PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
HẢI LĂNG MÔN LỊCH SỬ
NĂM HỌC 2007-2008
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 (3 điểm): Lập bảng tóm tắt cách mạng tư sản Pháp theo các mẫu thời
gian cho sẵn sau:
Thời gian Sự kiện
14-7-1789
Cuối tháng 8-1789
10-8-1792
21-9-1792
31-5 và 2-6-1793
27-7-1794
Em có nhận xét gì về vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng
tư sản Pháp?
Câu 2 (2 điểm): Vì sao chính quyền Gia cô banh trong cách mạng tư sản Pháp
được gọi là chính quyền chuyên chính dân chủ cách mạng?
Câu 3 (5 điểm): Cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX có gì mới,
khác với phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX? (Lập bảng so
sánh các nội dung sau: bối cảnh lịch sử, mục tiêu đấu tranh, tầng lớp lãnh đạo,
lực lượng tham gia, phong trào tiêu biểu, kết quả và ý nghĩa).
ĐỀ CHÍNH THỨC
VÒNG 1
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM
HẢI LĂNG ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN NH 2007-2008
MÔN LỊCH SỬ
Câu 1: (3 điểm)
* Nội dung các sự kiện quan trọng trong tiến trình cách mạng tư
sản Pháp (1,5 điểm; nếu học sinh trả lới đúng 1 ý cho 0,25 điểm).
Thời gian Sự kiện
14-7-1789 Quần chúng vũ trang tấn công ngục Baxti
Cuối tháng8-1789 Quốc hội thông qua bản "Tuyên ngôn nhân quyền và
dân quyền"
10-8-1792 Nhân dân tấn công cung vua Nền quân chủ sụp đổ.
21-9-1792 Thành lập nền Cộng hoà đầu tiên
Ngày31 và 2-6-1793 Quần chúng Pari khởi nghĩa đưa phái Giacôbanh lên
nắm chính quyền.
27-7-1794 Phái tư sản đảo chính Cách mạng dân chủ kết thúc
* Vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng Pháp (1,5đ):
Quần chúng là động lực thúc đẩy cách mạng tiến lên, được thể hiện ở
những điểm sau:
- Ngày 14-7-1789, quần chúng tấn công nhà ngục Baxti đã mở đầu cho
cách mạng tư sản Pháp (0,5 điểm)
- Khi nước Pháp lâm nguy do sự tấn công của thù trong giặc ngoài.
Ngày 10-8-1792, quần chúng lại nổi dậy tấn công vào cung vua, bắt giam vua
và hoàng hậu, lật đổ chế độ quân chủ lập hiến. (0,5 điểm)
- Khi cách mạng lâm vào khủng hoảng, ngày 2-6-1793 quần chúng đã
đứng dậy khởi nghĩa đưa cách mạng phát triển cao hơn - giai đoạn chuyên
chính Giacôbanh, giải quyết ruộng đất cho nông dân, xóa bỏ đặc quyền phong
kiến. (0,5 điểm)
Câu 2: (2 điểm) Vì sao chính quyền Gia cô banh trong cách mạng tư sản
Pháp được gọi là chính quyền chuyên chính dân chủ cách mạng?
- Phái Gia cô banh nắm chính quyền từ ngày 2-6-1793 đến ngày 27-7-
1794 đã thiết lập chính quyền chuyên chính cách mạng. (0,25 điểm)
+ Chính quyền Gia cô banh đã thi hành những chính sách hết sức kiên
quyết nhằm giải quyết những vấn đề mấu chốt cho cách mạng, cứu nguy nước
Pháp bảo vệ nền cộng hòa tư sản đưa cách mạng đến đỉnh cao đó là nền
chuyên chính dân chủ cách mạng Gia cô banh. (0,25 điểm)
- Những chủ trương của chính quyền Gia cô banh.
+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, tịch thu ruộng đất của địa
chủ chia thành mảnh nhỏ bán cho nông dân (0,25 điểm)
VÒNG 1
+ Xóa bỏ những đặc quyền phong kiến (0,25 điểm)
+ Hiến pháp năm 1793 xóa bỏ hoàn toàn sự bất bình đẳng về giai cấp,
tuyên bố quyền bầu cử cho mọi công dân nam từ 21 tuổi trở lên, quy định
Pháp là một nước cộng hòa (0,25 điểm)
+ Quốc hội, Quốc ước thông qua lệnh tổng động viên Ban bố các quy
định về giá tối đa, lương tối đa (0,25 điểm)
Những chính sách của chính quyền Gia cô banh có nhiều ý nghĩa tiến
bộ đã biết dựa vào lực lượng của quần chúng, giải quyết những yêu cầu chính
đáng của họ, cổ vũ họ hăng hái tham gia lực lượng cách mạng, nhờ vậy đến
tháng 12 năm 1793 quân Pháp đã thắng lớn ở cảng Tu Lông, vùng Đông Bắc
Pháp được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của quân Áo (0,25 điểm)
Như vậy chính quyền Gia cô banh đã hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ của
cách mạng tư sản dân chủ (0,25 điểm)
Câu 3: (5 điểm)
Cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX có gì mới, khác
với phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX? (Lập bảng so
sánh các nội dung sau: bối cảnh lịch sử, mục tiêu đấu tranh, tầng lớp
lãnh đạo, lực lượng tham gia, phong trào tiêu biểu, kết quả và ý nghĩa).
Nội Dung Phong trào Cần Vương Phong trào yêu nước
đầu thế kỷ XX
Bối cảnh
lịch sử
(1 điểm)
-Hiệp ước Hác măng, Pa tơ nôt:
Pháp đặt ách thống trị lên toàn bộ
nước ta.
-Nhân dân và quan lại yêu nước
tiếp tục đấu tranh.
-Sau cuộc phản công của phe chủ
chiến ở kinh thành Huế thất bại.
Tôn Thất Thuyết nhân danh vua
Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương.
Phong trào Cần Vương thất bại.
-Sự chuyển biến kinh tế, xã hội
Việt Nam trong khai thác lần thứ
nhất của Pháp.
-Ảnh hưởng các trào lưu tư
tưởng tư sản, các sĩ phu yêu
nước vận động cứu nước.
Mục tiêu đấu
tranh
(1 điểm)
-Đánh đuổi thực dân Pháp cướp
nước và tay sai phong kiến bán
nước.
-Khôi phục lại chế độ phong kiến.
-Đánh đuổi thực dân Pháp,
phong kiến tay sai.
-Gắn liền với duy tân thay đổi
chế độ xã hội theo kiểu dân chủ
tư sản.
Tầng lớp lãnh
đạo
(0,5 điểm)
-Triều đình phong kiến lưu vong.
Vua Hàm Nghi đứng đầu.
-Các sĩ phu văn thân.
-Sĩ phu yêu nước tiến bộ, tư
tưởng duy tân tiêu biểu là: Phan
Bội Châu, Phan Châu Trinh.
Lực lượng
tham gia
(0,5 đ)
-Sĩ phu, văn thân và đông đảo
nông dân, các dân tộc ít người.
Sĩ phu yêu nước, trí thức nhỏ,
tiểu tư sản thành thị, thương
nhân, học sinh, sinh viên, nông
dân
Phong trào
tiêu biểu
(0,5 đ)
-Khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình,
Hương Khê
-Phong trào Đông Du, Duy tân,
Đông Kinh Nghĩa Thục.
Kết quả
(0,5 đ)
-Thất bại: do còn cục bộ lẻ tẻ
thiếu sự lãnh đạo thống nhất
thống nhất
-Thất bại do điều kiện, hoàn
cảnh, chưa chín muồi
Ý nghĩa
(1 điểm)
-Có vị trí to lớn trong sự nghiệp
chống đế quốc.
-Để lại nhiều bài học
-Tiếp tục tinh thần đaqáu tranh
bất khuất cho dân tộc.
-Cứu nước gắn liền với duy tân.
* Giám khảo dựa vào kiến thức làm bài của học sinh và HDC, nếu
đúng hoàn toàn thì cho điểm tối đa, nếu có sai sót kiến thức thì tùy mức độ
để trừ điểm.
PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
HẢI LĂNG MÔN LỊCH SỬ
NĂM HỌC 2007-2008
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 (4 điểm): Lập bảng tổng kết về cuộc cách mạng tư sản Anh theo các
nội dung sau:
Các vấn đề Nội dung chủ yếu
Nguyên nhân
Diễn biến
Lãnh đạo
Động lực
Mục tiêu
Kết quả
Tính chất, ý nghĩa
Câu 2 (4 điểm): Nguyên nhân và duyên cớ thực dân Pháp xâm lược Việt
Nam? Chúng đã tiến hành những thủ đoạn gì trong cuộc xâm lược đó?
Câu 3 (2 điểm): Nêu nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi
nghĩa Yên Thế?
ĐỀ CHÍNH THỨC
VÒNG 2
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM
HẢI LĂNG ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN NH 2007-2008
MÔN LỊCH SỬ
Câu 1: (4 điểm) Lập bảng tổng kết về cuộc cách mạng tư sản Anh theo các
nội dung sau:
Các vấn đề Nội dung chủ yếu
Nguyên nhân
(1 điểm)
-Kinh tế: Quan hệ TBCN phát triển (các công trường thủ
công, sự hình thành tầng lớp quý tộc mới, giai cấp tư sản có
thế lực về kinh tế ) nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm.
-Xã hội: Sac lơ I cai trị độc đoán, đặt nhiều thuế mới, mâu
thuẫn xã hội phát triển gay gắt (Nông dân với địa chủ, chủ
yếu làd quý tộc mới với tư sản, phong kiến) dẫn đến cách
mạng bùng nổ.
Diễn biến
(1 điểm)
*Giai đoạn 1642-1649:
-22-8-1642: Sac lơ I tuyên chiến với Quốc hội, nội chiến bắt
đầu.
-14-6-1645: Trận Nê- dơ -bi, quân đội Quốc hội thắng lớn
-31-01-1469: Sac lơ I bị xử tử, tuyên bố thành lập nền cộng
hòa, cách mạng đạt đến đỉnh cao.
*Giai đoạn 1649-1689:
-Chế độ độc tài quân sự Crôm oen (1653-1658)
-Sự phục hồi của triều Xtiu- ơt (1660)
-Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến (1689)
Lãnh đạo
(0,25 điểm)
Quý tộc mới và tư sản
Động lực
(0,25 điểm)
Động lực chủ yếu là nông dân, thợ thủ công, tư sản nhỏ
Mục tiêu
(0,5 điểm)
Lật đổ chế độ phong kiến, tạo điều kiẹn cho CNTB phát
triển
Kết quả
0,5 điểm)
Xác lập chế độ quân chủ lập hiến, hạn chế vương quyền,
đưa lại quyền lợi cho tư sản, quý tộc mới. Nhân dân lao
động không được hưởng quyền lợi gì.
Tính chất, ý
nghĩa
(0,5 điểm)
Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để nhưng có ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển của lịch sử xa hội lài người
trong giai đoạn chuyển từ chế độ phong kiến sang CNTB,
mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người, đó là thời
Cận đại.
VÒNG 2
Câu 2:(4 điểm)
Nguyên nhân và duyên cớ thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
Chúng đã tiến hành những thủ đoạn gì trong cuộc xâm lược đó?
a.Nguyên nhân:
-Đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây phát triển, đẩy mạnh
xâm chiếm thuộc địa nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, vơ vét
nguyên liệu, bóc lột nhân công rẻ mạt. Ở phương Đông trong đó có Việt Nam
đất rộng người đông, tài nguyên phong phú, chế độ phong kiến suy tàn là đối
tượng xâm lược của tư bản phương Tây. (0,75 điểm)
-Giữa thế kỷ XIX pháp xúc tiến xâm lược Việt Nam. (0,25 điểm)
b.Duyên cớ:
-Lấy cớ triều đình Huế cấm đạo, giết đạo, Pháp phối hợp với Tây Ban
Nha đem quân xâm lược nước ta. (0,5 điểm)
c. Thủ đoạn:
-Lấy cớ triều đình Huế cấm đạo để tiến hành xâm lược nước ta
(0,5 điểm)
-Năm 1859, bị sa lầy ở mặt trận Đà Nẵng, Pháp chuyển quân vào Gia
Định dùng thủ đoạn vừa đánh, vừa hòa, TDP chiếm 6 tỉnh Nam kỳ
(0,5 điểm)
-Hai lần đánh Hà nội và các tỉnh Bắc Kỳ. (0,5 điểm)
-Ký hiệp ước với nhà Thanh để loại bỏ ảnh hưởng của TQ đối với Việt
Nam. (0,5 điểm)
-Tháng 8-1883 nhân lúc triều đình rối ren, vua Tự Đức vừa mới qua
đời, Pháp đánh chiếm Thuận An, buộc Nhà Nguyễn Ký liên tiếp hai hiệp ước
1883; 1884 thừa nhận quyền thống trị của Pháp. (0,5 điểm)
Câu 3: (2 điểm) Nêu nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc
khởi nghĩa Yên Thế?
*Nguyên nhân thất bại:
-Sau khi phong trào C.Vương thất bại, Pháp tập trung lực lượng đàn áp
(0,5 điểm)
-Pháp kết hợp chặt chẽ thủ đoạn quân sự với thủ đoạn chính trị dùng
tay sai sát hại Đề Thám (0,5 điểm)
-Lực lượng nghĩa quân bị hao mòn dần , nhân dân bị khủng bố không
đảm bảo tiếp tế cho nghĩa quân. (0,5 điểm)
*Ý nghĩa lịch sử: Khởi nghĩa Yên Thế đã viết lên trang sử vẻ vang,
chứng minh khả năng hùng hậu của giai cấp nông dân trong lịch sử chống
ngoại xâm. (0,5 điểm)
* Giám khảo dựa vào kiến thức làm bài của học sinh và HDC, nếu
đúng hoàn toàn thì cho điểm tối đa, nếu có sai sót kiến thức thì tùy mức độ
để trừ điểm.