TÌM MỐI QUAN HỆ GIỮA BA YÊU TỐ DẠY HỌC TÍCH CỰC DỰA VÀO BÀI
THƠ NGỤ NGÔN NHẰM PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO
CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM
Đặng Đăng Phước – Trường Trung cấp sư phạm mầm non Đăk Lăk
1. Dẫn nhập: Dạy học tích cực (DHTC) đề cập đến tính chủ động của người học, đây là
phẩm chất quan trọng nhất của đối tượng. Đặc biệt người học cần phải được học cách học
tốt nhất. Theo đó, nhóm tác giả Jean –Marc Denommé & Macdelene Roy đã đưa ra quan
điểm dạy học “Phương pháp sư phạm tương tác”. Họ đã chỉ ra rằng có ba tác nhân chính
trong quá trình dạy học đó là: Người học, người dạy và môi trường đồng thời nhấn mạnh
“Người học chính là người đi học chứ không phải người được dạy” để khẳng định tính
chủ động của người học, hay nói cách khác đây là phương pháp lấy người học làm trung
tâm (learner centered). Từ cách tiếp cận vấn đề theo hướng tích cực, chủ động nầy , sau khi
ra trường, người học có thể tự học, tự nghiên cứu khoa học nhờ vào các kiến thức cơ bản
và phương pháp học đã chiếm lĩnh được trên ghế nhà trường.
Từ quan điểm nói trên, các tác giả đã xác định được tính tương tác của ba yếu tố trong
quá trình dạy học đó là: Mục tiêu, nội dung, phương pháp và đã xây dựng sơ đồ biểu diễn
mối quan hệ giữa chúng như sau:
Theo sơ đồ nầy thì các yếu tố của quá trình
dạy học sẽ tương tác lẫn nhau và cùng hướng đến
người học.
Vấn đề cốt lõi ở đây là làm sao để sinh viên
sư phạm giải thích được tính tương tác và
mối quan hệ giữa chúng? Phát huy được
tính tích cực chủ động của người học đó là
nhiệm vụ của người dạy
2. Sử dụng bài thơ “Gấu qua cầu” phát huy tính
tích cực chủ động của sinh viên (SV)
Bằng phương pháp dạy học tích cực, GV
gợi ý một sinh viên đọc bài thơ ngụ ngôn
“Gấu qua cầu”, nội dung như sau:
Hai gấu con xinh xắn/ bước xuống hai đầu
cầu/ chú nào cũng muốn mau/ vượt cầu sang kia
trước/ chẳng ai chịu nhường bước/ cãi nhau mãi không thôi/ chú nhái bén đang bơi/
ngẫng đầu lên mà bảo:/ cái cầu thì bé tẹo/ ai cũng muốn qua mau/ nếu cứ cố chen nhau/
chắc có anh ngã chết/ bây giờ phải đoàn kết/ cõng nhau quay một vòng/ đổi chỗ thế là
xong/ cả hai cùng qua được/ “Bài hát, trò chơi thơ truyện” - Lớp mầm – Ngọc Trâm sưu
tầm.
Sau khi cả lớp lĩnh hội được nội dung bài thơ, GV yêu cầu thảo luận nhóm các vấn đề
sau:
1) Mục tiêu của hai con gấu là gì?
2) Nội dung để hai con gấu thực hiện mục tiêu là gì ?
3) Hai con gấu sử dụng phương pháp nào ?
Sau thời gian khoảng 2 phút, các nhóm nhanh chóng đưa ra kết quả của mình trong đó
việc xác định trả lời cho câu 1 và câu 3 khá chính xác, tuy nhiên xác định câu trả lời cho
Sơ đồ mối quan hệ giữa MT, ND và PP
MT
NH
ND PP
câu hỏi 2 có nhiều ý kiến trái chiều nhau, lúc này GV làm trọng tài cho các nhóm phản
biện lẫn nhau, bảo vệ chính kiến của mình. Cuối cùng, GV nhận xét, tổng hợp, đưa ra kết
quả đúng sẽ là :
- Mục tiêu của hai con gấu là sang đầu cầu bên kia.
- Nội dung hai con gấu thực hiện mục tiêu là di chuyển ngược chiều trên chiếc cầu hẹp.
- Phương pháp thực hiện là cõng nhau quay một vòng 180
0
.
GV tiếp tục nêu vấn đề : Liên hệ việc thực hiện quá trình dạy học, có các yếu tố nào
tham gia vào quá trình đó ? Mối quan hệ giữa chúng như thế nào ? Trong các yếu tố đó,
yếu tố nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?
Sau khi thảo luận nhóm, đa số các nhóm đều có kết quả đúng ở chỗ xác định được ba yếu
tố của quá trình dạy học đó là mục tiêu (MT), nội dung (ND) và phương pháp (PP) đồng
thời chỉ ra được sự tương tác một cách biện chứng gữa chúng với nhau, cùng tác động
trực tiếp vào người học. Tuy nhiên, việc xác định tính chất, mức độ quan trọng của từng
yếu tố thì có nhiều ý kiến trái chiều nhau. Lúc này, GV lại làm trọng tài cho các nhóm
tranh luận, phản biện lẫn nhau một lần nữa. Giờ học sinh động đến không ngờ ! Để kết
thúc tranh luận, GV đặt các tình huống như sau :
- Giả sử, đang lúc cãi nhau, một con gấu bèn thay đổi mục tiêu « Ta chẳng qua cầu nữa
mà quay về nhà thôi, cãi cọ thêm mất lòng! », lúc này hai con gấu còn sử dụng phương
pháp Cõng nhau quay một vòng nữa không ? Theo đó, mục tiêu thay đổi, phương pháp
cũng phải thay đổi theo. SV như hiểu ra vấn đề nên có nhiều tiếng Ồ ! ồ tỏ vẻ thích thú.
- Giả sử thay thế cho chiếc cầu hẹp là một chiếc cầu rộng thênh thang, đường ai nấy đi, lúc
này phương pháp Cõng nhau quay một vòng xem ra cũng bị quên lãng. Sự ngạc nhiên
càng làm cho những đôi mắt sáng rực lên Như vậy, ND thay đổi PP cũng thay đổi theo.
- Giả sử buổi sáng ngày hôm đó, cả hai con gấu đều vào rừng tìm mật ong, không con nào
đi qua chiếc cầu hẹp nữa, theo đó mục tiêu thay đổi hoàn toàn thì điều gì sẽ xảy ra :
Một là, không dùng đến chiếc cầu hẹp (có nghĩa mục tiêu thay đổi thì nội dung cũng phải
thay đổi theo). Đến đây vấn đề như đã được vỡ òa, cả lớp cười ồ thoải mái.
Hai là, cũng không sử dụng đến phương pháp Cõng nhau quay một vòng (Có nghĩa là
mục tiêu thay đổi, phương pháp cũng phải thay đổi theo như đã đề cập ở trên). Qua các
luận chứng như trên, GV gợi ý, khuyến khích SV đưa ra kết luận cuối cùng như sau :
MT, ND, PP có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau đồng thời cùng tác động tích cực
đến người học :
MT là yếu tố quan trọng nhất, nó vừa định hướng đồng thời vừa là thước đo chất lượng
dạy học. MT chi phối cả ND & PP . ND chi phối PP.
Kết thúc bài học, GV gợi ý SV tìm hiểu và giải thích mỗi quan hệ biện chứng giữa các
yếu tố của quá trình dạy học thông qua thực tế.
3.Thay lời kết : Từ một vấn đề mang tính lý luận, nếu vận dụng phương pháp tích hợp kết
hợp với phát huy tính chủ động sáng tạo của người học có thể biến quá trình dạy học từ
chỗ truyền thụ một chiều thành quá trình tự nhận thức và chiếm lĩnh các kiến thức một
cách chủ động của SV. Giờ học sẽ trở nên sinh động, bổ ích điều quan trọng là rèn cho SV
cách tiếp cận các vấn đề một cách sáng tạo.
Tài liệu tham khảo :
Học viện Quản lý Giáo dục – Tài liệu bồi dưỡng « Nâng cao năng lực thiết kế bài giảng và
phương pháp giảng dạy » - Hà Nội – tháng 2 năm 2007
Điện thoại liên hệ : 0905415992