Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chìa khóa nhận diện ứng viên thời nay ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 5 trang )

Chìa khóa nhận diện ứng viên
thời nay
Trong nhiều trường hợp, các ứng viên trúng tuyển chủ động xin nghỉ ngay khi
đang trong thời gian thử việc với lý do không phù hợp, một số khác thì lại từ chối
nhận việc sau khi đã tham gia phỏng vấn thành công… Các trường hợp trên đã
khiến bộ phận nhân sự của công ty bị đánh giá là không hiệu quả, và Doanh
nghiệp thì tốn nhiều thời gian và chi phí

Săn ứng viên dựa trên tính cách…
Trong quy trình tuyển dụng trước kia, các Doanh nghiệp thường lựa chọn những
phương pháp truyền thống để nhận diện ứng viên như phỏng vấn trực tiếp, kiểm
tra khả năng giao tiếp Ngoại ngữ hoặc đưa ra những bài kiểm tra tư duy Logic…
Các phương pháp trên tỏ ra khá hiệu quả trong việc đánh giá chính xác kiến thức
cũng như kỹ năng của ứng viên. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, nhà tuyển
dụng lại không thể xác định được tính cách của ứng viên dẫn đến nhiều trường
hợp các ứng viên có khả năng thực hiện tốt công việc được giao nhưng lại không
phù hợp với văn hóa công ty khiến mối lương duyên giữa ứng viên và Doanh
nghiệp sớm tan vỡ.
Bà Bùi Thị Ngọc Chi - Trưởng phòng tư vấn tuyển dụng của
cho biết: “Khi phỏng vấn về kiến thức chuyên môn
và kiểm tra hồ sơ xin việc, ngoài việc xem xét ứng viên có phù hợp với các tiêu
chí của công việc hay không, nhà tuyển dụng còn cần phải nhận biết được tính
cách cũng như phong cách của ứng viên. Bởi đây là một trong những yếu tố quan
trọng để xác định ứng viên có thật sự phù hợp với công việc, văn hóa công ty hay
không, đây là yếu tố cần thiết đảm bảo cho sự gắn bó lâu dài của người lao động
với Doanh nghiệp. Ngày nay, nhiều chuyên gia đã cho rằng các thành quả lao
động đạt được của các cá nhân phần lớn do tính cách trong mỗi con người tạo
nên”
Theo bà Chi, để nhận diện được tính cách của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể đưa
ra một số câu hỏi như: “Anh (chị) vui lòng liệt kê 05 tính từ nói về tính cách của
bạn thông qua những người đồng nghiệp hoặc sếp của bạn mô tả về bạn”. Hoặc


thông qua những buổi gặp gỡ trao đổi ngoài văn phòng (Coffee shop, quán ăn),
nhà tuyển dụng cũng có thể nhận ra được thông qua cách trao đổi, trò chuyện.
Những môi trường giao tiếp ngoài công sở sẽ tạo điều kiện cho các ứng viên có
thể thổ lộ hết cảm xúc và cách giao tiếp thường ngày. Hoặc như tại
, chúng tôi có một số bài kiểm tra để nhận biết ứng
viên thuộc tuýp người nào và phù hợp với những ngành nghề nào”
…. và việc xử lý tình huống
Ngày nay, quy trình tuyển dụng các ứng viên dài hay ngắn hoàn toàn tùy thuộc
vào vị trí tuyển dụng. Đối với cấp độ nhân viên hoặc chuyên viên, nhà tuyển dụng
sẽ không phải mất nhiều thời gian và chi phí đầu tư cho việc nhận diện ứng viên
mà thông thường chỉ cần phỏng vấn là đủ. Ngoại trừ một số ngành Kỹ thuật đòi
hỏi về kiến thức chuyên môn thì nhà tuyển dụng có thể đưa ra thêm một số bài
kiểm tra khác.
Trao đổi thông tin về quy trình tuyển dụng các vị trí cấp trung và cấp cao, bà
Nguyễn Thị Nguyệt – Giám đốc tư vấn nhân sự Nhân Việt cho biết: “Đối với các
vị trí quan trọng trong Doanh nghiệp, quy trình tuyển dụng thường sẽ kéo dài thêm
nhiều vòng. Khi đó, các ứng viên không những phải thuyết trình trước Hội đồng
tuyển dụng (có sự tham gia của của nhiều lãnh đạo công ty) về những thành tựu
trong quá khứ mà còn phải thực hiện những bản kế hoạch cụ thể mà Doanh nghiệp
yêu cầu. Thông qua đó, nhà tuyển dụng không những có thể kiểm tra được kiến
thức và kinh nghiệm của ứng viên mà còn nhận biết được các kỹ năng như kỹ
năng thuyết trình, kỹ năng xử lý tình huống hay các kỹ năng quản lý khác .v.v.”
Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng có thể đưa ra những câu hỏi tình huống có mức
độ khó dễ tùy theo vị trí công việc. Ví dụ như đối với các vị trí giám đốc kinh
doanh, nhà tuyển dụng có thể đưa ra những vấn đề giả định để ứng viên tự đưa ra
cách giải quyết như: “Thời gian vừa qua, việc chậm trễ trong quá trình giao nhận
của một số nhân viên kinh doanh đã khiến cho khách hàng thất vọng và khiếu nại,
gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của công ty trên thị trường. Anh (chị) sẽ
xử lý tình huống trên như thế nào?” hoặc như “Công ty hiện đang gặp rất nhiều
khó khăn trong việc đưa hàng hóa tiếp cận khách hàng mục tiêu mặc dù nhu cầu

về sản phẩm rất nhiều. Là giám đốc kinh doanh, anh (chị) có cách nào để cải thiện
khâu phối của công ty”. Những câu hỏi tình huống được đặt ra sẽ giúp nhà tuyển
dụng nhận biết được ứng viên ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Nhận diện ứng viên – Công việc không phải đơn giản
Ngày nay do sự tác động của khủng hoảng kinh tế, số lượng người lao động tìm
việc ngày càng tăng trong khi nhu cầu tuển dụng của các Doanh nghiệp lại ít đi mà
yêu cầu của nhà tuyển dụng đưa ra cũng ngày một cao hơn. Do đó, việc tìm ra
được những ứng viên đạt đủ tiêu chuẩn và phù hợp với văn hóa của Doanh nghiệp
là không hề đơn giản. Một số các ứng viên thời nay tự tin hơn hẳn so với trước và
rất khó để nhà tuyển dụng có thể khai thác thông tin hay thuyết phục nhận việc.
Từng tham gia phỏng vấn nhiều vị trí khác nhau, bà Chi chia sẻ: “Để ứng viên
nhiệt tình trả lời các câu hỏi, thông thường nhà tuyển dụng có thể sử dụng một số
kỹ thuật khác. Ví dụ như chúng ta có thể đặt ra những câu hỏi về gia đình bạn bè,
hoặc những câu hỏi gần gũi khác như bạn tìm đến văn phòng có khó không. Đôi
khi, những câu hỏi như: Bạn có muốn uống nước gì không sẽ giúp các ứng viên có
thể thoải mái chia sẻ thông tin.”









Song, bên cạnh vấn đề trên, nhà tuyển dụng vẫn gặp phải một số khó khăn khác,
bà Nguyệt cho biết: “Có thể nói, ứng viên thời nay thật sự không giống ứng viên
thời xưa, họ thường không có thái độ dứt khoát rõ ràng khi muốn thay đổi công
việc. Nhiều trường hợp ứng viên đồng ý nhận việc tuy nhiên một thời gian sau họ
lại từ chối và xin lỗi vì họ cảm thấy không phù hợp, và nhận một công việc khác.

Vì thế, trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng nên tìm hiểu thật kỹ về những
nguyện vọng và tâm tư của các ứng viên, để phòng tránh các trường hợp trên”, bà
Nguyệt khuyến cáo.
Là giám đốc phụ trách tuyển dụng nhân sự công ty Connell Bros - nhà phân phối
quốc tế hàng đầu trong ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam, bà Hoàng Thị Tâm
Uyên cho biết thêm: “Trong nhiều trường hợp, các ứng viên đã có sự chuẩn bị
nhằm đưa ra những thành tích hay khả năng không đúng với thật tế, nhà tuyển
dụng cũng có thể đưa ra một số từ khóa (keyword) mà chỉ các chuyên viên thật sự
ở cấp độ đó mới có thể biết được. Ví dụ: Đối với các vị trí quản lý về kinh doanh
trong ngành hóa chất, nhà tuyển dụng có thể đưa ra các từ khóa như BUM hay
SBU … Đây là những từ khóa mà chỉ những quản lý kinh doanh trong ngành thật
sự mới sử dụng và hiểu được khái niệm, cách thực thi”.

×