Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tập cho bé những thói quen tốt trong ăn uống pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.69 KB, 5 trang )

Tập cho bé những thói quen tốt trong ăn uống

Khi nào bé có thể ăn cùng với gia
đình?
Khi bé được 2 tuổi, đa số các bé đã nói
bập bẹ được những câu ngắn và sẽ rất hãnh diện
nếu được cùng trò chuyện, được tham gia vào bàn ăn
cùng với cả gia đình và bé luôn trông vào mẹ, vào bố,
vào ông bà để học, để bắt chước theo cách ăn, cách
nói. Do đó, từ sau 3 tuổi, bạn có thể hướng dẫn cho
bé một số điều cần thiết khi ăn, ví dụ: không được
vừa ngậm cơm vừa nói chuyện& . Tuy bé có thể cùng
ăn chung với gia đình nhưng xin bạn vẫn chú ý hơn
đến một số thực phẩm có thể làm cho bé sặc như
đậu rang, hạt mãng cầu, hạt sa bô chê, bơ đậu
phộng& và không bao giờ để bé ngồi ăn một mình, dù
là với những thực phẩm an toàn. Bạn có thể xắt rau
củ hoặc thịt thành những miếng nhỏ hơn cho đến khi
bé nhai giỏi.
Đến giờ ăn mà bé lại thích chơi hơn
Càng lớn bé càng hiếu động hơn và thích chơi hơn
ăn, dù bạn đã chú ý chọn những thức ăn mà bé thích
nhất. Bạn nên tổ chức bữa ăn vào những giờ cố định.
Khi còn khoảng 10 - 15 phút đến giờ ăn, hãy chuẩn bị
dần cho bé: khéo léo nhắc bé biết là sắp đến giờ ăn
và có thể cho bé tham gia vào những khâu chuẩn bị,
bé sẽ vô cùng hãnh diện được mẹ nhờ, mang giúp
mẹ cái muỗng, cái bát, ca nước đặt vào bàn. Tránh
cho bé chơi những đồ chơi hay những trò chơi "quá
hấp dẫn" đến sát giờ ăn, bé sẽ quá mệt hoặc quá mê
chơi mà không chịu ăn nữa. Tránh sử dụng đồ chơi,


mở vô tuyến truyền hình. Bạn có thể làm cho bé thích
thú bữa ăn bằng các câu chuyện ngộ nghĩnh về thức
ăn, về màu xanh của rau, màu đỏ của cà rốt. Thức ăn
có mùi vị hấp dẫn và thay đổi theo thức ăn của gia
đình sẽ giúp bé thích thú hơn khi ăn. Cũng không nên
biến bữa ăn thành buổi sơ kết "thành tích quậy" của
bé trong ngày, hoặc để bàn về những việc phiền lòng
trong ngày của bố mẹ.
Làm gì khi bé ăn quá ít?
Bạn hãy bình tĩnh; rầy la hay trừng phạt chỉ làm tình
hình xấu đi. Nếu bé đã được bác sĩ khám và đánh giá
là hoàn toàn bình thường về mặt sức khỏe, có thể
thử một số phương án: cho bé tham gia vào việc
chọn mua, chuẩn bị dọn ăn. Ðối với các trẻ lớn, có
thể tự phục vụ thức uống, thức ăn bạn cần kiểm tra
lại xem bé có uống quá nhiều nước ngọt, nước trái
cây đóng hộp hoặc sữa giữa hoặc trước các bữa ăn
chính, nhất là trong những tháng nóng. Nếu có, bạn
nên thay thế các loại nước này bằng nước chín hoặc
nước lọc. Về sữa, sau 1 tuổi, bé cần trung bình 2 ly
sữa (250ml/ly) hoặc 500 ml sữa/ngày. Nếu bé vừa
qua một đợt bệnh, còn đang mệt và lười ăn, có thể bé
cần sự hỗ trợ của một số sinh tố để khởi động lại.
Một số nguyên tắc chung:
 Tập cho bé làm quen dần với nhiều loại thức ăn
khác nhau đúng lúc, ngay từ giai đoạn bé tập ăn dặm,
lúc bé mới 5 - 7 tháng tuổi. ở giai đoạn này, do bé
đang hình thành khẩu vị dần dần nên tập cho bé ăn ở
giai đoạn này sẽ dễ hơn. Bé càng lớn sẽ càng khó
sửa đổi khẩu vị, khó tập cho bé ăn hơn.

 Không bao giờ trộn thuốc, nhất là những loại
thuốc mà bé không chịu uống vào thức ăn như ly
sữa, chén bột, chén cháo& làm trẻ sợ và luôn cảnh
giác với thức ăn.
 Không cần thiết canh quá kỹ từng bữa ăn, từng
muỗng bột, vài chục mililít sữa. Có bữa trẻ sẽ ăn ít lại
rồi sau đó ăn bù.
 Bạn không cần quá nguyên tắc. Hãy cho phép bé
tự xúc thức ăn cùng mẹ dù còn vụng về, đổ tháo.
Nhiều khi bé lại thích tự bốc thức ăn bằng tay hơn là
ngồi nghiêm chỉnh để mẹ đút. Chén, đĩa, ly, tách,
muỗng có hình thù ngộ nghĩnh, dễ thương làm cho
bữa ăn của bé thật sự trở thành một cuộc vui. Ðôi khi
có một bạn hàng xóm xấp xỉ tuổi bé sang nhà cùng
ăn thì bé lại ăn giỏi hơn để biểu diễn tài ăn giỏi.
 Lớn lên một chút, bé lại thích được hỏi mình
muốn ăn gì. Bé có thể tham gia đi lựa mua thức ăn
cùng mẹ và phụ lặt rau, rửa cà ở những lần rửa cuối.
Chắc chắn các món ăn có sự tham gia của bé sẽ làm
bé cảm thấy ngon hơn.
 Ðừng dùng thức ăn vào các mục đích khác như
để trừng phạt hay khen thưởng, lâu ngày sẽ dẫn đến
các rối loạn hành vi ăn uống. Trẻ sẽ có khuynh
hướng dùng việc ăn uống để gây sức ép lại cha mẹ
khi chúng gặp khó khăn.
 Trong vòng 1 - 2 giờ trước bữa ăn chính, không
cho trẻ ăn quà vặt làm cho trẻ ngang dạ khi vào bữa
ăn.
 Có những giai đoạn bé thích và ăn liên tục một
loại thức ăn nào đó. Hãy để bé ăn thỏa thích, bé sẽ

trở lại ăn uống bình thường sau vài ngày hoặc vài
tuần. Ðiều chính yếu là bạn đừng lo sợ.

×