Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ngọt ngào chè thuốc pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.73 KB, 6 trang )

Ngọt ngào chè thuốc


Chọn lựa một số vị thuốc nấu thành món chè, vừa giúp
có món ăn ngon miệng lại hỗ trợ điều trị hiệu quả một
số chứng bệnh.


Táo tàu, hạt sen… là những vị thuốc đông y nấu chè rất
ngon và bổ dưỡng.


Trong đông y, có nhiều cách để đưa thuốc vào người. Đặc
biệt, sử dụng con đường ăn uống được coi là dễ làm mà
hiệu quả cao. Danh y Biển Thước từng nói: “Người làm
nghề y, khi xem bệnh, biết chỗ bệnh nhân đã phạm, nên
dùng thức ăn để trị bệnh, trị không khỏi hãy dùng tới
thuốc”. Y học cổ truyền từ lâu cũng đã quan niệm “dược
thực đồng nguyên” (thực phẩm và dược phẩm có cùng
gốc). Vì vậy những món chè dưới đây có thể coi là những
thang thuốc tốt để dùng cho người có bệnh:

Chè hạt sen, long nhãn: hạt sen 200g, đường 200g, long
nhãn tươi hay khô 100g, nước đủ dùng. Hạt sen bỏ tâm, bỏ
màng đen bên ngoài; long nhãn khô ngâm qua nước nóng
15 phút. Cho hạt sen vào hầm chín tới, bắc ra lấy long nhãn
bọc vào hạt sen rồi đun đến khi hạt sen chín nhừ, cho
đường vào. Món chè sen, long nhãn có tác dụng an thần,
thích hợp với người có chứng hay mất ngủ, bị mộng tinh, di
tinh.


Chè đậu Hà Lan: đậu Hà Lan khô 1.000g, đường cát trắng
500g, mật ong 100g. Đậu rửa sạch, cho thêm 3.000ml nước
vào nấu chín nhừ; khi nguội xay thành bột mịn, lọc qua để
bỏ vỏ và tạp chất. Cho bột, đậu, đường và mật ong vào nồi,
nấu nhỏ lửa đến khi đặc quánh lại, múc ra dĩa (đã bôi chút
dầu hoặc mỡ), san cho phẳng. Khi nguội dùng dao nhỏ cắt
thành từng miếng. Chè có tác dụng điều hoà tiêu hoá, lợi
tiểu tiện, thông sữa và chống khát.

Chè mía: mía 1kg, nếp 50g, đường trắng một ít. Mía rửa
sạch, gọt vỏ, dùng máy ép lấy nước. Nếp vo sạch, cho vào
nồi, thêm nước vừa đủ, nấu chè. Khi đặc, thêm vào nước
mía, nêm đường trắng, trộn đều rồi dùng. Tác dụng thanh
nhiệt nhuận táo, tạo thể dịch giải khát. Thích hợp dùng
trong các chứng ho do phổi nóng, bệnh sốt gây mất nước,
miệng khô lưỡi chát, ăn ít, nôn, táo bón…

Chè củ mài, táo tàu: củ mài 40g, táo tàu 40g, gạo nếp 40g,
đường, nước đủ dùng. Củ mài gọt vỏ, rửa sạch, xắt miếng.
Gạo nếp vo sạch. Cho củ mài, gạo nếp vào nồi, ninh trong
30 phút rồi thả táo tàu vào ninh nhừ. Nêm đường, đun sôi là
dùng được. Có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí thận, tăng cường
sức khoẻ. Những người bị di tinh, mộng tinh, đi tiểu nhiều
lần dùng rất thích hợp.

Chè củ cải: củ cải 300g, mật ong 50g, nước sạch 100g,
gừng một miếng. Củ cải gọt vỏ, xắt miếng, gừng băm nhỏ.
Dùng vải mỏng vắt lấy nước gừng, đun củ cải với mật ong,
nước sạch, nước gừng. Hầm nhỏ lửa đến khi củ cải nhừ là
được. Món chè này thích hợp với những người bị ho, thở

khò khè…

Nguồn: Images.

Chè lá sen: lá sen tươi 50g, nếp 50g, đường phèn lượng
vừa đủ. Rửa sạch lá sen, xắt nhỏ, cho vào nồi, thêm nước
vừa đủ, nấu độ 20 phút, gạn bỏ bã, lấy nước. Nếp vo sạch,
cho vào nồi cùng với nước nấu từ lá sen để nấu chè. Khi
gần đặc thì cho đường phèn vào, nấu đến khi đường tan là
dùng được. Món chè này dùng thích hợp với người tăng
huyết áp, cao mỡ máu, béo phì, bị cảm nắng, căng đầu
chóng mặt, tức ngực, tiểu buốt

Chè gừng, táo tàu, mạch nha: táo tàu năm quả, gừng tươi
ba lát, hai thứ cho vào nồi đất nhỏ, thêm nước nấu sôi, thêm
hai muỗng đường mạch nha, tiếp tục nấu đến đường tan.
Uống nước ăn táo. Có tác dụng điều trị hiệu quả chứng
viêm loét dạ dày – tá tràng.

Chè củ sen: củ sen tươi 200g, nếp 100g, đường trắng 200g.
Rửa sạch củ sen, xắt thành lát mỏng. Vo sạch nếp, cho vào
nồi cùng củ sen, thêm nước vừa đủ để nấu chè. Nấu đến khi
đặc, cho đường vào, khuấy đều là dùng được. Món này có
tác dụng thanh nhiệt, bổ máu, cầm tiêu chảy, dùng thích
hợp cho người bị các chứng suy nhược sau cơn bệnh, tuổi
già suy yếu, chán ăn, tiêu lỏng, miệng khô, lưỡi chát, chảy
máu cam Nên dùng lúc còn ấm vào sáng và chiều.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×