Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn (Phần 5) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.44 KB, 5 trang )

Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn
(Phần 5)

Áp dụng tiêu chuẩn
1. Khái niệm
Trước đây người ta có quan điểm tương đối khắt khe về việc áp dụng tiêu
chuẩn. “áp dụng tiêu chuẩn là tiến hành các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, pháp lý…
để thực hiện các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn”.
Một tiêu chuẩn được coi là “được áp dụng” khi nào trên thị trường không
còn tồn tại những sản phẩm khác với tiêu chuẩn.ở các nước có nền kinh tế thị
trường khái niệm áp dụng tiêu chuẩn được hiểu tương đối rộng rãi linh hoạt
hơn.“áp dụng tiêu chuẩn là sử dụng tiêu chuẩn trong công việc hàng ngày: giảng
dạy, học tập, sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính…”
Có hai cách áp dụng tiêu chuẩn:- áp dụng trực tiếp là sử dụng tiêu chuẩn
trong công việc hàng ngày không qua một tiêu chuẩn hay một tài liệu khác.
Hầu hết các tiêu chuẩn công ty là áp dụng trực tiếp, một số các tiêu chuẩn
quốc gia cũng có thể được áp dụng trực tiếp : đơn vị đo lường, ký hiệu toán…- áp
dụng gián tiếp là sử dụng tiêu chuẩn thông qua một tiêu chuẩn hay một tài liệu
khác: tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia hay tiêu chuẩn
công ty, tiêu chuẩn quốc gia được “thamn chiếu” trong các văn bản pháp luật :
Luật môi trường, luật lao động…
Vì phần lớn các tiêu chuẩn thuộc loại tự nguyện cho nên một tiêu chuẩn dù
có nội dung tốt được mọi người tán thành đến mấy thì cũng không thể được áp
dụng đầy đủ “100%” và trên thị trường, thực tế không bao giờ có toàn bộ sản
phẩm hàng hoá theo đúng tiêu chuẩn.

2. Tiêu chuẩn được sử dụng ở đâu ?

Muốn biết tiêu chuẩn có được áp dụng không trước hết ta phải xem, thông
thường, tiêu chuẩn được sử dụng ở đâu? chúng ta tạm thời chia ra 3 loại sau đây:


2.1 Sử dụng tiêu chuẩn trong học tập, giảng dạy, trao đổi thông tin
Các tiêu chuẩn định nghĩa các khái niệm, thuật ngữ, các ký hiệu viết tắt
hoặc hình vẽ…được sử dụng trực tiếp trong các tài liệu giảng dạy, các công trình
nghiên cứu, các tiêu chuẩn khác vì nó thuận tiện, mang lại sự thông hiểu chung.

2.2 Sử dụng tiêu chuẩn trong quản lý hành chính, kinh tế, xã hội
Để thuận tiện, đơn giản và dễ dàng “cập nhật”, thường sử dụng phương
pháp “tham chiếu” tiêu chuẩn. Các luật và văn bản dưới luật sau đây thường “tham
chiếu” tới các tiêu chuẩn: luật môi trường, luật vệ sinh sức khoẻ, luật lao động…

2.3 Sử dụng tiêu chuẩn trong sản xuất kinh doanh thương mại
Các tiêu chuẩn thường được sử dụng trong thiết kế, thử nghiệm, đánh giá
kết quả, trong hợp đồng mua bán nguyên vật liệu, sản phẩm, máy móc thiết bị. Để
mô tả nguyên vật liệu, đặc tính của sản phẩm, máy móc thiết bị người ta chỉ cần
trích dẫn tên và số liệu của tiêu chuẩn là có thể thay cho hàng chục trang mô tả
hình vẽ.

3. Lợi ích mang lại do sử dụng tiêu chuẩn

3.1. Thuận tiện, đơn giản khi xây dựng các văn bản pháp luật

Các tiêu chuẩn đã được soạn thảo có tính chất “tiên tiến” đồng thời “khả
thi”. Các văn bản pháp luật dựa trên tiêu chuẩn sẽ có tính “thực tế” đồng thời lại
ổn định, đơn giản, dễ dàng “cập nhật” khi cần thiết (chỉ cần soát xét lại tiêu chuẩn,
không cần thay đổi văn bản pháp luật)

3.2 Tăng năng suất, giảm giá thành khi thiết kế, sản xuất

Sử dụng nguyên vật liệu, chi tiết, cụm chi tiết theo tiêu chuẩn làm cho: -
Giảm khối lượng công việc thiết kế- Giảm chủng loại nguyên vật liệu, có sẵn trên

thị trường- Gía thành hạ, giảm chi phí dự trữ, kho tàng- Tăng năng suất- Giảm
công việc chi phí bảo hành, sửa chữa sản phẩm.

3.3 Thuận tiện, tiết kiệm, an toàn cho người tiêu dùng

Các sản phẩm tiêu chuẩn đã được tính toán, cân nhắc để có thể đổi lẫn,
tương thích với nhau, và thông thường chúng được sản xuất hàng loạt có sẵn trên
thị trường.

4. Tại sao tiêu chuẩn không được sử dụng

- Không biết có tiêu chuẩn
- Không tán thành nội dung của tiêu chuẩn
- Cho rằng sử dụng tiêu chuẩn là không có lợi
- Không có khả năng áp dụng tiêu chuẩn
- Ngại thay đổi thói quen cũ

×