhà trường tuyển gần 5000 thí sinh cho các
hệ Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp.
Để nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo biên soạn
và dịch tài liệu, giáo trình phục vụ cho việc học tập và giảng dạy.
Ngoài việc thực hiện tốt công tác đào tạo hệ Cao đẳng và Trung cấp chuyên
nghiệp tại Trường và các cơ sở liên kết, những năm vừa qua Nhà trường đã và đang
hợp tác với một số trường Đại học để mở các lớp đào tạo liên thông lên Đại học
cho các ngành giáo dục Mầm non, Quản lý giáo dục, Giáo dục công dân, Sư phạm
âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật
Bên cạnh mở rộng quy mô đào tạo, đổi mới nội dung và phương pháp giảng
dạy, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương còn đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu
khoa học và hợp tác quốc tế, xem đây là kênh quan trọng để nâng cao chất lượng
đào tạo và uy tín của Nhà trường.
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chiến lược cán bộ, trong
nhiều năm qua Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường đã quán triệt sâu sắc và thực
hiện tốt từ công tác tuyển dụng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về mọi mặt.
Do đó đội ngũ cán bộ giảng dạy, đặc biệt là cán bộ giảng dạy ngày càng lớn mạnh
cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, tổng số cán bộ của Trường là 252(kể cả 3
trường Mầm non thực hành) trong đó có 01 Phó giáo sư, 10 Tiến sĩ, 08 Nghiên cứu
sinh, 85 Thạc sĩ, 45 cao học, 31 giảng viên chính. Riêng đội ngũ cán bộ giảng dạy
có trên 50% trình độ trên Đại học.
Có thể minh họa cơ cấu tổ chức của Nhà trường theo sơ đồ sau :
6
Cơ cấu tổ chức trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
7
HỘI ĐỒNG KHOA
HỌCVÀ ĐÀO TẠO
CÁC PHÒNG
CHỨC NĂNG
CÁC KHOA
ĐÀO TẠO
CÁC TỔ CHỨC
NGHIÊN CỨU ỨNG
DỤNG VÀ DỊCH VỤ
CÁC TỔ CHỨC
PHỤC VỤ ĐÀO TẠO
BAN GIÁM HIỆU
Phòng
Tổ chức - Cán bộ
Phòng
Quản lý - Đào tạo
Phòng
Hành chính - Tổnghợp
Phòng
Q.lý NCKH và HTQT
Phòng
Thanh tra giáo dục
Phòng
Kế hoạch - Tài chính
Phòng
Quản trị - Thiết bị
Phòng
Công tác sinh viên
Phòng bảo vệ
Khoa
Âm nhạc
Khoa
Công nghệ
Khoa
Cơ bản
Khoa
Giáo dục đặc biệt
Khoa
Giáo dục mầm non
Khoa
Mỹ thuật
Khoa
Thông tin - Máy tính
Khoa
Quản lý - Văn thư
Khoa
Xã hội - Nhân văn
TT hỗ trợ phát triển
Giáo dục đặc biệt
TT nghiên cứu và
ứng dụng PPGD trẻ
em
Trung tâm
Bồi dưỡng kiến thức
Trung tâm
Thông tin - Thư viện
Trường MN thực
hành
Hoa Thủy Tiên
Trường MN thực hành
Hoa Hồng
Trường MN thực
hành
Hoa sen
Với các ngành nghề được mở rộng, thích ứng với nhu cầu xã hội, không
ngừng đổi mới đào tạo với đội ngũ cán bộ vững mạnh về chuyên môn nghiệp vụ,
đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế để hoàn thiện chất lượng giảng
dạy, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đã tạo được sức hấp dẫn với người
học và trở thành địa chỉ đáng tin cậy có nhiều đóng góp to lớn trong việc đào tạo
đội ngũ cán bộ, giáo viên, đặc biệt là giáo viên Mầm non. Trường Cao đẳng Sư
phạm Trung ương đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Nhà
nước trao tặng.
Trong khoảng thời gian thực tập tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
em được tham gia làm một số công việc ở vị trí của một giáo vụ Khoa Xã hội và
Nhân văn.
Khoa Xã hội và Nhân văn có tiền thân là Khoa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh. Ngày 17/01/2008 Khoa đổi tên thành Khoa Xã hội và Nhân văn,với ba
ngành đào tạo: Công tác xã hội, Giáo dục công dân, Việt Nam học (Văn hóa du
lịch).
Năm 2009 Khoa có 19 cán bộ giảng viên, trong đó có 17 giảng viên và 2 cán
bộ văn phòng. Trong số 17 giảng viên có 01 nghiên cứu sinh, 16 Thạc sĩ.
Có thể minh họa cơ cấu tổ chức của Khoa theo sơ đồ sau :
8
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
VÀ ĐÀO TẠO
BAN CHỦ NHIỆM KHOA
BỘ MÔN
GIÁO DỤC CÔNG
DÂN
BỘ MÔN
CÔNG TÁC XÃ HỘI
BỘ MÔN
VIỆT NAM HỌC
Kể từ khi được thành lập, tập thể cán bộ giảng viên và sinh viên không ngừng
phấn đấu xây dựng Khoa thành một tập thể đoàn kết, thống nhất và ngày càng phát
triển theo sự phát triển chung của Nhà trường. Hiện nay, Khoa là một Khoa đào tạo
có uy tín, chất lượng ngày càng được khẳng định. Sinh viên của Khoa ra trường đã
được xã hội tiếp nhận và đánh giá cao, có việc làm ổn định. Khoa có quan hệ hợp
tác thường xuyên với nhiều cơ sở đào tạo, trường và Sở nghiên cứu trong cả nước.
Khoa Xã hội và Nhân văn được trường giao cho các nhiệm vụ :
- Tổ chức đào tạo các ngành của Khoa.
- Giảng dạy học phần Giáo dục Pháp luật và Pháp luật đại cương.
- Giảng dạy một số học phần Khoa học Xã hội cho các Khoa trong trường.
Khoa có 3 tổ: Giáo dục công dân, Công tác xã hội, Việt Nam học. Đội ngũ
giảng viên của Khoa có trình độ Thạc sỹ trở lên, có nhiều năm kinh nghiệm trong
công tác giảng dạy. Nhiều giáo viên tích cực tự học và tham gia nghiên cứu khoa
học, viết tài liệu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Tự hào về những thành tựu đã đạt được, tập thể cán bộ giảng viên và sinh viên
của Khoa đang nỗ lực lao động và học tập hơn nữa để xây dựng Khoa Xã hội và
Nhân văn ngày càng phát triển, trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu có uy tín và
hấp dẫn đối với xã hội.
III. NỘI DUNG THỰC TẬP
- Công tác tổ chức, hỗ trợ kỳ thi, công tác quản lý điểm.
- Quản lý Hành chính văn phòng: Quản lý giấy tờ, hồ sơ
9
B. PHẦN NỘI DUNG
I. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG
THỰC TẬP
Sau 07 tuần thực tập em được tham gia làm nhiều đầu việc ở nhiều nội dung
khác nhau như đã trình bày trong Nhật ký thực tập, song có thể nhóm thành 02
nhóm công việc chính sau đây:
- Công tác tổ chức, hỗ trợ kỳ thi kết thúc học phần, quản lý điểm.
- Công tác Hành chính văn phòng.
1.Lý thuyết và cơ sở pháp lý liên quan đến công tác tổ chức, hỗ trợ kỳ thi
kết thúc học phần
1.1. Kiến thức lý thuyết liên quan:
Theo bộ môn em đã được học về kỹ năng quản lý đào tạo ở các cơ sở giáo dục
đại học, cao đẳng thì kiến thức lý thuyết của bộ môn này có liên quan sát sao đến
những nội dung mà em được thực tập tại Khoa Xã hội và Nhân văn của Trường cao
đẳng Sư phạm Trung ương. Đặc biệt là những kiến thức lý thuyết liên quan đến
công tác tổ chức thi hết học phần tại Khoa và công tác quản lý điểm. Để tổ chức
được một kỳ thi kết thúc học phần thành công và đạt hiệu quả cần phải nắm rõ
được quy trình tổ chức. Đối với quy trình chung của việc tổ chức một kỳ thi kết
thúc học phần sẽ bao gồm nhiều khâu, trong đó gồm có:
* Khâu chuẩn bị: Đây là khâu đầu tiên trong quy trình tổ chức một kỳ thi, các
khâu khác diễn ra một cách thuận lợi và thành công thì trước hết phải làm tốt được
khâu chuẩn bị. Các công việc chính trong khâu này cần làm là :
- Nhận đề thi trước một tuần trước khi thi.
- Yêu cầu phải có 2 đề thi, 2 đáp án, đề được niêm phong.
10
- Yêu cầu ra đề thi:
+Thời gian: Một đơn vị học trình tương đương với 30 phút, 3 đơn vị học
trình tương đương với 90 phút.
+ Đề thi phải có chữ ký của người ra đề và của trưởng bộ môn ký duyệt.
+ Đề thi và đáp án phải được niêm phong và để riêng, không để trùng
trong một túi đề.
- In sao đề thi:
+ Đảm bảo theo quy định bảo mật.
+ Chọn ngẫu nhiên 01 trong 02 đề và có biên bản chọn đề.
+ In sao đề thi theo số lượng thực tế (Chú ý không in tên của người ra đề
và trưởng bộ môn ).
+ Niêm phong và ký niêm phong.
+ Đáp án chỉ được mở sau khi thi xong.
- Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ liên quan thi gồm :
+ Danh sách phòng thi.
+ Danh sách thí sinh dự thi.
+ Giấy thi, giấy nháp, biên bản xử lý kỷ luật thi.
+ Phấn, bút dạ, túi đựng bài thi
- Điều kiện nguồn nhân lực phục vụ thi:
+ Mỗi điểm thi có 01 đến 02 lãnh đạo trực thi theo phân công hoặc ủy
quyền của Hội đồng.
+ Căn cứ vào tình hình thực tế phân công cán bộ coi thi phù hợp cho các
phòng thi đảm bảo tối thiểu mỗi phòng thi có đủ 02 giám thị (Chú ý khi bố trí cán
bộ coi thi nên bố trí có sự kèm cặp: Người có kinh nghiệm- Người chưa có kinh
11
nghiệm; Người có trình độ chuyên môn- Người không có trình độ chuyên môn về
phần đó).
+ Mỗi phòng thi bố trí tối thiểu 25 người và tối đa 35 người dự thi.
* Tổ chức thi :
- Công khai danh sách thí sinh dự thi, thời gian thi, sơ đồ phòng thi trước
ngày thi 01 ngày.
- Hoàn thiện danh sách cán bộ tham gia coi thi, giám sát, bảo vệ phục vụ thi
có chữ ký và dấu xác nhận của lãnh đạo điểm thi (Cán bộ coi thi, giám sát và thư
ký phải là người tốt nghiệp Đại học trở lên)
- Tập hợp giáo viên ở Hội đồng coi thi, ít nhất là 30 phút trước khi thi.
- Tổ chức bốc thăm giám thị và phòng thi, phổ biến nội quy thi và công tác thi
trước giờ thi 30 phút.
- Thống nhất quy định đánh số báo danh cho từng buổi thi.
- Cán bộ coi thi nhận giấy thi, giấy nháp, danh sách học viên dự thi, biên bản
phòng thi, văn phòng phẩm, nội quy phòng thi, phấn hoặc bút dạ để đánh số báo
danh và đeo phù hiệu khi làm nhiệm vụ.
- Cán bội coi thi gọi tên và kiểm tra thẻ học viên hoặc giấy tờ tùy thân có dán
ảnh tránh việc thi hộ.
- Phổ biến qui chế thi.
- Trước khi bóc đề, cho các học viên tại phòng thi chứng kiến tình trạng còn
nguyên niêm phong của đề thi và mời 02 thí sinh bất kỳ ghi và ký tên xác nhận
niêm phong còn nguyên vẹn trên túi đề thi.
*Kết thúc bài thi :
- Hết giờ làm bài, cán bộ coi thi thu bài theo số báo danh từ nhỏ đến lớn
(nhận đủ bài thi mới cho thí sinh ký tên và ghi số tờ giấy thi vào danh sách)
12
- Danh sách dự thi và tờ giấy thi phải có đủ chữ ký và ghi rõ họ tên của 02
cán bộ coi thi.
- Hai cán bộ coi thi sau khi cùng thư ký và điểm trưởng kiểm đến bài thi, số
tờ giấy thi cho bài thi vào túi, tự niêm phong bài thi cùng danh sách thí sinh dự thi,
ký tên niêm phong túi bài và giao lại túi bài cho điểm trưởng (không giao khi chưa
niêm phong). Cán bộ giám sát thi cùng ký tên niêm phong túi đựng bài thi
* Tổ chức chấm thi :
- Rọc phách : Mỗi môn thi có quy định cách đánh mã phách khác nhau.
Ví dụ : Khi xếp số báo danh từ 01 đến 30 của một phòng thì phòng 02 sẽ từ 31
đến 60.
- Rọc phách và niêm phong phách, giao bài cho cán bộ chấm thi.
- Bố trí chấm thi tại cơ quan/ trường/ đơn vị.
- Hai người chấm trên một bài thi, sau đó đối chiếu trên một bài thi, nếu chênh
nhau một điểm thì phải chấm lại.
* Vào điểm thi:
- Sau khi 2 giám thị chấm thi xong cùng vào điểm (vào theo mã phách và
điểm phải có đủ chữ ký của 2 giám thị và chữ ký của trưởng bộ môn).
- Ghép phách, lên điểm, công bố kết quả.
- Mở phách, ghép tên vào bảng điểm theo mã phách đã quy định và thực hiện
vào điểm và công bố điểm theo quy chế.
1.2. Cơ sở pháp lý:
- Căn cứ vào các quy chế đào tạo hiện hành, kế hoạch đào tạo năm học 2010-
2011, quy định của việc tổ chức thi kết thúc học phần của Trường Cao đẳng sư
phạm Trung ương.
- Căn cứ vào quyết định số 41/2006/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 10 năm 2006
của Bộ giáo dục và Đào tạo về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi.
13
2. Lý thuyết và cơ sở pháp lý liên quan đến hành chính văn phòng:
2.1. Kiến thức lý thuyết liên quan:
Trong quá trình hoạt động của cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế
xã hội, các đơn vị vũ trang luôn cần đến một công cụ đó là văn bản, một công cụ
không thể thiếu để giúp cho hoạt động có hiệu quả. Việc làm công văn, giấy tờ và
quản lý chúng là hai công tác không thể thiếu được trong hoạt động đó. Những hoạt
động đó cần được tiến hành tuân thủ chế độ chặt chẽ, nghiêm ngặt theo quy định
của Pháp luật về công tác văn thư, tức là các quy định về toàn bộ công việc của cơ
quan quản lý hành chính nhà nước về xây dựng văn bản và quản lý, giải quyết các
văn bản đó trong hoạt động quản lý của mình.
Công tác văn thư là công tác tổ chức, giải quyết và quản lý công văn, giấy tờ
trong các cơ quan.
Công tác văn thư là toàn bộ các công việc về xây dựng văn bản (soạn thảo và
ban hành văn bản) trong các cơ quan và việc tổ chức quản lý và giải quyết văn bản
trong các cơ quan đó.
Với vị trí thực tập của 02 giáo vụ Khoa, trong thời gian thực này công việc
chính của hai cô là tổ chức kỳ thi kết thúc học phần và công việc liên quan đến vấn
đề giải quyết các thủ tục, giấy tờ miễn, giảm học phí, xét trợ cấp xã hội. Cùng trong
một thời gian nhưng em được làm đan xen các công việc ở hai mảng khác nhau.
Ngoài tham gia các công việc liên quan đến tổ chức thi em còn được tham gia vào
việc giải quyết các thủ tục, giấy tờ liên quan đến công tác xét miễn, giảm học phí
và xét trợ cấp. Các văn bản, giấy tờ này thuộc các văn bản nội bộ.
Những văn bản, giấy tờ, sổ sách sử dụng trong nội bộ cơ quan do chính cơ
quan ban hành gọi là văn bản nội bộ.
Văn bản nội bộ bao gồm: Các quyết định nhân sự,chỉ thị, thông báo, giấy công
tác
Mỗi loại văn bản nội bộ khi phát hành cũng phải vào sổ đăng ký riêng.Văn
bản nội bộ trong quá trình chuyển giao cũng phải vào sổ chuyển văn bản. Cán bộ
các đơn vị trong cơ quan khi nhận văn bản nội bộ đều phải ký nhận vào sổ chuyển
14
giao văn bản. Các đơn vị, bộ phận khi nhận văn bản nội bộ cũng tiến hành giải
quyết, xử lý chúng tương tự như đối với văn bản đến khác.
* Công tác lập hồ sơ
- Khái niệm: Hồ sơ là một tập hợp(hoặc một) văn bản, tài liệu có liên quan với
nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có cùng một đặc điểm
về thể loại, về tác giả.
* Quy trình lập hồ sơ gồm :
- Mở hồ sơ.
- Phân loại văn bản, giấy tờ đưa vào hồ sơ: Khi hồ sơ đã mở, có những văn
bản, giấy tờ gì về việc ấy đang giải quyết( hoặc đã giải quyết xong) thì đưa vào bìa
đó, chú ý không để sót văn bản, giấy tờ, các tài liệu liên quan khác
Căn cứ vào đặc trưng của văn bản, tài liệu để chia thành các hồ sơ. Hồ sơ có
thể phân loại theo những đặc trưng sau đây:
+ Đặc trưng tên gọi: Các văn bản có cùng tên gọi được xếp vào cùng một
hồ sơ.
+ Đặc trưng vấn đề: Các văn bản có cùng một tác giả được xếp vào cùng
một hồ sơ
+ Đặc trưng tác giả: Các văn bản được ban hành trong khoảng thời gian
nhất định được xếp vào cùng một hồ sơ.
+ Đặc trưng giao dịch: Các văn bản, tài liệu giao dịch với một cơ quan
khác được xếp vào cùng một hồ sơ.
- Sắp xếp văn bản, giấy tờ trong hồ sơ: Văn bản, giấy tờ trong hồ sơ phải được
sắp xếp một cách khoa học, hợp lý, sao cho thể hiện được sự liên quan giữa các văn
bản, giấy trong hồ sơ và diễn biến của sự việc.
Hồ sơ có thể được sắp xếp theo:
+ Theo tên loại văn bản.
15
+ Thứ tự thời gian: Ngày tháng sớm lên trước, ngày tháng muộn xếp sau.
+ Theo trình tự giải quyết vấn đề trong thực tiễn: Trước tiên xếp các văn bản
đề xuất, khởi xướng hoặc đặt vấn đề, tiếp đến các văn bản giải quyết, cuối cùng là
các văn bản kết thúc vấn đề.
Tùy theo từng loại hồ sơ có thể vận dụng cách nào cho thích hợp, hoặc phối
hợp các cách với nhau.
Nếu hồ sơ có ảnh đi kèm thì phải cho ảnh vào phong bì và kèm theo hồ sơ, tư
liệu đi theo văn bản trong hồ sơ cũng phải đưa vào trong hồ sơ.
2.2. Cơ sở pháp lý:
Trong thời gian thực tập tại Khoa Xã hội và Nhân văn, cùng một lúc em được
làm một số công việc thuộc hai mảng chuyên môn của 02 giáo vụ trong Khoa, bên
cạnh được làm một số công việc liên quan đến công tác quản lý đào tạo, em còn
được làm một số công việc của cô phụ trách bên mảng học sinh, sinh viên, hành
chính văn phòng. Cụ thể là trong khoảng thời gian đó công việc chủ yếu của cô phụ
trách mảng đến học sinh, sinh viên là giải quyết giấy tờ cho sinh viên liên quan đến
công tác xét hưởng một số chế độ như : Miễn, giảm học phí, hưởng trợ cấp xã hội,
học bổng cho sinh viên trong Khoa.
Để thực hiện tốt công tác này cần căn cứ vào nhiều văn bản, giấy tờ như:
- Căn cứ vào Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/04/2010 của Chính phủ
quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, cơ chế thu, sử dụng học phí
đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm 2010-2011 đến
năm 2014-2015 và căn cứ thông tư liên bộ của Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài
chính và Bộ Thương binh Xã hội số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BTBXH ngày
15/11/2010 của Chính phủ về việc "Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị
định số 49 ngày 14/04/2010 cuả Chính phủ".
- Căn cứ vào Quyết định số 44/2007/BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh sinh
viên đối với các trường chuyên, trường năng khiếu, hệ thống giáo dục đại học, cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
16
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 54/1998/TTLT-BGD&ĐT-BTC, ngày
31/8/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc thu,
chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân, danh mục các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành năm 1999,Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-
BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào
tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ, các văn bản có liên quan;
II. PHÂN TÍCH CỤ THỂ TỪNG NỘI DUNG
Sau khi được nhận nhiệm vụ em được thực tập, làm các công việc ở vị trí của
giáo vụ Khoa, do văn phòng Khoa có 02 giáo vụ, phụ trách ở hai mảng công việc
khác nhau: Một giáo vụ phụ trách mảng công việc liên quan đến quản lý, giải quyết
các vấn đề thủ tục, giấy tờ của sinh viên và một giáo vụ phụ trách mảng quản lý
đào tạo.
Em được tham gia trực tiếp làm nhiều đầu việc trong suốt quá trình thực tập
nhưng có thể nhóm lại ở hai nội dung công việc chính thuộc hai chức năng, nhiệm
vụ chuyên môn của 02 giáo vụ Khoa như đã trình bày ở trên.
1.Công tác tổ chức, hỗ trợ kỳ thi kết thúc học phần; quản lý điểm:
Rất may mắn là trong khoảng thời gian em thực tập tại Khoa Xã hội và Nhân
văn, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương cũng là thời gian mà Khoa đang tiến
hành tổ chức kỳ thi kết thúc học phần. Vì vậy với vị trí làm việc của giáo vụ phụ
trách mảng quản lý đào tạo em đã được tham gia trực tiếp vào nhiều công việc, chủ
yếu là các công việc liên quan đến tổ chức kỳ thi kết thúc học phần của sinh viên
Khoa Xã hội và Nhân văn.Quy trình tổ chức một kỳ thi kết thúc học phần gồm
nhiều khâu và nhiều công việc khác nhau như: Khâu chuẩn bị, khâu tổ chức thi,
khâu chấm thi.Em được tham gia hầu hết vào các khâu của quá trình tổ chức thi đó.
Cụ thể là khâu chuẩn bị, khâu tổ chức thi và một số công việc nhỏ sau khi thi. Có
thể trình bày và phân tích một cách cụ thể những hoạt động mà em đã làm như sau:
17
a. Tham gia coi thi kết thúc học phần:
Trước khi đến thực tập tại Khoa Xã hội và Nhân văn, cũng là thời gian trước
khi diễn ra kỳ thi hết học phần thì giáo vụ phụ trách mảng quản lý đào tạo đã lập
danh sách cán bộ coi thi của Khoa nhưng để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên
thực tập có điều kiện tiếp xúc, cọ xát, học hỏi và vận dụng các kiến thức lý luận
vào thực tế công việc nên Ban chủ nhiệm Khoa đã đồng ý cho em được tham gia
coi thi một số môn như Lịch sử văn minh thế giới lớp 08-CTXH, môn Văn hóa
vùng lớp 09-VNH, môn Đường lối cách mạng Việt Nam lớp 09-CDA Khoa Xã hội
và Nhân văn và với vị trí cán bộ coi thi thứ hai. Đây là lần đầu tiên em được tham
gia coi thi, được đóng vai trò là một cán bộ coi thi. Thông qua coi thi em nắm đươc
một số bước trong quy trình tổ chức thi. Được tham gia coi thi em biết thêm về
những nội quy, quy định của công tác tổ chức thi và trách nhiệm của cán bộ coi thi.
Chẳng hạn cán bộ coi thi không được dùng di động, không được giúp đỡ thí sinh
dự thi dưới bất cứ hình thức nào.
* Cách thực hiện:
Trước khi giờ thi diễn ra em phải có mặt đúng giờ và thường xuyên có mặt tại
phòng thi để làm nhiệm vụ theo trình tự cụ thể như :
- Trước giờ thi 30 phút, em cùng các cán bộ coi thi phải có mặt tại văn phòng
Khoa để nhận đề thi, giấy thi và nghe dặn dò một số vấn đề liên quan đến kỳ thi.
- Trước giờ thi 15 phút cán bộ coi thi thứ nhất đánh số báo danh trên bàn, cho
sinh viên vào phòng thi. Em kiểm tra các vật dụng thí sinh đem vào phòng thi, kiểm
tra thẻ sinh viên. Sau đó em phát giấy thi, hướng dẫn gấp giấy thi đúng quy định,
ghi đầy đủ các mục vào giấy thi.
- Trước khi phát đề thi cán bộ coi thi thứ nhất giơ cao phong bì để sinh viên
thấy rõ bì đựng đề thi còn nguyên niêm phong, bóc bì đựng đề thi và phát đề cho
sinh viên, em coi bao quát chung.
- Khi sinh viên bắt đầu làm bài cán bộ coi thi ký tên vào giấy thi và giấy nháp
đã phát cho sinh viên.
18
- Chỉ cho sinh viên ra khỏi phòng thi sớm nhất là sau 2/3 thời gian làm bài,
sau khi sinh viên đã nộp bài thi. Nếu có sinh viên vi phạm kỷ luật cán bộ coi thi
phải lập biên bản theo đúng quy định. Mười lăm phút trước khi hết giờ phải báo
cho sinh viên biết. Khi có hiệu lệnh hết giờ cán bộ coi thi phải thông báo cho sinh
viên. Cán bộ coi thi thứ nhất vừa gọi tên vừa thu bài thi của sinh viên. Cán bộ thứ
hai duy trì trật tự và kỷ luật phòng thi. Khi nhận bài phải đếm đủ số tờ giấy thi của
sinh viên và yêu cầu sinh viên dự thi tự ghi số tờ và ký tên vào danh sách thí sinh
dự thi.
- Sau khi thu bài, cán bộ coi thi phải kiểm tra và sắp xếp bài thi theo đúng số
thứ tự ghi trong danh sách thí sinh dự thi. Các biên bản kỷ luật phải kèm theo bài
thi của sinh viên. Sau đó cán bộ coi thi thứ nhất và thứ hai đem túi đựng bài thi đó
về văn phòng khoa. Mỗi túi bài thi phải được kiểm tra công khai và phải đối chiếu
số bài, số tờ của từng bài .
- Sau khi bàn giao xong bài thi, túi đựng bài thi được giáo vụ Khoa niêm
phong tại chỗ. Trên 3 cạnh của túi đựng bài thi có mép dán, cán bộ coi thi phải ký
niêm phong lên mép dán.
* Phương pháp coi thi:
Trong quá trình được tham gia coi thi một số môn thi, cách thức coi thi ở đây
là có mặt tại phòng thi để giám sát trực tiếp.
* Chất lượng và tiến độ công việc:
Nhìn chung khi là một giám thị coi thi bản thân em nhận thấy đã rất nhanh
nhạy và chấp hành tốt những nội quy, quy định. Từ những kiến thức lý thuyết đã
được học ở bộ môn Kỹ năng quản lý ở các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng em đã
áp dụng vào thực tế một cách rất tốt. Tất cả các buổi coi thi được diễn ra một cách
nghiêm túc, đảm bảo đúng thời gian quy định, duy trì tốt trật tự, kỷ luật thi.Bên
cạnh việc hoàn thành tốt vai trò của một cán bộ coi thi em còn học tập và biết được
các bước, các khâu trong quá trình tổ chức một kỳ thi kết thúc học phần của Khoa.
* Kỹ năng cần có:
19
Công việc này đòi hỏi phải nắm chắc về mặt kiến thức lý luận(Đặc biệt là kiến
thức về kỹ năng quản lý ở các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng) thì mới áp dụng
được tốt và làm đúng quy trình. Nắm rõ những nội quy, quy định của công tác tổ
chức thi. Đồng thời, công việc này đòi hỏi sự làm việc nghiêm túc, khả năng quan
sát của cán bộ coi thi.
* Mối quan hệ quản lý :
- Trong quá trình coi thi, bản thân em được giao lưu, tiếp xúc và học hỏi được
với nhiều người thể hiện mối quan hệ tương tác mà cụ thể ở đây là mối quan hệ
giữa Sinh viên thực tập - giáo viên của Khoa, sinh viên thực tập- sinh viên của
Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương.
- Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn: Từ những kiến thức lý luận được học
ở bộ môn Kỹ năng quản lý đào tạo ở các cơ sở giáo dục đã được em vận dụng một
cách rất tốt vào quá trình coi thi. Nhờ có những kiến thức đã được trang bị ở một số
bộ môn mà em đã được học đã giúp ích cho em rất nhiều trong việc vận dụng vào
công việc thực tế. Ngược lại nhờ được tiếp xúc với những công việc trong thực tế
đã giúp em có những kinh nghiệm quý báu trong quản lý giáo dục và giúp em hiểu
rõ hơn về kiến thức lý luận.
b. Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cho cán bộ coi thi, thu và kiểm tra bài thi của sinh
viên dự thi:
Trừ những buổi được tham gia coi thi ra, thì những buổi còn lại em được làm
việc của một giáo vụ tại văn phòng khoa.
* Cách thực hiện: Trước khi thi em tham gia phân loại giấy thi, giấy nháp,
danh sách thí sinh dự thi ra từng tập rồi sắp xếp số lượng vừa đủ cho vào mỗi túi
đựng bài thi cho mỗi phòng thi. Sau khi thi xong em tham gia trực tiếp thu và kiểm
tra tổng số bài thi ghi trên túi đựng bài thi mà cán bộ coi thi đã ghi.
* Phương pháp thực hiện: Phân loại, sắp xếp, kiểm tra, so sánh và đối chiếu
với danh sách thí sinh dự thi xem số bài thi có đủ so với danh sách thí sinh dự thi
không ?
20
* Những kiến thức, kỹ năng cần có: Công việc này đơn giản không đòi hỏi về
kiến thức lý luận nhưng đòi hỏi sự cẩn thận, chính xác, minh bạch.
* Chất lượng, tiến độ: Trước khi thi các giấy tờ, hồ sơ phục vụ thi luôn được
chuẩn bị hoàn tất và đảm bảo đầy đủ.
c. Đánh phách, rọc phách, ghép phách và ghi số báo danh vào biên bản chấm
thi kết thúc học phần môn Chính trị học lớp 08-CDA, môn Tâm lý giao tiếp lớp 08-
CDC, môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 09- CDB, môn Lịch sử văn minh thế giới
lớp 08-CTXH, môn Tiến trình lịch sử Việt Nam, môn Văn hóa học lớp 09-VNH,
môn Đường lối cách mạng Việt Nam từ bài thi.
* Cách thức thực hiện: Việc đánh phách các môn được đánh theo số thứ tự,
mỗi bài thi được đánh số phách khác nhau. Việc ghi số báo danh được làm bằng
cách quan sát, đối chiếu và ghi chép số báo danh từ bài thi vào biên bản chấm thi
kết thúc học phần.
* Kỹ năng, yêu cầu cần có: Công việc này đòi hỏi phải thật cẩn thận, chính
xác, nếu nhầm lẫn một chút thì dẫn đến sai sót càng nhiều, khả năng phát hiện sai
sót để kịp thời điều chỉnh.
* Chất lượng, tiến độ công việc: Sau khi các cán bộ coi thi đem bài thi ở mỗi
phòng thi về văn phòng Khoa thì việc kiểm tra tổng số bài thi, đánh phách, rọc
phách được nhanh chóng thực hiện, công việc được hoàn thành một cách nhanh
chóng và kịp thời đảm bảo đúng tiến độ giao lại bài thi cho giáo viên chấm thi.
* Mối quan hệ quản lý :
- Công việc đánh phách,rọc phách, ghi số báo danh là công việc của giáo vụ
Khoa, vì vậy mối quan hệ tương tác ở đây là mối quan hệ giữa sinh viên thực tập
với giáo vụ Khoa.
- Công việc này là một bước nhỏ hỗ trợ cho công tác chấm thi nhưng vẫn đòi
hỏi phải có sự gắn kết giữa kiến thức lý thuyết và thực tiễn
21
d. Vào điểm:
Sau khi các giáo viên chấm thi ở mỗi học phần xong nộp lại biên bản chấm thi
và bài thi cho văn phòng Khoa và giáo vụ Khoa có nhiệm vụ lên điểm từ biên bản
chấm thi vào danh sách thí sinh dự thi và nhập điểm từ biên bản chấm thi vào máy
tính.
* Cách thức thực hiện: Là đối chiếu, quan sát và ghi chép bằng tay điểm từ
biên bản chấm thi vào danh sách thí sinh dự thi. Sau khi đã nhập điểm bằng tay vào
danh sách thí sinh dự thi em được giao việc là tổng hợp điểm và nhập vào máy tính
điểm từng học phần của sinh viên trong Khoa. Việc nhập điểm vào máy tính để cho
nhanh, chính xác, khoa học em đã kết hợp sử dụng 02 phần mềm là Microsoft
Word và Microsoft Excel. Việc sử dụng phần mềm này giúp cho quá trình nhập
điểm diễn ra nhanh chóng, tiện lợi và chính xác, dễ dàng phát hiện và sửa chữa sai
sót nếu có.
* Kỹ năng cần có: Việc nhập điểm bằng tay vào danh sánh thí sinh dự thi đòi
hỏi cần có khả năng quan sát, đối chiếu, so sánh, khả năng tổng hợp. Còn việc nhập
điểm vào máy tính đòi hỏi ở bản thân người trực tiếp làm phải có kỹ năng soạn thảo
văn bản và sử dụng thành thạo các phần mềm máy tính nhưMicrosoft Word và
Microsoft Excel Ngoài ra cần có khả năng phát hiện sai sót và kịp thời điều chỉnh
những sai sót đó. Bởi công việc này đòi hỏi sự cẩn thận và tính chính xác cao của
người phụ trách.Vì vậy với những kiến thức lý thuyết và thực hành đã được học ở
bộ môn Tin học trong Quản lý giáo dục đã được em vận dụng vào thực tế công việc
một cách rất thành thạo và thuận lợi.
* Chất lượng, tiến độ: Với tinh thần làm việc khẩn trương, nhiệt tình, nghiêm
túc kết hợp với những kỹ năng soạn thảo văn bản em đã hoàn thành đúng tiến độ
công việc được giao, xây dựng được kết quả bảng điểm chính xác, đảm bảo tính
thẩm mỹ.
* Mối quan hệ quản lý: Trong khi làm việc em được sự trợ giúp, hướng dẫn
rất nhiệt tình của thầy Trưởng khoa và 02 giáo vụ trong văn phòng nên ở đây diễn
ra mối quan hệ tương tác giữa sinh viên thực tập và Ban chủ nhiệm Khoa, sinh viên
thực tập và giáo vụ Khoa.
22
Tóm lại: Sau khi tham gia những công việc của tổ chức, hỗ trợ kỳ thi kết thúc
học phần tại Khoa Xã hội và nhân văn có thể rút ra được một kiến thức thu được
như sau :
- Trước hết, sau khi tham gia công việc này đã giúp em nắm rõ hơn về quy
trình tổ chức một kỳ thi kết thúc học phần.
- Giúp em vận dụng được những kiến thức lý thuyết đã học vào quá trình làm
việc thực tế.
- Qua công việc này em được biết và nắm rõ hơn về một số văn bản, quy định
của các cơ quan quản lý giáo dục và cơ quan quản lý hành chính Nhà nước ban
hành.
- Kiến thức bổ ích mà em thu được rất bổ ích đó làhọc hỏi được cách thức, tác
phong làm việc, rèn khả năng làm việc trong môi trường kỷ luật, nghiêm túc.
2. Công hành chính văn phòng:
Như đã trình bày rất rõ và cụ thể ở trên, văn phòng Khoa có 02 giáo vụ phụ
trách chuyên môn về hai mảng công việc của Khoa. Em đều được tham gia làm
việc ở cả hai nhiệm vụ đó. Bên cạnh các công việc liên quan đến tổ chức kỳ thi kết
thúc học phần - mảng công việc của giáo vụ phụ trách quản lý đào tạo thì em còn
được làm xen kẽ các công việc của giáo vụ phụ trách giải quyết các vấn đề liên thủ
tục, giấy tờ xét miễn, giảm học phí, xét trợ cấp xã hội và học bổng cho sinh viên
của Khoa.
Trong khoảng thời gian em thực tập cũng là khoảng thời gian bận rộn với
công tác giải quyết giấy tờ, thủ tục miễn, giảm học phí, xét trợ cấp xã hội và sau đó
công việc chuẩn bị cho việc xét học bổng cho sinh viên toàn Khoa.
a. Công tác giải quyết thủ tục, giấy tờ miễn, giảm học phí cho sinh viên trong
Khoa:
*Các đối tượng là sinh viên thuộc diện được miễn học phí:
- Sinh viên là con liệt sĩ.
23
- Sinh viên là con Anh hùng lực lưỡng vũ trang, Anh hùng lao động.
- Sinh viên là con thương binh, con người hưởng chính sách như thương binh,
con bệnh binh bị mất sức lao động từ 61% trở lên (Được xếp hạng thương binh 1/4
và 2/4, bệnh binh 1/3 và 2/3).
- Sinh viên có cha mẹ thường trú tại vùng cao miền núi (Trừ thành phố, thị xã,
thị trấn) và vùng sâu hải đảo(Các xã vùng cao, vùng sâu lấy theo danh mục các xã
thuộc chương trình 135 theo các quyết định của Thủ tướng chính phủ và theo Danh
mục các xã vùng cao, vùng xa do Bộ giáo dục và đào tạo phát hành).
- Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
- Sinh viên thuộc đối tượng tuyển chọn từ các Trường Dự bị Đại học dân tộc.
- Sinh viên có gia đình thuộc hộ đói theo quy định hiện hành của Nhà nước.
* Các đối tượng là sinh viên thuộc diện được giảm 50% học phí:
-Sinh viên là con công chức, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động
được hưởng trợ cấp thường xuyên.
- Sinh viên là con thương binh, con người hưởng chính sách như thương binh,
con bệnh binh bị mất sức lao động từ 21% đến 60% (được xếp hạng thương binh
3/4 và 4/4; bệnh binh 3/3).
- Sinh viên có gia đình thuộc diện hộ nghèo theo quy định hiện hành của Nhà
nước.
Việc miễn giảm học phí được thực hiện trong suốt thời gian học tập của sinh
viên tại trường. Riêng trường hợp gia đình thuộc diện hộ nghèo, hàng năm sinh
viên phải làm đơn để xét lại.
Công tác này yêu cầu sinh viên phải làm đơn theo mẫu thống nhất do Nhà
trường cấp phát. Trong đơn phải khai đầy đủ các nội dung liên quan và có xác nhận
của cơ quan có thẩm quyền theo yêu cầu trong đơn. Sinh viên phải nộp theo đơn
các giấy tờ sau:
24
Các sinh viên là đối tượng thuộc diện con liệt sỹ, con thương binh, con bệnh
binh, con người hưởng chính sách như thương binh…cần có Giấy chứng nhận là
con liệt sỹ, con thương binh, con bệnh binh, con người hưởng chính sách như
thương binh…do cơ quan Lao động Thương binh Xã hội cấp Quận, Huyện cấp và
bản sao thẻ liệt sỹ, thương binh, bệnh binh … của cha hoặc mẹ.
Các sinh viên là đối tượng thuộc diện cha mẹ có hộ khẩu vùng cao, vùng sâu
cần cóbản sao có công chứng hộ khẩu gia đình.
Các sinh viên là đối tượng thuộc diện cha hoặc mẹ là công chức-viên chức bị
tai nạn lao động được hưởng trợ cấp thường xuyên cần cóbản sao có công chứng
quyết định được hưởng trợ cấp do tai nạn lao động của cơ quan Lao động Thương
binh Xã hội cấp tỉnh, thành phố hoặc tương đương.
Các sinh viên là đối tượng thuộc diện gia đình xóa đói giảm nghèo cần có bản
sao có công chứng Sổ hộ nghèo hoặc Giấy chứng nhận gia đình là Hộ nghèo do cơ
quan Lao động Thương binh Xã hội cấp.
Các sinh viên là đối tượng thuộc diện sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ cần có
Giấy xác nhận mồ côi cả cha lẫn mẹ có xác nhận của chính quyền địa phương và cơ
quan Lao động Thương binh Xã hội cấp quận, huyện.
* Cách thức thực hiện :
- Bước 1:Đầu tiên dán thông báo trên bảng tin của Khoa về việc thu các giấy
tờ, hồ sơ, văn bản liên quan đến công tác xét miễn, giảm học phí. Trong đó có quy
định sẽ thu và giải quyết các thủ tục, giấy tờ vào các ngày thứ 2 và thứ 4 .
- Bước 2:Trực tiếp phát mẫu đơn xin miễn, giảm học phí, cho các cán bộ theo
từng lớp để cán bộ từng lớp phát trực tiếp cho mỗi sinh viên, sau đó trực tiếp thu
các mẫu đơn đó kèm với các giấy tờ xác nhận sinh viên thuộc các đối tượng được
miễn, giảm học phí như đã nêu trên.
- Bước 3: Sau khi thu xong toàn bộ giấy tờ đó, em được giao nhiệm vụ tổng
hợp những sinh viên thuộc đối tượng miễn, giảm học phí trong Khoa rồi lập danh
sách chuyển lên phòng Công tác học sinh - sinh viên tổng hợp danh sách của toàn
25