Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Không nên ăn gì khi bị stress? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.96 KB, 9 trang )

Không nên ăn gì khi bị stress?


Người Mỹ được xem là những đối tượng hàng đầu của
nhiều chứng rối loạn về sức khỏe do stress gây ra. Thế
nhưng, trên thực tế, phương pháp giải tỏa stress và cân
bằng cuộc sống lại đơn giản hơn rất nhiều so với những
gì bạn nghĩ.

Theo các chuyên gia, chỉ cần một chế độ dinh dưỡng phù
hợp cùng với các bài tập thở sâu là bạn có thể giảm được
stress. Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp
có liên quan đến việc đương đầu và vượt qua stress như:

Thực phẩm cũng là phương thu
ốc giúp chữa bệnh stress.

• Thực phẩm có thể giải quyết được stress như thế nào?
• Trà, cà phê… có ảnh hưởng như thế nào đối với người
đang bị stress?
• Sôcôla có thể làm giảm stress không?

Các nghiên cứu cho thấy stress là tình trạng rối loạn sức
khỏe phổ biến nhất tại Mỹ. Có nhiều cách khác nhau đề
giảm stress. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và những bài
tập thở sâu chính là phương pháp đơn giản nhất. Đây không
chỉ là phương pháp giải toả stress hiệu quả, đơn giản, tiết
kiệm mà còn không có tác dụng phụ. Các thực phẩm có tác
dụng giảm stress chủ yếu nhờ vào các vitamin và khoáng
chất có trong thành phần của chúng.


Thực phẩm và hiệu quả giảm stress

Khi bạn bị stress, cơ thể bạn sẽ có những biến đổi cơ bản
sau:

• Gia tăng lượng adrenaline và cortisol - đây là những
loại hormon gây ra stress
• Tăng lượng đường huyết và cholesterol
• Gia tăng nhịp tim và huyết áp
• Nhịp thở trở nên gấp gáp hơn
• Tích lũy các chất độc như carbon dioxide và lactates
• Thay đối về cảm xúc do những biến đổi về hóa học
trong não
• Rối loạn dạ dày và ruột, chẳng hạn, dạ dày rất mẫn cảm
với các loại thức ăn
• Hệ miễn dịch suy yếu

Nguyên tắc cơ bản của việc ngăn ngừa và chống chọi với
stress là phải làm đảo ngược lại những thay đổi này. Trong
số đó, đối với những trường hợp các mức độ hormone đã bị
tăng lên thì không thể giảm xuống được. Thế nhưng, bạn có
thể kiểm soát các yếu tố kích thích sự gia tăng của các
hormon này. Ngoài ra, tất cả những thay đổi khác của cơ
thể bạn đều có thể thay đổi bằng nhiều cách giảm stress
khác nhau.

Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất chính là
thay đổi chế độ ăn uống. Bạn đừng nghĩ rằng chỉ những
bữa tối thịnh soạn như một buổi tiệc thì mới có thể khiến
các thành viên cảm thấy vui vẻ và ngon miệng. Sự thật là,

có rất nhiều cách làm cho những bữa ăn đơn giản của gia
đình bạn trở nên hấp dẫn. Đừng quên thử nghiệm những
cách chế biến mới lạ để tăng thêm phần hấp dẫn cho các
món ăn tưởng như đã quá quen thuộc đến mức nhàm chán.

Vai trò của thực phẩm trong việc kiểm soát stress được thể
hiện qua hai khía cạnh cơ bản:

• Các loại thực phẩm có thể làm giảm stress
• Các loại thực phẩm có thể “tiếp tay” cho stress

Những thực phẩm nên tránh

Các loại thức ăn có thể làm trầm trọng thêm những dấu
hiệu và triệu chứng stress của bạn bao gồm:

Những chất kích thích như cà phê sẽ gia tăng cảm giác
căng thẳng lên thần kinh bạn. Nguồn: Images.

• Trà, cà phê, ca cao
• Các loại snack và thức ăn nhanh
• Lòng đỏ trứng
• Bơ, phô mai, tôm, thịt
• Dầu dừa
• Hạt điều, quả hạnh và các loại hạt tương tự
• Các loại thức uống có chứa sô cô la, soda hay các loại
nước ngọt có ga
• Đường
• Rượu bia


Trà, cà phê, ca cao và cả những thức uống sôcôla đều có
chứa các chất kích thích như caffeine hay theobromine.
Mặc dù những chất này được xem là có thể giúp những
người mệt mỏi trở nên tỉnh táo nhưng tốt nhất là bạn nên
tránh xa chúng nếu bạn đang bị stress. Những người bị
stress thường có cảm giác căng thẳng và lo lắng, vì vậy,
những loại thức uống này sẽ kích thích sự căng thẳng và lo
lắng ấy, khiến tình trạng càng tồi tệ hơn và có thể dẫn đến
chứng mất ngủ.

Hơn nữa, trà và cà phê sẽ góp phần là cho những cơn đau
dạ dày do stress của bạn trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên,
một vài nhà khoa học lại đưa ra bằng chứng trái ngược rằng
trong sôcôla có nhiều magiê có thể làm dịu đi những mệt
mỏi, căng thẳng và xúc động mạnh khi bạn đang bị stress.

Lòng đỏ trứng được xem là nguồn dinh dưỡng quý giá,
nhưng đồng thời cũng khiến nhiều người “cảnh giác” vì
hàm lượng cholesterol cao. Vì vậy, nó có thể làm tăng hàm
lượng cholesterol vốn đã tăng cao trong cơ thể người bị
stress. Tương tự như vậy, các loại bơ, phô mai, dầu dừa, hạt
điều, hạnh nhân và thịt đều không tốt cho những người bị
stress.

Các loại snack luôn là những món ăn hấp dẫn và ngon
miệng với nhiều người mặc dù chúng không phải là những
thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhất là đối với những ai đang
muốn duy trì một chế độ ăn uống cân bằng. Chúng có hàm
lượng đạm, chất béo, và carbonhydrates ở tỷ lệ cao nhưng
lại không mang lại hàm lượng vitamin và khoáng chất cần

thiết. Những người đang bị stress lại rất cần một chế độ
dinh dưỡng có sự cân đối giữa nhu cầu năng lượng và các
loại vitamin, khoáng chất. Vì vậy, hãy “làm lơ” trước các
loại snack hay khoai tây chiên khi bạn đang bị stress.

Các loại nước uống có chứa soda và các loại nước ngọt có
ga (kể cả loại nước ngọt dành cho người ăn kiêng) sẽ không
mang đến hàm lượng vitamin và khoáng chất hữu ích cho
những ai đang bị stress. Stress khiến cơ thể bạn tích lũy khí
cacbonic và lactat rất có hại cho sức khỏe. Vì thế, lượng khí
carbonic cao trong các đồ uống này sẽ khiến tình trạng của
bạn ngày càng tồi tệ thêm. Ngoài ra, Sodium benzoate (một
loại hoá chất công nghiệp dùng để chống mốc) cũng có
nhiều trong các đồ uống này, chúng sẽ khiến chứng cao
huyết áp do stress càng tăng cao hơn.

Người bị stress cũng nên hạn chế các món có nhiều đường
bởi stress đã khiến nồng độ glucose trong máu tăng cao,
nếu bạn cứ tiếp tục cung cấp thêm đường thì nồng độ này
sẽ càng tăng cao hơn và dẫn đến nguy cơ tiểu đường.

Ngoài ra, có những “phương thuốc thần kỳ” giúp giảm
stress mà ít ai ngờ tới, đó là đi mua sắm và tặng quà. Thông
tin này hẳn sẽ khiến cho nhiều tín đồ shopping “mở cờ
trong bụng” và sự thật là nó đã được các chuyên gia công
nhận. Vì vậy, trong những khoảng thời gian bận rộn và mệt
mỏi, hãy tranh thủ đi mua sắm, đặc biệt là mua quà cho
người thân bởi theo một nghiên cứu, cả người tặng quà và
người được nhận quà đều “quẳng” được gánh nặng stress.


×