Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bai thi tim hieu ve Dak Lak

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.6 KB, 7 trang )



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
-Cuộc thi tìm hiểu “ 70 năm lịch sử Đảng bộ Đăk Lăk và 35 năm chiến thắng Buôn
Ma Thuột ”.
Họ và tên: Phạm Thị Hoa
Ngày,tháng, năm sinh: 09-12-1975
Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh
Nghề nghiệp: Giáo viên Tôn giáo: Không
Vào Đảng : 16-8-1999
Chính thức: 16-8-2000
Đơn vị công tác: Trường Tiểu Học La Văn Cầu
Tôi xin trả lời nội dung các câu hỏi như sau:
Câu 1. - Tỉnh Đăk Lăk được thành lập theo nghị Định ngày 22/11/1904 của toàn
quyền Đông Dương và tách ra khỏi Lào, đặt dưới quyền cai trị của khâm sứ Trung
Kì.
-Tỉnh Đăk Lăk hiện nay có 15 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13
Huyện với (212 xã, phường và thị trấn)
+ Thành phố Buôn Ma Thuật
+Thị xã Buôn Hồ (thành lập từ ngày 23 – 12 – 2008 tách từ huyện Krông
Buk)
+ Huyện Krông Buk
+ Huyện Krông Pắk
+ Huyện Lăk
+ Huyện Ea Súp
+ Huyện MĐ’ Răk
+ Huyện Krông A Na
+ Huyện Krông Bông
+ Huyện Ea H Leo
+ Huyện Cư M Gar


+Huyện Krông Năng
+ Huyện Buôn Đôn
+ Huyện Ea Ka
+ Huyện Ku In
Câu 2: Bộ chính trị chọn Buôn Ma Thuật làm mục tiêu chủ yếu của chiến dịch
Tây Nguyên.Tây Nguyên là 1 địa bàn chiến lực hết sức quan trọng cả ta và địch đều
chú ý và cố gắng nắm giữ nhưng địch đã nhận định sai hướng tiến công của quân ta.
Địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng, bố phòng có nhiều sơ hở.
Nhân dân các dân tộc ở tỉnh Đăk Lăk có truyền thống yêu nuớc, ý chí kiên
cường bất khuất. Đặc biệt từ khi có Đảng lãnh đạo thì đồng bào Đăk Lăk một lòng
một dạ theo Đảng,theo Bác Hồ không thương tiếc máu xương quyết tâm chiến đấu
chống lại kẻ thù xâm lược.
Căn cứ vào đó hội nghị bộ chính trị tháng 10 - 1974 quyết định chọn Tây
Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975, mà trong đó trận mở màn then
chốt là Buôn MaThuột.
* Tóm tắt diễn biến:
Đầu tháng 3-1975 quân ta tiến công địch nhiều nơi ở Tây Nguyên và ngày 4-3
-1975 ta đánh nghi binh ở plây cu,Kon Tum nhằm thu hút quân địch ở hướng đó.
Ngày 10-3-1975 với lực lượng mạnh hơn địch quân ta được lệnh tiến công thị xã
Buôn Ma Thuột đánh các cơ quan đầu não của địch.Sau 2 ngày chiến đấu ta tiêu diệt
toàn bộ quân địch ở đây và làm chủ hoàn toàn thị xã.
Ngày 12-3-1975 quân địch mở cuộc phản công nhằm chiếm lại Buôn Ma
Thuột,nhưng tất cả các cuộc phản công của chúng đều thất bại.Sau hai đòn đau
( ngày 10 và 12) ở Buôn Ma Thuột toàn bộ hệ thống của địch ở Tây Nguyên rung
chuyển, địch mất tinh thần,hàng ngủ chúng rối loạn từ đó nảy sinh những sai lầm lớn
về chiến lược.
Ngày 14-3 Thiệu ra lệnh rút quân ra khỏi plây cu,Kon Tum và toàn bộ Tây
Nguyên về giữ vùng duyên Hải Nam Trung bộ,rồi tập trung lực lượng tái chiếm
Buôn Ma Thuột.Ngày 16-3 quân ta chặn đánh và truy kích địch trên đường chúng rút
khỏi Tây Nguyên. Đến ngày 24-3 toàn bộ quân địch rút chạy bị quân ta tiêu

diệt.Chiến dịch Tây Nguyên kết thúc.
*Kết quả:
Ta tiêu diệt toàn bộ quân đoàn hai trần giữ ở đây.Giải phóng toàn bộ Tây Nguyên
rộng lớn với 60 vạn dân.
*Ý nghĩa lịch sử:
Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống mỹ sang
giai đoạn mới.Từ cuộc tiến công chiến lược phát triển thành cuộc tổng tiến công
chiến lược trên toàn chiến trường miền nam.
Câu 3: Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập vào thời gian cuối năm 1940 tại nhà
đày Buôn Ma Thuột.
Từ khi thành lập đến nay Đảng bộ đã trải qua 14 kỳ đại hội được tổ chức vào thời
gian và địa điểm cụ thể như sau:
Kể từ khi Chi bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu tiên ra đời ở Đăk Lăk (năm 1940)
đến nay, Đảng bộ tỉnh Đăk Lăk đã trải qua 14 kì đại hội sau:
1- Đại hội Đảng bộ lần I: Tháng 8-1960 tại vùng núi Chư Diu. Đồng chí Nguyên
Hồng Ưng làm bí thư tỉnh ủy.
2- Đại hội lần II:Tháng 8-1963 tại Ea Drăh. Đ/C Nguyễn Liên(Bốn Đạo)làm bí thư.
3- Đại hội lần III: Tháng 7-1966 tại Ea Play xã Dak Tuôr. Đ/CNguyễn Liên làm bí
thư.
4- Đại hội lần IV: Tháng 4- 1969 tại M Năng Dơng. Đ/C Nguyễn Liên làm bí
thư.Sau đó, Đ/C Võ Trung Thành (Năm Vinh) về làm bí thư thay Đ/C Nguyễn
Liên về khu V nhận công tác mới.
5 - Đại hội lần V:Tháng 10-1971 tại buôn Ngô. Đ/C Huỳnh Văn Cầu làm bí thư.
6- Đại hội lần VII: Vòng 1 từ 12 – 11 – 1976 đến 20 – 11 – 1976. Vòng 2 từ 13 – 6 –
1977 đến 19 – 6 – 1997 tại thị xã Buôn Ma Thuật. Đ/C Trần Kiên làm bí thư.
7 - Đại hội lần thứ VIII:Từ ngày 7 đến 10-11-1979 tại Buôn Ma Thuột. Đ/C Y Ngông
Niê Kdăm làm bí thư.
8- Đại hội lần thứ IX :Tiến hành 2 vòng. Vòng 2 từ 5-3-1983 đến 9-3-1983 tại Buôn
Ma Thuột. Đ/C Y Ngông Niê Kdăm làm bí thư.
9- Đại hội lần thứ X: Từ 9-10 đến 14 -10-1986. Đ/C Huỳnh Văn Cần làm bí thư.

10- Đại hội lần thứ XI:Hai vòng. Vòng 2từ 8-1-1992đến 11-1-1992 tại Buôn Ma
Thuột. Đ/C Huỳnh Văn Cần làm bí thư. Đến hội nghị giữa nhiệm kì Đ/C Huỳnh Văn
Cần được làm nhiệm vụ khác. Đ/C Ama Pui làm bí thư.
11- Đại hội lần thứ XII:Từ 7-5-1996 đến 10-5-1996 tại Buôn Ma Thuột. Đ/C Nguyễn
An Vinh làm bí thư.
12- Đại hội lần thứ XIII:Từ 31-1-2001 đến 2-2-2001 tại Buôn Ma Thuột. Đ/C Y
Luyện Niê Kdăm làm bí thư.
13- Đại hội lần thứ XIV:Từ 12-12-2005 đến 14-12-2005 tại Buôn Ma Thuột. Đ/C Niê
Thuật làm bí thư.
Câu 4: Vai trò chi bộ Đảng Cộng Sản ở nhà đày Buôn Ma Thuột trong thắng lợi của
cách mạng tháng Tám năm 1945.
Năm 1940 tại nhà đày Buôn Ma Thuột,một chi bộ Đảng cộng sản Đông dương ra
đời. Đánh dấu một bươc ngoặt quan trọng đên tình hình chính trị ở Đăk Lăk.Vừa mới
ra đời chi bộ đã lãnh đạo toàn thể tù nhân đấu tranh không mệt mỏi chống lại chính
sách dã man của bọn thực dân đối với các chiến sĩ cách mạng trong nhà đày.
Nhà đày còn là một trong nhưng trung tâm bồi dưỡng cách mạng truyền bá chủ
nghĩa yêu nước chân chính của đồng bào đăk lăk.Dưới nghị quyết trung ương lần thứ
VIII tháng 5/1941.Chi bộ Đảng khẩn trương xúc tiến bồi dưỡng cán bộ c/m , thành lập
mặt trận Việt Minh các đoàn thể cứu quốc.
Cuối năm 1944 nhiều cơ quan c/m,hội truyền bá chử quốc ngữ được xây dựng rộng
khắp.Trong nhà đày,các đồn điền,các buôn làng,thị xã,trong anh em lính khố xanh,lực
lượng học sinh.Sở lục lộ nhà máy đèn nhà máy nước,sở giáo dục,bưu điện,bệnh viện.

Tháng 3 năm 1945 nhật đảo chính pháp thời cơ dành chính quyền đã đến.Thông
qua các cơ sở c/m,Chi bộ đang nhà đày phát động cao trào kháng nhật cứu nước rộng
khắp các buôn làng và thị xã.Nhiều cuộc mít tinh biểu tình đòi thả tù chính trị đã diễn
ra sôi nỗi vào tháng 4/1945 khiến bọn phát xít và tay sai phải nhượng bộ.
Tháng 5/1945 các chiến sĩ ra tù,thành lập ban lãnh đạo lâm thời Tỉnh Đak Lak dưới
sự lãnh đạo của Đ/C Phan Kiệm và Nguyễn Trọng Ba.
Tháng Tám 1945 tình thế c/m đã chín muồi. Đông bào Đak Lak đã sục sôi căm

hờn.Khí thế tổng khởi nghĩa giành chính quyền lan truyền rộng khắp.
Ngày 17/8/1945 Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Dak Lak quyết định tổng khởi nghĩa dành
chính quyền.c/m tháng tám 1945 thắng lợi,với vai trò lãnh đạo to lớn của chi bộ Đảng
Đak Lak. Đã đánh đuổi được bọn phát xít nhật và đã dành được chính quyền về tay
của nhân dân.
Câu 5: Các thành tựu nổi bật trên lĩnh vực kinh tế-xã hội của tỉnh Đăk Lăk sau 35 giải
phóng(từ 1975 đến nay, ý nghĩa của những thành tựu đó).
*Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh của những năm đầu giải phóng(1975,1976).Bước
vào thời kì đầu của giai đoạn cách mạng mới bên cạnh những thuận cơ bản,nhân dân
các dân tộc trong
tỉnh đã phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức to lớn: Đó là tỉnh có địa hình phức
tạp,có đường biên giới dài 240 km tiếp giáp với cam-pu-chia,nền kinh tế chưa phát
triển,an ninh trật tự còn nhiều phức tạp.
*Các thành tựu nổi bật từ năm 1975 đến nay:
*Về kinh tế: Từ một nền kinh tế nhỏ bé mang tính tự cung tự cấp, đến nay nền kinh tế
của tỉnh trong những năm qua liên tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao.Tốc độ tăng
trưởng kinh tế của tinh cao hơn mức tăng trưởng trung bình của cả nước.Tốc độ tăng
trưởng trung bình giai đoạn 2001-2003 đạt khoảng 9-10%.Thu nhập bình quân đầu
người theo giá hiện hành từ 10-98 triệu đồng/người.
Cơ cấu kinh tế năm 2008 tính theo giá so sánh 1994 tỉ trọng nông- lâm – ngư
nghiệp chiếm 55,07% trong GDP,công nghiệp-xây dựng 15,94%,thương mại dịch vụ
28.99%.Trong tháng 9 đầu năm 2009 mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 11,16%.
Sản xuất nông – lâm –ngư nghiệp các năm đều có bước phát triển khá tương đối toàn
diện.Từ chỗ thiếu ăn đến nay chúng ta không những đủ ăn mà còn có dữ trữ và đảm
bảo an ninh lương thực trên phạm vi địa bàn toàn tỉnh.
Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp không ngừng phát triển.Tổng mức đầu
tư của các thành phần kinh tế trong ngành công nghiệp qua 5 năm(2001-2006) đạt
3700 tỉ đồng. Đã hình thành được một số ngành công nghiệp có vị thế và trình độ sản
xuất khá so với trong nước như:Chế biến cà phê,chế biến gỗ,hiện nay có 20 dự án

đang triển khai thực hiện với tổng số vốn đầu tư 1727,928 tỉ đồng.
Hoạt động thương mại,dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực góp phần thúc đẩy
sản xuất tiêu dùng của xã hội.
Trên lĩnh vực văn hóa-xã hội:Hoạt động văn hóa thông tin được đẩy mạnh,bản sắc
văn hóa truyền thống của các dân tộc được giữ gìn và phát huy.Toàn tỉnh có trên 70%
xã có nhà văn hóa,hầu hết các thôn buôn có nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng.Dịch vụ
viễn thông phát triển mạnh.Thể thao du lịch hoạt động đa dạng,phong phú.
Ngành giáo dục phát triển khá về quy mô và chất lượng,số lượng .Học sinh giỏi
phổ thông tăng bình quân 2,7%/ năm.Hệ thống giáo dục phổ thông ngày càng phát
triển đến nay không còn tình trạng học ca 3.Chất lượng đối ngũ giáo viên ngày càng
được nâng lên.
Công tác y tế bảo vệ sức khỏe cho nhân dân được chú trọng, đầu tư nâng cấp mạng
lưới y tế cơ sở được mở rộng đến thôn buôn. Đến nay có 100% xã có trạm y tế.
Thực hiện chính sách xã hội tỉnh đã triển khai nhiều chương trình dự án với nhiều
nguồn vốn nhằm phát triển kết cấu hạ tầng như điện, đường,trường,trạm…
Tình hình an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định,quốc phòng được
giữ vững,xây dựng hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố,kiện toàn,năng lực lãnh
đạo và quản lý được nâng lên.Hoạt động của MTTQ,các đoàn thể quần chúng có nhiều
chuyển biến tích cực,hướng mạnh hơn về cơ sở.Công tác xây dựng Đảng,chỉnh đốn
Đảng có nhiều chuyển biến tốt,sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của các tổ chức
Đảng được nâng lên.Niềm tin của cán bộ, Đảng viên và nhân dân vào sự nghiệp đổi
mới ngày càng được củng cố.
Câu 6: Đại hội Đảng bộ tỉnh Đăk Lăk lần thứ XIV(nhiệm kì 2001-2010) đã đề ra mục
tiêu,nhiệm vụ,giải pháp để xây dựng phát triển tỉnh Đăk Lăk.
* Đại hội đã đề ra các chỉ tiêu chủ yếu cho đến năm 2010.
+ Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân 11-12% năm trong đó nông, lâm, ngiệp
tăng 5,6%. Có 30% xã, phường, thị trấn. 50% thôn, buôn, tổ dân phố, 80-85% cơ
quan đạt tiêu chuẩn văn hóa. 100% luôn có nhà văn hóa cộng đồng vào năm 2007.
100% xã có trạm y tế, đài truyền thanh vào năm 2006, phủ sóng phát thanh và truyền
hình toàn tỉnh. Quy hoạch đất để xây dựng hội trường, điểm sinh hoạt văn hóa thể

thao ở 100% thôn buôn.
+ Đến năm 2010 có 100% dân cư đô thị, 75% dân cư nông thôn được dùng
nước sạch.
+ Xây dựng tỉnh thành khu vực cố thủ vững chắc, giữ gìn ổn định an ninh
chính trị và trật tự an toàn xã hội. Xây dựng lực vũ trang đảm bảo số lượng có chất
lượng toàn diện, giải quyết dứt điểm vấn đề Fun rô biên trong không để xảy ra biểu
tình, bạo lọan, vượt biên.
+ Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng trong tình hình
mới, đồng thời chăm lo xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, 100% thôn, buôn, tổ
dân phố có chi bộ Đảng vào năm 2010, 75% cơ sở Tổ chức Đảng đạt trong sạch vững
mạnh. 90% Đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trong đó có
35% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bình quân mỗi năm kết nạp từ 2500 đến 3000
Đảng viên.
*Những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu về kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh,
xây dựng Đảng và hệ thống chính trị:
+ Về kinh tế: Tập trung phát triển kinh tế nhanh bền vững, phát triển nông nghiệp
nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp,phát triển thương mại dịch vụ theo
hướng mở.Tận dụng cơ hội phát triển thị trường trong và ngoài nước.
+Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hiệu quả,quy hoạch phát huy tối đa các nguồn
lực để phát triển kinh tế hạ tầng-kinh tế-xã hội đồng bộ.
+Tiếp tục phát triển các thành phần kinh tế nhằm khai thác tối đa các nguồn lực thực
hiện công nghiệphóa,hiện đại hóa.
+Về phát triển văn hóa giáo dục:Chăm sóc sức khỏe nhân dân và các vấn đề xã
hội.Tập trung tạo sự chuyển biến cơ bản về giáo dục –đào tạo phục vụ yêu cầu nâng
cao dân trí phát triển nguồn lực nhân lực. Đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe nhân dân,xây
dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu 7:
Câu 8: Qua 70 năm hình thành và phát triển Đảng bộ Tỉnh Đăk Lăk đã trải qua một
chặng đường lịch sử vẻ vang hòa chung vào vinh quang của dân tộc ta trên những

chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam ngày một giàu đẹp,dân chủ văn
minh.
Năm 1940 từ một chi bộ cộng sản được thành lập ở tại nhà đày Buôn Ma
Thuột.Chi bộ đã lãnh đạo nhân dân Đăk Lăk đánh đuổi hai kẻ thù to lớn đó là thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đặc biệt trong chiến dịch Tây Nguyên trận mở màn then
chốt là đánh vào trung tâm Buôn Ma Thuột. Đây là trận đánh lịch sử quyết định đã
dành thắng lợi và ngày 10-3-1975 đã đi vào lịch sử của dân tộc.Thắng lợi ở Buôn Ma
Thuột tạo đà cho cho cách mạng Việt Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền nam.
Đảng bộ Tỉnh Đăk Lăk cũng được tôi luyện và trưỏng thành qua 2 cuộc kháng chiến
ác liệt.Sau khi hòa bình lập lại Đảng bộ Tỉnh Đăk Lăk lại một lần nữa thể hiện vai trò
lãnh đạo của mình. Đó là lãnh đạo toàn dân tham gia phát triển kinh tế, đảm bảo an
ninh chính trị nhằm phá hoại các âm mưu diễn biến hòa bình của kẻ thù.Bên cạnh đó
giữ gìn và phát triển nền văn hóa của các dân tộc thiểu số, tập trung đầu tư cho giáo
dục,y tế…Nhờ chủ trương và chính sách đúng đắn của Đảng đã giúp bà con đồng
bào dân tộc ít người Tây Nguyên đủ ăn đủ mặc,thoát khỏi đói nghèo.Bà con nghe
theo và tin tưởng vào Đảng, một lòng một dạ theo Đảng theo Bác Hồ.
Dưói sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ Đăk Lăk,Tỉnh ta từng bứơc được đổi
thay và nâng cấp từ một thị xã nhỏ bé nay đã nâng cấp lên thành phố và cuối cùng là
thành phố chiến lược trực thuộc trung ương.Nơi đây trở thành trung tâm kinh tế,văn
hóa,giáo dục… của khu vực Tây Nguyên. Với truyền thống lịch sử vẻ vang và chủ
trương đường lối chính sách đúng đắn của Đảng bộ,Tỉnh nhà chúng ta hoàn toàn tin
tưởng trong những chặng đường tiếp theo nhằm tiếp tục phát huy những thành quả đã
đạt được tạo tiền đề cho một nền kinh tế phát triển mạnh về các thành phần kinh tế
nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào Đăk Lăk.Bên cạnh đó tiếp tục ổn định
chính trị,giữ vững an ninh quốc phòng,tập trung đầu tư cho giáo dục, y tế. Đồng thời
phát huy được các truyền thống bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×