CHƯƠNG 2: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG
(Phần 3)
1.3.1.2. Sai hỏng bên ngoài
Sai hỏng bên ngoài bao gồm :
+ Sửa chữa sản phẩm đã bị trả lại hoặc còn nằm ở hiện trường
+ Các khiếu nại bảo hành những sản phẩm sai hỏng được thay thế
khi còn bảo hành.
+ Khiếu nại : mọi công việc và chi phí do phải xử lý và phục vụ các
khiếu nại của khách hàng.
+ Hàng bị trả lại : chi phí để xử lý và điều tra nghiên cứu các sản
phẩm bị bác bỏ hoặc phải thu về, bao gồm cả chi phí chuyên chở.
+ Trách nhiệm pháp lý : kết quả của việc kiện tụng về trách nhiệm
pháp lý đối với sản phẩm và các yêu sách khác, có thể bao gồm cả việc thay đổi
hợp đồng.
1.3.2 Chi phí thẩm định
Những chi phí nầy gắn liền với việc đánh giá các vật liệu đã mua,
các quá trình, các sản phẩm trung gian, các thành phẩm…để đảm bảo là phù hợp
với các đặc thù kỹ thuật. Công việc đánh giá bao gồm :
+ Kiểm tra và thử tính năng các vật liệu nhập về, quá trình chuẩn bị
sản xuất , các sản phẩm loạt đầu, các quá trình vận hành, các sản phẩm trung gian
và các sản phẩm cuối cùng, bao gồm cả việc đánh giá đặc tính sản phẩm so với các
đặc thù kỹ thuật đã thỏa thuận, kể cả việc kiểm tra lại.
+ Thẩm tra chất lượng : kiểm nghiệm hệ thống thống chất lượng
xem có vận hành như ý muốn không.
+ Thiết bị kiểm tra : kiểm định và bảo dưỡng các thiết bị dùng trong
hoạt động kiểm tra.
+ Phân loại người bán : nhận định và đánh giá các cơ sở cung ứng.
1.3.3 Chi phí phòng ngừa
Những chi phí nầy gắn liền với việc thiết kế, thực hiện và duy trì hệ
thống quản lý chất lượng tổng hợp. Chi phí phòng ngừa được đưa vào kế hoạch và
phải gánh chịu trước khi đi vào sản xuất thực sự. Công việc phòng ngừa bao gồm :
+ Những yêu cầu đối với sản phẩm : xác định các yêu cầu và sắp xếp
thành đặc thù cho các vật liệu nhập về, các quá trình sản xuất, các sản phẩm trung
gian, các sản phẩm hoàn chỉnh.
+ Hoạch định chất lượng : đặt ra những kế hoạch về chất lượng, về
độ tin cậy, vận hành sản xuất và giám sát, kiểm tra và các kế hoạch đặc biệt khác
cần thiết để đạt tới mục tiêu chất lượng.
+ Bảo đảm chất lượng : thiết lập và duy trì hệ thống chất lượng từ
đầu đến cuối.
+ Thiết bị kiểm tra : thiết kế, triển khai và mua sắm thiết bị dùng
trong công tác kiểm tra.
+ Đào tạo, soạn thảo và chuẩn bị các chương trình đào tạo cho người
thao tác, giám sát viên, nhân viên và cán bộ quản lý .
+ Linh tinh : văn thư, chào hàng, cung ứng, chuyên chở, thông tin
liên lạc và các hoạt động quản lý ở văn phòng có liên quan đến chất lượng.
Mối liên hệ giữa chi phí phòng ngừa, chi phí thẩm định và chi phí sai
hỏng với khả năng tổ chức đáp ứng những nhu cầu của khách hàng được biểu thị
như sau :
1.4 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng sản phẩm
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm có tầm quan trọng sống
còn đối với doanh nghiệp, thể hiện ở chỗ :
-Chất lượng luôn là một trong những nhân tố quan
trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
-Tạo uy tín, danh tiếng, cơ sở cho sự tồn tại và phát
triển lâu dài của doanh nghiệp.
-Tăng chất lượng sản phẩm tương đương với tăng
năng suất lao động xã hội.
-Nâng cao chất lượng sản phẩm còn là biện pháp hữu
hiệu kết hợp các lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng, xã hội , và người lao
động.
1.5 Đánh giá chất lượng
Chất lượng sản phẩm được hình thành từ các chỉ tiêu, các
đặc trưng. Mỗi chỉ tiêu, mỗi đặc trưng có vai trò và tầm quan trọng khác nhau đối
với sự hình thành chất lượng . Ta biểu thị khái niệm nầy bằng trọng số (hay quyền
số), ký hiệu là v.
Nếu gọi Ci : giá trị các chỉ tiêu, đặc trưng thứ i của sản
phẩm (i = 1…n)
Coi : giá trị các chỉ tiêu, đặc trưng thứ i của yêu
cầu, của mẩu chuẩn.
Chất lượng sản phẩm (Qs) sẽ là hàm số của các biến số trên:
Qs = f (Ci, Coi,Vi )
Trong thực tế, khó xác định Qs, người ta đề nghị đo chất
lượng bằng một chỉ tiêu gián tiếp : hệ số chất lượng .
*Trường hợp một sản phẩm (hay một doanh nghiệp)
* Vi : tầm quan trọng của chỉ tiêu, đặc trưng thứ i của sản phẩm (doanh
nghiệp) (i=1….n)
*Trường hợp có S sản phẩm (doanh nghiệp)
Kaj : Hệ số chất lượng của sản
phẩm (doanh nghiệp )thứ j
b
j
: trọng số của sản phẩm (doanh
nghiệp) thứ j
Ngoài ra, người ta còn xác định hệ số chất lượng nhu cầu
hoặc mẩu chuẩn:
Khi ta so sánh hệ số chất lượng (Ka) với hệ số chất lượng
của nhu cầu (mẩu chuẩn) thì ta được mức chất lượng (MQ)
Nếu đánh giá mức chất lượng bằng cách cho điểm thì giá trị
của Coi thường là số điểm tối đa trong thang điểm. MQlà mức phù hợp của sản
phẩm so với nhu cầu người tiêu dùng, MQ càng lớn, chất lượng sản phẩm càng
cao.
Mặt khác cũng có trường hợp ta cần phải đánh giá mức chất
lượng của toàn thể sản phẩm trong một doanh nghiệp hay mức chất lượng của tonà
công ty gồm nhiều doanh nghiệp thành viên. Khi đó mức chất lượng MQS của S
sản phẩm hay S công ty là : b
j
: trọng số biểu thị % doanh số của sản phẩm
(doanh nghiệp) thứ j so với toàn bộ sản phẩm (doanh nghiệp) Gj : doanh số của
sản phẩm (doanh nghiệp) thứ j
Mặt khác, cũng có thể trong sản phẩm còn chứa đựng những
thuộc tính công dụng khác mà ngưòi tiêu dùng do hoàn cảnh nào đó chưa sử dụng
hết, hoặc cũng có thể có những thuộc tính công dụng khác của sản phẩm quá cao
so với nhu cầu hay hoàn toàn không thích hợp trong điều kiện hiện có của người
tiêu dùng. Phần chưa khai thác hết hoặc phần không phù hợp của sản phẩm được
biểu thị bằng % và qui đổi ra tiền, đó là chi phí ẩn trong sản xuất kinh doanh
(shadow cost of production, SCP). Chi phí ẩn được tính như sau :