Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kinh nghiệm cho cha mẹ nuôi bé ăn dặm ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.91 KB, 5 trang )

Kinh nghiệm cho cha mẹ nuôi bé ăn dặm















Thật tuyệt vời vì giờ đây bé yêu đã bước vào giai đoạn
bé ăn dặm, từ nay trong bữa cơm gia đình, bé đã có thể
ngồi vững, cầm lấy chiếc muỗng khua vào không gian
và háo hức chờ đón những món ăn mới thay cho món
sữa thường nhật trước đó. Nhưng chuẩn bị những thực
đơn hợp lý cho bé không phải là điều dễ dàng và cha mẹ
cần tìm hiểu thật kỹ để thiết lập một chế độ ăn lành
mạnh và đầy đủ dinh dưỡng cho con.

Sau 6 tháng tuổi, cha mẹ đã có thể cho bé tập ăn dặm với
vài món đặc, tuy nhiên sữa vẫn là chế độ ăn chính của bé.

Nhóm thực phẩm cần thiết cho bé

- Sản phẩm từ sữa: Cho đến 12 tháng tuổi, bé cần đều đặn


khoảng 500ml – 600ml sữa mẹ hoặc sữa hộp mỗi ngày.
Những sản phẩm từ sữa điển hình như phô mai, yaourt, sữa
bò tươi, sữa đặc… có thể được bổ sung vào những món bột
nghiền, cháo xay cho con.

- Tinh bột: Bánh mì, khoai tây, gạo… là những thực phẩm
giàu gluten và cơ thể của bé cũng đang cần hấp thụ chúng
để lớn lên.

- Các loại trái cây, rau quả: Bé có thể ăn được hầu hết các
loại rau trái, chỉ cần cha mẹ biết cách chế biến thật hấp dẫn,
hạn chế đường cho bé tráng miệng sau mỗi bữa ăn.

- Chất đạm: Thịt, cá, trứng là những thức ăn cung cấp đạm
phong phú nhất. Những món này cũng đã đến lúc lần lượt
có mặt trong thực đơn của bé sau 6 tháng tuổi.

Những loại thực phẩm cần tránh

- Những thực phẩm có nguy cơ bị ngộ độc như phô mai bị
mốc, pa tê gan, trứng lòng đào, hệ tiêu hóa non nớt của bé
sẽ không thể chống đỡ với những loại thực phẩm quá giàu
đạm hoặc kém chất lượng.

- Thực phẩm ít mỡ và giàu chất xơ: Độ tuổi này, bé chỉ cần
các chất để cung cấp năng lượng cơ thể chứ chưa cần nhiều
chất tạo ra các khối cơ bắp.

- Muối, đường, mật ong, đậu phộng vì những chất này cũng
buộc hệ tiêu hóa của bé hoạt động quá sức.


- Những loại thức ăn khổ lớn, dễ gây ngạt thở: nho, nhãn,
táo, cà rốt, bắp rang, bánh hotdog…là những loại thức ăn
nếu không cẩn thận sẽ dễ làm bé mắc nghẹn hoặc ngạt thở.

- Nói không với thức ăn nhanh như khoai tây chiên, xúc
xích, đồ uống có gas… khi đi picnic bởi chúng chứa rất
nhiều muối, mỡ và đường cùng những chất phụ gia không
tốt cho sức khỏe của bé.

Khuyến khích con ăn như thế nào?

- Tạo đa dạng món và khẩu vị rồi cho bé trải nghiệm mỗi
ngày, bạn sẽ nhận ra bé háo hức chờ đón món gì và thờ ơ
với món gì. Từ đó bạn chọn cho bé một thực đơn hợp lý
nhất.

- Đừng nản lòng nếu bé tỏ ra không chấp nhận món nào đó,
rất có thể bé sẽ thích nó trong thời gian tới.

- Hãy tập khen ngợi và khuyến khích con mỗi khi bé tỏ ra
ăn ngoan, cũng như người lớn, trẻ con rất cần sự động viên
và khích lệ.

- Lưu ý đặc biệt là không nêm đường và gia vị vào món ăn
để tăng vị giác tạm thời àm ức chế việc cảm nhận sự ngon
miệng đồng thời gây hại cho những chiếc răng sữa của bé.

- Vài món quà vặt giàu dinh dưỡng như sữa chua, trái cây
tươi, ép, bánh plan, bánh mì…sẽ giúp bé giải quyết cơn đói

tạm thời trong thời gian bố mẹ chuẩn bị đồ ăn cho con.

×