Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Danh nhân Trung Quốc Địch Nhân Kiệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.67 KB, 4 trang )


Địch Nhân Kiệt



Một bức họa năm 1921
Địch Nhân Kiệt (tiếng Trung: 狄仁傑, 630-15/8/700
[1]
), tự Hoài Anh, còn gọi
là Lương Văn Huệ công, là một quan lại của nhà Đường cũng như của triều đại Võ
Chu do Võ Tắc Thiên lập ra. Ông từng giữ chức tể tướng thời kỳ Võ Tắc Thiên trị vì.
Ông là người làm quan có tiếng là cương chính liêm minh. Trong số những người
được ông tiến cử có Trương Giản Chi, Hoàn Ngạn Phạm, Kính Huy, Đậu Hoài Trinh,
Diêu Sùng.
Thân thế
Ông là người Thái Nguyên, Tịnh Châu (nay là Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây), sinh ra
trong một gia đình hoạn quan. Cao tổ của ông là Địch Trạm đã theo Vũ Văn Thái chạy
về Hàm Dương. Ông nội là Địch Hiếu Tự từng giữ chức thượng thư tả thừa (thư ký
trong thượng thư tỉnh), cha đẻ là Địch Tri Tốn từng làm trưởng sử Quỳ Châu (nay là
miền đông Trùng Khánh).
Sự nghiệp
Thời tuổi trẻ, Địch Nhân Kiệt được biết đến vì tính chuyên cần siên năng của mình.
Sau khi thi đỗ khoa thi minh kinh, ông được bổ nhiệm làm phán tá Biện Châu (nay là
Khai Phong, tỉnh Hà Nam).
Trong khi phục vụ tại đây ông bị vu cáo là không đủ tư cách. Khi Công bộ thượng thư
là Diêm Lập Bổn (閻立本) tuần thú Hà Nam đạo có tra xét vụ án của ông. Sau khi gặp
ông, vị thượng thư này đã nhận ra một người có tài năng và đức độ bị vu oan với câu
nói "hà khúc chi minh châu, đông nam chi di bảo" (nghĩa là: viên minh châu ở khúc
sông, bảo vật bị thất lạc ở miền đông nam). Diêm Lập Bổn đã tiến cử Địch Nhân Kiệt
làm pháp tào tại Tịnh Châu đô đốc phủ.
Đến niên hiệu Nghi Phượng (676-679) thời Đường Cao Tông ông được thăng chức tới


đại lí thừa. Người ta nói rằng ông xử tới 17.000 vụ án trong một năm mà không có ai
khiếu nại về kết quả các vụ án đó.
Năm Thùy Củng thứ 2 (686) thời Đường Duệ Tông, ông nhậm chức thứ sử Ninh Châu
(nay là huyện Ninh, địa cấp thị Khánh Dương, tỉnh Cam Túc. Thời kỳ đó Ninh Châu
là nơi sinh sống của nhiều dân tộc tạp cư, Địch Nhân Kiệt đã xử lý tốt các mối quan hệ
giữa các dân tộc ít người, thu phục được nhân tâm. Cũng thời gian đó, khâm sai Quách
Hàn (郭翰) đi kiểm tra công việc trong khu vực này. Tại những nơi khác, ông phát
hiện được nhiều sai sót nhưng khi tới Ninh Châu thì không thấy có sai sót gì. Quách
Hàn đã tiến cử ông với thái hậu Võ Tắc Thiên và ông được gọi về kinh đô để giữ chức
Đông quan thị lang (tương đương với thứ trưởng) Công bộ.
Năm 688, ông đi tuần thú Giang Nam đạo (phía nam sông Dương Tử), phát hiện thấy
nơi đây có quá nhiều đền miếu thờ các vị thần quái dị nên đã cho phá hủy khoảng
1.700 đền miếu, chỉ cho phép để lại 4 loại đền miếu thờ Đại Vũ, Ngô Thái Bá (người
lập ra nước Ngô), Ngô Quý Trát (hoàng tử con trai út vua Ngô Thọ Mộng, một người
tài giỏi đã từ chối làm vua) và Ngũ Tử Tư.
Cuối năm 688, sau thất bại của cuộc nổi dậy do người anh của vua Cao Tông là Việt
Kính vương Lý Trinh, khi đó là thứ sử Dự Châu (nay là Trú Mã Điếm, tỉnh Hà Nam),
để chống lại Võ thái hậu, bà đã giao cho Địch Nhân Kiệt, khi đó giữ chức Văn xương
tả thừa tại Văn xương đài, quản lý công việc tại Dự Châu thay cho Lý Trinh. Vào thời
gian đó, khoảng 600-700 gia đình bị cho là đồng lõa với Lý Trinh và bị buộc phải làm
người ở nhưng ông đã giải phóng họ khỏi ràng buộc này mà chỉ phải chịu lưu đày tới
Phong Châu (nay là Bayan Nur, Nội Mông Cổ). Trong khi đó, người được Võ thái hậu
cử tới dẹp loạn Lý Trinh là tể tướng Trương Quang Phụ vẫn còn ở lại Dự Châu và các
tướng sĩ dưới quyền ông này đòi hỏi quá nhiều loại tiếp tế lương thực, thực phẩm từ
chính quyền Dự Châu, phần lớn những đòi hỏi này đều bị ông bác bỏ. Điều này dẫn
tới tranh cãi giữa ông và họ Trương, và Trương Quang Phụ đã buộc tội ông là xuất
ngôn bất tốn; ngược lại, Địch Nhân Kiệt giận dữ cho rằng Trương đã giết hại bừa bãi
những người bị nghi vấn là theo Lý Trinh và nếu ông có quyền thì ông đã chặt đầu
Trương, ngay cả khi phải chết. Trương Quang Phụ bị xúc phạm nặng nề và khi trở về
Lạc Dương đã tấu lên triều đình tội xuất ngôn bất tốn của Địch Nhân Kiệt, kết quả là

ông bị biếm làm thứ sử Phục Châu (nay là Miện Dương, tây nam Hồ Bắc). Điều này
được coi là sự giáng chức do dù Địch Nhân Kiệt vẫn là thứ sử, nhưng Phục Châu nhỏ
hơn và không quan trọng bằng Dự Châu.
Cuối năm 690, Võ thái hậu nắm quyền, lập ra nhà Võ Chu và lên làm hoàng đế, tạm
thời ngắt mạch của nhà Đường. Vào thời gian đó, Địch Nhân Kiệt là tư mã Lạc Châu
(tức Lạc Dương). Tháng 9 năm Thiên Thụ thứ hai (691), Địch Nhân Kiệt được Võ
hoàng đế giao các chức vụ Địa quan thị lang (thứ trưởng) Hộ bộ rồi Đồng phượng
các
[2]
Loan đài
[3]
Bình chương sự (tương đương tể tướng).
Năm 692, ngự sử trung thừa Lai Tuấn Thần (來俊臣) câu kết cùng Võ Thừa Tự ngụy
tạo chứng cứ để tố cáo ông cùng các quan viên khác như Nhâm Trí Cổ (任知古), Bùi
Hành Bản (裴行本), Thôi Tuyên Lễ (崔宣禮), Lư Hiến (盧獻), Ngụy Nguyên Trung
(魏元忠), Lý Tự Chân (李嗣真) có âm mưu làm phản. Con trai ông là Địch Quang
Viễn kêu oan. Kết quả là Võ hoàng đế phóng thích 7 người, nhưng biếm làm quan địa
phương. Ông bị giáng xuống làm huyện lệnh Bành Trạch (nay là Cửu Giang, Giang
Tây.).
Tháng mười năm Vạn tuế Thông thiên thứ nhất (696), người Khiết Đan dưới sự chỉ
huy của Tôn Vạn Vinh công hãm Ký Châu (nay là huyện Lâm Chương, địa cấp thị
Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc). Để ổn định tình thế, Võ Tắc Thiên lại dùng Địch Nhân Kiệt
làm thứ sử Ký Châu và Ngụy Châu (nay là Hàm Đan) cận kề. Người tiền nhiệm của
Địch Nhân Kiệt là Độc Cô Tư Trang (獨孤思莊), do lo ngại cuộc tấn công của người
Khiết Đan, đã ra lệnh cho dân chúng phải rời bỏ nhà cửa của mình để vào trong thành,
làm gia tăng nỗi lo sợ và phẫn nộ của dân chúng. Khi ông tới nơi, nhận thấy quân
Khiết Đan còn ở xa, đã ra lệnh cho dân chúng trở về nhà. Sau khi lực lượng của Tôn
Vạn Vinh bị tan rã trong năm 697 sau cuộc tấn công chớp nhoáng của khả hãn Đông
Đột Quyết là A Sử Na Mặc Xuyết (阿史那默啜) vào hậu phương của họ Tôn, Võ Tắc
Thiên đã lệnh cho Địch Nhân Kiệt, tể tướng Lâu Sư Đức (婁師德) cùng Hà Nội quận

vương Võ Ý Tông (武懿宗)
[4]
đi tuần thú khu vực phía bắc Hoàng Hà để ổn định dân
chúng.
Tháng mười năm Thần Công thứ nhất (697), ông được triệu về kinh làm Loan đài thị
lang, Đồng phượng các Loan đài Bình chương sự, kiêm quang lộc đại phu, kiêm nạp
ngôn, tức là khôi phục lại chức vụ tể tướng, phụ giúp cho nữ hoàng cai quản công việc
quốc gia.
Năm Thánh Lịch thứ nhất (698), khi đó Lý Đán đang là thái tử nhưng cả Ngụy Tuyên
vương Võ Thừa Tự và Lương Tuyên vương Võ Tam Tư, cháu gọi Võ Tắc Thiên bằng
cô, đều có ý định muốn bà truyền ngôi cho mình với lý do từ xưa tới nay chưa có
hoàng đế nào truyền ngôi cho người khác họ. Tuy nhiên, Địch Nhân Kiệt lại dâng biểu
thuyết phục Võ Tắc Thiên cho Lư Lăng vương Lý Hiển hồi kinh để thuận lòng dân,
với lý do nếu bà lập con trai
[5]
là người kế vị thì sau này được thờ cúng dài lâu hơn là
so với lập cháu
[6]
. Ý kiến của ông được các quan lại cao cấp như Thạch Toàn Trinh
công Vương Phương Khánh và Hình Trinh công Vương Cập Thiện tán thành. Võ Tắc
Thiên cuối cùng cũng đồng ý với ý kiến của ông, cho phép Lý Hiển hồi kinh vào
khoảng tháng 4 dương lịch năm đó, sau được lập thái tử vào tháng 10.
Mùa thu năm đó, người Đột Quyết dưới sự chỉ huy của A Sử Na Mặc Xuyết lại xâm
phạm Hà Bắc. Võ Tắc Thiên lệnh cho thái tử làm nguyên soái, Địch Nhân Kiệt làm
phó nguyên soái để trừng phạt người Đột Quyết và ổn định tình hình tại đó. Tuy
nhiên, người Đột Quyết đã rút lui trước khi quân đội nhà Đường tới nơi.
Năm Cửu Thị thứ nhất (700), Võ Tắc Thiên phong ông làm nội sử, đứng đầu phượng
các. Vào thời điểm đó, Võ Tắc Thiên tôn trọng ông đến mức chỉ gọi ông là "quốc lão"
mà không nhắc trực tiếp bằng tên. Cũng trong năm này, bệnh cũ của ông tái phát nên
cuối cùng ông mất vào mùa thu năm đó. Hoàng đế Võ Tắc Thiên vô cùng thương tiếc,

khóc và nói rằng triều đình từ nay trống không. Ôg được truy tặng chức Văn Xương
hữu thừa, tước Văn Huệ công. Đường Trung Tông kế vị, truy tặng tước tư không.
Đường Duệ Tông sau truy phong ông là Lương quốc công.
Trước khi mất, ông đã giới thiệu nhiều quan lại có tài năng, bao gồm Trương Giản
Chi, Diêu Sùng, Hoàn Ngạn Phạm và Kính Huy. Những quan lại cao cấp này sau đó
đóng vai trò then chốt trong việc buộc Võ Tắc Thiên thoái vị trong năm 705 và đưa Lý
Hiển lên ngai vàng lần thứ hai, cho nên người ta cho rằng Địch Nhân Kiệt là người
gián tiếp khôi phục lại nhà Đường.

×