Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn (Phần 3) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.79 KB, 5 trang )

Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn
(Phần 3)
Cấp, loại, hình thức hiệu lực của tiêu chuẩn (Tiếp theo)
2. Phân loại tiêu chuẩn
Có nhiều cách phân loại tiêu chuẩn, người ta có thể phân loại tiêu chuẩn
theo đối tượng của tiêu chuẩn, tức là theo những vấn đề mà tiêu chuẩn đề cập đến,
cũng có thể phân loại theo mục đích của tiêu chuẩn, phân loại theo vị trí pháp lý
của tiêu chuẩn.

2.1. Phân loại tiêu chuẩn theo đối tượng

Theo đối tượng, tiêu chuẩn được phân thành 3 loại:Tiêu chuẩn cơ bản:
– Là những tiêu chuẩn sử dụng chung cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Ví
dụ: đơn vị đo lường, hằng số vật lý, ký hiệu toán học… các tiêu chuẩn về số ưu
tiên, cách trình bày tiêu chuẩn.
- Tiêu chuẩn về sản phẩm hàng hoá:
- – Là các tiêu chuẩn về các vật thể hữu hình như nguyên vật liệu: than,
sắt, thép…, các thi tiết, cụm chi tiết: bu lông, trục, động cơ…, các máy
móc thiết bị: ô tô, máy kéo…
- - Tiêu chuẩn về các quá trình:
- – Là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu mà một quá trình sản xuất thử
nghiệm hay dịch vụ phải thoả mãn. Ví dụ các phương pháp lấy mẫu,
phân tích…

2.2. Phân loại theo mục đích

- - Các tiêu chuẩn nhằm mục đích thông hiểu: thuật ngữ định nghĩa, dấu
hiệu, ký hiệu quy ước…
- - Các tiêu chuẩn nhằm giảm bớt sự đa dạng và đổi lẫn sản phẩm: các
tiêu chuẩn về kích thước, các mối lắp ghép…
- - Các tiêu chuẩn nhằm mục đích chất lượng: quy định các chỉ tiêu chất


lượng mà một sản phẩm hay nguyên vật liệu phải đạt được.
- - Các tiêu chuẩn nhằm bảo vệ an toàn vệ sinh: quy định riêng về các chỉ
tiêu an toàn hay vệ sinh mà sản phẩm phải đạt, đây là những chỉ tiêu tối
thiểu mà sản phẩm phải thoả mãn, nhằm bảo vệ người tiêu dùng.

2.3. Phân loại theo vai trò pháp lý của tiêu chuẩn

Theo vai trò pháp lý, người ta chia tiêu chuẩn ra làm 2 loại: tiêu chuẩn bắt
buộc và tiêu chuẩn tự nguyện.
Tiêu chuẩn bắt buộc: là tiêu chuẩn mà những người có liên quan có nghĩa
vụ thực hiện
Tiêu chuẩn tự nguyện : là tiêu chuẩn có sẵn, ai thấy ích lợi thì dùng.
Hầu hết các tiêu chuẩn khi công bố là tự nguyện, các cơ quan của chính
phủ, các tổ chức kinh tế, xã hội… theo quyền hạn của mình ban hành các
văn bản pháp luật trong đó có “tham chiếu” các tiêu chuẩn, khi ấy nó trở
thành bắt buộc.
3. Hiệu lực của tiêu chuẩn
Như trên đã trình bày, xét về tính chất pháp lý, người ta chia tiêu chuẩn ra
làm 2 loại:
Tiêu chuẩn bắt buộc (mandatory standard) và tiêu chuẩn tự nguyện
(voluntory standard), đôi khi người ta cũng gọi đó là “hình thức hiệu lực”
của tiêu chuẩn và gọi bằng tên khác là “chính thức” và “khuyến khích”.
Hình thức hiệu lực của một tiêu chuẩn chỉ ra rằng, việc áp dụng tiêu chuẩn
đó là bắt buộc hay tự nguyện.ở các nước công nghiệp phát triển hầu như
toàn bộ tiêu chuẩn (100%) là tự nguyện.
Ở nước ta trước đây, cũng như các nước XHCN khác, hầu hết tiêu chuẩn
(trên 90%) là bắt buộc.Thực ra điều ấy cũng chỉ là “hình thức”, nó không
phản ảnh thực chất của việc áp dụng tiêu chuẩn. ở các nước công nghiệp, tổ
chức Tiêu chuẩn hoá quốc gia thường không phải là một cơ quan của Chính
phủ vì vậy họ thường chỉ công bố tiêu chuẩn tự nguyện.


Nếu các cơ quan của Chính phủ thấy cần thiết phải quy định bắt buộc sử
dụng một tiêu chuẩn nào đó thì họ đưa tiêu chuẩn đó vào nội dung của một
văn bản pháp luật.

Trong thực tế, một tỷ lệ khá lớn các tiêu chuẩn đã trở thành “bắt buộc” theo
cách này.ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước quản lý kinh tế kế
hoạch hoá tập trung, tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc gia thường là một cơ
quan Chính phủ (thậm chí tiêu chuẩn do một bộ trưởng ký ban hành) nên
họ có quyền quy định tất cả tiêu chuẩn là bắt buộc.

Trong thực tế, điều đó có thực hiện được không lại là một vấn đề khác.Về
nguyên tắc, hầu hết các tiêu chuẩn của một công ty là tiêu chuẩn bắt buộc
(tất nhiên trong phạm vi công ty đó); tiêu chuẩn ngành (hội) quốc gia, khu
vực hay quốc tế đều là tự nguyện

×