Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phương pháp giảm béo cho trẻ mà không cần ăn kiêng pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.73 KB, 5 trang )

Phương pháp giảm béo cho trẻ mà không
cần ăn kiêng


Để trẻ không ăn quá nhiều dẫn đến thừa cân, cần
tránh bắt đầu bữa ăn bằng một món mặn vì nó sẽ
kích thích rất mạnh sự thèm ăn. Thay vào đó, hãy
cho trẻ dùng rau quả tươi.

Không nhất thiết phải ép những trẻ mập ăn kiêng.
Thực tế cho thấy, điều đó sẽ chẳng thay đổi được gì
nếu trẻ không muốn thực hiện. Muốn giảm cân cho
con, trước hết, cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen tốt
trong ăn uống, rồi sau đó mới hạn chế những thức ăn
giàu năng lượng. Hãy giảm lượng thức ăn tiêu thụ
cho trẻ bằng cách tôn trọng 5 nguyên tắc sau:

1. Không để trẻ ăn ngoài các bữa chính:
 Nhắc nhở trẻ rằng bữa cơm là thời gian cả gia
đình sum họp, là lúc mọi người cùng ngồi ở bàn ăn
dùng bữa một cách đàng hoàng, lịch sự.
 Coi trọng và thưởng thức bữa sáng như một bữa
chính.
 Không cho trẻ ăn bữa phụ lúc 10 giờ sáng. Nếu
trẻ học bán trú tại trường thì tập cho chúng thói quen
chỉ dùng bữa phụ khi ở trường.
 Yêu cầu trẻ không được rời khỏi bàn ăn khi bữa
cơm chưa kết thúc, hãy vừa nói chuyện vừa giúp trẻ
hoàn thành bữa ăn.
2. Không lấy thêm thức ăn cho trẻ nếu trẻ đã ăn
hết phần của mình:



Đây là cách đơn giản nhất để giảm lượng thức ăn
được tiêu thụ. Dần dần, trẻ sẽ tập được thói quen
không đòi ăn thêm phần của người khác. Bạn cũng
nên chia các món ăn thành từng suất riêng cho mỗi
người như ở các hàng ăn.

Về lượng cơm, chỉ cần một lưng bát cho mỗi bữa là
đủ (nên dùng bát ăn cơm loại nhỏ).

3. Dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ cùng trẻ:

Việc vận động nhiều kết hợp với chế độ ăn uống hợp
lý chắc chắn sẽ sớm đem lại kết quả trong giảm béo.
Tốt hơn cả là đi bộ, vì đây là phương pháp vận động
đơn giản nhất, không đòi hỏi phải có dụng cụ luyện
tập.

Thay vì cho trẻ đi bộ mỗi lần 30 phút, bạn có thể chia
thành 2 lần, mỗi lần 15 phút. Phải tập thường xuyên,
kể cả chủ nhật, ngày nghỉ, lễ tết.

4. Chăm sóc và giúp đỡ trẻ nhiều nhất trong khả
năng có thể:

Trẻ béo hơn mức bình thường không hẳn đã mắc
chứng béo phì. Do đó, các bậc phụ huynh cần bình
tĩnh, tránh gây những xáo động về mặt tâm lý của trẻ.
Cần quan tâm đặc biệt hơn về những vấn đề có liên
quan đến trọng lượng cơ thể trẻ.


Ngoài ra, cần lưu ý, nhắc nhở người thân hoặc cô giữ
trẻ về các nguyên tắc chăm sóc để trẻ không bị
thừa cân, tránh hiện tượng "trống đánh xuôi, kèn thổi
ngược".

5. Kiểm tra trọng lượng cơ thể trẻ mỗi tuần

Cần kiểm đều đặn tra trọng lượng trẻ 1 lần/ tuần vào
một thời điểm nhất định.

×